SKKN giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bài giảng điện tử trong quá trình dạy học môn Ngữ văn

31 759 2
SKKN giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bài giảng điện tử trong quá trình dạy học môn Ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. Đặt vấn đề: Trong hoàn cảnh toàn nghành Giáo dục - Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động của học sinh thì người giáo viên cũng phải trăn trở để tìm cho mình một phương pháp dạy học với tinh thần chung ấy. Giảng dạy mọi bộ môn khoa học nói chung và giảng dạy môn Ngữ văn trong trường THCS nói riêng luôn đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo để có phương pháp thích hợp giảng dạy và mang lại hiệu quả cao nhất. Sở dĩ như vậy là vì phương pháp giảng dạy có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng một giờ dạy. Có thể nói, cùng một nội dung chương trình nhưng phương pháp giảng dạy của giáo viên khác nhau thì mức độ hiểu bài của học sinh cũng khác nhau. mặt khác đối tượng giảng dạy là những con người cụ thể, nội dung kiến thức cần giảng dạy thuộc những bộ môn khoa học khác nhau. Vì vậy, người dạy học phải làm sao có được phương pháp phù hợp nhất để chuyển tải đúng đắn chân lý khoa học vào đối tượng giảng dạy để đối tượng có thể hiểu đúng đắn và sâu sắc nội dung tri thức đó và vận dụng vào cuộc sống của mình. Môn ngữ văn trong nhà trường vừa là một môn học nghệ thuật, vừa là môn học công cụ. Dạy - học tác phẩm văn chương trong nhà trường có nhiệm vụ nâng cao chất lượng cho người học, làm phong phú hơn về văn hoá, về tâm hồn và phát triển nhân cách của người học. Dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường là hướng dẫn sự tiếp nhận của tác phẩm, làm cho văn bản ngôn từ sống lại trong học sinh, giúp câc em nhận ra điều mà tác giả muốn đối thoại với người đời. Từ sự nhận thức đó, các em đi đến sự tự ý thức, tự điều chỉnh mình trong cuộc sống. Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi luôn tìm cách cải tiến phương pháp giảng dạy đối với từng loại kiến thức, từng bài dạy cụ thể để mỗi giờ 1 dạy từ chỗ học sinh ít chú ý nghe giảng trở nên sinh động, hấp dẫn hơn với các em. Đặc biệt trong vài năm gần đây với chủ trương của ngành giáo dục là đẩy mạnh công nghệ thông tin vào trường học, công nghệ thông tin đã góp phần hiện đại hoá phương tiện, thiết bị dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học thì mỗi giáo viên cũng cần phải nỗ lực hơn để có thể theo kịp tốc độ phát triển của thời đại. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quá trình dạy học đã sử dụng những phương tiện dạy học sau: Phim chiếu để giảng bài với đèn chiếu Overhead, Phần mềm hỗ trợ bài giảng, minh hoạ trên lớp với LCD-projector (Máy chiếu tinh thể lỏng), phần mềm dạy học giúp học sinh trên lớp và ở nhà, công nghệ kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm trên máy tính, sử dụng mạng Internet để dạy học và đặc biệt là sử dụng bài giảng điện tử. Tất nhiên trong quá trình sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại giáo viên và học sinh gặp không ít các khó khăn. Vậy làm thế nào để việc sử dụng công nghệ thông tin vào các tiết học cho có hiệu quả là một vấn đề không nhỏ và được sự quan tâm của nhiều người. Trong quá trình sử dụng công nghệ thông tin nói chung bản thân tôi cũng đã cố gắng, nỗ lực rất nhiều. Quá trình giảng dạy, sử dụng giáo án điện tử cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng tôi ý thức được rằng không thể không có giải pháp tốt, bởi vì xã hội ngày càng phát triển nếu mình không cố gắng thì sẽ tự đào thải mình. Vì lý do đó mà trong thực tế tôi đã học hỏi những người xung quanh, bạn bè, tìm tòi sách vở, tài liệu, nghiên cứu thông qua mạng Internet để tìm ra giải pháp tốt nhất áp dụng cho từng bài dạy một cách có hiệu quả và qua mỗi lần sử dụng để rút ra được một số kinh nghiệm. Bài viết này tôi cũng mạnh dạn đưa ra một ý kiến: "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bài giảng điện tử trong quá trình dạy 2 học môn Ngữ văn ở trường THCS" mong các đồng nghiệp đón nhận, xem xét, góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn. II Nội dung chính: 1. Thực trạng khi chưa sử dụng giáo án điện tử Từ trước tới nay, việc dạy văn của chúng ta mặc dù có cải tiến liên tục, có phát triển, có hoàn thiện không ngừng, nhằm làm cho giờ văn hay hơn, thiết thực hơn, giàu hơi thở và mạch nhịp của cuộc sống hơn, nhưng tất cả vẫn diễn ra trong khuôn khổ của lối "giảng văn", thầy giảng - trò nghe, học sinh tiếp thu bài giảng một cách thụ động. Giáo viên chỉ hỏi khoảng bốn, năm câu trong đó có ba câu cổ điển bất di bất dịch là : đại ý, bố cục, tư tưởng chủ đề sau đó là dùng phương pháp thuyết trình là chính. Thầy tự cảm thụ tác phẩm và truyền thụ một chiều cho học sinh, học sinh chỉ có việc ngồi nghe một cách máy móc. Trong lúc đó qua những kết quả nghiên cứu tâm sinh lý của học sinh và điều tra xã hội học gần đây cho thấy thanh, thiếu niên có những thay đổi trong sự phát triển tâm sinh lý, đó là sự thay đổi có gia tốc. Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, học sinh được tiếp thu nhiều nguồn đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây. Trong học tập họ không thoả mãn với vai trò của người tiếp thu thụ động, không chấp nhận các giải pháp có sẵn nên học sinh có chiều hướng không thích học môn văn. Đây là một thực tế được thể hiện qua việc học sinh không có hứng thú gì khi học môn văn, uể oải, không tập trung, không nhớ, không thuộc thơ, văn; khi làm bài viết thì không có cảm xúc, điểm thấp 3 Đối với giáo viên thì công cụ chủ yếu là viên phấn trắng và bảng đen và sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống một cách khuôn sáo và cứng nhắc, trong một giờ học thì hoạt động của giáo viên là chủ yếu. bên cạnh đó giáo viên lại không có bất kỳ một dụng cụ trực quan hay thiết bị hỗ trợ cho giảng dạy nào cả nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển tải nội dung bài giảng . Ví dụ khi giảng về tác giả, tác phẩm, minh hoạ cụ thể cho một hình tượng nhân vật hay các chi tiết nghệ thuật, các giai đoạn lịch sử văn học, các đoạn tả cảnh thiên nhiên không có tranh, ảnh hoặc video clíp để minh hoạ. Thực trạng trên đã đặt ra nhiệm vụ cho giáo viên dạy văn ở các trường trung học là phải tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học văn, phát huy tính tích cực chủ động của các em nhằm nâng cao chất lượng giờ học văn. vấn đề dạy học bây giờ điều quan trọng không chỉ ở chỗ đưa ra kết luận mà chủ yếu là tìm ra con đường đi đến kết luận. Đối với môn văn, một môn học đồng thời là một môn nghệ thuật thì điều quan trọng không chỉ là ý thức được tác động nghệ thuật mà là giao tiếp hiệu quả với nghệ thuật. Điều đó chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện người giáo viên tôn trọng học sinh như một bạn đọc, coi học sinh là một chủ thể cảm thụ tác phẩm trong giờ học, giáo viên chỉ khơi gợi cho các em, đưa các em vào thế giới nghệ thuật của nhà văn để các em tự cảm thụ và hình thành nhân cách. Một trong những phương pháp sử dụng mang lại hiệu quả chính là việc áp dụng công nghệ thông tin nói chung và bài giảng điện tử nói riêng vào quá trình dạy học môn ngữ văn. 2.Những vấn đề chung của việc sử dụng bài giảng điện tử. Sử dụng máy tính để dạy học là một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS hiện nay, trong đó sử dụng bài giảng điện tử đang được các giáo viên quan tâm nhiều. Mỗi giáo viên cần chọn các tiết học sao cho nếu giảng dạy bằng bài giảng điện tử thì sẽ tận 4 dụng được tính tối đa ưu việt của máy tính về phương diện cung cấp thông tin cho người học, tính hấp dẫn của bài giảng, có hiệu quả hơn bài giảng truyền thống. Việc sử dụng giáo án điện tử để dạy học cần phải đạt được mục tiêu của bài học. Tính ưu việt được thể hiện: * Ưu điểm: - Các hiệu ứng, màu sắc, kiểu chữ rất tiện lợi cho việc xử lý bài giảng một cách linh hoạt, hấp dẫn và sư phạm. - Khả năng sử dụng có hiệu quả các hình ảnh, phim, các tư liệu dạy học nhanh chóng và chất lượng. - Tiết kiệm nhiều thời gian viết vẽ trên lớp. - Thuận lợi cho việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. - Thiết kế màn hình đẹp, đa dạng. - Đã sử dụng nhiều phần mềm chuyên dụng lồng ghép phim ảnh minh họa. - Chịu khó thu thập tài liệu cho môn học. - Giáo viên chuẩn bị bài dạy một lần thì có thể sử dụng nhiều lần. - Các phương tiện dạy học hiện đại sẽ tạo ra khả năng để giáo viên trình bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại. - Các phương tiện sẽ hỗ trợ, chuẩn hoá các bài giảng mẫu, đặc biệt đối với những phần khó giảng, những khái niệm phức tạp. * Hạn chế khi sử dụng giáo án điện tử: - Giáo viên chưa thành thạo các thao tác cơ bản đối với máy tính, chưa biết sử dụng thành thạo các phần mềm để thiết kế giáo án, đây là mặt yếu của nhiều giáo viên hiện nay. 5 - Khi thiết kế giáo án điện tử giáo viên sử dụng màn hình chưa thật hợp lí trong việc bố trí chữ (viết quá nhiều hoặc viết quá ít - phải lật trang liên tục), kích cỡ chữ. - Nội dung viết cũng như tính nhất quán trong trình bày chưa phù hợp (đâu là nội dung cho học sinh ghi chép, đâu là điều khiển của giáo viên ). - Còn lạm dụng các hiệu ứng làm học sinh mất tập trung vào bài giảng. - Lạm dụng màu sắc, âm thanh hoặc sử dụng chúng không hợp lí. Để xây dựng và sử dụng có hiệu quả giáo án điện tử, bài viết đề xuất một số vấn đề sau: 3. Một số nguyên tắc trong thiết kế các trang trình chiếu của giáo án điện tử. 3.1 Sử dụng màu sắc: Để sử dụng những trang trình chiếu thu hút và ấn tượng, ngoài nội dung khoa học ra, chúng ta phải biết sử dụng màu sắc hợp lí: chọn màu, phối màu giữa nền và chữ, phối màu giữa các dòng văn bản. Mỗi màu nền mang ý nghĩa riêng của nội dung và đối tượng học sinh. Màu chữ và hình sẽ là công cụ đắc lực phục vụ bài giảng, mỗi bài giảng sử dụng nhiều nhất là 05 màu. Việc phân phối màu hợp lí sẽ làm cho bài giảng trở nên hấp dẫn hơn. Chẳng hạn như một bài giảng cần dùng một màu chính xuyên suốt cho nội dung của bài giảng, một vài màu nổi hơn cho các đề mục và một màu khác để làm nổi bật các ý quan trọng. Chú ý các đề mục có vai trò ngang nhau thì phải có màu giống nhau (cỡ chữ, kiểu chữ cùng nhau). Thông thường, nên dùng màu đỏ để làm nổi bật các ý quan trọng (nhưng không để trên nền xanh và tím). 3.2 Chữ viết trong trang bài giảng. Chữ viết trong trang bài giảng thường dùng Times New roman và Arial (hoặc tuỳ sở thích của người thiết kế). Cỡ chữ khi lên màn hình cần phải đảm bảo để học sinh ngồi ở dưới hàng ghế cuối cùng cũng đọc hết chữ. 6 Nếu không phải là đề mục của bài giảng thì nên dùng cỡ chữ 24 (trường hợp bất khả kháng thì có thể dùng cỡ nhỏ hơn nhưng không được nhỏ hơn 20) và lớn nhất là 28 hoặc 32. Chữ lớn, tất nhiên dễ đọc song cũng không nên dùng chữ quá lớn. Vì: thị trường của mắt bị phân tán, và cũng cần sự tập trung nội dung ít nhất là của một đề mục vào một trang để học sinh để theo dõi bài được tốt hơn. Số chữ trên một trang: về nguyên tắc, không nên viết quá nhiều hàng trên một trang trình chiếu, mỗi hàng không viết quá nhiều chữ. Để phát huy được tốt nhất các trang trình chiếu của bài giảng điện tử trên mỗi trang chỉ nên có từ 10 đến 13 dòng, mỗi dòng không quá 10 chữ để trang trình chiếu được tập trung và sáng sủa. Việc sử dụng WordArt: Một số phần mềm cho phép người sử dụng chữ nghệ thuật dùng trang trí trang trình chiếu, nhưng lưu ý không dùng chữ quá cầu kì, 3.3 Việc sử dụng các hiệu ứng (Effect) trên trang trình chiếu. Đặc sắc của bài giảng điện tử là sự phong phú của các hiệu ứng (các kiểu cho xuất hiện trang trình chiếu - Animation Schemes, các kiểu xuất hiện chữ, hình - Custom Animation ). Song sử dụng chúng cũng tuỳ trường hợp, nhất là các kiểu xuất hiện chữ. Đối với bài giảng điện tử cần hạn chế sử dụng các hiệu ứng quay lộn, bay nhảy vì chúng không thích hợp trong giờ học, làm phân tán sự chú ý đối với học sinh. Cho nên sử dụng các Effect vừa phải đảm bảo ở mức đủ sinh động. Nên chọn một số kiểu xuất hiện của màn hình phù hợp, mỗi bài giảng chỉ nên dùng một kiểu thống nhất. Kiểu xuất hiện của chữ nên sử dụng hạn chế ở một vài Effect như: Box, Diamond, Rese Chú ý cho thực hiện nhanh để không mất thời gian và nhàm chán. 3.4 Sử dụng kết hợp các hoạt động và minh hoạ. 7 Đây cũng là một ưu thế tuyệt đối của bài giảng điện tử mà chiếc bảng thông thường không thể làm được. Nhất là đối với những bài sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cần mở rộng các nội dung ra thực tế bằng hình ảnh phim, các phần mềm mô phỏng. Cần cập nhập thông tin, chèn các câu hỏi, hướng dẫn thảo luận trong khi vẫn để nội dung bài giảng trên màn hình để tiếp tục bài dạy. Có nhiều cách để người thiết kế thực hiện được điều đó: - Sử dụng liên kết: + Sử dụng tư liệu theo kiểu liên kết rất thuận lợi. Các thao tác với máy đơn giản, tư liệu xuất hiện nhanh rõ. + Sử dụng các tư liệu là hình ảnh động, film. + Có thể liên kết nhiều tư liệu, nhưng trong bài giảng nếu thiếu thời gian thì ta có thể bỏ qua tư liệu đó cũng không sao. Tuy nhiên, khi trình chiếu tư liệu thì bài giảng bị gián đoạn. + Khi thiết kế các bài giảng tất cả các trang chủ và trang tư liệu để trong một folder thì mới sử dụng các trang minh hoạ được. Nếu muốn chuyển sang máy khác cần phải copy toàn bộ folder ấy để chuyển đi. + Dấu hiệu liên kết sẽ là thay đổi màu sắc, kí tự đã thống nhất trong trang trình chiếu (chú ý các tư liệu là hình động hoặc film cần được đóng gói với phần mềm xử lí động (windows media player, winnap ) để đề phòng khi đem bài giảng sang máy khác thiếu phần mềm xử lí ấy). - Chèn tư liệu bằng các hiệu ứng xuất hiện và xoá đi: Một số tư liệu không chiếm đầy trang bài giảng như một hình vẽ, một trích dẫn, một câu hỏi, một yêu cầu học sinh làm việc, (trao đổi nhóm về một nội dung nào đó ), ta có thể không cần dùng liên kết mà chèn trực tiếp rồi dùng các hiệu ứng xuất hiện khi cần và thoát khi đã dùng xong. Việc làm này dễ thực hiện và khi trình chiếu thì làm cho màn hình sinh động, tập trung sự chú ý của học sinh. 8 Song nếu chèn vào một trang quá nhiều tư liệu hoặc tư liệu là các văn bản quá dài thì công việc thiết kế sẽ rất phức tạp và dễ nhầm lẫn khi cho cái nào xuất hiện trước, cái nào xuất hiện sau. 4. Khai thác kênh hình trong dạy học Ngữ văn. 4.1 Ý nghĩa của việc sử dụng công nghệ thông tin để khai thác kênh hình trong dạy học môn Ngữ văn. Kênh hình được sử dụng trong dạy học môn Ngữ văn chủ yếu là do giáo viên khai thác từ các nguồn tư liệu trên mạng, trong sách báo hoặc đôi khi do chính họ tự thiết kế (vẽ tranh ảnh minh hoạ về các nhân vật, các tình huống của một tác phẩm). Việc sử dụng công nghệ thông tin để khai thác tình hình (gồm tranh ảnh và video clip) ở mỗi giờ học môn Ngữ văn có ý nghĩa nhất định trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao hiệu quả giờ học. Đối với bộ môn Văn, do đặc thù là môn học đòi hỏi học sinh phải có khả năng tiếp nhận tri thức bằng chính sự mẫn cảm của đời sống tâm hồn nên nhiều giáo viên còn e ngại sử dụng công nghệ thông tin để giảng dạy và cho rằng không nhất thiết phải cần đến sự hỗ trợ của đồ dùng trực quan (tranh ảnh, video clip) mới có được một giờ văn thành công. Đặt trong các khía cạnh cần khai thác của một tác phẩm như: Bối cảnh lịch sử - xã hội, đời sống văn hoá của một giai đoạn văn học, phong tục, tập quán của dân tộc, cảnh vật thiên nhiên đất nước Nếu được tái hiện lại qua các hình ảnh, âm thanh, đoạn phim một cách hợp lí và đúng lúc, chắc chắn sẽ làm giờ giảng sinh động hơn, thu hút sự chú ý của học sinh và giúp các em tốt hơn trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Vẫn biết, văn chương vốn thuộc về đời sống tâm hồn thì chỉ có thể cảm nhận nó bằng chính tâm hồn của người học. Nhưng, nếu chúng ta biết cách sử dụng công nghệ thông tin có hiệu quả thì dù có sự xuất hiện của máy móc và trang thiết bị hiện đại vẫn không thể làm "xơ cứng" đời sống tâm hồn của người học văn. 9 4.2 Khai thác kênh hình trong dạy Văn ở trường THCS. Kênh hình của bộ môn Văn không sẵn có, không cố định như những bộ môn Lịch sử, Địa lý; vì thế, giáo viên Văn nếu muốn đưa kênh học vào bài giảng buộc phải tự kiếm tìm và khai thác qua mạng, qua sách báo. Cách khai thác và sử dụng kênh hình của họ cũng không giống nhau do ý tưởng bài giảng của mỗi người mỗi khác, do vậy, có sự đòi hỏi cao ở giáo viên sự chịu khó, khả năng đầu tư về chuyên môn và một niềm say mê trong đổi mới phương pháp dạy học. Chương trình Ngữ văn ở trường THCS bao gồm các phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn . Kênh hình được khai thác và sử dụng nhiều nhất ở phân môn Văn học do đặc thù của phân môn này là học những kiền thức về lịch sử văn học, tác giả, tác phẩm nên dễ dàng hơn trong quá trình kiếm tìm và khai thác nguồn kênh học. Tuy nhiên, trong phân môn này, không phải bài học nào cũng có thể khai thác và sử dụng hiệu quả kênh hình; do đó, giáo viên cần có sự lựa chọn bài học cho phù hợp trước khi có ý định khai thác và sử dụng kênh hình. Phân môn Văn học trong chương trình THCS là "tổng thể" kiến thức về Văn học của cả 4 năm THCS, phân bố đều ở các giai đoạn khác nhau của tiến trình lịch sử văn học. Qua quá trình giảng dạy và trên cơ sở nguồn tư liệu có khả năng đưa vào sử dụng được trên giờ giảng, chúng tôi nhận thấy giáo viên có thể khai thác kênh hình trong giảng dạy phân môn Văn học ở trường THCS từ các nguồn sau: - Sử dụng băng tư liệu để minh họa tác phẩm bằng giọng đọc, giọng ngâm, lời hát của các nghệ sĩ khi giảng dạy các tác phẩm Văn học dân gian , tác phẩm Văn học trung đại , các tác phẩm Văn học hiện đại. - Sử dụng các video clip vốn là các tác phẩm đã chuyển thể thành sân khấu hoặc kịch bản phim để tóm tắt tác phẩm hoặc minh hoạ cho các đoạn trích được học hoặc các đoạn viđeo clip có hình ảnh, nội dung minh 10 [...]... nhỏ của tôi trong quá trình sử dụng giáo án điện tử trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS Mặc dầu chưa có kinh nghiệm nhiều vì mới được áp dụng trong thời gian 26 gần đây , mà bản thân tôi mới chỉ áp dụng vào việc soạn một số tiết trong chương trình ngữ văn 8 nhưng trong quá trình sử dụng tôi thấy phần nào thu được kết quả tốt So với cách dạy truyền thống thì khi sử dụng giáo án điện tử đã phát huy... bạn phần nào trong quá trình thiết kề và sử dụng giáo án điện tử Và tôi cũng mong muốn rằng sẽ có nhiều ý kiến góp ý của đồng nghiệp vào bài viết của tôi để bài viết được hoàn thiện hơn và áp dụng được sâu rộng hơn, có hiệu quả hơn trong quá trình giảng dạy Tóm lại việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và giáo án điện tử nói riêng vào quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS là một trong những... bài giảng hoặc tích hợp với các bài giảng điện tử 21 - Biết khai thác các phần mềm công cụ để tạo, xử lý dữ liệu và thiết kế các bài giảng điện tử cho từng nội dung cụ thể trong chương trình dạy học - Tổ chức, thực hiện việc dạy học với bài giảng điện tử và các phương tiện kỹ thuật của công nghệ thông tin - Khả năng xử lý lỗi phát sinh trong quá trình khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy. .. hiệu quả cao trong các bộ môn khoa học nói chung và trong môn Ngữ văn nói riêng, giáo viên phải thường xuyên không ngừng tự học nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng sử dụng công nghệ thông tin Ngoài việc đến với các lớp học tin học giáo viên có thể tự học thông qua phần mềm hướng dẫn tự học hoặc có thể học ở bạn bè đồng nghiệp, những giáo viên có kinh nghiệm, có chuyên môn liên quan đến ứng dụng. .. số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin nói chung và sử dụng bài giảng điện tử nói riêng ở trường THCS Hiên tại nhiều trường trung học đã được trang bị máy tính, các phương tiện nghe nhìn, các phương tiện truyền thông khác và phổ biến là đã kết nối Internet Giáo viên đã được tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Học sinh thường tiếp xúc với công nghệ thông tin Để nâng. .. Học sinh thường tiếp xúc với công nghệ thông tin Để nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và bài giảng điện tử nói riêng trong trường trung học cần thực hiện một số nội dung sau: - Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục và dạy học - Sử dụng nguồn kinh phí để đầu tư trang thiết bị về công nghệ... tử nói riêng vào quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS là một trong những hoạt động để đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo trong thời kỳ hội nhập, tạo thuận lợi cho người học cũng như người dạy có thể tích luỹ dần kiến thức theo khả năng và điều kiện của mình Dưới tác động của công nghệ thông tin, quá trình kỹ thuật hoá hoạt động giảng dạy trong nhà trường... tính đặc thù của giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học - Biết sử dụng các phần mềm dạy học phổ biến được triển khai đến các trường phổ thông - Có khả năng sử dụng ở mức độ cơ bản một số phần mềm thông dụng có thể khai thác trong dạy học như: các chương trình soạn thảo văn bản, các chương trình vẽ, các chương trình thiết kế trình chiếu để khai thác các bài giảng - Khai thác các thông... của học sinh, gây được hứng thú, tạo được sự mới mẻ, hấp dẫn, thu hút và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người học Kết quả cụ thể năm học 2010-2011 qua so sánh đối chiếu với những năm trước: Loại Giỏi Khá Trung bình Không sử Sử dụng Tăng dụng GAĐT 0 6 24 GAĐT 4 11 15 Giảm 7,3% 15% 21,2% Từ đó tôi nhận thấy sử dụng giáo án điện tử trong dạy học môn Ngữ văn là một nhu cầu ngày càng được người dạy. .. hướng dẫn sử dụng các phần mềm quản lý giáo dục và dạy học - Nâng cao hiệu quả của việc kết nối Internet - Nghiên cứu để đưa các phần mềm dạy học tốt vào danh mục thiết bị dạy học tối thiểu 28 - Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong trường với nhau, giữa các trường trong thành phố và vươn xa hơn nữa Tóm lại việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và giáo án điện tử nói . tử nói riêng vào quá trình dạy học môn ngữ văn. 2.Những vấn đề chung của việc sử dụng bài giảng điện tử. Sử dụng máy tính để dạy học là một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường. thác kênh hình trong dạy học Ngữ văn. 4.1 Ý nghĩa của việc sử dụng công nghệ thông tin để khai thác kênh hình trong dạy học môn Ngữ văn. Kênh hình được sử dụng trong dạy học môn Ngữ văn chủ yếu. "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bài giảng điện tử trong quá trình dạy 2 học môn Ngữ văn ở trường THCS" mong các đồng nghiệp đón nhận, xem xét, góp ý để bài viết được hoàn

Ngày đăng: 08/08/2015, 09:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan