Luận văn Thạc sĩ Hiệu ứng truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường

81 401 0
Luận văn Thạc sĩ Hiệu ứng truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM BÙI THỊ DIỄM PHÚC HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỪ LÃI SUẤT CHÍNH SÁCH ĐẾN LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM BÙI THỊ DIỄM PHÚC HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỪ LÃI SUẤT CHÍNH SÁCH ĐẾN LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, được sự hướng dẫn từ giáo viên PGS. TS. Nguyễn Ngọc Định. Các nội dung và kết quả bài nghiên cứu là trung thực. Các số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đánh giá được thu thập từ các nguồn khác nhau được ghi trong phần nguồn dữ liệu nghiên cứu. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng . TP.HCM, ngày tháng năm Tác giả Bùi Thị Diễm Phúc DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADL : autoregressive distributed lag BIS : Bank for International Settlements DR : Lãi suất tiền gửi ECM : Error correction model GETS : Disaggregated general – to – specific IFS : International Financial Statistics IMF : International Monetary Fund IB1 : Lãi suất bình quân liên ngân hàng 1 tháng IB3 : Lãi suất bình quân liên ngân hàng 3 tháng LR : Lãi suất cho vay NHNN : Ngân Hàng Nhà Nước OLS : Ordinary least aquare TCK : Lãi suất tái chiết khấu SBV : The State Bank of VietNam DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 3.2.1: Dữ liệu lãi suất tại Việt Nam. Bảng 4.1.1: Kiểm định tính dừng các chuỗi lãi suất ở Việt Nam giai đoạn 7/2004-1/2012 Bảng 4.1.2: Kiểm định đồng liên kết giữa lãi suất tái chiết khấu với lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng ở Việt Nam giai đoạn 7/2004- 11/2012. Bảng 4.1.3: Kiểm định đồng liên kết giữa lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng và 3 thángvới lãi suất tiền gửi và cho vay ở Việt Nam giai đoạn 7/2004- 11/2012. Bảng 4.1.4: Truyền dẫn lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng ở Việt Nam giai đoạn 7/2004-11/2012 Bảng 4.1.5: Truyền dẫn lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vayở Việt Nam giai đoạn 7/2004-11/2012 Bảng 4.2.2: Kiểm định tính dừng các chuỗi lãi suất ở Việt Nam giai đoạn trước khủng hoảng (7/2004-12/2007) Bảng 4.2.3: Kiểm định đồng liên kết giữa lãi suất tái chiết khấu với lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng ở Việt Nam giai đoạn trước khủng hoảng ( 7/2004-12/2007). Bảng 4.2.4: Kiểm định đồng liên kết giữa lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng với lãi suất tiền gửi ở Việt Nam giai đoạn trước khủng hoảng (7/2004-12/2007) Bảng 4.2.5: Truyền dẫn lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng ở Việt Nam giai đoạn trước khủng hoảng (7/2004- 12/2007). Bảng 4.2.6: Truyền dẫn lãi suất thị trường tiền tệ đến lãi suất bán lẻ ở Việt Nam giai đoạn trước khủng hoảng (7/2004-12/2007). Bảng 4.2.7: Kiểm định tính dừng các chuỗi lãi suất ở Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng (1/2008-11/2012) Bảng 4.2.8: Kiểm định đồng liên kết giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng ở Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng (1/2008-11/2012). Bảng 4.2.9: Kiểm định đồng liên kết giữa lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng và lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay ở Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng (1/2008-11/2012) Bảng 4.2.10: Truyền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng (1/2008-11/2012) Bảng 4.2.11: Bảng so sánh truyền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn trước và sau khủng hoảng Bảng 4.2.12: Truyền dẫn lãi suất thị trường tiền tệ đến lãi suất bán lẻ ở Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng (1/2008-11/2012) Bảng 4.2.13: Bảng so sánh truyền dẫn từ lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng đến lãi suất bán lẻ ở Việt Nam trong giai đoạn trước và sau khủng hoảng Bảng 4.2.14: Bảng so sánh truyền dẫn từ lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng đến lãi suất bán lẻ ở Việt Nam trong giai đoạn trước và sau khủng hoảng DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 4.2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP ở Việt Nam qua các năm Hình A.1: Tình hình biến động của tốc độ tăng GDP, tăng trường tín dụng, lạm phát giai đoạn (2006-2012) Hình A.2: Trần lãi suất MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị Tóm tắt 1 1. Giới thiệu chung 2 1.1. Lý do chọn đề tài 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây 4 2.1. Các kênh dẫn truyền tác động của chính sách tiền tệ: 4 2.2. Các khái niệm dẫn truyền lãi suất và cơ chế dẫn truyền lãi suất 7 2.3. Những nghiên cứu về mặt thực nghiệm trên thế giới 7 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 16 3.1. Phương pháp nghiên cứu 16 3.2. Dữ liệu nghiên cứu 18 4. Kết quả nghiên cứu 20 4.1. Đo lường sự dẫn truyền lãi suất ở Việt Nam giai đoạn 7/2004-11/2012 20 4.2. Đo lường sự dẫn truyền lãi suất giai đoạn trước và sau khủng hoảng tài chính 26 5. Kết luận 47 1 Tóm tắt Kênh lãi suất được coi là kênh tác động rất quan trọng của chính sách tiền tệ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về kênh tác động này ở Việt Nam. Cụ thể là bài nghiên sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM để xem xét quy mô cũng như tốc độ dẫn truyền từ lãi suất chính sách tiền tệ đến lãi suất bán lẻ trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính. Kết quả là trong giai đoạn tổng thể từ 7/2004 – 11/2012, nhìn chung sự dẫn truyền lãi suất ở Việt Nam trong dài hạn diễn ra khá tốt nhưng lại chậm chạp trong ngắn hạn. Quá trình dẫn truyền từ lãi suất chính sách tới lãi suất thị trường tiền tệ trong ngắn hạn, thì dẫn truyền trong giai đoạn biến động kinh tế lại cao hơn trước khi biến động. Còn trong dài hạn thì sự dẫn truyền từ lãi suất chính sách tới lãi suất thị trường tiền tệ (lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng) trong giai đoạn biến động lại suy yếu do các bất ổn kinh tế. Và trong giai đoạn biến động kinh tế, sự truyền dẫn (cả trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn) từ thị trường tiền tệ đến lãi suất bán lẻ tốt hơn nhiều so với giai đoạn trước biến động. [...]... của lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi của ngân hàng Do vậy quá trình dẫn truyền sẽ được phân làm hai giai đoạn:  Thứ nhất: Xem xét riêng biệt hiệu ứng truyền dẫn từ lãi suất chính sách (lãi suất tái chiết khấu) đến lãi suất thị trường tiền tệ (lãi suất liên ngân hàng) và giai đoạn hai là từ lãi suất thị trường tiền tệ ( lãi suất liên ngân hàng) đến lãi suất bán lẻ (lãi suất tiền gửi và lãi suất. .. trình truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường tiền tệ, và từ lãi suất thị trường tiền tệ đến lãi suất bán lẻ diễn ra như thế nào?  Có sự khác biệt giữa tác động cuộc khủng hoảng tài chính tới sự dẫn truyền lãi suất trong ngắn hạn và dài hạn không 2 Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây 2.1 Các kênh dẫn truyền tác động của chính sách tiền tệ Cơ chế dẫn truyền của chính sách tiền... trường tiền tệ liên ngân hàng tới lãi suất bán lẻ (đặc biệt là lãi suất cho vay) Ở Mỹ lãi suất ngân hàng trung ương được truyền dẫn hiệu quả hơn lãi suất thị trường tiền tệ Sự truyền dẫn lãi suất gần như là hoàn toàn trong dài hạn nếu đó là sự dẫn truyền từ lãi suất ngân hàng trung ương đến lãi suất tiền gửi Xét về hiệu quả sự thay đổi lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ, thì đối với khu vực châu... đến lãi suất thị trường tiền tệ ngắn hạn, qua đó ảnh hưởng đến lãi suất trung và dài hạn của thị trường tiền tệ và lãi suất bán lẻ của ngân hàng Tác động sự dẫn truyền của chính sách tiền tệ thông qua kênh lãi suất, hay còn gọi là mức chuyển lãi suất từ lãi suất chính sách (hoặc lãi suất thị trường tiền tệ) đến lãi suất bán lẻ của các ngân hàng, chỉ hiệu quả khi ngân hàng thương mại nhanh chóng truyền. .. chính sách lãi suất ít tác động đến lãi suất huy động 13 và lãi suất cho vay Điều này cho thấy chính phủ không thể kiểm soát hiệu quả lãi suất thị trường thông qua chính sách lãi suất trong quá trình đưa nền kinh tế đạt được các mục tiêu về chính sách Thị trường tài chính không hoàn hảo và thiếu sự hội nhập tài chính Clemens Jobst và Claudia Kwapil (2008) nghiên cứu sự dẫn truyền của lãi suất thị trường. .. lường sự truyền dẫn Độ trễ tối đa là 8  Kết quả sự dẫn truyền từ lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường tiền tệ Bảng 4.1.4: Truyền dẫn lãi suất tái chiết khấu đến lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng và 3 thángở Việt Nam giai đoạn 7/2004-11/2012 Tck Truyền dẫn trực tiếp Sai số hiệu chỉnh Truyền dẫn dài hạn Ib1 1.008052 -0.438602 0.750097 Ib3 0.283949 -0.324269 0.702937  Truyền dẫn từ lãi suất. .. sự truyền dẫn từ lãi suất chính sách tiền tệ sang lãi suất huy động và lãi suất cho vay ở một số nước thời điểm trước và sau khủng hoảng năm 1997 Các kết quả nghiên cứu cho thấy lãi suất truyền tải từ lãi suất trên thị trường tiền tệ sang lãi suất huy động và lãi suất cho vay ở các nền kinh tế là rất chậm chạp Không có nhiều sự khác biệt giữa sự dẫn truyền lãi suất sang lãi suất huy động so với sự dẫn. .. tiếp cận vấn đề từ gốc độ vĩ mô, tức là sử dụng số liệu tổng hợp của nền kinh tế để đo lường tốc độ và quy mô của quá trình dẫn truyền từ lãi suất chính sách (lãi suất tái chiết khấu) đến lãi suất thị trường tiền tệ (lãi suất liên ngân hàng), và từ lãi suất thị trường tiền tệ (lãi suất liên ngân hàng) truyền dẫn đến lãi suất tiền gửi và cho vay giai đoạn trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007... ngắn hạn 25  Kết quả sự dẫn truyền từ lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay Bảng 4.1.5: Truyền dẫn lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng đến lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay ở Việt Nam giai đoạn 7/2004-11/2012 Ib1 Ib3 Truyền Sai số hiệu Truyền Truyền Sai số Truyền dẫn trực chỉnh dẫn dài dẫn trực hiệu chỉnh dẫn dài hạn tiếp tiếp hạn... mô truyền dẫn những thay đổi trong lãi suất chính sách và thị trường tiền tệ sang lãi suất bán lẻ ngân hàng Tác giả sử dụng mô hình phân nhóm biến số từ tổng quát đến đơn giản GETS để ước lượng và rút ra suy luận về độ co giãn lãi suất ngắn hạn và dài hạn cũng như sự cứng nhắc lên xuống của cơ chế truyền dẫn lãi suất Kết quả cho thấy ở khu vực châu Âu, có một sự truyền dẫn hiệu quả từ lãi suất thị trường . VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM BÙI THỊ DIỄM PHÚC HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỪ LÃI SUẤT CHÍNH SÁCH ĐẾN LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ . so sánh truyền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn trước và sau khủng hoảng Bảng 4.2.12: Truyền dẫn lãi suất thị trường tiền tệ đến lãi suất bán. hỏi có liên quan như sau:  Quá trình truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường tiền tệ, và từ lãi suất thị trường tiền tệ đến lãi suất bán lẻ diễn ra như thế nào?  Có sự

Ngày đăng: 08/08/2015, 22:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÌA

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

  • MỤC LỤC

  • Tóm tắt

  • 1. Giới thiệu chung

    • 1.1. Lý do chọn đề tài

    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu

    • 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây

      • 2.1. Các kênh dẫn truyền tác động của chính sách tiền tệ

      • 2.2. Các khái niệm dẫn truyền lãi suất và cơ chế dẫn truyền lãi suất

      • 2.3. Những nghiên cứu về mặt thực nghiệm trên thế giới

      • 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

        • 3.1. Phương pháp nghiên cứu

        • 3.2. Dữ liệu nghiên cứu

        • 4. Kết quả nghiên cứu

          • 4.1. Đo lường sự dẫn truyền lãi suất ở Việt Nam giai đoạn 7/2004-11/2012

          • 4.2. Đo lường sự dẫn truyền lãi suất giai đoạn trước và sau khủng hoảng tài chính

            • 4.2.1. Đo lường sự dẫn truyền lãi suất trước giai đoạn biến động kinh tế 2004-2007

            • 4.2.2. Đo lường sự dẫn truyền lãi suất giai đoạn biến động mạnh của lãi suất và ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu (từ 1/2008-11/2012)

            • 5. Kết luận

            • TÀI LIỆU THAM KHẢO

            • PHỤ LỤC A: SƠ LƯỢC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM

            • PHỤ LỤC B: BẢNG KẾT QUẢ MÔ HÌNH

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan