Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ttrong điều trị bệnh viêm xoang tại khoa tai mũi họng bệnh viện viêt nam cuba

60 572 3
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ttrong điều trị bệnh viêm xoang tại khoa tai mũi họng bệnh viện viêt nam   cuba

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỂ Viêm xoang (VX) là bệnh thường gặp ởkhắp nơi trên thế giới, nhất là ở các nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. ở nước ta, vx là một bệnh rất phổ biến và là bệnh chiếm đa số trong chuyên khoa Tai Mũi Họng (TMH). Bệnh có thể gặp cả ởngười lớn và trẻ em, ở dạng cấp tính hay mạn tính, bệnh tuy ít để lại biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nhưng cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, khả năng lao động và chất lượng cuộc sống. Theo số liệu điều tra sức khoẻ nước ta cho thấy tỉ lệ viêm xoang ở người Việt Nam là từ 25% dân số 22, 25, 27. Theo trung tâm thống kê sức khoẻ quốc gia Hoa Kỳ, năm 2002 ở nước này có 48,2 triệu người có biểu hiện viêm xoang, chiếm gần 18% dân số Mỹ 31. Đào Xuân Tuệ đã thống kê trong 5 năm tại viện TMH trung ương, trong tổng số bệnh nhân đến khám và điều trị vì bệnh viêm xoang độ tuổi từ 16 đến 50 tuổi chiếm 87% 28. Đây là lứa tuổi sung sức của học tập và lao động. Viêm xoang do nhiều nguyên nhân gây nên như những cản trở dẫn lưu niêm dịch của xoang, nhiễm khuẩn, dị ứng, suy giảm miễn dịch, ô nhiễm môi trường... ở nước ta nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân thường gặp. Vì vậy trong điều trị viêm xoang do nhiễm khuẩn cũng như các bệnh nhiễm khuẩn nói chung, kháng khuẩn là một mục tiêu quan trọng cần phải đạt được. Tuy nhiên, với tình trạng lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh (KS) lan tràn phổ biến trong nhân dân dẫn như hiện nay, tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn ngày càng gia tăng nhiều, làm giảm độ nhạy cảm hoặc mất hiệu lực của các kháng sinh trong điều trị viêm xoang tạo nên một thách thức lớn đối với thầy thuốc trong việc lựa chọn thuốc thích hợp. Thêm vào đó, việc phân biệt viêm xoang do nhiễm khuẩn hay không do nhiễm khuẩn thường không đơn giản. Nên việc điều tn bệnh viêm xoang hợp lý, có hiệu quả cũng

Bộ YTẼ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÂ NỘI ĐỖ LẼ THUỲ KHẢO SÄT TÌNH HÌNH sử DỤNG THUỐC TR0M6 ĐIỂU TRỊ BỆNH VIÊM XOANG TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN VIỆĨnÃM-CUBA ■ ■ ■ (KHỎA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOẢ 2001-2006) Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền BSCKII. ChửNgọc Bình Nơi thực hiện: Khoa Tai Mũi Họng-Bệnh viện Việt Nam-CuBa Trường Đại học Dược Hà Nội Thời gian thục hiện: 10/2005-04/2006 > ; ; / HÀ NỘI - T5/2006 / v í- ỉ ỉ eÓMt ờ!n. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành và sâu sắc tới: - P G S.T S : H oàng Thị Kim H uyền - Chủ nh iệm bộ m ô n Dược làm sà n g -Trường Đại h ọ c Dược Hà Nội. - BSCKII: C hử N gọc Bình - Trưỏng khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Việt N am - Cu Ba. Là những người thầy đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: - Ban giám đốc, các bác sĩ, dược sĩ, cán bộ, nhân viên khoa Tai Mũi Họng, khoa Dược, phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện Việt Nam - Cu Ba đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện khoá luận tốt nghiệp này. - Ban giám hiệu, phòng Đào tạo, các phòng ban, các thầy cô giáo trong bộ môn Dược lâm sàng cùng toàn thể các thầy cô giáo trường đại học Dược Hà Nội đã đào tạo, dìu dắt tôi trong suốt 5 năm học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đinh, người thân, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận này! Hà Nội n g à y 19 tháng 5 năm 2006 Sinh viên ĐỗLêThuỳ DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế BN Bệnh nhân BTVSDKS Ban tư vấn sử dụng kháng sinh CIG Cephalosporin thế hệ I C2G Cephalosporin thế hệ II C3G Cephalosporin thế hệ III H.influenzae Haemophilus influenzae KS Kháng sinh KSĐ Kháng sinh đồ s.pneumoniae Streptococcus pneumoniae T Tiêm TMH Tai Mũi Họng u Uống vx Viêm xoang VXMT Viêm xoang mạn tính MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐẶT VẤN ĐỂ 1 PHẦN 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Bệnh viêm xoang 3 1.1.1. Một số khái niệm về xoang và niêm mạc xoang . 3 1.1.2. Bệnh viêm xoang và phân loại 3 1.1.3. Nguyên nhân gây viêm xoang 4 1.1.4. Cơ chế viêm xoang nhiễm Idiuẩn 6 1.1.5. Tinh hình kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong viêm xoang 6 1.2. Các nhóm thuốc chủ yếu trong điều trị viêm xoang 9 1.2.1. Kháng sinh 9 1.2.2. Nhóm thuốc corticoid 15 1.2.3. Thuốc giảm đau 16 1.2.4. Thuốc chống phù nề . 17 1.2.5. Các nhóm thuốc khác trong điều trị viêm xoang 17 1.2.6. Phác đồ điều trị viêm xoang 18 PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu 21 2.2. Phương pháp nghiên cứu 21 PHẨN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứ u 24 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứ u 24 3.1.1 Tuôỉ và giới 24 3.1.2. Tỉ lệ mắc bệnh theo tháng 25 3.1.3. Thời gian mắc bệnh 26 3.2. Khảo sát sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm xoang 26 3.2.1. Tỉ lệ bệnh nhân đã dùng thuốc kháng sinh trước khi nhập viện 26 3.2.2. Tỉ lệ bệnh nhân được làm kháng sinh đồ 27 3.2.3. Danh mục các kháng sinh được sử dụng trong điều trị 28 3.2.4. Tỉ lệ kháng sinh trong nhóm 29 3.2.5. Các liệu pháp điều trị kháng sinh 30 3.2.6. Các kiểu đổi kháng sinh trong điều trị 33 3.2.7. Tỉ lệ đường dùng kháng sinh 34 3.3. Khảo sát sử dụng corticoid trong điều trị viêm xoang 35 3.2.1. Danh mục các corticoid được sử dụng 35 3.2.2. Liệu pháp corticoid 35 3.2.3. Tỉ lệ các corticoid đã sử dụng trong mỗi liệu pháp 36 3.2.4. Tỉ lệ đường dùng corticoid 37 3.4. Các nhóm thuốc khác trong điều trị viêm xoang 37 3.2.1. Danh mục các nhóm thuốc khác 37 3.2.2. Tỉ lệ các nhóm thuốc khác trong điều trị viêm xoang 39 3.4. Đánh giá hiệu quả điều trị 39 3.4.1. Tỉ lệ khỏi sau điều trị 39 3.3.2. Thcả gian điều trị 40 PHẦN 4: BÀN LUẬN . 41 4.1. Một số đặc điểm về mẫu nghiên cứu 41 4.2. Bàn luận về việc sử dụng kháng sinh và corticoid trong điều trị 43 KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ĐẶT VẤN ĐỂ Viêm xoang (VX) là bệnh thường gặp ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở các nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. ở nước ta, vx là một bệnh rất phổ biến và là bệnh chiếm đa số trong chuyên khoa Tai Mũi Họng (TMH). Bệnh có thể gặp cả ở người lớn và trẻ em, ở dạng cấp tính hay mạn tính, bệnh tuy ít để lại biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nhưng cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, khả năng lao động và chất lượng cuộc sống. Theo số liệu điều tra sức khoẻ nước ta cho thấy tỉ lệ viêm xoang ở người Việt Nam là từ 2-5% dân số [22], [25], [27]. Theo trung tâm thống kê sức khoẻ quốc gia Hoa Kỳ, năm 2002 ở nước này có 48,2 triệu người có biểu hiện viêm xoang, chiếm gần 18% dân số Mỹ [31]. Đào Xuân Tuệ đã thống kê trong 5 năm tại viện TMH trung ương, trong tổng số bệnh nhân đến khám và điều trị vì bệnh viêm xoang độ tuổi từ 16 đến 50 tuổi chiếm 87% [28]. Đây là lứa tuổi sung sức của học tập và lao động. Viêm xoang do nhiều nguyên nhân gây nên như những cản trở dẫn lưu niêm dịch của xoang, nhiễm khuẩn, dị ứng, suy giảm miễn dịch, ô nhiễm môi trường ở nước ta nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân thường gặp. Vì vậy trong điều trị viêm xoang do nhiễm khuẩn cũng như các bệnh nhiễm khuẩn nói chung, kháng khuẩn là một mục tiêu quan trọng cần phải đạt được. Tuy nhiên, với tình trạng lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh (KS) lan tràn phổ biến trong nhân dân dẫn như hiện nay, tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn ngày càng gia tăng nhiều, làm giảm độ nhạy cảm hoặc mất hiệu lực của các kháng sinh trong điều trị viêm xoang tạo nên một thách thức lớn đối với thầy thuốc trong việc lựa chọn thuốc thích hợp. Thêm vào đó, việc phân biệt viêm xoang do nhiễm khuẩn hay không do nhiễm khuẩn thường không đơn giản. Nên việc điều tn bệnh viêm xoang hợp lý, có hiệu quả cũng không phải là đơn giản. Chính vì những lý do trên làm cho bệnh viêm xoang tưởng chừng như nhẹ không những không thuyên giảm mà ngày càng có xu hướng gia tăng. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:”^/ỉ(iớ sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh viêm xoang tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Việt Nam- Cu Ba'’ với 2 mục tiêu là: > Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị bệnh viêm xoang ở bệnh nhân điều trị nội trú. > Bàn luận và đề xuất một số ý kiến góp phần sử dụng thuốc điều trị viêm xoang hợp lý, an toàn, hiệu quả. PHẦNl: TỔNG QUAN 1.1. BỆNH VIÊM XOANG 1.1.1. Một số khái niệm về xoang và niêm mạc xoang [13], [22], [24], [25]. Các xoang mặt là các hốc nằm trong khối xương mặt, thông với hốc mũi. Vách ngăn chia hốc mũi thành hai hố, đi chính giữa từ lỗ mũi trước ra lỗ mũi sau. Trong hốc mũi, ở thành ngoài có ba cuốn, từ trên xuống dưód có cuốn trên, cuốn giữa và cuốn dưói. Các cuốn tạo với thành ngoài các khe là khe trên, khe giữa và khe dưới. Toàn bộ hốc mũi được lót bằng lớp niêm mạc, lớp này liên kết với niêm mạc các xoang và là niêm mạc đường hô hấp trên. Có 5 đôi xoang, được chia thành hai nhóm. Nhóm xoang trước gồm xoang trán, xoang hàm, xoang sàng trước, có lỗ thông với mũi qua khe giữa. Nhóm các xoang sau gồm xoang sàng sau và xoang bướm và đổ vào mũi qua khe khe trên. Các khe này thường rất nhỏ, đường kính chỉ khoảng chừng l-3mm. Vì vậy, sự tắc nghẽn ở các khe này tạo điều kiện thuận lọi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Niêm mạc mũi xoang là hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên giữ vai trò rất quan trọng để bảo vệ đường hô hấp và đảm bảo tốt chức năng sinh lý của đường hô hấp. Sự phù nề, bít tắc lỗ thông mũi xoang làm cản trở sự thông khí và dẫn lưu của xoang, thay đổi áp lực không khí trong xoang, do đó làm rối loạn hoạt động sinh lý bình thường của niêm mạc xoang. Từ đó dẫn đến các quá trình bệnh lý, tổn thương niêm mạc xoang, gây viêm các xoang mặt. 1.1.2. Bệnh viêm xoang và phân loại [5], [13], [25], [35]. I.I.2.I. K h á i niệm Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm của niêm mạc phủ trong các hốc xoang mặt. Quá trình viêm nhiễm cấp tính không được điều tiỊ đúng mức, tái diễn nhiều lần hoặc diễn biến kéo dài trở thành VXMT. Thực chất của viêm xoang cấp tính hay mạn tính với thầy thuốc chỉ là phân biệt các xử trí: viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, viêm xoang mạn tính thường can thiệp ngoại khoa [13]. I.I.2.I. Phân loạ i 4- Dựa vào thời gian bị bệnh chia thành ■ Viêm xoang cấp tính: kéo dài dưới 3 tuần ■ Viêm xoang mạn tính: kéo dài trên 3 tuần và thỉnh thoảng có những đợt hồi viêm, những đợt viêm cấp. ể* Dựa vào vị trí viêm chia thành viêm xoang trước, viêm xoang sau và viêm đa xoang. 1.1.3. Nguyên nhân gây viêm xoang [33], [34], [35]. Do nhiễm khuẩn hoặc do tắc lỗ thông mũi xoang là thường gặp. Lỗ thông của các xoang cạnh mũi thường rất nhỏ, khi bị viêm sẽ bị hẹp lại, gây ảnh hưởng tới sự lưu thông không khí trong lòng xoang. Niêm mạc liên tục với niêm mạc mũi, khi có nhiễm trùng ở hốc mũi thì xoang cũng bị lây. Các lỗ thông xoang và các thành xoang của các xoang rất gần nhau nên nếu một xoang bị viêm nhiễm thì có thể ảnh hưởng tới các xoang khác. Thông thường, xoang hàm hay bị viêm hơn và có thể lan ra cả xoang sàng, xoang trán, xoang bướm tạo thành viêm đa xoang, Các xoang trước thường hay bị viêm hơn các xoang sau. Có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang nhưng chia thành hai nhóm như sau. 4- Nguyên nhân viêm xoang do nhiễm khuẩn: Các virus hay độc tố của virus có thể là nguyên nhân gây VXMT. Nhưng sự bội nhiễm là một yếu tố thực tế ngay khi mới bắt đầu tiến triển, và thường do các chủng vi khuẩn như Haemophilus influenzae (20-30% số ca phân lập được trên lâm sàng), Streptococcus pneumoniae (30-40%), Moraxella catarrhalis (12-20%), Streptococcus pyogenes (3%) và một số chủng vi khuẩn khác ít gặp hơn như Staphylococcus aureus. Neisseria sp, các vi khuẩn gram (+) và một vài chủng Bacillus sp gram (-) khác. Nấm thường gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh nhân đái tháo đường. Vi khuẩn kị khí thường có ở bệnh nhân VXMT hoặc viêm xoang do răng. Các nghiên cứu trên lâm sàng v x ở trẻ em thường rất hiếm bởi vì sự khó khăn trong chẩn đoán ở lứa tuổi này. Trong một vài nghiên cứu ở nhi khoa đã công bố rằng vi khuẩn gây v x cấp tính ở trẻ em cũng tương tự như ở người lớn. Các vi khuẩn chiếm ưu thế được phân lập bệnh nhi VXMT là s.pneumoniae, H.influenzae, M.catarrhalis và vi khuẩn kị khí [30]. Có 2 đường lan truyền chính: ■ Do mũi họng: là phổ biến nhất, thường là gián tiếp sau một hoặc nhiều đợt sổ mũi kèm theo viêm mũi hoặc tiến triển từng đợt hồi viêm và có các giai đoạn ứ đọng các chất mũi nhầy, ít có mùi thối. Sự viêm nhiễm kéo dài dẫn tới phù nề và bít tắc ít hoặc hoàn toàn các lỗ thông mũi xoang, các khe mũi hay thoái hoá các cuốn xoang. Trong trường hợp v x này khi chảy mũi thường chảy mũi hai bên và có mũi thối. ■ Do răng: các xoang hàm trên số 4,5,6,7 có liên quan mật thiết với các đáy xoang hàm. v x do răng thường chỉ khư trú một bên xoang răng đau và có mũi thối, có cảm giác đau khi chạm vào răng bị bệnh. 4 Các yếu tô'ngoại lai: ■ Các kích thích hoá lý, các hơi khí hoá chất độc, độ ẩm cao cũng là nguyên nhân gây v x cấp tính. ■ Qiấn thưoỉng do cơ học hay áp lực gây xuất huyết, phù nề, tổn thương niêm mạc và thành xoang gặp trong chấn thương gãy các xương mặt hoặc khi máy bay lên xuống làm thay đổi áp lực đột ngột. ■ Các yếu tố tại chỗ: vẹo vách ngăn, nhét bấc mũi làm ứ tắc xuất tiết xoang. [...]... v x với tác dụng làm lỏng các dịch tiết ở đường hô hấp trên cho bệnh nhân viêm xoang, viêm phế quản, hen, viêm phổi 1.2.5 Các nhóm thuốc khác trong điều trị viêm xoang Các nhóm thuốc này được chỉ định để làm tăng hoạt động của các lông chuyển và giảm bớt sự phù nề 1.2.5.1 Thuốc long đờm [4 Thuốc hay được sử dụng là acetylcystein Thuốc có tác dụng tiêu nhầy hoặc làm giảm độ quánh của các xoang có mủ... do người dùng thuốc tạo ra Thuốc được chỉ định dùng tại chỗ trên da, niêm mạc, dùng cho các hốc của cơ thể như tai, trực tràng, hoặc dùng xông hít qua đường hô hấp để thuốc vào xoang, phổi, mũi Khí dung chủ yếu được dùng qua đường hô hấp để phòng ngừa và điều trị các bệnh hô hấp như viêm xoang, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, hen ị- Nguyên tắc khí dung [25] Khi phun một tia dung dịch thuốc cho đập... dùng kháng sinh ị- Corticoid - Các corticoid đã sử dụng và tỉ lệ - Các kiểu phối hợp corticoid trong điều trị - Tỉ lệ đường dùng coiticoid ị~ Các nhóm thuốc khác trong điều trị viêm xoang - Các nhóm thuốc khác và tỉ lệ sử dụng từng nhóm 22.3.2 Đánh giá hiệu quả điều trị: dựa trên 2 nội dung sau 4- T h ờ i gian điều trị trung bình 4- Đánh giá hiệu qủa điều trị Dựa vào biểu hiện lâm sàng của BN theo 3mức... Thòi gian mắc bệnh trên 5 năm gặp ở 12 BN chiếm 9,6% - Thời gian mắc bệnh từ 3-5 năm ít gặp nhất (9/125 BN) chiếm 7,2% 3.2 KHẢO SÁT SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐlỂU TRỊ VIÊM XOANG 3.2.1 Tỉ lệ bệnh nhân đã dùng thuốc kháng sinh trước khi nhập viện Hầu hết các bệnh án đều không ghi chính xác nguồn gốc thuốc sử dụng trước khi nhập viện là mua theo đcfn cũ của bác sĩ đã kê hay do tư vấn của nhà thuốc cũng không... thuốc- bệnh cảnh tắc nghẽn mũi nhiều hơn Các thuốc làm thông mũi như pseudoephedrin, phenylpropanolamin hydrocloride có thể làm giảm sự tắc nghẽn và sung huyết mũi nhưng có thể cũng gây tác dụng tại chỗ như ngủ gà, khô miệng Không nên sử dụng các thuốc thông mũi cho những bệnh nhân có tiền sử bệnh tim, tăng nhịp tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, [4], [33] 1.2.6 Phác đồ điều trị viêm xoang [6], [7], [8 ❖... [6], [7], [8 ❖ Theo ''Hướng dẫn thực hành điều tr r của Bộ Y tế (2005) [7] hướng dẫn phác đồ điều trị viêm xoang như sau: ị- V ớ i viêm xoang cấp: - Kháng sinh: penicillin hoặc erythromycin Ig/ngày X 5 ngày - Thuốc giảm đau, hạ s ố t: paracetamol, aspirin 2viên/ngày X 3 ngày - Nhổ răng nếu là viêm xoang do răng 4- Với viêm xoang mạn: ■ Điều trị tại chỗ : - Nhỏ mũi; Naphozolin 1%0 hoặc hỗn hợp coitison-naphazolin,... cứu hồi cứu trên bệnh án lưu trữ tại phòng kế hoạch tổng hợp 2.2.2 Phương pháp lấy mẫu Chúng tôi lấy toàn bộ số bệnh án của BN điều trị nội trú tại khoa TMH với chẩn đoán là v x được lưu trữ tại phòng Kế hoạch tổng hợp trong thời gian 6 tháng (từ tháng 7 năm 2005 đến hết tháng 12 năm 2005) Cỡ mẫu chúng tôi thu được là 125 bệnh án Thông tin về tình hình sử dụng thuốc trong điều tiỊ bệnh v x được ghi... PHÁP NGHIÊN c ứ u 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứ u Bệnh án của bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa TMH với chẩn đoán là viêm xoang được lưu trữ tại phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện Việt Nam Cu Ba từ tháng 07 năm 2005 đến tháng hết tháng 12 năm 2005 với tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ như sau: 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân được chẩn đoán viêm xoang do nhiễm khuẩn với các triệu chứng sau:... ả o sát tình h ìn h sử dụng thuốc trong điều trị v x ở B N n ộ i trú dựa vào các chỉ tiêu sau: 4 K h á n g sinh - Tỉ lệ BN đã dùng KS trước khi vào viện - Tỉ lệ dùng KS có làm KSĐ - Danh mục các KS đã sử dụng, tỉ lệ các kháng sinh theo nhóm - Các phác đồ KS đã sử dụng: tỉ lệ kháng sinh đơn độc và phối hợp, các phác đồ đơn độc, các phác đồ phối hợp kháng sinh - Các kiểu đổi kháng sinh trong điều trị. ..1.1.4 Cơ chê viêm xoang nhiễm khuẩn [35] Lỗ thông mũi xoang đóng một vai trò rất quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của vx Parson đã đưa ra một cơ chế bệnh sinh vx nhiễm khuẩn khá đơn giản và hợp lý [35] 4- L ỗ thông m ũi xoang bị tắc Khi lỗ thông mũi xoang bị tắc, sự thông khí giữa mũi xoang bị mất đi sẽ dẫn đến sự giảm oxy trong xoang làm cho áp lực trong xoang giảm, niêm mạc xoang dày lên và . dụng thuốc trong điều trị bệnh viêm xoang tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Việt Nam- Cu Ba'’ với 2 mục tiêu là: > Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị bệnh viêm xoang ở bệnh. HÂ NỘI ĐỖ LẼ THUỲ KHẢO SÄT TÌNH HÌNH sử DỤNG THUỐC TR0M6 ĐIỂU TRỊ BỆNH VIÊM XOANG TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN VIỆĨnÃM -CUBA ■ ■ ■ (KHỎA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOẢ 200 1-2 006) Người hướng. mắc bệnh theo tháng 25 3.1.3. Thời gian mắc bệnh 26 3.2. Khảo sát sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm xoang 26 3.2.1. Tỉ lệ bệnh nhân đã dùng thuốc kháng sinh trước khi nhập viện

Ngày đăng: 07/08/2015, 10:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan