Nghiên cứu trường hợp sinh viên tham gia các hoạt động xã hội

9 3.7K 58
Nghiên cứu trường hợp sinh viên tham gia các hoạt động xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MÔN : HÀNH VI TỔ CHỨC GVHD : Th.S NGUYỄN VĂN CHƯƠNG BẢNG CÂU HỎI TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM I. CÂU HỎI TỰ LUẬN 1. Anh/ chị đã từng tham gia các hoạt động xã hội nào rồi?Tại sao Anh/Chị lựa chọn hoạt động đó? Hoạt động xã hội đã từng tham gia là : Hiến máu nhân đạo, chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh, dọn dẹp vệ sinh khu phố , thăm hỏi giúp đỡ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn người già neo đơn, tiếp sức mùa thi. Tham gia các hoạt động như trên là vì: Công việc có thể góp phần giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn, tìm chỗ trọ miễn phí hoặc giá rẻ cho sinh viên đến TPHCM tham gia thi đại học, xây dựng đội xe ôm kiểu mẫu. Song song đó còn góp phần giữ vệ sinh cho thành phố nói chung, địa phương mình sinh sống nói riêng cãi thiện môi trường sống xanh và sạch hơn. Riêng hoạt động hiến nhân đạo, là hoạt đồng nhỏ, đơn giản, không chiếm quá nhiều thời gian, nhưng nó đã tạo được thành công rất lớn ở xã hội, tăng cơ hội sống cho người bệnh, cũng chính là cơ hội tự cứu bản thân mình khi đã tham gia chương trình ngân hàng máu của thành phố khi chẳng may bản thân gặp tai nạn. Trong những năm qua thì sinh viên là một trong những lực lượng nòng cốt cung cấp lượng máu cho ngân hàng máu của nước ta, trong năm vừa qua hoạt động hiến máu tình nguyện thu hút 265.211 lượt sinh viên tham gia, thu được gần 300.000 đơn vị máu. 2. Sinh viên nhận được gì khi sinh viên tham gia hoạt động xã hội? Khi tham gia hoạt động xã hội sinh viên sẽ đạt được 1 số điều như sau: Mở rộng mối quan hệ bạn có thêm nhiều bạn mới, bởi hầu hết các hoạt động này, đều là do hội, nhóm tổ chức, các bạn sinh viên còn có cơ hội tiếp xúc với các doanh nghiệp, tổ chức tài trợ. Nâng cao trình độ học tập, sinh viên sẽ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm học tập và kinh nghiệm sống của các anh chị lớn tuổi hơn, có kinh nghiệm sống nhiều hơn. Tăng khả năng hoạt động nhóm vì đòi hỏi tính đoàn kết, sinh viên sẽ tự rèn luyện cho mình những kĩ năng cơ bản và nâng cao khả năng làm việc nhóm hiệu quả. Xả stress mục đích mang đến nụ cười, chia sẻ khó khăn với những người kém may mắn, những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Tham gia các chuyến đi xa, dân giancó câu “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, sinh viên sẽ có cái nhìn tổng quát và gốc nhìn khác về cuộc sống. Rèn luyện kỹ năng sống khi tham gia chuyến đi xa, cuộc sống thiếu tiện nghi, có những khó khăn nhất định, sinh viên sẽ có được trải nghiệm cũng như biết cách vượt qua những khó khăn. NHÓM 01 Trang 1 MÔN : HÀNH VI TỔ CHỨC GVHD : Th.S NGUYỄN VĂN CHƯƠNG 3. Bên cạnh những thành tựu đạt được, theo anh/chị còn tồn tại những thực trạng nào trong công tác xã hội của sinh viên? Sinh viên hiện giờ ở đại đa số các trường là làm theo tự phát, không có chương trình cụ thể, không có cơ cấu giám sát, sinh viên làm việc theo phong trào và đối phó cho có. Trường hợp cụ thể trường đại học Hồng Bàng, yêu cầu là sinh viên ra trường phải có chứng nhận đã tham gia công tác xã hội, từ yêu cầu của nhà trường là giao trách nhiệm về cho sinh viên không có chương trình lâu dài, mạnh ai nấy đi xin chứng nhận ở các trung tâm từ thiện, nhà mở, mái ấm, mặc dù không có đến tham gia ở trung tâm không có sự phối hợp giữa các bạn sinh viên để tạo sức mạnh của tổ chức nhằm tăng tính hiệu quả cho chương trình. 4. Công tác xã hội và từ thiện có khác nhau không ? Tại sao? Công tác xã hội là “GIÚP NGƯỜI ĐỂ NGƯỜI TỰ GIÚP”. - Hiểu rõ đối tượng và nhu cầu của họ, giúp họ khắc phục mặt yếu kém và nhất là phát huy mặt mạnh để tự vươn lên. - Thực hiện dưới sự hỗ trợ của nhân viên xã hội chuyên nghiệp. - Công tác xã hội không những nhằm giải quyết các vấn đề mà còn phòng ngừa các vấn đề đó. Công tác từ thiện chỉ cần lòng tốt không quan tâm đến nhu cầu của đương sự và có tác dụng tạm thời. - Ngoài ra thực hiện công tác từ thiện do ảnh hưởng của tôn giáo, thỏa mãn nhu cầu tâm lý của bản thân. 5. Bên cạnh những thành tựu đạt được, theo anh/chị còn tồn tại những han chế nào? Sinh viên tham gia theo phong trào, tham gia các hoạt động xã hội một cách tự phát, chưa có tổ chức, chưa có hệ thống quản lý, tính chuyên nghiệp không cao. Chưa thực hiện tốt việc hình thành các đội hình tình nguyện chuyên gắn với chuyên môn, nghiệp vụ của thanh niên, sinh viên. Kết hợp với lực lượng tình nguyện tại chỗ nhằm phát huy mạnh mẽ kiến thức khoa học, trí tuệ, sự sáng tạo của thanh niên tình nguyện như: Y, bác sĩ, sinh viên ngành Y tổ chức đội hình thực hiện hoạt động tư vấn sức khỏe, khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí; Công chức trẻ, sinh viên ngành luật, hành chính tổ chức hoạt động tuyên truyền tư vấn pháp luật, cải cách hành chính; Kỹ sư, giảng viên trẻ, sinh viên các ngành xây dựng tổ chức đội hình xây dựng, sửa chữa cầu, đường giao thông, cơ sở hạ tầng nông thôn; Sinh viên các trường ngành nông nghiệp tổ chức các hoạt động tư vấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống cây trồng, vật nuôi; Giảng viên, giáo viên trẻ, sinh viên ngành sư phạm tổ chức các lớp ôn tập hè, dạy năng khiếu, kỹ năng xã hội cho thanh thiếu nhi Sinh viên tham gia các hoạt động xã hội theo phong trào NHÓM 01 Trang 2 MÔN : HÀNH VI TỔ CHỨC GVHD : Th.S NGUYỄN VĂN CHƯƠNG không còn là số ít : Nổi bậc nhất trong các phong trào của sinh viên là thành niên tình nguyện mùa hè xanh. Các sinh viên đăng kí tham gia tại chỗ hay đi đến những vùng miền xa xôi với những mục đích tiêu cực như giết thời gian hè rảnh rỗi, muốn được đi khám phá đây đó, cho những mục đích cá nhân, vẫn có những trường hợp tham gia theo sự lôi kéo từ bạn bè chứ không hoàn toàn xuất phát từ ý nghĩ của cá nhân, những hoạt động tình nguyện tại chỗ tham gia không thường xuyện như dạy học cho trẻ em nghèo, phát cơm, cháo từ thiện cho những người khó khăn, bệnh nhân nghèo và cũng có trường hợp đăng kí xong chỉ thực hiện buổi đầu và cuối để lấy thành tích, theo phòng trào. Hoạt động hiến máu từ thiện cũng thực hiện qua loa, không mang tính liên tục và xuất phát từ ý nghĩa của phong trào và bản thân. Chưa phát triển được hoạt động tình nguyện tại chỗ, nơi sinh viên cư trú để khái thác và phát huy sinh viên ngay tại cơ sở, đơn vị mình, đồng thời là nguồn để phối hợp với các đội hình chuyên. Những sinh viên ở địa phương này làm tình nguyện ở tỉnh khác, địa phương khác trong khi đó ở địa phương mình thì lại không làm, bên cạnh đó không thể không kể đến nguyên nhân về nhận thức phong trào tình nguyện, thiếu tính chủ động, còn trông chờ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp; trông chờ vào sự hỗ trợ nguồn lực của Đoàn cấp trên, nên chất lượng hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu. Sinh viên thực hiện hoạt động xã hộ với mục tiêu chưa rõ ràng, chỉ làm những hoạt động mang tính chất từ thiện xã hội, không tạo ra sự tác động thay đổi lớn nào ở cộng đồng hoặc ở nơi chính bản thân sinh viên. Các hoạt động của sinh viên chỉ xoay quanh các công việc đơn giản, chủ yếu là chân tay vẫn còn nhiều, ví dụ như: làm đường bê tông, nạo vét kênh mương, dọn dẹp vệ sinh. Nên chưa phát huy được sức mạnh tri thức vào hoạt động tình nguyện, các hoạt động diễn ra trong thời gian ngắn, không hiệu quả. Bên cạnh đó thì sinh viên chưa tìm được hướng đột phá, nhiều chương trình xoay quanh các chủ đề chính diễn ra hằng năm, đến hẹn lại lên. 6. Qui trình tổ chức các hoạt động các hoạt động xã hội là gì? a. Xác định vấn đề: Nhân viên xã hội (NVXH) thiết lập mối quan hệ tin tưởng, quan tâm, tìm hiểu, dựa trên các kỹ năng lắng nghe, đặt câu hỏi, quan sát. Cá nhân, nhóm và cộng đồng hợp tác bằng cách bộc lộ vấn đề của mình. NVXH cần xác định đúng đắn vấn đề để quá trình giải quyết vấn đề với cá nhân, nhóm và cộng đồng đi đúng hướng. b. Phân tích vấn đề: Phân tích vấn đề một cách toàn diện: Vấn đề thuộc loại nào, ảnh hưởng đến ai, nguyên nhân gì, tồn tại được bao lâu, đã giải quyết và kết quả ra sao? NHÓM 01 Trang 3 MÔN : HÀNH VI TỔ CHỨC GVHD : Th.S NGUYỄN VĂN CHƯƠNG c. Lên kế hoạch giải quyết vấn đề: NVXH cùng với cá nhân, nhóm và cộng đồng đề ra tất cả các giải pháp có thể có, cần khuyến khích tính sáng tạo, các bên tham gia ý kiến một cách bình đẳng. Cả hai cùng trả lời các câu hỏi: Làm gì? Ai làm? Làm như thế nào? Làm khi nào? Cả hai cùng đánh giá về một hay nhiều giải pháp tốt nhất, cân nhắc toàn bộ thuận lợi và bất lợi của từng giải pháp: Sử dụng nguồn lực sẵn có nào? Trở ngại gì? Điểm nào cần ưu tiên? d. Quyết định và thực hiện kế hoạch: NVXH giúp cá nhân, nhóm và cộng đồng đi đến một quyết định cuối cùng và triển khai kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện giải pháp đã chọn. e. Lượng giá kết thúc hoặc tiếp tục giúp đỡ: NVXH đánh giá kết quả sau khi thực hiện giải pháp, làm việc với cá nhân, nhóm và cộng đồng để xem có cần sửa đổi hoặc bổ sung gì không, có thành công hay không, có hài lòng với kết quả không, giải pháp có thực tế không, có điều gì không ngờ tới không? 7. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi cá nhân của sinh viên tham gia hoạt động xã hội là gì? a. Động cơ: Động cơ học tập và hoạt động xã hội của sinh viên bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Có thể đó là những yếu tố tâm lý của chính bản thân mình như hứng thú, lý tưởng, niềm tin… hay là những yếu tố nằm bên ngoài như xã hội cuộc sống, bạn bè… Lĩnh vực động cơ học tập của sinh viên đại học rất phong phú, đa dạng và thường bộc lộ rõ tính hệ thống. Trong đó việc học tập của sinh viên không chỉ bị chi phối bởi một động cơ mà thường là một số động cơ nào đó. Động cơ xã hội, động cơ nhận thức khoa học, động cơ nghề nghiệp, động cơ tự khẳng định mình và động cơ vụ lợi: • Động cơ xã hội thể hiện ở ý thức về nhu cầu, các lợi ích xã hội, các chuẩn mực và mục đích xã hội. Sinh viên tin vào sự cần thiết có học vấn cao để tham gia vào đời sống xã hội của đất nước, mong muốn tham gia tích cực vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật và có kết quả tốt… • Động cơ nhận thức khoa học biểu hiện ở thái độ đối với chính quá trình nhận thức, với nội dung các vấn đề được nghiên cứu. Sinh viên hứng thú với các vấn đề lý luận khoa học, hứng thú với quá trình nhận thức, khao khát tiếp nhận tri thức mới … NHÓM 01 Trang 4 MÔN : HÀNH VI TỔ CHỨC GVHD : Th.S NGUYỄN VĂN CHƯƠNG • Động cơ nghề nghiệp thể hiện ở trình độ học vấn cao là cơ sở chuẩn bị cho nghề nghiệp. Sinh viên muốn nắm vững nghề đã chọn, hứng thú với nghề nghiệp và có khả năng sáng tạo nghề nghiệp… • Động cơ tự khẳng định mình là ý thức về những năng lực và mong muốn được thể hiện các năng lực đó. • Động cơ vụ lợi hay những động cơ trội về cái lợi cho cá nhân. • Các nhóm động cơ trên có tác dụng thúc đẩy sinh viên học tập và tham gia các hoạt động xã hội và theo thứ tự từ cao đến thấp: • Động cơ nhận thức khoa học. • Động cơ nghề nghiệp. • Động cơ xã hội. • Động cơ tự khẳng định. • Động cơ vụ lợi (có tính cá nhân). Thứ bậc các động cơ này thường không phải cố định mà cũng biến đổi trong quá trình học tập ở đại học. Thứ bậc này cũng không giống nhau ở những sinh viên có học lực và trình độ nghiên cứu khoa học khác nhau. b. Nhận thức: Một trong những quá trình tâm lý cao cấp diễn ra trong hoạt động của sinh viên và nói lên đặc trưng căng thẳng, mạnh mẽ của hoạt động trí óc là quá trình nhận thức. Trong hoạt động học tập của sinh viên các quá trình nhận thức luôn diễn ra từ mức độ đơn giản đến phức tạp. Điều này thể hiện sự phát triển, tính có chọn lọc cao và độc lập sáng tạo trong nhận thức của sinh viên. Hoạt động nhận thức của sinh viên thực sự là loại hoạt động trí tuệ đích thực, cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt. Hoạt động trí tuệ này lấy những sự kiện của quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở, song các thao tác trí tuệ đã phát triển ở trình độ cao và đặc biệt có sự phối hợp nhịp nhàng, tinh tế, uyển chuyển và linh hoạt theo từng tình huống có vấn đề. Do vậy, đa số sinh viên lĩnh hội nhanh nhạy, sắc bén những vấn đề mà họ được tiếp xúc và thực hiện. Họ thường ít thoả mãn với những gì đã biết, luôn mong muốn đào sâu suy nghĩ để nắm vững vấn đề hơn. Trong quá trình học tập và tham gia các hoạt động trong trường và ngoài xã hội, tính chất chọn lọc của tri giác ở sinh viên rất cao. Sinh viên thường tri giác những tài liệu học tập, những hoạt động liên quan tới hứng thú nhận thức và có ích cho hoạt động nghề nghiệp của họ sau này. Sinh viên biết tự đặt ra vấn đề, tự tìm cách giải quyết vấn đề theo nhiều phương hướng khác nhau, có ý chí theo đuổi mục đích đến cùng và có khả năng tự đánh giá kết quả tìm được. Sinh viên biết huy động hợp lý, rộng rãi các tri thức và kinh nghiệm để giải quyết vấn đề. NHÓM 01 Trang 5 MÔN : HÀNH VI TỔ CHỨC GVHD : Th.S NGUYỄN VĂN CHƯƠNG Sự phát triển về chất trong hoạt động nhận thức của sinh viên điều này góp phần quan trọng trong việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp tương lai và giúp sinh viên thích ứng với môi trường xã hội mới đang rộng mở trước mắt. c. Niềm tin và quan điểm. Thông qua hoạt động và kiến thức tích lũy được, con người có được những niềm tin và quan điểm. Niềm tin là ý nghĩ khẳng định mà con người có được về những sự việc nào đó. Niềm tin có thể dưạ trên cơ sở của những hiểu biết, dư luận hay sự tin tưởng và có thể chịu ảnh hưởng hay không chịu ảnh hưởng của yếu tố tình cảm. Quan điểm đánh giá tốt hay xấu dựa trên nhận thức, những cảm xúc và những xu hướng hành động của một người về một đối tượng hoặc một ý tưởng nào đó sẽ hình thành. Người ta đều có quan điểm về hầu hết mọi thứ : học tập, tôn giáo, chính trị, hoạt động xã hội, quần áo, thức ăn Quan điểm dẫn người ta đến quyết định thích hay ghét một đối tượng, hướng đến hay rời xa nó. Quan điểm của một người được hình thành theo một khuôn mẫu thống nhất, do đó làm cho người ta xử sự khá nhất quán đối với những sự vật tương tự và rất khó thay đổi. Muốn thay đổi một quan điểm nào đó có thể phải thay đổi luôn cả những quan điểm khác nữa. NHÓM 01 Trang 6 MÔN : HÀNH VI TỔ CHỨC GVHD : Th.S NGUYỄN VĂN CHƯƠNG II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Theo anh/ chị yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến việc tham gia các hoạt động xã hội của sinh viên? a. Tiền bạc. b. Rèn luyện kĩ năng sống. c. Mở rộng mối quan hệ. d. Là điều kiện để lấy học bổng. 2. Khi tham gia công tác xã hội những kỹ năng nào được phát triển? a. Tính đoàn kết và khả năng làm việc nhóm cao. b. Tính tự chủ. c. Khả năng hoạt động độc lập cao. d. Nâng cao khả năng giao tiếp. e. Tất cả các đáp án trên. 3. Theo anh/ chị việc tham gia công tác xã hội có thật sự quan trọng đối với sinh viên hay không? a. Không quan trọng. b. Không thật sự quan trọng. c. Bình thường. d. Quan trọng. e. Rất quan trọng. 4. Sự hứng thú tham gia các hoạt động xã hội của sinh viên bắt nguồn từ yếu tố nào? a. Tham gia theo phong trào. b. Tham gia để rèn luyện bản thân. c. Tham gia để nâng cao kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp tương lai. 5. Sinh viên là một bộ phận của Đoàn thể, vậy theo anh/chị mục tiêu công tác Đoàn 2012 - 2017 là gì? a. Góp phần xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có bản lĩnh chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, đạo đức cách mạng và lối sống đẹp, có ước mơ, hoài bão, khát vọng đưa đất nước vươn lên, có tri thức, sức khoẻ, kỹ năng xã hội, năng lực chuyên môn, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại. b. Tiếp tục nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên. NHÓM 01 Trang 7 MÔN : HÀNH VI TỔ CHỨC GVHD : Th.S NGUYỄN VĂN CHƯƠNG c. Phát huy vai trò xung kích cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. d. Đáp án a, b và c. e. Đáp án a và c. 6. Một trong những quá trình tâm lý cao cấp diễn ra trong hoạt động của sinh viên và nói lên đặc trưng căng thẳng, mạnh mẽ của hoạt động trí óc là quá trình nào? a. Động cơ. b. Nhận thức. c. Niềm tin và quan điểm. 7. Khi tham gia CTXH SV cần kỹ những kỹ năng gì a. Kiên nhẫn, phân tích hợp lý, kiến thức tổng quát, giao tiếp, thuyết phục. b. Thuyết phục, kiến thức tổng quát,giao tiếp, kiên nhẫn, phân tích hợp lý. c. Tất cả các kỹ năng trên. 8. Giá trị cốt lõi của công tác xã hội là nhằm: a. Giúp cá nhân thay đổi tích cực. b. Giúp tổ chức tạo sự biến đổi. c. Biến đổi điều kiện sống để đạt được sự phát triển bền vững. d. Giúp đối tượng đạt được mục tiêu chung. 9. Dù bất cứ nơi đâu, hoạt động của con người đều có sự can thiệp và định hướng của nhân tố : a. Văn hóa. b. Xã hội. c. Con người. d. Tâm lý. 10. Phong trào “ thanh niên tình nguyện” bắt đầu từ năm nào? a. 1998 b. 1999 c. 2000 d. 2001 11. Hoạt động xã hội vì mục tiêu cho các cá nhân và cộng đồng “tự giúp “. a. Đúng. b. Sai. 12. Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi cá nhân của sinh viên tham gia hoạt động xã hội . a. Yếu tố về văn hoá. b. Yếu tố xã hội. NHÓM 01 Trang 8 MÔN : HÀNH VI TỔ CHỨC GVHD : Th.S NGUYỄN VĂN CHƯƠNG c. Yếu tố về con người. d. Yếu tố tâm lý. e. Tất cả yếu tố trên. 13. Thực Trạng của sinh viên tham gia các phong trào hoạt động xã hội: a. Sinh viên tham gia theo phong trào, tham gia các hoạt động xã hội một cách tự phát, chưa có tổ chức, chưa có hệ thống quản lý, tính chuyên nghiệp không cao. b. Sinh viên thực hiện hoạt động xã hội với mục tiêu chưa rõ ràng, chỉ làm những hoạt động mang tính chất từ thiện xã hội, không tạo ra sự tác động thay đổi lớn nào ở cộng đồng hoặc ở nơi chính bản thân sinh viên. c. Sinh viên tham gia các hoạt động xã hội có tổ chức, có tính kỹ luật và theo một khuôn khổ, có tính chuyên nghiệp phối hợp với các đội ngũ có tay nghề như bác sỹ kỹ sư, các đội tình nguyện kịp thời. d. Đáp án a và b đúng. e. Không đáp án nào đúng. 14. Vụ Tai nạn đặc biệt nghiêm trọng ở Lào Cai hôm 01/09 Nhóm Phượt của sinh viên Hà nội đã không màn nguy hiểm để cứu người bị nạn, đây có thể được xem là hoạt động xã hội không ? a. Có b. Không. 15. Tại sao khi Sinh viên tham gia hoạt động xã hội tăng khả năng giao tiếp? a. Các hoạt động của sinh viên không còn phải gò bó trong lớp nữa mà trải dài theo các hoạt động tình nguyện, được đi đây đi đó, việc tham gia vào hoạt động ngoại khóa giúp các bạn kết bạn rất nhiều và mạnh dạn nói chuyện trước nhiều người. b. Sinh viên được nói trước đám đông, tạo sự tự tin. c. Sinh viên được làm những gì mình thích và tiếp xúc với nhiều người. d. Tất cả các phương án điều đúng. 16. Nguyên tắc trong hoạt động xã hội sau, nguyên tắc nào là quan trọng nhất: a. Hoạt động vì phúc lợi và hạnh phúc của con người và xã hội. b. Tôn trọng đối tượng và chấp nhận trạng thái hiện có của đối tượng, đảm bảo quyền tự quyết. c. Hoạt động dựa trên nền tảng triết học của công tác xã hội, tạo nên giá trị tinh thần và niềm tin. d. Thái độ của bản thân đối với mỗi nguyên tắc kể trên. NHÓM 01 Trang 9 . qua hoạt động hiến máu tình nguyện thu hút 265.211 lượt sinh viên tham gia, thu được gần 300.000 đơn vị máu. 2. Sinh viên nhận được gì khi sinh viên tham gia hoạt động xã hội? Khi tham gia hoạt. trào hoạt động xã hội: a. Sinh viên tham gia theo phong trào, tham gia các hoạt động xã hội một cách tự phát, chưa có tổ chức, chưa có hệ thống quản lý, tính chuyên nghiệp không cao. b. Sinh viên. không ngờ tới không? 7. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi cá nhân của sinh viên tham gia hoạt động xã hội là gì? a. Động cơ: Động cơ học tập và hoạt động xã hội của sinh viên bị chi phối bởi

Ngày đăng: 07/08/2015, 22:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. CÂU HỎI TỰ LUẬN

    • 1. Anh/ chị đã từng tham gia các hoạt động xã hội nào rồi?Tại sao Anh/Chị lựa chọn hoạt động đó?

    • 2. Sinh viên nhận được gì khi sinh viên tham gia hoạt động xã hội?

    • 3. Bên cạnh những thành tựu đạt được, theo anh/chị còn tồn tại những thực trạng nào trong công tác xã hội của sinh viên?

    • 4. Công tác xã hội và từ thiện có khác nhau không ? Tại sao?

    • 5. Bên cạnh những thành tựu đạt được, theo anh/chị còn tồn tại những han chế nào?

    • 6. Qui trình tổ chức các hoạt động các hoạt động xã hội là gì?

      • a. Xác định vấn đề:

      • b. Phân tích vấn đề:

      • c. Lên kế hoạch giải quyết vấn đề:

      • d. Quyết định và thực hiện kế hoạch:

      • e. Lượng giá kết thúc hoặc tiếp tục giúp đỡ:

      • 7. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi cá nhân của sinh viên tham gia hoạt động xã hội là gì?

        • a. Động cơ:

        • b. Nhận thức:

        • c. Niềm tin và quan điểm.

        • II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

          • 1. Theo anh/ chị yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến việc tham gia các hoạt động xã hội của sinh viên?

            • a. Tiền bạc.

            • b. Rèn luyện kĩ năng sống.

            • c. Mở rộng mối quan hệ.

            • d. Là điều kiện để lấy học bổng.

            • 2. Khi tham gia công tác xã hội những kỹ năng nào được phát triển?

              • a. Tính đoàn kết và khả năng làm việc nhóm cao.

              • b. Tính tự chủ.

              • c. Khả năng hoạt động độc lập cao.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan