Bài Thuyết Trình Về Áo Dài

3 3.2K 14
Bài Thuyết Trình Về Áo Dài

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài Thuyết Trình Về Áo Dài 1.Mở đầu “Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng……. Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng…” Đây là trích đoạn trong bài thơ “Áo lụa Hà Đông” của nhà thơ Nguyễn Sa. Hình ảnh phụ nữ Việt với chiếc áo dài truyền thống đã được nhiều nhà nghệ sĩ ghi lại trong câu thơ, lời văn, bài nhạc và cả hội họa. Áo dài không đơn thuần là một trang phục truyền thống mà còn là nét son trong văn hóa Việt, chuyên chở nhân sinh quan, một biểu hiện của bản sắc và tinh thần Việt Nam. 2.Nét đẹp của áo dài xưa Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài, nhưng hình ảnh chiếc áo dài thướt tha đã được tìm thấy qua chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ. Theo như ghi chép thì thời trước kỹ thuật còn đơn giản, thô sơ và mộc mạc nên phải ghép vải lại để may và hình thành nên áo tứ thân.Có thể nói chiếc áo tứ thân mà các mẹ chị em ta vẫn mặc nơi làng quê hay các lễ hội ngày xưa chính là tiền thân của chiếc áo dài. Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát. Với những phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu áo dài được cách tân để giảm nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng khuê các. Thế là ra đời áo ngũ thân với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt con, vạt trước phía phải may ghép từ hai thân vải rộng gấp đôi vạt phải để bên ngoài gọi là vạt cả. Để tăng tính thẩm mỹ và dáng vẻ uyển chuyển, duyên dáng của người phụ nữ Việt, vào thập niên 1930 họa sĩ Cát Tường đã cải biên chiếc áo dài tứ thân chỉ còn hai vạt trước và sau. Vạt trước được họa sĩ thiết kế nối dài chấm đất để tạo vẻ thướt tha, đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Tuy nhiên, áo dài Le Mur có nhiều biến cải mà nhiều người thời đó cho là "lai căng" thái quá, như áo may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Thêm nữa áo Le Mur mặc cho đúng mốt phải với quần xa tanh trắng, đi giày cao, một tay cắp ô và quàng vai thêm chiếc bóp đầm. Lối tân thời này tuy được nhiều người yêu thích nhưng cũng đã bị một số dư luận khi đó tẩy chay và cho là "đĩ thõa" (như được phản ảnh không hề thiện cảm trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng). Năm 1934, một họa sĩ khác là Lê Phổ bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn. Sự dung hợp này quá hài hòa, vẹn vẻ giữa cái mới và cái cũ, tôn lên sự thanh cao, tế nhị của người phụ nữ, được giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đây áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó, và từ đó đến nay dù trải bao thăng trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên. 3.Vẻ đẹp hiện đại của áo dài –tinh hoa văn hóa dân tộc Với cuộc sống hiện đại ngày nay, áo dài vẫn luôn gắn bó với đời sống thường nhật của người Việt. Thật đẹp biết bao khi mỗi sáng lại thấy hình ảnh nữ sinh trong bộ đồng phục áo dài trắng, trông dịu dàng và đằm thắm làm sao. Và trong lễ nghi cưới hỏi, cô dâu mặc áo dài đỏ hoặc hồng với khăn đóng tôn lên sự trang trọng, cao sang thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Hay trên những chuyến bay, nữ tiếp viên trong bộ áo dài trang nhã đã góp phần quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam đến thế giới: Một nước Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng mặn mà tình người, đậm đà bản sắc dân tộc. Vào tháng 06/2001, lần đầu tiên Áo dài Việt Nam được giới thiệu tại thành phố Tour, Pháp với sự tham dự của khoảng 300 người hâm mộ văn hóa Việt, chiếc Áo Dài được xem là di sản văn hóa phi vật thể của nước Việt và được xem là quốc phục của đất nước. Trong những sự kiện quốc tế diễn ra tại Việt Nam, Áo dài đã được chọn làm bộ trang phục cho các nguyên thủ mặc khi đến dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2006 tại Hà Nội. Năm 2007, Hoa hậu Trái đất đến từ các nước đã bị hấp dẫn bởi trang phục dân tộc đặc sắc này và các Hoa hậu đã có dịp rạng rỡ khoe sắc với tà áo dài và nón lá tại TP.Hồ Chí Minh, hay trong cuộc thi Hoa hậu Quý bà 2009…Ở đâu có phụ nữ Việt ở đấy có áo dài Việt. Người thiếu nữ Việt ai cũng có cho mình chiếc áo dài , và dường như áo dài có cách riêng để tôn vinh mọi hình dáng làm cho người mặc cảm thấy tự tin hơn nhưng vẫn giữ nét e thẹn kín đáo . Trong chiếc áo dài ấy chũng ta cũng thấy được phẩm chất đức hanh, dịu dàng, khéo léo của người phụ nữ Việt. Tâm hồn người Việt gửi gắm vào chiếc áo dài và chưa bao giờ ngưng cảm hứng để thiết kế áo dài trở nên độc đáo và tinh tế hơn. Người nước ngoài đã nhận xét Áo dài Việt Nam khi nhận thấy trong bất cứ cuộc thi hoa hậu thế giới nào người con gái Việt Nam vẫn cứ nổi bật, trong sáng đến lạ thường. "Mặc Áo dài mà đứng yên thì chưa chắc đã ăn đứt nổi những cô gái Châu Âu nhưng mặc áo dài mà đi múa thì người con gái Việt linh động hẳn lên, nó theo sát những nét tuyệt mỹ của thân người " . Là người Việt , chúng ta cần phải quảng bá hình ảnh con người đất nước đến bạn bè thế giới để có thể hội nhập và phát triển vững mạnh hơn. Đồng thời cũng luôn giữ truyền thống bản sắc văn hóa của dân tộc để có thể hòa nhập mà không hòa tan. . Bài Thuyết Trình Về Áo Dài 1.Mở đầu “Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng Thơ của anh vẫn còn nguyên. tà áo dài và nón lá tại TP.Hồ Chí Minh, hay trong cuộc thi Hoa hậu Quý bà 2009…Ở đâu có phụ nữ Việt ở đấy có áo dài Việt. Người thiếu nữ Việt ai cũng có cho mình chiếc áo dài , và dường như áo. Việt. Tâm hồn người Việt gửi gắm vào chiếc áo dài và chưa bao giờ ngưng cảm hứng để thiết kế áo dài trở nên độc áo và tinh tế hơn. Người nước ngoài đã nhận xét Áo dài Việt Nam khi nhận thấy trong bất

Ngày đăng: 08/08/2015, 17:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan