Thúc đẩy phòng lây truyền HIV qua biên giới Trung Quốc và các nước

5 200 0
Thúc đẩy phòng lây truyền  HIV qua biên giới Trung Quốc và các nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

14 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2005, Số 3 (3) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Dòch HIV/AIDS có khả năng bùng nổ ở các tỉnh biên giới phía Nam Trung Quốc và các tỉnh phía bắc Lào, Myanmar và Việt Nam. Việc phân loại nhóm gen của HIV đã khẳng đònh sự lan truyền đáng kể vi rút qua biên giới giữa các nước này. Sử dụng ma tuý, di biến động dân cư và mua bán tình dục là các yếu tố thúc đẩy dòch lan nhanh. Dù mỗi nước đã có nỗ lực phòng chống HIV nhưng sự cộng tác giữa hai bên để ngăn chặn lây lan qua biên giới còn hạn chế. Với sự hỗ trợ từ Bộ Ngoại giao Mỹ, PATH và Hội Nghiên cứu và Sức khoẻ Sinh sản Vân Nam đã triệu tập một cuộc hội tụ đại diện các tổ chức chính phủ, phi chính phủ ở các khu vực hai bên biên giới và dẫn dắt quá trình lập kế hoạch hành động. Bản kế hoạch nhằm vào cải thiện nhanh chóng những nỗ lực phòng chống HIV/AIDS ở các khu vực biên giới phía nam Trung Quốc và các nước vùng sông Mê Kông. China's southern border provinces and the mountain regions of northern Burma, Laos and Vietnam are facing with a possible HIV/AIDS epidemic outbreak. Genetic sub-typing of HIV confirms signif- icant cross-border spread among those countries. Widespread intravenous drug use, high popula- tion mobility, and a thriving sex trade help drive rapidly the epidemic. Although each country has its own efforts on HIV prevention, there is still limited collaboration among countries in the region aim- ing at preventing cross-border transmission. With support from the US Department of State, PATH and YRHRA (Yunnan Reproductive Health and Research Association) held a meeting attended by rep- resentatives of governmental and non-governmental organisations along the borderlines, and led a planning process to develop action plans for HIV/AIDS prevention. The Action Plan targeted the rapid improvement of HIV/AIDS prevention efforts in the China/Mekong Region border areas. 1. Giới thiệu Tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng (GMS) bao gồm 6 quốc gia: Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Giao lưu kinh tế ngày càng phát triển giữa các quốc gia này đã tạo ra các yếu tố thúc đẩy di biến động dân cư và lan truyền HIV trong khu vực. Kết quả phân loại nhóm gen của HIV khẳng đònh sự lan truyền của dòch giữa các quốc gia. Điều lưu ý là sự hợp tác giữa các nước trong phòng chống HIV/AIDS vẫn còn ở mức độ hạn chế. Với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tổ chức PATH và Hội Nghiên cứu và Sức khỏe Sinh sản Vân Nam (YRHRA) đã thảo luận để xây dựng kế hoạch hành động phòng chống HIV/AIDS tại các vùng biên giới của miền Nam Trung Quốc. Mục tiêu của dự án là tạo điều kiện hiểu biết hai bên biên giới về đại dòch tại GMS và liên kết các tổ chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước để phát triển kế hoạch hành động nhằm nâng cao chất lượng phòng chống HIV/AIDS trong khu vực. Báo cáo tóm tắt này nhằm khái quát nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm dân qua lại biên giới, những khởi đầu của sự cộng tác các chương trình phòng chống AIDS qua biên giới, trong đó PATH đã đóng một vai trò hỗ trợ kỹ thuật trong suốt quá trình thực hiện dự án. 2. Quá trình thực hiện và kết quả Dự án được thực hiện trong 15 tháng (từ tháng 1/2003 đến tháng 3 năm 2004) với sự tham gia của đại điện các tổ chức phi chính phủ trong nước, quốc tế, các tổ chức quần chúng và các tổ chức chính phủ cấp tỉnh hai bên biên giới các nước Trung quốc, Việt Nam và Myanmar. Các bước thực hiện gồm Thúc đẩy phòng lây truyền HIV/AIDS qua biên giới giữa Trung Quốc và các nước vùng sông Mê Kông ThS. Ngô Thò Thanh Thuỷ | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2005, Số 3 (3) 15 chia sẻ thông tin, thu thập thông tin và đánh giá tình hình, lập kế hoạch hành động. 2.1. Chia sẻ thông tin Tháng 3 năm 2003, một hội thảo chia sẻ thông tin trong 3 ngày được tổ chức tại Chiang Mai, Thái Lan với sự tham gia của đại diện các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và các nhà tài trợ đang hoạt động tại Lào, Myanmar, Việt Nam và Trung Quốc. Hội thảo đã thiết lập được mạng lưới các cá nhân và tổ chức cùng có mối quan tâm phát triển đối phó với HIV/AIDS dọc theo biên giới miền Nam Trung Quốc. Hội thảo cũng đã nêu bật những thách thức mà mỗi tổ chức phải đối mặt trong việc triển khai đối phó với HIV/AIDS ở vùng biên giới phía Nam Trung Quốc, chẳng hạn như số liệu liên quan đến HIV/AIDS ở biên giới còn rất hạn chế, việc tiếp cận với các khu vực biên giới thường gặp nhiều khó khăn, tính nhạy cảm về chính trò, lòch sử, văn hóa, ngôn ngữ và sắc tộc, và sự hiểu biết hạn chế về những động lực luôn biến đổi của vấn đề di dân. 2.2. Thu thập thông tin và đánh giá nhu cầu Ba khu vực biên giới đã được chọn để đánh giá gồm Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Trung Quốc); Lạng Sơn (Việt Nam) - Bằng Tường (Trung Quốc); Kachin (Myanmar) - Yingjiang (Trung Quốc). Các phương pháp đánh giá gồm thu thập số liệu ban đầu và số liệu thứ cấp, thu thập thông tin có sẵn, và phỏng vấn đònh tính với các nhóm người liên quan chủ chốt bao gồm người nghiện chích ma túy, gái bán dâm và cán bộ làm việc tại khu vực cửa khẩu, bộ đội biên phòng và cán bộ phòng chống AIDS. 2.2.1. Khu vực Lào Cai - Hà Khẩu và khu vực Lạng Sơn - Bằng Tường Đến cuối năm 2003, tỉnh Lào Cai đã phát hiện được188 người nhiễm HIV. Trên 80% các trường hợp nhiễm HIV là người nghiện chích ma túy. Tại Hà Khẩu, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy lên tới 52% vào năm 2002. Tỷ lệ nhiễm HIV trong số những người bán dâm vào khoảng 7% và phụ nữ có thai khoảng 0,8% trong năm 2003. Năm 2003, Lạng Sơn đã phát hiện 282 trường hợp nhiễm HIV mới, 50% người tiêm chích ma túy đã xét nghiệm bò nhiễm HIV. Tại Quảng Tây, phần lớn những người nhiễm HIV là người nghiện chích ma túy. Tại biên giới Lào Cai - Hà Khẩu, khu vực buôn bán sầm uất chỉ có ở bên Trung Quốc - còn tại khu vực Lạng Sơn - Bằng Tường có hai khu chợ sầm uất hai bên biên giới, nhưng điều này không tạo ra sự khác nhau đáng kể trong việc di chuyển của các nhóm người, hoạt động mại dâm và sử dụng ma tuý giữa các khu vực. Dân di biến động Nhiều người Việt Nam đến vùng biên giới Lào Cai - Hà Khẩu để tìm việc làm. Họ tạm trú ở các khu vực này để làm thuê, vận chuyển hàng hóa, xây dựng hoặc buôn bán. Nhiều thương gia và lái xe tải ở lại khu vực biên giới từ 2 đến 3 ngày để chờ lấy hàng, một số khác đến theo mùa vụ trong khoảng một vài tháng. Một số lớn người hàng ngày sang Trung Quốc tìm dòch vụ giải trí và trở về Lào Cai vào buổi tối. Tương tự, tại khu vực Lạng Sơn - Quảng Tây, hàng ngày lượng người qua lại biên giới rất lớn. Khách du lòch, thương gia, lái xe đường dài, và người lao động phổ thông Việt Nam chiếm đa số. Khách du lòch thường đến khu vực biên giới trong ngày và những người tạm trú ở đây thường tìm đến các dòch vụ giải trí phía Trung Quốc. Trong khi đó, người Trung Quốc sang Việt Nam phần đông là khách du lòch và thương gia. Họ thường đi du lòch sang Việt Nam theo đoàn. Một lượng khá lớn người qua lại biên giới thăm thân nhân hoặc bạn bè, đặc biệt là ở những khu vực biên giới có người dân tộc thiểu số. Hoạt động mại dâm Gái mại dâm hoạt động dưới dạng các dòch vụ nhà hàng, karaoke, hiệu làm đầu, quán cà-fê vườn, và massage. Số gái mại dâm này trẻ và thường xuyên thay đổi nơi làm việc. Ngoài ra, còn có một số ít gái mại dâm đứng đường, họ hoạt động ở một số khu vực nhất đònh, ít thay đổi vò trí. Họ thường có xu hướng chấp nhận quan hệ tình dục không dùng bao cao su hơn những người bán dâm tại các khu vực vui chơi giải trí. Trong khi đó, hoạt động mại dâm ở Hà Khẩu tương đối công khai. Ở đây cũng có gái mại dâm Trung Quốc nhưng gái mại dâm Việt Nam chiếm phần lớn, ước tính có khoảng 500 người. Phần lớn gái mại dâm này còn rất trẻ và không biết tiếng Trung Quốc. Kiến thức về HIV/AIDS và viêm nhiễm lây qua đường tình dục (STI) của họ còn thiếu. Nhiều người không quan tâm đến điều trò bệnh lây qua đường tình dục do họ quan niệm với 16 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2005, Số 3 (3) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | nghề mại dâm khỏi bệnh rồi lại mắc. Thông tin thu được qua phỏng vấn các cô gái mại dâm cho thấy khách hàng mua dâm hai bên biên giới có những nét khác nhau. Phần lớn khách mua dâm ở phía thò xã Lào Cai là người Việt Nam, chỉ có một lượng nhỏ khách hàng là người Trung Quốc. Phía Hà Khẩu, khách hàng gồm cả đàn ông Việt Nam và Trung Quốc. Khách hàng Trung Quốc tập trung về khu vực Hà Khẩu đông nhất vào cuối tuần và các dòp nghỉ lễ. Tại khu vực cửa khẩu Lạng Sơn và Bằng Tường, hoạt động mại dâm ở phía Trung Quốc cũng công khai hơn phía Việt Nam. Ước tính có khoảng 200 gái mại dâm Việt Nam đang hoạt động ở khu vực buôn bán phía Trung Quốc. Cũng như ở khu vực biên giới Lào Cai - Hà Khẩu, gái mại dâm ở khu vực buôn bán phía Trung Quốc hoạt động dưới các hình thức nhân viên gội đầu, massage, v.v. Hầu hết số gái mại dâm ở đây trẻ và kiến thức về HIV/AIDS/STI của họ rất hạn chế. Nhiều người không biết về nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục bằng miệng, họ có thể không sử dụng bao cao su nếu khách yêu cầu. Khách mua dâm Việt Nam ở khu vực này cũng có xu hướng tìm kiếm dòch vụ tình dục ở phía Trung Quốc vì ở đó dễ tìm kiếm hơn, giá rẻ hơn và không bò kiểm tra. Tại Vân Nam có gần 70% và tại Quảng Tây hơn 90% khách mua dâm không sử dụng bao cao su với gái mại dâm. Nghiện chích ma tuý Việc sử dụng ma túy đang bò kiểm soát khá chặt ở Lào Cai nhưng số người sử dụng vẫn đang tăng và các hành vi dùng chung bơm kim tiêm vẫn tồn tại. Thêm vào đó, nhiều người nghiện chích ma túy Việt Nam vượt biên sang Trung Quốc để mua ma túy và mua dâm. Tình hình nghiện chích ma túy ở khu vực Lạng Sơn - Quảng Tây tương tự như ở vùng biên giới Lào Cai - Hà Khẩu nhưng số người sử dụng ma túy được báo cáo ở đây cao hơn. Mặc dù nhận thức về nguy cơ nhiễm HIV/AIDS của họ đã tăng lên nhờ chương trình giáo dục đồng đẳng, nhưng nhiều người nghiện chích ma tuý vẫn dùng chung bơm kim tiêm và quan hệ tình dục với gái mại dâm không sử dụng bao cao su. Dòch vụ y tế Có một vài dự án đã hỗ trợ phía Việt Nam triển khai dòch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện cho người nhiễm HIV. Tuy nhiên, các dòch vụ này được đặt ở trong thành phố, chưa thuận lợi cho sự tiếp cận của nhóm người lao động cư trú quanh khu vực cửa khẩu. Nhân viên y tế tư nhân điều trò STI theo thói quen, chưa có kỹ năng tư vấn, thiếu phương tiện chẩn đoán trong khi phần lớn khách hàng thường đến với họ. Hiệu thuốc là loại dòch vụ khá sẵn có tại các khu vực buôn bán sầm uất cả hai phía biên giới, nhưng nhân viên tại các quầy dược này chưa được lôi cuốn vào dòch vụ chăm sóc khách hàng. 2.2.2. Khu vực Kachin và Yingjiang Người nhiễm HIV ở Yingjiang phần lớn là nam nông dân, tuy nhiên tỷ lệ xét nghiệm HIV dương tính ở phụ nữ có thai không ngừng tăng lên tới 1% trong năm 2003. Tại Laiza, một thò trấn thuộc tỉnh Kachin giáp với Trung Quốc, trong số 373 người tự nguyện xét nghiệm máu đã phát hiện 23 người HIV dương tính trong năm 2003. Dân di biến động Khu vực biên giới này chỉ phân cách bằng một con sông nhỏ mà người dân có thể lội qua được. Dân di biến động ở khu vực biên giới Kachin, Yingjiang thường tăng lên trong mùa khô. Nhiều người đến đây để tìm việc làm đốn chặt, vận chuyển và bán cây, đào đãi ngọc bích và làm đường giao thông. Thời gian cao điểm trong năm, có tới 10.000 người qua lại biên giới mỗi ngày. Hoạt động mại dâm Tại Yingjiang, có khoảng 200 gái mại dâm làm việc trong các cơ sở massage, bar, v.v Nhìn chung những người này còn rất trẻ, họ thường nghiện ma tuý hoặc sống cùng những người nghiện ma tuý. Kiến thức của gái mại dâm ở đây về HIV/AIDS/STI còn hạn chế và tỷ lệ sử dụng bao cao su rất thấp. Tại Laiza (Myanmar) có đến 96% gái mại dâm nghiện ma tuý, trong khi tỉ lệ không sử dụng bao cao su của gái mại dâm với khách là 91% và với bạn tình là 100%. Nghiện chích ma túy Ma túy ở Yingjiang rất dễ kiếm và rẻ hơn phía biên giới của Myanmar. Tuy nhiên, ở cả hai phía của biên giới số người tiêm chích ma túy rất cao và việc dùng chung, không tiệt trùng bơm kim tiêm, sử dụng máu của chính họ để hoà tan thuốc rất thường gặp. Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình và với bạn tình ngẫu hứng cũng rất phổ biến đối với người | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2005, Số 3 (3) 17 nghiện ma tuý ở khu vực này. Dòch vụ y tế Tại khu vực Laiza (Kachin) - Na bang (Yinjiang), mỗi phía biên giới đều có một Trạm y tế nhà nước. Ở cấp tỉnh, hai bên đã có mối quan hệ hỗ trợ trong việc đào tạo nhân viên y tế về sản khoa. Hệ thống nhân viên y tế về HIV/AIDS/STI còn thiếu nhiều và chưa được quan tâm đào tạo. Một phòng tư vấn và tư vấn qua điện thoại đã được xác lập tại trạm y tế phía Nabang. Tuy nhiên, có rất ít người sử dụng các dòch vụ này. 2.3. Lập kế hoạch hành động Tiếp theo cuộc đánh giá nhu cầu, tháng 3 năm 2003, Hội thảo phổ biến kết quả đã được YRHRA phối hợp với PATH tổ chức trong hai ngày tại Côn Minh, Trung Quốc. Mục tiêu của hội thảo là phổ biến kết quả nghiên cứu, chia sẻ kế hoạch hành động của các bên và thảo luận về kế hoạch hành động phối hợp biên giới. Tham dự hội thảo gồm 65 người đã tham dự Hội thảo chia sẻ thông tin tại Chiang Mai trước đó. Hội thảo đã đưa ra một bức tranh tổng quát về tình hình HIV/AIDS ở các vùng biên giới, đáp ứng của đòa phương và những lónh vực cần tập trung đối với nhóm dân di biến động. Kết quả nổi bật của hội thảo sự là đồng tâm nhất trí của các bên tham gia đối với việc cộng tác để phòng chống lây truyền HIV/AIDS qua biên giới. Một số thách thức của việc phát triển chương trình như môi trường chính sách, rào cản về ngôn ngữ và văn hóa, những khó khăn về điều phối đã được ghi nhận. Vai trò quan trọng và tiềm năng của các tổ chức phi chính phủ để hành động với tư cách là bên thứ ba nhằm giải quyết các mối quan hệ đã được đề cập. Trong các bản kế hoạch hành động, các hoạt động can thiệp do các khu vực xây dựng có sự khác nhau nhưng mục tiêu hành động, các nhóm đối tượng đích và vai trò của các bên tham gia là khá thống nhất. Về các nhóm đối tượng cần can thiệp, tiêm chích ma túy vẫn được coi là nguyên nhân chính tại các khu vực có tỷ lệ có HIV/AIDS cao, nhưng kết quả đánh giá đã làm nổi rõ tính nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm HIV/AIDS của gái mại dâm, của những người đàn ông nhập cư và đàn ông đòa phương lao động hai bên biên giới trong đó có cả lái xe đường dài. Những nhóm người này khi về nhà dễ có nguy cơ lây nhiễm HIV và STI cho vợ, chồng hay bạn tình của họ. Các mục tiêu hành động cụ thể bao gồm nâng cao kiến thức về HIV/AIDS/STI cho các nhóm có hành vi nguy cơ lây nhiễm; cải thiện tính sẵn có của các dòch vụ tư vấn và xét nghiệm tự nguyện và điều trò ở khu vực biên giới; phát triển năng lực người cung cấp dòch vụ y tế tư nhân và nhà nước, cán bộ chương trình của tổ chức chính phủ, phi chính phủ và các tổ chức quần chúng tại đòa phương; và đẩy mạnh chia sẻ thông tin và hợp tác giữa các vùng chung biên giới trong chương trình PC HIV/AIDS/STI. Tại mỗi khu vực, các tổ chức PC AIDS đòa phương đóng vai trò chủ chốt; các tổ chức phi chính phủ đòa phương, tổ chức nhân dân đóng vai trò hỗ trợ việc thực hiện hoạt động; và các tổ chức quốc tế đóng vai trò hỗ trợ kỹ thuật cũng như tìm kiếm nguồn tài trợ. 3. Kết luận Trong khi việc quản lý chương trình phòng chống HIV/AIDS trong nước cần củng cố năng lực tổ chức, năng lực thực hiện, nguồn nhân lực và đối thoại chính sách thì việc quản lý chương trình phòng chống HIV/AIDS qua biên giới cần có thêm sự hiểu biết qua lại giữa hai bên về HIV/AIDS tốt hơn để đưa đến một sự cộng tác hiệu quả giữa các nước biên giới. Kinh nghiệm cho thấy, đáp ứng thành công với đại dòch HIV/AIDS thường liên quan đến mối quan hệ cộng tác giữa các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức cộng đồng. Các bản kế hoạch hành động của Việt Nam, Trung Quốc và Myanmar đã phản ánh vai trò đầy ý nghóa của các bên tham gia như những đối tác trong sự phát triển đáp ứng toàn diện và hội nhập đối với HIV/AIDS trong khu vực sông Mê Kông. Mối quan hệ giữa các cá nhân và cơ quan/tổ chức hoạt động trong lónh vực phòng chống HIV/AIDS ở mỗi bên của biên giới được hình thành cùng với các kế hoạch hành động đã đánh dấu bước đầu của một mối quan hệ cộng tác thành công. PATH sẽ tiếp tục làm việc với cộng đồng quốc tế và đối tác ở Việt Nam và Trung Quốc với vai trò thúc đẩy hợp tác qua biên giới và hỗ trợ kỹ thuật đònh hướng hơn cho việc thực hiện các hoạt động can thiệp, mở rộng phạm vi các hoạt động, đánh giá điều chỉnh chương trình cho phù hợp, và tăng cường các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. 18 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2005, Số 3 (3) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tác giả: ThS. Ngô Thò Thanh Thủy, Cán bộ dự án, Tổ chức PATH. Đòa chỉ: Tầng 2, Tháp Hà Nội, 49 Hai Bà Trưng, Hà Nội. E-mail: tngo@path.org Tài liệu tham khảo: 1. Ngô Thò Thanh Thuỷ. Báo cáo Đánh giá Di biến động dân cư và lây truyền HIV qua biên giới tại Lạng Sơn và Lào Cai. Hội thảo về Kế hoạch hành động phòng chống AIDS qua biên giới khu vực Mê Kông; Kunming, Trung Quốc; 4-5 /3/2004. 2. Li Zhenlian. Assessment Report of Hekou County. The Dissemination Workshop on Cross-Border HIV/AIDS Action Plans in the Mekong Region; 2004 March 4-5; Kunming, China. 3. Wei Liu. The report on HIV/AIDS epidemic in Guangxi. The Dissemination Workshop on Cross-Border HIV/AIDS Action Plans in the Mekong Region; 2004 March 4-5; Kunming, China. 4. Zau Hkum. Assessment Report of Kachin. The Dissemination Workshop on Cross-Border HIV/AIDS Action Plans in the Mekong Region; 2004 March 4-5; Kunming, China. 5. Xiaoying Sun. RAR Report in Laiza Area, Kachin State, Burma. The Dissemination Workshop on Cross-Border HIV/AIDS Action Plans in the Mekong Region; 2004 March 4-5; Kunming, China. 6. Yunnan Reproductive Health and Research Association and Yingjiang Health Bureau. Assessment Report of Yingjiang County. The Dissemination Workshop on Cross- Border HIV/AIDS Action Plans in the Mekong Region; 2004 March 4-5; Kunming, China. 7. Yongji Ming. Action Plan of Yingjiang County. The Dissemination Workshop on Cross-Border HIV/AIDS Action Plans in the Mekong Region; 2004 March 4-5; Kunming, China. 8. Ms. Li Zhenlian. Action Plan of Hekou County. The Dissemination Workshop on Cross-Border HIV/AIDS Action Plans in the Mekong Region; 2004 March 4-5; Kunming, China.

Ngày đăng: 07/08/2015, 20:11

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan