Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên giá nhập khẩu và giá tiêu dùng tại Việt Nam

99 658 1
Luận văn thạc sĩ  Nghiên cứu sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên giá nhập khẩu và giá tiêu dùng tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH  ĐINH LỆ MỸ TRANG NGHIÊN CỨU SỰ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI LÊN GIÁ NHẬP KHẨU VÀ GIÁ TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH  ĐINH LỆ MỸ TRANG NGHIÊN CỨU SỰ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI LÊN GIÁ NHẬP KHẨU VÀ GIÁ TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐỊNH TP.Hồ Chí Minh - 2012 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, bạn bè, gia đình và các đồng nghiệp. Trước hết tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành đến người hướng dẫn khoa học, PGS. TS. Nguyễn Ngọc Định, về những ý kiến đóng góp, những chỉ dẫn có giá trị giúp tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã hết lòng ủng hộ và động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2012 Học viên Đinh Lệ Mỹ Trang LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Đo lường sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên giá nhập khẩu và giá tiêu dùng tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011” được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Ngọc Định là công trình nghiên cứu nghiêm túc và được đầu tư kỹ lưỡng của tôi. Các số liệu và nội dung trong luận văn là hoàn toàn trung thực và đáng tin cậy. Tác giả Đinh Lệ Mỹ Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - ERPT: Exchange rate pass through. - CPI: Chỉ số giá tiêu dùng. - IMP: Chỉ số giá nhập khẩu. -LSCB: lãi suất cơ bản. -Oil: Giá dầu. -USD: đôla Mỹ. -NEER: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương. -VND: Việt Nam đồng. -IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế. -VAR: Vector Autorgressive Model. - VECM: Mô hình sai số dạng véc tơ. - ADF: Augmented Dickey-Fuller. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 4.1: Tác động tích lũy do sự thay đổi 1 đơn vị độ lệch chuẩn của NEER: 17. Hình 4.2 Phản ứng của chỉ số IMP, CPI với cú sốc 1% NEER: 19. Hình 4.3 Phản ứng của chỉ số IMP, CPI với cú sốc 1% NEER theo thứ tự 2: 22. Hình 4.4 Phản ứng của chỉ số IMP, CPI với cú sốc 1% NEER theo thứ tự 3: 23. Hình 4.5 Phản ứng của chỉ số IMP, CPI với cú sốc 1% NEER theo thứ tự 4: 24. Hình 4.6 Tầm quan trọng của các biến số trong việc thay đổi của IMP: 26. Hình 4.7 : Tầm quan trọng của các biến số trong việc thay đổi của CPI : 27. DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1 Kết quả kiểm định tính dừng cho các biến: 14. Bảng 4.2 Chọn độ trễ tối ưu cho mô hình Var: 15. Bảng 4.3: Kết quả hàm phản ứng xung của các chỉ số giá với cú sốc 1% từ NEER: 18. Bảng 4.4 Kết quả nghiên cứu độ lơn ERPT của Võ Văn Minh (2009): 20. Bảng 4.5 kết quả nghiên cứu ERPT ở một số nước Châu Á trong khu vực: 21. Bảng 4.6: Kết quả hàm phản ứng xung của các chỉ số giá với cú sốc 1% từ NEER theo thứ tự 2: 22. Bảng 4.7: Kết quả hàm phản ứng xung của các chỉ số giá với cú sốc 1% từ NEER theo thứ tự 3: 23. Bảng 4.8: Kết quả hàm phản ứng xung của các chỉ số giá với cú sốc 1% từ NEER theo thứ tự 4: 24. Bảng 4.9 Tầm quan trọng của các biến số trong việc thay đổi của IMP : 25. Bảng 4.10 Tầm quan trọng của các biến số trong việc thay đổi của CPI : 26. MỤC LỤC 1. TÓM TẮT 1 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 3 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU 8 3.1 Phương pháp nghiên cứu chung: 8 3.2 Mô hình thực nghiệm: 9 3.3 Các bước thực hiện trong quá trình thực nghiệm mô hình Var : 10 3.4 Lựa chọn các biến cho mô hình và cơ sở dữ liệu phục vụ cho phân tích 11 3.4.1 Tỷ giá hối đoái: 12 3.4.2 Giá dầu: 13 3.4.3 Biến sản lượng (GDP): 13 3.4.4 Chỉ số gía nhập khẩu (IMP): 13 3.4.5 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): 13 3.4.6 Lãi suất: 13 4. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CHO VIỆT NAM 14 4.1 Kiểm định nghiệm đơn vị và lựa chọn độ trễ cho mô hình: 14 4.2 Đo lường cú sốc bằng mô hình Var: 16 4.2.1 Hàm phản ứng xung (Impulse response function): 16 4.2.2. Kiểm định Robustness : 21 4.2.3 Phân rã phương sai (Variance decompotition) : 25 5. KẾT LUẬN 28 5.1 Tổng kết kết quả nghiên cứu thực nghiệm : 28 5.2 Một vài khuyến nghị : 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 PHỤ LỤC 33 PHỤ LỤC 1: Kiểm định mô hình Var theo thứ tự sắp xếp biến số 1 33 PHỤ LỤC 2: Phản ứng tích lũy của các yếu tố khi có sự thay đổi 1 đơn vị độ lệch chuẩn của NEER (thứ tự 1) 36 PHỤ LỤC 3: Phân rã phương sai theo thứ tự 1 40 PHỤ LỤC 4: Kiểm định mô hình Var theo thứ tự các biên trong mô hình 45 PHỤ LỤC 5: Phản ứng tích lũy của các yếu tố khi có sự thay đổi 1 đơn vị độ lệch chuẩn của NEER (thứ tự 2) 48 PHỤ LỤC 6: phân rã phương sai mô hình thứ tự số 2 52 PHỤ LỤC 7 Kiểm định mô hình Var theo thứ tự các biên trong mô hình 3 56 PHỤ LỤC 8: Phản ứng tích lũy của các yếu tố khi có sự thay đổi 1 đơn vị độ lệch chuẩn của NEER (thứ tự 3) 59 PHỤ LỤC 9 phân rã phương sai mô hình thứ tự số 3 63 PHỤ LUC 10 Kiểm định mô hình Var theo thứ tự các biên trong mô hình 4 68 PHỤ LỤC 11 Phản ứng tích lũy của các yếu tố khi có sự thay đổi 1 đơn vị độ lệch chuẩn của NEER (thứ tự 4) 71 PHỤ LỤC 12 phân rã phương sai mô hình thứ tự số 4 75 PHỤ LỤC 13: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM: 79 1. Tổng quan tình hình Kinh tế Việt Nam qua các năm: 79 2. Môi trường lạm phát cao của Việt Nam: 81 2.1 Diễn biến lạm phát Việt Nam cụ thể qua các thời kỳ như sau: 81 2.2 Các nguyên nhân gây ra lạm phát tại Việt Nam: 82 3 Thực trạng tỷ giá hối đoái tại Việt Nam: 85 3.1 Cơ chế tỷ giá của Việt Nam theo thời gian, 2000-2011 85 3.2 Việt Nam đồng đang được định giá cao hay thấp? 86 3.4 Tỷ giá hối đoái và chỉ số giá tiêu dùng CPI: 90 - 1 - 1. TÓM TẮT Trong nhiều cuộc thảo luận về kinh tế quốc tế, vấn đề tỷ giá hối đoái thường đặt ở vị trí trung tâm. Qua đó càng nhấn mạnh vai trò quan trọng của tỷ giá trong sự ổn định nền kinh tế. Vấn đề về sự biến động của tỷ giá làm ta nhớ lại nhiều cuộc khủng hoảng tài chính nền kinh tế mới nổi như ở Mexico vào năm 1994, Thái Lan, Indonesia và Hàn Quốc vào năm 1997, Brazil và Nga vào năm 1998, Argentina vào năm 2000, và Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2000, và một lần nữa vào năm 2001, liên quan đến một cuộc khủng hoảng tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái, một trong những yếu tố kết nối các nền kinh tế quốc gia, chính vì đặc tính kết nối này, cho nên một sự biến động trong tỷ giá hối đoái đã gây ra cho một số cuộc khủng hoảng tài chính khu vực hoặc toàn cầu. Tùy vào đặc điểm của từng nền kinh tế khác nhau mà việc nhanh chóng toàn cầu hóa và đóng góp quốc tế là khác nhau. Điều này đã làm cho tỷ giá hối đoái càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức ổn định kinh tế vĩ mô như hiện nay. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến một yếu tố bên ngoài, mà còn tác động toàn bộ đến nền kinh tế. Một trong những tác động quan trọng nhất của tỷ giá hối đoái trong một nền kinh tế đó là tác động của nó đối với lạm phát, và nhập khẩu. Tác động mạnh mẽ của tỷ giá đến lạm phát thông qua chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá nhập khẩu gọi là cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT) đến lạm phát (thể hiện qua chỉ số giá tiêu dùng- CPI) và giá nhập khẩu. Thuật ngữ exchange rate pass through (ERPT) được định nghĩa như là: khi một phần trăm thay đổi của tỷ giá hối đoái thì sẽ làm cho giá cả, lạm phát thay đổi bao nhiêu phần trăm và sự thay đổi này có cùng chiều với nhau hay không? Hầu hết các nghiên cứu ở các nước đều khẳng định sự hiện diện của ERPT vào CPI, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng chênh lệch khá nhiều giữa các nước. Cho đến nay, nghiên cứu định lượng về ERPT đến giá cả, lạm phát ở Việt Nam không nhiều, chỉ có một vài nghiên cứu chuyên sâu và tìm thấy kết quả định lượng ERPT ở Việt Nam là thấp một cách bất thường so với các kết quả nghiên cứu ERPT tại các nước nền kinh tế phát triển và nền kinh tế mới nổi. Trong khi đó, về mặt lý thuyết và thực . thấy mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu lớn hơn mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên chỉ số giá tiêu dùng. Trong 8 quý kể từ khi có cú sốc tỷ giá hối đoái, mức truyền dẫn có. động tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu đến tỷ lệ lạm phát trong nước. Tuy nhiên trong các nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại các nước đang phát triển, vấn đề truyền dẫn tỷ giá hối đoái. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH  ĐINH LỆ MỸ TRANG NGHIÊN CỨU SỰ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI LÊN GIÁ NHẬP KHẨU VÀ GIÁ TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM

Ngày đăng: 09/08/2015, 13:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan