nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng hợp để ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm cho các làng nghề sản xuất gạch ngói tại đồng bằng sông cửu long

47 2K 8
nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng hợp để ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm cho các làng nghề sản xuất gạch ngói tại đồng bằng sông cửu long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA o0o KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý và Công nghệ Môi trường THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CƠ QUAN THỰC TẬP: VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔNG HỢP ĐỂ NGĂN NGỪA VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM CHO CÁC LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GẠCH NGÓI TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thảo Ly MSSV: 91102002 Giáo viên hướng dẫn: Ths Hồ Thị Ngọc Hà LỜI CÁM ƠN Trải qua hơn bốn năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, em đã được tạo mọi điều kiện để hoàn thành tốt chương trình học. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô tại Khoa Môi trường & Tài nguyên, những người đã tận tụy giảng dạy em trong hơn 4 năm học qua. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô Hồ Thị Ngọc Hà đã giúp đỡ em trong việc tìm cơ quan thực tập tốt nghiệp và hướng dẫn thực hiện báo cáo đề tài thực tập. Đồng thời em cũng xin cám ơn Thầy Trần Văn Thanh và các Anh Chị công tác tại phòng Quản lý môi trường, Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG. TP.HCM, đã tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn. MỤC LỤC 2 DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH ẢNH 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VLXD : Vật liệu xây dựng VLXKN : Vật liệu xây không nung AAC : Gạch bê tông khí chưng áp ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long CP : Cổ phần TQT : Tây Quy Tây KHCN : Khoa học công nghệ RTSH : Rác thải sinh hoạt 4 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP • Tổng quan về Viện Môi Trường & Tài Nguyên thành phố Hồ Chí Minh:  Lịch sử hình thành: Địa chỉ: 142 Tô Hiến Thành, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Viện Môi trường và Tài nguyên (tên tiếng anh là Institute for Environment and Resources – IER) (Viện MT&TN) có một bề dày hoạt động tính đến nay là trên 30 năm với lịch sử xuất phát ban đầu từ bộ môn “Kỹ thuật môi sinh” thuộc khoa Kỹ thuật Xây dựng Trường ĐH Bách Khoa TPHCM (năm 1980), và lãnh đạo đầu tiên - cũng là người thành lập ra Viện sau này - là GS.TS. Lâm Minh Triết. Khóa kỹ sư đầu tiên do bộ môn đào tạo (Kỹ sư Xây dựng – kỹ thuật môi trường) được tuyển sinh vào năm 1981, và là khóa đầu tiên tại Việt Nam của ngành. Trên đà phát triển và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lúc bấy giờ khi xã hội bắt đầu làm quen với khái niệm “Kỹ Thuật Môi trường”, Trung tâm nước và Công nghệ Môi trường (với thương hiệu CEFINEA – viết tắt từ tiếng Pháp) được thành lập theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (trên cơ sở bộ môn Kỹ thuật môi sinh, tách ra khỏi khoa Xây dựng, trực thuộc sự quản lý của BGH Đại học Bách khoa TPHCM). Trong thời gian này, Trung tâm đã có hành loạt dự án nghiên cứu ứng dụng với các đối tác trong và ngoài nước (mà tiêu biểu nhất là dự án hợp tác Việt Nam – Hà Lan VH – 17 về đào tạo và nghiên cứu lĩnh vực ứng dụng công nghệ UASB vào thực tiễn Việt Nam) với Đại học Wageningen của Hà Lan. Kể từ đó CEFINEA không ngừng phát triển có uy tín cao trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, nhất là tại các tỉnh khu vực phía Nam. Năm 1993, CEFINEA có trụ sở riêng tại cổng sau của trường Đại học Bách Khoa TP.HCM (142 Tô Hiến Thành – là trụ sở như hiện trạng của Viện ngày nay) do Bộ Giáo dục và Đào Tạo đầu tư xây dựng cơ bản, Bộ Khoa học Công Nghệ và Môi Trường cùng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư tài trợ cơ sở vật chất phòng thí nghiệm. Năm 1996, Viện Môi Trường và Tài Nguyên ra đời thuộc Đại Học Quốc Gia TP.HCM trên cơ sở sát nhập Trung tâm CEFINEA với hai trung tâm của Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên và Trường Đại Học Nông Lâm do GS.TS.Lâm Minh Triết làm Viện trưởng. Tuy nhiên, qua thời gian hoạt động việc sát nhập về mặt danh nghĩa của hai trung tâm trong khi vị trí địa 5 lý cách xa nên hai trung tâm này đã tách ra khỏi Viện. Vì vậy kể từ đó, Viện Môi Trường và Tài Nguyên hoàn toàn xây dựng và phát triển trên nền tảng của Trung Tâm CEFINEA. Phòng thí nghiệm của Viện tiếp tục được đầu tư hiện đại từ dự án Việt Nam – Thụy Sỹ (SDC) hai giai đoạn 1996 – 2000 và 2001 – 2004 (và sau này còn có giai đoạn 03), tổng kinh phí của 02 giai đoạn này là 1.800.000 USD. Nhiều Thầy Cô giáo được đào tạo Tiến Sỹ, Thạc Sỹ chuyên ngành Môi trường từ dự án này. Giai đoạn này, Viện chủ trì nhiều đề tài trọng điểm cấp Nhà nước (KT.04.02, KC.7.04, KHCN.07.17, KHCN.07.10, KC.08.08) được đánh giá cao tại hội đồng nghiệm thu quốc gia. Trong công tác đào tạo, Viện vẫn tiếp tục đào tạo bậc Đại học chuyên ngành Môi trường cho đến năm 1999 mới chuyển cho Khoa Môi Trường Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM (vừa mới được thành lập lúc đó), và theo qui định khi đó thì Viện chỉ thực hiện đào tạo sau đại học (ThS và TS). Như vậy vào năm 1996, Viện MT&TN được thành lập theo quyết định số 4641/GD-ĐT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký ngày 24/10/1996 và thuộc cấu trúc quản lý của Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM). Đến năm 2001, Viện MT&TN trở thành đơn vị thành viên của ĐHQG-HCM theo quyết định số 15/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc tổ chức lại ĐHQG-HCM (Viện khi đó là một trong 4 đơn vị thành viên đầu tiên của ĐHQGHCM sau khi tổ chức lại, cùng với đại học Bách Khoa, đại học Khoa Học Tự Nhiên, và đại học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn). Với vị trí là Viện nghiên cứu thuộc ĐHQG-HCM, nhiệm vụ của Viện MT&TN được xác định trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là: Nghiên cứu Khoa học – Đào Tạo Sau Đại Học – Triển khai Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Môi trường và Tài nguyên. Bên cạnh đó, Viện còn được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay tách ra là Bộ Tài nguyên và Môi trường) giao phụ trách Trạm Quan trắc Môi trường Quốc Gia (Trạm đất liền Quốc gia vùng 3, phụ trách vùng các tỉnh phía Nam). Vào thời điểm hiện nay Viện có hơn 120 Cán bộ công nhân viên, trong đó có 5 Giáo Sư/Phó Giáo Sư (GS/PGS), 22 Tiến sĩ/Tiến sĩ khoa học (TS/TSKH), hơn 30 Thạc sĩ và nhiều cán bộ là nghiên cứu sinh (NCS) đã và đang học tập và nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới: Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức, CHLB Nga, Thụy Sỹ, Áo, Hà Lan, Nhật Bản, Anh, Thái Lan, Cộng hòa Séc và Việt Nam. 6 Với bề dày truyền thống lịch sử lâu dài cộng với vị thế mới của Viện là một đơn vị thành viên luôn được sự quan tâm sâu sắc và ủng hộ về mọi mặt của Lãnh Đạo ĐHQG-HCM, Bộ TN&MT, cùng các cơ quan cấp trên, và các đối tác trong và ngoài nước khác, Viện đã không ngừng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt để trở thành một trong những đơn vị đầu đàn trên cả nước trong lĩnh vực Nghiên cứu Khoa học, Đào tạo và Chuyển giao Công nghệ (CGCN) về Môi trường và Tài nguyên: Về Nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao Công nghệ Bảo vệ Môi trường và Tài nguyên: là lĩnh vực thế mạnh hàng đầu của Viện. Với lợi thế về thương hiệu truyền thống, cơ sở vật chất phòng thí nghiệm hiện đại, đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và tâm huyết, ngoài các đề tài dự án và chương trình/nhiệm vụ cấp Nhà nước (chủ yếu do Bộ TN&MT, Bộ Khoa Học Công Nghệ (KHCN) và Bộ Giáo Dục Đào Tạo (GDĐT) thông qua ĐHQG-HCM giao), hàng năm Viện còn thực hiện được rất nhiều đề tài dự án cấp tỉnh thành với kinh phí hàng chục tỷ đồng mỗi năm, nhất là tại khu vực các tỉnh Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp đáng kể cho công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao công nghệ cho khu vực. Nhiều công trình NCKH và CGCN của Viện (như công trình xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn và chất thải công nghiệp nguy hại, các dự án qui hoạch bảo vệ môi trường và tài nguyên, các công trình hạ tầng môi trường đô thị - khu công nghiệp (KCN) và nông thôn…) đã được chuyển giao và ứng dụng thực tiễn tốt. Về Đào tạo: Có thể nói Viện đã trở thành đơn vị hàng đầu trong cả nước về đào tạo Sau đại học trong lĩnh vực MT&TN. Trong những năm đầu mới thành lập Viện (1996), chỉ có 01 chuyên ngành đào tạo ThS, 01 chuyên ngành đào tạo TS với khoảng trên 10 Học viên cao học (HVCH) và 2 – 3 NCS mỗi năm, cho đến nay Viện đã có 03 chuyên ngành ĐT ThS, 06 chuyên ngành ĐT TS với gần 300 HVCH và 20 NCS đang học tập và nghiên cứu tại Viện (hàng năm Viện tuyển được trên 100 HVCH và 4 – 10 NCS). Tính đến thời điểm hiện nay Viện đã đào tạo được trên 400 Thạc Sỹ và gần 20 Tiến sỹ chuyên ngành. Ngoài ra còn các CTĐT TS phối hợp với nước ngoài (Thuỵ Sỹ, Nhật, Đức… với nhiều NCS đang học tập và nghiên cứu tại các nước nêu trên). Những ThS và TS tốt nghiệp tại Viện đã và đang đóng góp tốt cho sự nghiệp bảo vệ MT&TN trong cả nước, và nhiều người trong số họ đã và đang nắm giữ các vị trí chủ chốt trong các Viện NC, Trường ĐH và Cơ quan quản lý nhà nước trong cùng lĩnh vực. 7 Về quan trắc môi trường: Với thế mạnh cơ sở vật chất phòng thí nghiệm (PTN) hiện đại đã được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng (ISO/VILAS) và đội ngũ chuyên môn được đào tạo bài bản, hơn nữa lại được Bộ TN&MT giao nhiệm vụ quan trắc quốc gia hàng năm, Viện đã và đang thực hiện những hoạt động quan trắc môi trường đa dạng (từ mạng lưới quan trắc quốc gia thực hiện định kỳ cho đến các hoạt động quan trắc theo nhu cầu của xã hội được giao nhiệm vũ (đặt hàng) từ các Cơ quan quản lý môi trường các địa phương, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (SXCN), các dự án phát triển,… Nổi bật hơn cả trong thời gian gần đây (2010) là việc hoàn thành tốt nhiệm vụ quan trắc môi trường nước sông Thị Vải (để đánh giá thiệt hại do ô nhiễm môi trường) do Tổng cục Môi trường – Bộ TN&MT giao. Về quan hệ hợp tác đối ngoại: Với bề dày hoạt động hơn 30 năm qua, Viện đã phát triển được một hệ thống các quan hệ đối ngoại khá đa dạng, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển của Viện (trong đào tạo, NCKH, CGCN, và QTMT). Tiêu biểu nhất có thể đến là Dự án Việt Nam – Thụy Sỹ tài trợ bởi SDC Thụy Sỹ (giữa Viện Kỹ thuật Liên bang Thụy Sĩ EPFL và Viện MTTN, kéo dài trong hơn 10 năm với 3 giai đoạn); Ngoài ra các dự án và hợp tác quốc tế với các đối tác khác có thể kể đến như: ĐH Toronto (Canada); ĐH Nông nghiệp Wagenningen (Hà Lan), Viện Công nghệ Châu Á (AIT, Thái Lan); Trung tâm xử lý dữ liệu viễn thám trái đất ERSDAC (Nhật Bản), Khoa SĐH thuộc ĐH Osaka (Nhật Bản); Viện ĐT về Nước UNESCO- IHE (Hà Lan); Bộ Giáo dục và Nghiên cứu CHLB Đức (BMBF), Dự án DAAD-EXCEED với DAAD và BMZ của CHLB Đức, dự án ASEA-UNINET với Áo, ASIA-LINK với CH Pháp, Ngoài các qua hệ quốc tế kể trên, Viện cũng đã phát triển được một mạng lưới sau rộng với các cơ quan đơn vị trong nước như: Các Sở TNMT, Sở KHCN các tỉnh thành, các công ty / doanh nghiệp, Ban quản lý các KCN-KCX, các Trường Viện NC và các đơn vị bạn,… góp phần thúc đẩy các loại hình phối hợp hợp tác và phát triển. Với một tiến trình phát triển lâu dài, vị thế của Viện không ngừng được nâng cao trong và ngoài nước trong những năm qua. Năm 2006, Viện MT&TN vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng ba, và năm 2009 là phần thưởng tương tự cho Thầy Viện trưởng Nguyễn Văn Phước. Năm 2010, Viện nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ “Đã có nhiều thành tích trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2006-2007 đến năm học 2008-2009, góp phần vào sự nghiệp Xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Bảo vệ tổ quốc”, bằng khen và kỷ 8 niệm chương của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường “Đơn vị điển hình tiên tiến về Bảo vệ môi trường năm 2010”, cùng nhiều bằng khen của cấp trên khác. Tập thể cán bộ năng động và tâm huyết hiện nay của Viện dưới sự lãnh đạo của thầy Viện Trưởng GS.TS. Nguyễn Văn Phước sẽ phấn đấu nỗ lực để tiếp tục đưa Viện Môi trường và Tài nguyên không ngừng phát triển hơn nữa trong tương lai, và trong các Chiến lược phát triển của mình, Viện mong muốn phần đấu để xứng đáng trở thành một trong các đơn vị hàng đầu trong cả nước và khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo, chuyển giao công nghệ về Bảo vệ Môi trường và Tài nguyên.  Sơ đồ tổ chức: Hội đồng khoa học và đào tạo Ban lãnh đạo Viện Các hội đồng khác Khối phòng chức năng: • Phòng Tổng Hợp – Kế Hoạch. • Phòng Quản lý khoa học và Quan hệ đối ngoại. • Phòng Đào Tạo – Thư viện. Khối phòng thí nghiệm: • Phòng thí nghiệm chất lượng môi trường. • Phòng thí nghiệm công nghệ môi trường. • Phòng thí nghiệm độc học môi trường. • Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học môi trường. CEFINEA Hoạt động theo cơ chế 115 Trạm quan trắc môi trường quốc gia. 9 Khối phòng chuyên môn: • Phòng Công nghệ môi trường. • Phòng Quản lý môi trường. • Phòng Quản lý tài nguyên. • Phòng Tin học môi trường. • Phòng Độc học môi trường. • Phòng ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu. • Phòng Hệ thống thông tin dữ liệu và Viễn thám.  Ban lãnh đạo Viện: Viện Trưởng: GS.TS. Nguyễn Văn Phước. Phó Viện Trưởng: - PGS.TS. Lê Thanh Hải - Phụ trách Nghiên cứu khoa học, Quan hệ đối ngoại và Hợp tác quốc tế. - TS. Nguyễn Thị Thanh Phượng - Phụ trách Đào tạo.  Các đơn vị phòng ban: Các phòng chức năng - Phòng Kế hoạch – Tổng hợp . - Phòng Đào tạo . - Phòng Quản lý Khoa học – Quan hệ Đối ngoại . Các phòng chuyên môn: - Phòng Công nghệ Môi trường . - Phòng Quản lý Môi trường . - Phòng Quản lý Tài nguyên . - Phòng Tin học Môi trường . - Phòng Độc học Môi trường . - Phòng Ô nhiễm không khí - Biến đổi khí hậu . - Phòng Hệ Thông tin dữ liệu và Viễn thám Trung tâm công nghệ Môi trường. Các Đoàn thể. Các Hội đồng của Viện . • Tổng quan về phòng Quản lý môi trường: Phòng quản lý môi trường được thành lập từ năm 2001, phòng có chức năng NCKH, chuyển 10 [...]... sở sản xuất gạch ngói cần áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm giải quyết các vấn đề về chất thải, để tránh gây ảnh hưởng tới ô nhiễm môi trường và tới sức khỏe con người Xuất phát từ mối quan tâm đó, tôi xin được thực hiện đề tài với nội dung Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng hợp để ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm cho các làng nghề sản xuất gạch ngói tại Đồng bằng sông Cửu Long Kết quả của đề. .. thiết cho việc quy hoạch làng nghề, định hướng phát triển bền vững của làng nghề sản xuất gạch ngói trong tương lai 1.2 Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của đề tài giúp ta hiểu rõ hơn về tình hình phân bố và phát triển làng nghề sản xuất gạch ngói tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), hiện trạng ô nhiễm môi trường từ làng nghề và từ đó có thể đề xuất một số giải pháp tổng hợp để ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm. .. 2.: Danh mục các làng nghề sản xuất gạch ngói tại Vĩnh Long và Đồng Tháp ST Tên Làng nghề Tỉnh Huyện 1 Làng nghề truyền thống sản xuất gạch, gốm xã Mỹ Phước Vĩnh Long Mang Thít 2 Làng nghề truyền thống sản xuất gạch, gốm xã Mỹ An Vĩnh Long Mang Thít 3 Làng nghề sản xuất gạch, gốm xã Chánh An Vĩnh Long Mang Thít 4 Làng nghề sản xuất gạch, gốm An Phước Vĩnh Long Mang Thít 5 Làng nghề làm gạch ở xã Thanh... nhiễm cho các làng nghề 1.3 Nội dung và phương pháp thực hiện 1.3.1 Nội dung - Đề tài được trình bày chi tiết với nội dung như sau: Tổng quan tình hình sản xuất gạch ngói ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng 13 - Các tác động môi trường và hiện trạng quản lý môi trường tại các làng nghề sản xuất gạch - ngói ĐBSCL Đề xuất giải pháp tổng hợp thực hiện công tác quản lý môi trường tại các làng nghề sản xuất. .. vững cho quản lý môi trường ô thị và KCN (cụ thể là: quản lý chất thải nguy hại, hệ thống không phát thải và quản lý môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý và kiểm soát ô nhiễm làng nghề ) Hướng nghiên cứu nhánh, gồm có 8 hướng nghiên cứu chủ yếu: Nghiên cứu quản lý chất thải nguy hại; Nghiên cứu về quản lý môi trường ô thị và công nghiệp Nghiên cứu mô hình bền vững ngăn ngừa, giảm ô nhiễm. .. gạch ngói ĐBSCL 1.3.2 Phương pháp thực hiện Tìm kiếm và tổng hợp tài liệu Những thông tin, số liệu này được tổng hợp, thu thập thông qua các báo cáo chuyên đề của các cơ quan chức năng và từ các trang web có liên quan Kế thừa các các thông tin đã có từ các kết quả nghiên cứu khoa học trong, ngoài nước có liên quan đến hoạt động sản xuất gạch ngói và các tài liệu có liên quan đến việc giảm thiểu ô nhiễm. .. nhiễm QLMT làng nghề; Nghiên cứu các giải pháp, mô hình giảm thiểu phát thải khí nhà kính Nghiên cứu về sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng Nghiên cứu về quy hoạch BVMT Nghiên cứu các công cụ hỗ trợ đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Nghiên cứu các giải pháp, kỹ thuật không phát thải Quản ngành đào tạo sau đại học Tên ngành: Ngành quản lý Tài nguyên và Môi trường... tuynel với công suất hơn 15 triệu viên/năm/cơ sở, với sản lượng 692 triệu viên, còn lại 3.827 cơ sở sản xuất nhỏ dưới 15 triệu viên/năm/cơ sở [3] Hiện nay trên địa bàn ĐBSCL có 4 loại hình sản xuất liên quan đến khoáng phí kim là: sản xuất gạch, ngói, gốm, vôi Trong đó chủ yếu là sản xuất gạch ngói Các làng nghề này tập trung chủ yếu tại Vĩnh Long và Đồng Tháp Danh mục các làng nghề sản xuất gạch ngói như... 3.1.6 Sản xuất gạch ngói nung bằng công nghệ bán dẻo Với việc sử dụng các nguyên liệu "gầy" thay thế cho đất ruộng để sản xuất gạch ngói nung, công nghệ bán dẻo đã mở ra hướng đi mới, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Hiện nay, tại Việt Nam, đất sét ruộng vẫn được sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói nung Theo thống kê, để sản xuất được... không nung Khu ô thị loại 3, các công trình cao 9 tầng trở lên đều được khuyến cáo sử dụng ít nhất 30% gạch không nung 16 Với kết cấu nhẹ, chống thấm tốt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và hiện trạng không có nguồn nguyên liệu đất sét để sản xuất gạch nung như hiện nay thì gạch không nung có những ưu điểm không hề nhỏ so với gạch nung truyền thống .Và trên hết, việc áp dụng các quy trình sản xuất gạch . NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔNG HỢP ĐỂ NGĂN NGỪA VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM CHO CÁC LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT GẠCH NGÓI TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG . đó, tôi xin được thực hiện đề tài với nội dung Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tổng hợp để ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm cho các làng nghề sản xuất gạch ngói tại Đồng bằng sông Cửu Long . bố và phát triển làng nghề sản xuất gạch ngói tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), hiện trạng ô nhiễm môi trường từ làng nghề và từ đó có thể đề xuất một số giải pháp tổng hợp để ngăn ngừa và

Ngày đăng: 10/08/2015, 08:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CÁM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH ẢNH

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

  • PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP

    • Lịch sử hình thành:

    • Ban lãnh đạo Viện:

    • Các đơn vị phòng ban:

    • Tổng quan về phòng Quản lý môi trường:

      • Nhân sự:

      • Chức năng nhiệm vụ: 

      • PHẦN 2: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

      • Chương 1. MỞ ĐẦU

        • 1.1. Đặt vấn đề

        • 1.2. Mục tiêu của đề tài

        • 1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện

          • 1.3.1. Nội dung

          • 1.3.2. Phương pháp thực hiện

          • Chương 2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GẠCH NGÓI

            • 2.1. Tình hình sản xuất gạch ngói của Việt Nam

            • 2.2. Tình hình sản xuất gạch ngói tại các làng nghề thuộc ĐBSCL

            • Chương 3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH NGÓI VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG

              • 3.1. Quy trình công nghệ sản xuất gạch ngói

                • 3.1.1. Quy trình thủ công

                • 3.1.2. Quy trình sản xuất gạch ngói bằng công nghệ lò Tuynel

                • 3.1.3. Quy trình sản xuất gạch ngói bằng công nghệ lò Hoffman

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan