thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ

7 1.5K 19
thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

54 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ và một số yếu tố liên quan tại khoa ngoại, sản bệnh viện đa khoa Sa Đéc năm 2012 Bùi Thò Tú Quyên (*), Trương Văn Dũng (**) Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là một trong những mối quan ngại lớn của thầy thuốc ngoại khoa và gần như gắn liền với những cơ sở có tiến hành phẫu thuật trên người bệnh dù là phẫu thuật đơn giản nhất cho đến phức tạp. Bằng phương pháp nghiên cứu cắt ngang có phân tích được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2012 trên 460 bệnh nhân được phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Sa Đéc với mục tiêu: (1) Xác đònh tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân khoa ngoại, sản Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc năm 2012; (2), Mô tả triệu chứng lâm sàng và vi sinh của nhiễm khuẩn vết mổ trên bệnh nhân và (3) Xác đònh một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc. Kết quả cho thấy tỷ lệ NKVM là 6,3%, nhiễm khuẩn vết mổ ở khoa ngoại là 11,4%; khoa sản là 2,7%. Đa số bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng NKVM với sưng, nóng, đỏ đau. Có 45,4% vi khuẩn gây NKVM là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), còn lại là trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) và Enterococcus. Phương pháp mổ, thời gian mổ, tiền sử dụng corticoid, tổng trạng bệnh nhân và tình trạng dẫn lưu… có liên quan đến NKVM. Từ khóa: Nhiễm khuẩn vết mổ, yếu tố liên quan, khoa ngoại, sản, Đồng Tháp. Postoperative surgical - site infection and some related factors in departments of surgery and obstetrics, Sa Dec general hospital in 2012 Bui Thi Tu Quyen (*); Truong Van Dung (*) Postoperative surgical-site infection (PSSI) is one of the major concerns of the surgeons and found almost associated with surgery on the patient, regardless it is either a simple or complex surgery. From April to September 2012, a cross-sectional study was conducted on 460 patients who had been operated in Sa Dec general hospital with the following objectives: (1) To determine the incidence rate of PSSI in Sa Dec hospital; (2) To describe the clinical and microbiological symptoms of PSSI; and (3) To identify some factors related to PSSI. The results show that the general incidence rate of PSSI was 6.3%, specifically 11.4% in department of surgery and 2.7% in department of obstetrics. Most of patients had clinical symptoms of swollen, hot, reddish and pain. About 45.4% of PSSI | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) 55 1. Đặt vấn đề Hiện nay NKVM cũng là một vấn đề được quan tâm ở nhiều bệnh viện vì nó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả điều trò của bệnh viện cũng như ảnh hưởng đến sức khoẻ, chi phí của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. NKVM cũng là một trong những vấn đề chính của nhiễm khuẩn bệnh viện, chỉ đứng hàng thứ hai sau viêm phổi. Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc là bệnh viện hạng II, khoa Phẫu thuật của bệnh viện có 04 phòng mổ, trung bình mỗi năm thực hiện khoảng 4000 ca mổ thuộc các chuyên khoa Ngoại, Sản, Mắt, Tai mũi họng. Hầu hết các dạng bệnh được phẫu thuật tại bệnh viện đều đảm bảo yêu cầu được phục vụ của nhân dân đòa phương. Vấn đề phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện cũng là một trong những vấn đề được quan tâm, hàng năm công tác giám sát, kiểm tra thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện đều được thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện nói chung và NKVM nói riêng vẫn xảy ra. Hiện vẫn chưa có báo cáo chính xác nào về tình hình NKVM sau phẫu thuật tại bệnh viện vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với các mục tiêu: (1) Xác đònh tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân khoa Ngoại, Sản BVĐK Sa Đéc năm 2012; (2) Mô tả triệu chứng lâm sàng và vi sinh của nhiễm khuẩn vết mổ trên bệnh nhân và (3) Xác đònh một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc. Chúng tôi mong muốn cung cấp được những thông tin cần thiết liên quan đến NKVM tại bệnh viện, giúp bệnh viện có cơ sở để triển khai, lập kế hoạch và phổ biến kòp thời những dữ kiện này đến những người cần được biết, từ đó góp phần cải thiện tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại BVĐK Sa Đéc với thiết kế nghiên cứu cắt ngang có phân tích. Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân được phẫu thuật kế hoạch và cấp cứu trong lónh vực Ngoại, Sản tại BVĐK Sa Đéc trong khoảng thời gian từ 04/2012- 09/2012. Cỡ mẫu được tính toán theo công thức cho nghiên cứu cắt ngang với số bệnh nhân dự kiến là 456. Với phương pháp chọn mẫu liên tiếp với các ca phẫu thuật thuộc lónh vực Ngoại, Sản trong patients got Staphylococcus aureus while 27% got Pseudomonas aeruginosa and Enterococcus. There are some factors related to PSSI such as: surgical methods, duration of surgery, history of steroid use, drainage and physical status of patients. Key words: Postoperative surgical-site infection, related factors, department of surgery, department of obstetrics, Dong Thap. Tác giả: (*) Ths.BS. Bùi Thò Tú Quyên - Giảng viên Bộ môn Dòch tễ - Thống kê Trường Đại học Y tế Công cộng. Đòa chỉ: 138 Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội. Email: btq@hsph.edu.vn. (**) BS. Trương Văn Dũng - Cán bộ khoa Ngoại Bệnh viện Sa Đéc - Đồng Tháp. Đòa chỉ: 153 khóm Hòa Khánh - Nguyễn Sinh Sắc - P2 thò xã Sa Đéc - Đồng Tháp. Email: dungtruong9@gmail.com 56 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | khoảng thời gian nghiên cứu nhóm đã thu thập được số liệu từ 460 bệnh nhân. Nghiên cứu viên là 03 bác sỹ thuộc khoa Ngoại, khoa Sản và khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức, các nghiên cứu viên đã sử dụng phiếu phỏng vấn có cấu trúc để phỏng vấn các bệnh nhân được chọn, ngoài ra thông tin về bệnh sử, cuộc mổ… cũng được thu thập từ hồ sơ bệnh án kết hợp với khám lâm sàng. Những bệnh nhân có NKVM đã được lấy bệnh phẩm (dòch tiết, mủ) để gửi đi nuôi cấy phân lập để xác đònh vi khuẩn gây NKVM theo thường quy của WHO. Bệnh nhân cũng được theo dõi và ghi nhận thông tin cho đến khi xuất viện. Số liệu thu thập được nhập làm sạch và nhập bằng chương trình Epidata sau đó được phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0. Các phân tích mô tả đã được sử dụng để xác đònh tỷ lệ nhiễm khuẩn, triệu chứng của NKVM. Kiểm đònh khi bình phương được dùng để phân tích một số yếu tố liên quan đến NKVM. Nghiên cứu được triển khai có sự đồng ý của hội đồng khoa học bệnh viện, đối với những bệnh nhân phát hiện NKVM, nhóm nghiên cứu cùng phối hợp tìm nguyên nhân, khi phân lập có vi khuẩn thì cùng bác sỹ mổ cho làm kháng sinh đồ, trực tiếp chăm sóc và theo dõi vết mổ cho đến lúc bệnh nhân xuất viện. Nhóm cũng đã báo cáo hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn để cùng tìm nguyên nhân và khắc phục khi thấy có những yếu tố được nghó là nguy cơ gây NKVM. 3. Kết quả nghiên cứu Qua thu thập thông tin từ 460 bệnh nhân mổ và điều trò tại hai khoa Ngoại, Sản bệnh viện Sa Đéc chúng tôi thu được một số kết quả sau. 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Tỷ lệ nam giới trong mẫu nghiên cứu là 26,7%, nữ là 73,3%, nhóm tuổi 15-45 chiếm tỷ lệ 79,8%, trên 45 tuổi là 14,6%. Tỷ lệ bệnh nhân khoa Ngoại là 44,1% còn lại là khoa Sản (55,9%). Ở khoa Ngoại tỷ lệ mổ cấp cứu là 58,2%, mổ phiên là 41,8%, thời gian chờ mổ thường <1 ngày, mổ mở là 56,9%, mổ nội soi là 40,5%, đa số các bệnh nhân mổ 1 lần (98,4%). Với khoa Sản đa số bệnh nhân là mổ cấp cứu (91,8%), thời gian chờ mổ thường >3 ngày, phần lớn bệnh nhân mổ mở (91,7%), thường các bệnh nhân được mổ 01 lần 91,3%. Có 43,5% bệnh nhân mổ ở khoa Ngoại là do viêm ruột thừa, đa số các bệnh nhân mổ ở khoa Sản là mổ đẻ (87,2%). 3.2. Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ Tỷ lệ NKVM chung là 6,3% (29/460 bệnh nhân); tỷ lệ NKVM trong các bệnh nhân khoa Ngoại là 11,4%, khoa Sản là 2,7% . Biểu đồ 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Phân bố đặc điểm cuộc mổ theo khoa bệnh Biểu đồ 3.2. Phân bố tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) 57 3.3. Đặc điểm lâm sàng và vi sinh của nhiễm khuẩn vết mổ Trong 29 ca NKVM triệu chứng lâm sàng NKVM được ghi nhận với 4 dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau chiếm tỷ lệ là 48,3%, còn lại là các bệnh nhân có các triệu chứng đơn lẻ của NKVM. Có 75,9% bệnh nhân NKVM là nhiễm khuẩn nông, 24,1% là nhiễm khuẩn sâu và không có ca nào nhiễm khuẫn khoang phẫu thuật. Tỷ lệ mẫu bệnh phẩm có căn nguyên gây bệnh là 39% còn lại là không có căn nguyên gây bệnh. Trong tổng số 11 mẫu có căn nguyên gây bệnh thì có 5 mẫu (45,4%) là do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), 3 mẫu (27,3%) là do trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) và 3 mẫu còn lại là do Enterococcus. 3.4. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ Có mối liên quan giữa sử dụng corticoid trước mổ với NKVM (p<0,001). Những bệnh nhân có sử dụng corticoid có nguy cơ bò NKVM cao gấp 10,6 lần những bệnh nhân không sử dụng corticoid. Bệnh nhân có tổng trạng thuộc nhóm ASA II-III cũng có nguy cơ bò NKVM cao gấp 9,6 lần những bệnh nhân có tổng trạng ASA I (p<0,001). Tình trạng choáng mất máu và choáng nhiễm khuẩn cũng liên quan đến NKVM (p<0,001) Bệnh nhân choáng mất máu có nguy cơ bò NKVM cao hơn 11 lần những BN không choáng mất máu. Ngoài ra bệnh nhân thuộc nhóm phẫu thuật nhiễm bẩn có tỷ lệ NKVM (76,9%) cao hơn nhóm sạch và sạch nhiễm (p<0,005). Có mối liên quan giữa hình thức mổ với NKVM (p<0,01). Những bệnh nhân mổ cấp cứu có nguy cơ bò NKVM cao gấp 9 lần những bệnh nhân mổ phiên. Bệnh nhân có thời gian mổ dài (trên 60 phút) có nguy cơ bò NKVM cao gấp 3 lần những bệnh nhân thời gian mổ dưới 60 phút (p<0,01). Những bệnh nhân sau mổ có đặt dẫn lưu cũng có nguy cơ bò NKVM cao gấp 9,6 lần những bệnh nhân không đặt dẫn lưu (p<0,001). Chưa thấy có mối liên quan giữa số lần mổ với nhiễm khuẩn vết mổ (p>0,05). 4. Bàn luận Trong khoảng thời gian nghiên cứu từ tháng 4 đến 9 năm 2012 với 460 bệnh nhân được phẫu thuật ngoại, sản thì tỷ lệ NKVM ở BVĐK Sa Đéc là 6,3%. Tỷ lệ này cao hơn so với NC của Phạm Thúy Trinh và cộng sự [4] ở khoa Ngoại tổng hợp BV Đại học Y Dược TPHCM trên 270 bệnh nhân chỉ là 3%, nếu Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng và vi sinh của nhiễm khuẩn vết mổ Bảng 3.3. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ * Fisher exact test 58 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | so sánh với tỷ lệ NKVM ở khoa Ngoại BVĐK Sa Đéc thì tỷ lệ này còn cao hơn nữa (11%). Có sự khác biệt này có thể do nghiên cứu của Phạm Thúy Trinh chỉ thực hiện trên các bệnh nhân mổ sạch và sạch nhiễm trong khi nghiên cứu của chúng tôi có cả các bệnh nhân mổ nhiễm bẩn và tỷ lệ NKVM trong nhóm này là rất cao (77%). Ngược lại thì tỷ lệ NKVM trong nghiên cứu ở BVĐK Sa Đéc năm 2012 lại thấp hơn nhiều so với nghiên cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM [2] của Hoàng Hoa Hải và cộng sự, tỷ lệ NKVM chung lên tới 14,3%. Nguyên nhân có thể do Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện tuyến Trung ương nên bệnh nhân thường là những trường hợp nặng, phức tạp… ngoài ra mật độ bệnh nhân cũng lớn dẫn tới nguy cơ NKVM cũng cao hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn các số liệu của CDC về tình hình NKVM trên thế giới với tỷ lệ khoảng 5%, hay nghiên cứu tại Brazil là 3,3% vào năm 2003 [7]. Tỷ lệ NKVM tại bệnh viện Sa Đéc còn cao do bệnh viện chưa sử dụng kháng sinh dự phòng mà chủ yếu sử dụng kháng sinh phổ rộng và phối hợp trong khi hiệu quả của việc dùng kháng sinh dự phòng đã được một số tác giả chứng minh [8]. Ngoài ra nguyên nhân tỷ lệ NKVM còn cao là do khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức của bệnh viện còn chưa đủ tiêu chuẩn về vô khuẩn. Tỷ lệ NKVM được ghi nhận tại các khoa Ngoại là 11,4%; khoa Sản là 2,7% với số mẫu bệnh phẩm được cấy khuẩn là 29 trong đó có 18 mẫu không có căn nguyên gây bệnh và 11 mẫu có căn nguyên gây bệnh. Khoa Ngoại thường ghi nhận NKVM ở các bệnh nhân mổ ở nhóm nhiễm bẩn mà chủ yếu là viêm ruột thừa có biến chứng, bệnh nhân sản thường gặp là mổ bắt con và tỷ lệ NKVM cũng thấp hơn. Với những mẫu phân lập được ghi nhận chỉ có 01 loài vi khuẩn gây bệnh và chiếm tỷ lệ cao nhất là tụ cầu vàng 45,4%; tiếp đến là trực khuẩn mủ xanh 27,3% và Enterococcus 27,3%, các loài này chỉ gây nhiễm khuẩn bề mặt da là chính; chỉ có 07 trường hợp sâu ở lớp cân cơ, so với nghiên cứu tại các bệnh viện trong nước của Bộ Y tế về căn nguyên gây NKVM tại các bệnh viện miền Bắc thì có sự khác biệt (Escheria coli 20,5%, Pseudomonas aeruginosa 20,5% và Staphylococcus aureus 18%), so với bệnh viện Nam Đònh tỷ lệ tụ cầu là 55,9%, trực khuẩn mủ xanh là 41,2% [5]. Các kháng sinh được sử dụng để điều trò tại BVĐK Sa Đéc phổ biến là Cefalosporin thế hệ 3, Imidazol, kết quả kháng sinh đồ vi khuẩn phân lập được đều còn nhạy cảm với các loại kháng sinh thuộc nhóm trên nên kết quả điều trò cũng tốt. Mức độ NKVM tại 02 khoa Ngoại và Sản BVĐK Sa Đéc ghi nhận chủ yếu là NKVM nông được xử trí bằng cách chăm sóc vết thương, sử dụng kháng sinh hợp lý. Có 07 trường hợp NKVM sâu đến lớp cân, cơ, bệnh nhân được chăm sóc vết thương, dinh dưỡng, kháng sinh đến khi mọc mô hạt và vết mổ sạch thì được xử trí bằng cách khâu lại vết mổ và tiếp tục điều trò. Không ghi nhận trường hợp nào NKVM khoan phẫu thuật phải mổ lại. Với các nghiên cứu của các tác giả trong nước [4, 5, 6] thì tỷ lệ này cũng gần tương ứng do điều kiện bệnh viện hạng II và đây cũng là một thành công trong xử trí vết mổ tại bệnh viện vì không có trường hợp nào phải mổ lại dù trong đó có những bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn nặng. Triệu chứng lâm sàng các vết mổ nhiễm khuẩn thường ghi nhận dấu hiệu chính là đỏ nơi vết mổ, sau đó sẽ hết khi được chăm sóc và điều trò với kháng sinh, những trường hợp không đáp ứng với điều trò thì vết mổ sẽ bung ra và phải xử trí thoát dòch, khâu thứ cấp vết thương, những trường hợp này thì thời gian sử dụng kháng sinh và nằm viện của bệnh nhân sẽ kéo dài hơn. Vấn đề đánh giá triệu chứng lâm sàng cũng còn mang tính chủ quan do khai của người bệnh, nhất là triệu chứng đau vết mổ và chỉ có những trường hợp khi có đủ 04 dấu hiệu của NKVM (sưng, nóng, đỏ, đau) thì mới là triệu chứng điển hình, trong đó cũng có một ít trường hợp ròn dòch, mủ từ vết mổ, và những trường hợp NKVM sâu thì có xuất hiện vết thương bò hở. Nghiên cứu cho thấy một số yếu tố liên quan đến NKVM (bảng 3.3) những bệnh nhân sử dụng corticoid trước mổ thì nguy cơ NKVM cao hơn, điều này cũng phù hợp vì sức đề kháng của bệnh nhân đã giảm, huyết áp và đường huyết thường cao, lớp mỡ dưới da thường dầy hơn dễ tạo môi trường sinh sản cho vi khuẩn. Đối với những bệnh nhân nhóm ASA II-III, tỷ lệ NKVM cũng cao hơn nhóm ASA I, điều này cũng phù hợp với cảnh báo của Hiệp hội Gây mê Thế giới. Đối với những trường hợp choáng cũng liên quan đến NKVM đối với những trường hợp choáng nhiễm khuẩn, tỷ lệ này rất cao đến 91%, vì vậy vấn đề giải quyết kòp thời các bệnh lý ngoại khoa và sử dụng kháng sinh phù hợp trước, trong và sau mổ | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) 59 cũng cần được quan tâm đúng mức. Nghiên cứu cũng ghi nhận đối với các vết mổ sạch thì tỷ lệ NKVM thấp hơn các nhóm sạch nhiễm, nhiễm và nhiễm bẩn, trong nhóm nhiễm bẩn thì tỷ lệ NKVM cao đối với các trường hợp viêm ruột thừa có biến chứng như viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ, abces ruột thừa, điều này cũng phù hợp với nghiên cứu tại bệnh viện Nhi Đồng II Hồ Chí Minh [3] về tỷ lệ NKVM trên bệnh nhân viêm ruột thừa và cảnh báo không để viêm ruột thừa trở thành biến chứng thì tỷ lệ NKVM sẽ tăng cao. Những trường hợp NKVM chủ yếu là các trường hợp mổ cấp cứu, vì vậy vấn đề chuẩn bò bệnh nhân trước mổ về vùng mổ, kháng sinh dự phòng cũng là một vấn đề đáng được quan tâm. Về phương pháp mổ, chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa mổ mở, mổ nội soi và nội soi chuyển mở, tỷ lệ NKVM trong nhóm nội soi là thấp nhất tiếp theo là mổ mở, nhóm ghi nhận mổ nội soi sau đó chuyển mổ mở thì tỷ lệ NKVM rất cao. Điều này cũng phù hợp, vì đối với những ca này thì thường khi mổ nội soi, tổn thương thường không giải quyết được do mức độ tổn thương và khi chuyển mổ mở thì thời gian mổ thường kéo dài, thời gian mổ cũng là yếu tố của NKVM, trong nghiên cứu chúng tôi nhận thấy với những ca mổ thời gian <30 phút thì không ghi nhận NKVM, điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước [1,5,6]. Vì vậy vấn đề tay nghề, trình độ của bác sỹ phẫu thuật cũng là một yếu tố mà bệnh viện cũng cần chú ý, thời gian quy đònh để giải quyết các ca mổ tùy thuộc vào trình độ bác sỹ phẫu thuật nên vấn đề kết hợp trong kíp phẫu thuật cũng cần được quan tâm. Nhóm cũng ghi nhận có mối liên quan có ý nghóa thống kê giữa NKVM và cách xử trí vết mổ, đối với những vết mổ có dẫn lưu hay để hở da thì tỷ lệ NKVM cao hơn. Thường những vết mổ nhiễm và nhiễm bẩn mới có dẫn lưu và NKVM được ghi nhận thường xuất hiện ở chân ống dẫn lưu và thường thấy có màu đỏ ở chân ống. Vấn đề cũng đặt ra cho các thầy thuốc lâm sàng là chỉ đònh phẫu thuật cần đúng lúc và kòp thời nhằm giảm tỷ lệ mổ muộn có thể đưa đến NKVM. Vấn đề cấy khuẩn và kháng sinh đồ cũng là một vấn đề quan tâm của nhóm nghiên cứu vì kết quả có được sau 48 giờ mà triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân cần phải xử trí ngay nên vấn đề sử dụng kháng sinh phù hợp cũng chưa thực hiện tốt. Kháng sinh phải sử dụng thường là phổ rộng và hiệu quả kinh tế chưa cao vì thường là đắt tiền, một số mẫu bệnh phẩm khi phân lập thì không tìm được vi khuẩn gây NKVM đây cũng là một yếu tố khó khăn trong nghiên cứu cũng như trong điều trò. Nhóm cũng chưa có căn cứ để kết luận NKVM về căn nguyên gây bệnh có liên quan giữa vết mổ và môi trường hay không vì thường cấy khuẩn khi có NKVM chứ chưa cấy khuẩn thường xuyên các dòch, mủ trong vết mổ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chưa đề cập được mối liên quan giữa NKVM giữa 02 nhóm có sử dụng kháng sinh dự phòng và không sử dụng kháng sinh dự phòng do hầu hết các bệnh nhân trong nghiên cứu không dùng kháng sinh dự phòng trước mổ. Mặc dù số bệnh nhân tham gia nghiên cứu không quá ít (460 bệnh nhân) tuy nhiên NKVM không phải là quá phổ biến nên chúng tôi cũng chưa thực hiện được một số phân tích sâu về các yếu tố liên quan hoặc các phân tích về sự tương tác hay yếu tố nhiễu đối với NKVM. Chúng tôi đề nghò Ban Giám đốc bệnh viện cần có kế hoạch nâng cấp khoa phẫu thuật gây mê hồi sức theo tiêu chuẩn vô khuẩn: thiết kế theo một chiều, thông khí trong các buồng mổ, hệ thống điều hòa. Ngoài ra cần trang bò hệ thống tiệt trùng dụng cụ nội soi theo tiêu chuẩn vì hiện tại chỉ tiệt khuẩn với dung dòch tiệt khuẩn là chính. Cần có kế hoạch nhằm giảm tải tại khoa Sản, khoa Ngoại bằng cách mở rộng xây dựng các buồng bệnh, thực hiện đề án 1816 đối với tuyến trước trong đó có thể chuyển các bệnh nhân đã mổ về các bệnh viện tuyến trước tiếp tục chăm sóc vết mổ, điều dưỡng. Hội đồng chống nhiễm khuẩn bệnh viện thực hiện công tác cấy khuẩn tại các buồng hậu phẫu giống như buồng mổ, cấy khuẩn tay nhân viên y tế và dụng cụ sau tiệt khuẩn. Triển khai sử dụng kháng sinh dự phòng khi điều kiện cho phép: xây khu vực phòng mổ mới theo đúng tiêu chuẩn vô khuẩn ngoại khoa. Người nhà bệnh nhân và bệnh nhân: Sử dụng thuốc theo đúng y lệnh bác sỹ không tự ý dùng thuốc. Khám và điều trò ở các cơ sở y tế có uy tín về chuyên môn, nhập viện sớm để điều trò khi có các dấu hiệu của bệnh ngoại khoa, sản khoa để phòng biến chứng. Với các nhà nghiên cứu: Tiếp tục thu thập thông tin về bệnh nhân phẫu thuật toàn viện để có bức tranh tổng thể về NKVMå tại bệnh viện Sa Đéc. Phân tích sâu dưới các khía cạnh về tương tác, tác 60 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Đặng Hồng Thanh và cộng sự, Xác đònh tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2011. Bệnh viện đa khoa Ninh Bình, 2012. 2. Hoàng Hoa Hải, Lê Thò Anh Thư, Nguyễn Ngọc Bích và cs, Nhiễm khuẩn vết mổ và vấn đề sử dụng kháng sinh. Y Hoc TP. Ho Chi Minh, 2001. 5(2): p. 41-46. 3. Nguyễn Thò Lan Anh, Xác đònh các yếu tố liên quan đến nhiễm trùng vết mổ ở bệnh viện Nhi Đồng 2 TP Hồ Chí Minh. Báo cáo hội nghò khoa học, 2009. 4. Phạm Thúy Trinh, Lê Thò Anh Đào, and Nguyễn Thò Thanh Trúc và cs, Nghiên cứu tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Y Hoc TP. Ho Chi Minh 2010. Vol.14 (Supplement of No 1): p. 124 - 128. 5. Tống Vónh Phú và cs, Đánh giá thực trạng và căn nguyên gây nhiễm khuẩn vết mổ tại khoa Ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Đònh - Báo cáo hội nghò khoa học,. 6. Vũ Bảo Châu, Cao Minh Nga, Tìm hiểu căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ và sự đề kháng kháng sinh tại bệnh viện 175. Y Hoc TP. Ho Chi Minh, 2009. 13(1): p. 4. Tiếng Anh 7. Aldo Cunha Medeiros, et al. (2005) Surgical Site Infection in a University Hospital in Northeast Brazil. BJID, 2005. 9(August). 8. Nandi, P et al. (1999), Surgical wound infection. Hong Kong Medical Journal, 1999. 5(1): p. 82-86. động, nhiễu để có cái nhìn thực chất về NKVM từ đó có các giải pháp can thiệp cụ thể, hiệu quả hơn. Lời cảm ơn Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bệnh nhân khoa Ngoại, Sản BVĐK Sa Đéc đã cung cấp thông tin cho nghiên cứu này. Ban Giám đốc bệnh viện cùng các cán bộ y tế khoa Ngoại, Sản và Phẫu thuật gây mê hồi sức bệnh viện đã giúp đỡ trong quá trình triển khai nghiên cứu. . của nhiễm khuẩn vết mổ trên bệnh nhân và (3) Xác đònh một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ ở bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc. Kết quả cho thấy tỷ lệ NKVM là 6,3%, nhiễm khuẩn vết. NGHIÊN CỨU | Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ và một số yếu tố liên quan tại khoa ngoại, sản bệnh viện đa khoa Sa Đéc năm 2012 Bùi Thò Tú Quyên (*), Trương Văn Dũng (**) Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM). thành công trong xử trí vết mổ tại bệnh viện vì không có trường hợp nào phải mổ lại dù trong đó có những bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn nặng. Triệu chứng lâm sàng các vết mổ nhiễm khuẩn thường ghi nhận

Ngày đăng: 09/08/2015, 09:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan