Phân tích tâm trạng của hai đứa trẻ

4 2K 21
Phân tích tâm trạng của hai đứa trẻ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phân tích diễn biến tâm trạng hai đứa trẻ khi đoàn tàu đến “Nói đến Thạch Lam người ta vẫn nói đến truyện ngắn nhiều hơn truyện dài” (Nguyễn Tuân). Truyện của Thạch Lam thường phi cốt truyện thuộc loại truyện tâm tình. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam thường là tầng lớp tiểu tư sản nghèo, tầng lớp lớp động với cuộc sống lao động bế tắc vì vậy, nhân vật thường mang tâm trạng, cảm xúc nhiều hơn tư duy. Hầu hết những tác phẩm truyện ngắn của TL khai thác thế giới nội tâm nhân vật và quyện hòa giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình. Tác phẩm “Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn mang đặc trưng của hồn văn TL. Tác phẩm được in trong tập “nắng trong vườn” năm 1938. Đọc Hai đứa trẻ, người đọc có thể cảm nhận được những diễn biến tinh vi của đời sống nội tâm nhân vật mà cụ thể là tâm trạng của hai nhân vật chính “Liên và An”. Thạch Lam đã gửi gắm vào hình ảnh chuyến tàu đêm một biểu tượng nghệ thuật đầy giá trị đó là nỗi niềm, tâm trạng của hai đứa trẻ khi đoàn tàu đêm đi qua phố huyện. Bối cảnh hai đứa trẻ là không gian phố huyện buồn tẻ, một không gian nghệ thuật đặc trưng xuất hiện khá nhiều trong truyện ngắn của TL đó là không gian đan xen giữa làng quê bên cạnh những nét vẽ chấm phá về không gian là một sự hiện hữu về thời gian. Đó là một buổi chiều “một chiều êm ả như ru” đang sắp nhường chỗ cho bóng đêm “dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. Khung cảnh phố huyện hiện lên trong bóng chiều có cái gì đó tĩnh mịch vắng lặng hiu hắt, đượm buồn bởi lẽ những nét vẽ đầu tiên, TL đã miêu tả một bức tranh phố huyện không có bóng dáng của con người chỉ có âm thanh buổi chiều quê hòa điệu “tiếng trống thu không”, “văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng”, “muỗi đã bắt đầu vo ve”. Chẳng thể kiếm tìm một âm thanh, tiếng nói c,ủa con người, chính thời gian, không gian phố huyện đã tác động lên nhân vật chính “đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị”, “Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”, chị đã từng quá quen thuộc với những cảnh đời, mảnh đời như bác phở Siêu, những đứa trẻ con lèo nhèo, gia đình bác xẩm và cả cụ Thi hơi “điên” nữa. Trong con mắt của chị những thân phận tàn tạ đang héo mòn, con người hòa lẫn cùng bóng tối như những cái bóng vật vờ lay lắt mong manh đang trôi theo thời gian. Cái buồn của cảnh chiều quê kéo theo bóng tối phủ dần đầy, bầu trời đêm giăng mắc ngập phố huyện “tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà”. Một cuộc sống đơn điệu tẻ nhạt lặp đi lặp lại nhàm chán đối với hai đứa trẻ và người dân phố huyện nơi đây. Tất cả họ đang mong mỏi một cái gì đó tươi sáng. Thấm thía cảnh sống đơn điệu, tù hãm hết ngày này qua ngày khác ở phố huyện, hai chị em Liên và An đêm nào cũng mỏi mắt, gắng đợi đoàn tàu đêm đi qua “đó là hoạt động cuối cùng của đêm khuya”. Liên và An chờ đoàn tàu về bởi lẽ đoàn tàu đêm đến từ Hà Nội mà Liên và An vốn từ Hà Nội xuống phố huyện khi cha mất việc, mẹ bận hàng xáo, hai chị em phải trông coi một cửa hàng tạp hóa ở phố huyện. Từ ngày về phố huyện hai chị em như đánh mất hết sự hồn nhiên , vô tư của tuổi thơ vì những mưu sinh hằng ngày. Liên và An thèm lắm những trò chơi tuổi thơ được tụ họp nơi hè phố, nô đùa nói cười, ngắm các vì sao, khao khát hướng tới một cuộc sống tuổi thơ đã từng có như những ngày ở Hà Nội, đó chỉ còn là dư âm với những hình ảnh mơ hồ về kinh đô ánh sáng Hà Nội. Trở về với cuộc sống phố huyện hàng ngày, hằng đêm Liên phải đối diện với sự nhàm chán với bóng tối giăng mắt ngập dần đầy. Hoàn cảnh đưa đẩy một đứa bé như Liên đôi lúc không còn những suy nghĩ ngây thơ vốn có “Chị quý mến và hãnh diện, vì nó mà chị là người con gái lớn và đảm đang” Hình ảnh chuyến tàu đêm được lặp đi lặp lại mười lần trong tác phẩm như một dụng ý nghệ thuật. Chuyến tàu đêm là niềm vui, niềm mong ước của hai đứa trẻ dù rằng chuyến tàu này chỉ đi qua phố huyện trong giây lát , niềm vui của nỗi mong chờ ấy xốn xang trong lòng Liên và An từ trước khi đoàn tàu đến. Đối với Liên khi phải chứng kiến cảnh chiều tàn, kiếp người tàn trong màn đêm của phố huyện. Việc chờ đợi đoàn tàu đến như chờ đợi những gì mới mẻ khác hẳn với cảnh đời buồn tẻ đang diễn ra hàng ngày còn với đứa em là An thì niềm mong mỏi háo hức được thể hiện khá cụ thể qua hành động, qua ngôn ngữ “An đã nằm xuống gối đầu lên đùi chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống” nhưng vẫn thiết tha chờ mong chuyến tàu “Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé”. Dường như với hai đứa trẻ đoàn tàu đêm có một ý nghĩa đặc biệt “Đó là hoạt động cuối cùng của đêm khuya”. Chuyến tàu đêm được báo hiệu từ xa mang theo âm thanh và ánh sáng con tàu từ Hà Nội về, mang đến cho người dân phố huyện và hai đứa trẻ những cảm xúc thiêng liêng, những hình ảnh mới lạ giữa cuộc sống đơn điệu, lụi tàn, những âm thanh của con tàu mới mạnh mẽ dữ dội, xầm uất làm sao! Không phải tiếng ếch nhái kêu , tiếng muỗi vo ve của chiều đồng quê mà đó là âm thanh tác động mạnh mẽ vào thính giác khiến người ta phải giật mình, phá tan cái im ắng, tĩnh mịch của đêm khuya phố huyện, tiếng còi tàu xe lửa vang lại kéo dài, tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ, âm thanh của con tàu đêm, âm thanh của cuộc sống từ Hà Nội đã xua tan đi tất cả những gì buồn tẻ, nhàm chán, đơn điệu của cuộc sống phố huyện. Không chỉ mang đến âm thanh, đoàn tàu còn mang theo cả ánh sáng của cuộc sống trang trọng và giàu có nơi thành thị. Ánh sáng ấy khác hẳn ngọn đèn con của chị tí, ánh sáng của hàng phở bác Siêu, của phố huyện; nó không phải những mà khe sáng, chấm sáng, hột sáng leo loét, thưa thớt mà ánh sáng ây được Liên và an cảm nhận “các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường”. Thứ ánh sáng “sáng trưng” kia là một thứ ánh sáng chưa từng có trong đêm tối phố huyện. Nó đã thắp sáng cả phố huyện trong một khoảnh khắc ngắn ngủi. Trước cái mới, cái lạ của đoàn tàu hai chị em Liên và An như bị hút hồn bởi một thời gian đầy âm thanh và màu sắc. Thạch Lam đã không trực tiếp miêu tả xúc cảm và nỗi niềm của hai đứa trẻ nhưng thông qua một hệ thống các chi tiết và hình ảnh rất cụ thể , tỉ mỉ về con tàu đêm, người đọc có thể hình dung, cảm nhận hai đứa trẻ đang say sưa nhìn ngắm đoàn tàu trong khoảnh khắc và gửi gắm vào đoàn tàu những giấc mơ bé nhỏ, mơ hồ, một niềm vui thỏa nỗi mong chờ hàng đêm. Hai đứa trẻ đã quan sát và có những nhận định khá chính xác về chuyến tàu đêm nay, hình như “kém sáng hơn” và “không đông” như chuyến tàu của ngày hôm qua. Con tàu đối với Liên và An và những người sống ở phố huyện thật ý nghĩa biết bao! Việc chờ tàu đã trở thành nhu cầu như cơm ăn, nước uống hàng ngày của hai chị em Liên. Hai đứa trẻ đợi đoàn tàu đêm không phải vì mục đích kinh tế tầm thường vì “cũng như mọi đêm, Liên không mong còn ai đến mua nữa” mà vì một cớ khác. Con tàu đêm đi qua phố huyện mang đến cuộc sống giàu có, sang trọng mà Liên và An đang hướng tới. Đó là một cuộc sống nhộn nhịp đầy âm thanh, ánh sáng để hai đứa trẻ hướng về cuộc sống tươi sáng giữa đêm đen, lụi tàn của phố huyện, đoàn tàu đến và đi như một lịch trình, những hình ảnh của đoàn tàu với ánh sáng “sáng trưng” như tạo nên một niềm vui, niềm an ủi, một khao khát mơ hồ, một ước mơ không bao giờ tắt của hai đứa trẻ cũng như người dân nơi đây về một cuộc sống hạnh phúc, tràn ngập niềm vui, tiếng cười. Đoàn tàu đến với hai đứa trẻ chính là một mảng ánh sáng rực rỡ, mạnh mẽ. Ánh sáng này cũng chỉ vụt lóe lên như một vì sao băng rồi vĩnh viễn tắt lịm trong đêm khiến hai đứa trẻ phải ngơ ngác bàng hoàng, hụt hẫng nuối tiếc rồi lại chờ đợi ngóng trông, con tàu vô cảm mang đến niềm vui duy nhất nhưng lại gợi thêm nỗi buồn khó tả. Con tàu lẩn khuất sau màn đêm dày đặc, trả lại không gian phố huyện tĩnh mịch đen tối và tàn lụi. Hình ảnh đoàn tàu đêm giúp cho hai đứa trẻ hiểu rõ hơn sự tù đọng của cuộc sống phủ đầy bóng tối, hèn mọn, nghèo nàn của phố huyện, chờ tàu như chờ đợi một cái gì mới mẻ, khác lạ so với cảnh đời buồn tẻ, quẩn quanh tù hãm để hai đứa trẻ hướng niềm tin và hi vọng về một cuộc sống, tương lai tươi sáng hơn. Con tàu đêm đi qua phố huyện lại là con tàu hết sức đặc biệt đối với hai chị em Liên bởi đây là con tàu từ Hà Nội về mà với Liên và An hai chữ Hà Nội lại có một ý nghĩa hết sức trang trọng bởi vì cả một tuổi thơ dài hai đứa trẻ gắn bó ở nơi đây được sống một cuộc sống sung túc, hạnh phúc được thưởng thức món quà ngon lạ, được đi chơi bờ hồ, được uống những cốc nướ lạnh xanh, đỏ. Dường như đoàn tàu đến đã đánh thức hồi ức tuổi thơ ngọt ngào. Chuyến tàu đêm như một món quà cổ tích giữa cuộc sống lụi tàn, tăm tối nơi phố huyện để hàng đêm dù buồn ngủ ríu cả mắt nhưng Liên và An vẫn cố gắng đợi, đoàn tàu đi qua để được sống ở thời gian tuổi thơ dù chỉ trong giây lát, khoảnh khắc ngắn ngủi Câu chuyện “Hai đứa trẻ ” làm cho người đọc hồi hộp bởi không có cốt truyện, không có sự việc, sự kiện, và cao trào. Giọng văn của Thạch Lam đầy cảm xúc, nhẹ nhàng sâu lắng đã tạo sức lan tỏa, sức hấp dẫn cho câu chuyện. Điều đặc biệt là Thạch Lam đã miêu tả diễn biến tâm trạng hết sức tinh tế của Liên và An trước bức tranh chiều, bức tranh đêm và khi đoàn tàu đến. Như vậy với hình ảnh hai đứa trẻ Thạch Lam đã xây dựng được hình ảnh điển hình và ước mơ của những người dân phố huyện gửi gắm vào đoàn tàu. Từ những trang văn diễn tả tâm trạng của hai đứa trẻ Thạch Lam còn cảm nhận, gửi gắm những tình cảm tư tưởng nhân văn sâu sắc, biết nâng niu, trân trọng giấc mơ bé nhỏ của con người phố huyện trước cách mạng tháng tám dù sống trong tăm tối nhưng không chấp nhận cuộc đời tối tăm, luôn biết tìm và hướng đến ánh sáng của cuộc sống tương lai. Qua cảnh đoàn tàu, người đọc cảm nhận được cái tôi nhân hậu giàu tình thương nhạy cảm trước thế giới tuổi thơ hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam . niềm, tâm trạng của hai đứa trẻ khi đoàn tàu đêm đi qua phố huyện. Bối cảnh hai đứa trẻ là không gian phố huyện buồn tẻ, một không gian nghệ thuật đặc trưng xuất hiện khá nhiều trong truyện ngắn của. tập “nắng trong vườn” năm 1938. Đọc Hai đứa trẻ, người đọc có thể cảm nhận được những diễn biến tinh vi của đời sống nội tâm nhân vật mà cụ thể là tâm trạng của hai nhân vật chính “Liên và An” Phân tích diễn biến tâm trạng hai đứa trẻ khi đoàn tàu đến “Nói đến Thạch Lam người ta vẫn nói đến truyện ngắn nhiều hơn truyện dài” (Nguyễn Tuân). Truyện của Thạch Lam thường

Ngày đăng: 07/08/2015, 18:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan