Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn trung dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển hà nội

30 273 0
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn trung dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC TIÊU ĐỀ TRANG Phần I. Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2 Phần II. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 8 I. Sơ đồ tổ chức 8 II. Cơ cấu tổ chức 9 Phần III. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong những năm gần đây. 14 I. Tình hình hoạt động kinh doanh 14 II. Đánh giá tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHĐT&PTVN 22 1. Những thành tựu đạt được 22 2. Những khó khăn tồn tại 23 III. Một số kiến nghị 25 Phần IV. Kết luận 27 PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Là mét trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất ở Việt Nam thành lập ngày 26 tháng 04 năm 1957 theo quyết định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ lấy tên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Năm 1981 đổi tên là ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam và năm 1991 đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Năm 1996 bắt đầu hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt. Ngân hàng đã hình thành hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước với 67 chi nhánh, 03 công ty độc lập, 2 Trung tâm và 03 liên doanh gồm Ngân hàng liên doanh VID Public vãi Malaysia (1992), Ngân hàng liên doanh Lào – Việt với Lào và công ty liên doanh bảo hiểm Việt – óc (1999). Ngân hàng phát triển nguồn nhân lực với 6500 cán bộ, thành lập Công đoàn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1998); thành lập trung tâm đào tạo (1999); Hội nghị thi đua lần thứ nhất (04/2000). Ngân hàng đã đón nhận huân chương Độc lập hạng III do thành tích 10 năm đổi mới phục vụ đầu tư phát triển (1990 – 1991). Năm 2000, đón nhận danh hiệu đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới ghi nhận 43 năm phục vụ và phát triển kinh tế xã hội. Từ ngày đầu thành lập, bộ máy tổ chức của Ngân hàng mới chỉ có 8 chi nhánh với trên 200 CBCNV. Năm 1990 có 45 chi nhánh với 2000 cán bộ nhân viên. Đến nay mô hình tổng công ty đã được hình thành theo 04 khối: Ngân hàng thương mại nhà nước với 67 chi nhánh trực thuộc tại tất cả các tỉnh và thành phố trên cả nước, 03 công ty độc lập ( Công ty chứng khoán, Công ty cho thuê tài chính và Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản), 03 đơn vị liên doanh ( Ngân hàng liên doanh VID Public, ngân hàng liên doanh Lào – Việt, Công ty bảo hiểm Việt – úc) và 02 đơn vị sự nghiệp (Trung tâm công nghệ thông tin và trung tâm đào tạo). Trong đó ngân hàng liên doanh Lào – Việt không chỉ là thành quả hợp tác của 2 ngân hàng góp vốn mà còn đánh dấu hoạt động của NHĐT&PT tại nước ngoài, cùng với sự phát triển về hệ thống, số CBCNV đã lên tới 6500 người, trong đó 70% có trình độ đại học và trên đại học. Sự lớn mạnh về quy mô hoạt động được phản ánh không chỉ ở các chỉ tiêu tổng tài sản, dư nợ tín dụng, huy động vốn … mà còn thể hiện ở sự gia tăng, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Từ một ngân hàng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ cấp phát, cho vay bằng nguồn vốn ngân sách theo kế hoạch nhà nước, từ năm 1990 và nhất là từ năm 1995, NHĐT&PT đã thực sự hoạt động như một ngân hàng thương mại, tăng trưởng vượt bậc về qui mô hoạt động. Trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2002, tổng tài sản tăng 20 lần. Trong suốt 37 năm (1957 – 1994) là ngân hàng duy nhất thực hiện nhiệm vụ cấp phát, cho vay, quản lý vốn kiến thiết cơ bản thuộc ngân sách cho các dự án với doanh sè 137.78 tỷ VNĐ. Thông qua các nghiệp vụ thẩm định đầu tư, thanh tra, dự toán, quyết toán, kiểm tra khối lượng hoàn thành … ngân hàng đã góp phần vào việc hạ thấp giá thành công trình, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Nhiều công trình phục vụ quốc phòng, phục hồi, phát triển kinh tế xã hội đã được hoàn thành trong giai đoạn khôi phục phát triển kinh tế (1958 – 1960), trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960 – 1964) và giai đoạn tập trung xây dựng Chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nước (1965 – 1975), giai đoạn phát triển kinh tế sau khi thống nhất đất nước (1975 – 1986) và nhất là giai đoạn đổi mới (1986 – 1994). Từ năm 1990, thực hiện đường lối đổi mới của nhà nước, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, ngân hàng đã chủ động trong việc huy động vốn trung và dài hạn phục vụ cho các dự án, các công trình quan trọng. Kể từ thời điểm này, mọi công trình, dự án sản xuất kinh doanh có thu hồi vốn đều chuyển sang đi vay để đầu tư. Nguồn vốn của NHĐT&PT đã được đầu tư thông qua các công trình lớn và nhiều lĩnh vực, công trình trọng điểm. Với doanh sè cho vay trong 10 năm đạt 50.000 tỷ VNĐ trước hết tập trung cho các ngành điện lực, bưu chính viễn thông, dầu khí, cây công nghiệp như cao su, cà phê, bông và thuỷ sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, xi măng và vực dậy sản xuất chế biến sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bằng sự lùa chọn và thẩm định dự án, NHĐT&PT đã góp phần vào sự thành công của chủ trương xoá bỏ bao cấp về vốn, nâng cao hiệu quả và trách nhiệm trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản. Trong suốt hơn 10 năm đổi mới, và nhất là giai đoạn chuyển hẳn sang kinh doanh (1995 – 2002), NHĐT&PT nỗ lực không ngừng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước thông qua chương trình kích cầu, chương trình xuất khẩu, chương trình phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế Miền núi – Tây nguyên … vv. Ngân hàng đã không ngừng khơi tăng nguồn vốn bằng việc mở rộng nhiều kênh huy động vốn: từ dân cư; doanh nghiệp; vay hợp vốn, vay tài trợ nhập khẩu từ nước ngoài; tham gia thị trường chứng khoán và phát hành trái phiếu; đảm bảo nguồn vốn trung, dài hạn chiếm 40%. Trên cơ sở chủ động về nguốn vốn, ngân hàng đã đa dạng hoá hình thức cho vay nền kinh tế tập trung ở 5 hoạt động chính: • Cho vay truyền thống với phương thức ngày càng đa dạng như cho vay đồng tài trợ, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh; • Cho thuê tài chính phục vụ đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp như cho thuê mua phương tiện vận tải, dây chuyền sản xuất, đầu tư phát triển công nghệ và trang bị máy móc …vv; • Mua trái phiếu để đầu tư chuyển đổi và tham gia cổ phần trực tiếp trong các công ty; • Cho vay thông qua hình thức đại lý uỷ thác giải ngân các nguồn vốn ODA và các nguồn tài trợ khác phục vụ đầu tư phát triển; • Thực hiện nghiệp vụ ngân hàng bán buôn cho Dù án tài chính nông thôn vay vốn của Ngân hàng thế giới. Với những thành tích đổi mới phục vụ đầu tư phát triển 10 năm (1990 – 1999), NHĐT&PT đã vinh dự đón nhận huân chương Độc lập hạng III. Ngân hàng đã tăng thêm nhiều tiện Ých, sản phẩm dịch vụ ngân hàng, xoá thế “ độc canh tín dụng”. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, chuyển tiền, chi trả kiều hối, thanh toán thẻ séc, chuyển đổi mua bán ngoại tệ … tăng trưởng cả về qui mô, chất lượng dịch vụ. Các tiện Ých dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng. Nhiều dịch vụ phi ngân hàng như bảo hiểm nhân thọ, cho thuê tài chính, chứng khoán … được phát triển có hệ thống … Cơ cấu tài sản nợ – tài sản có được chuyển dịch theo hướng tích cực. Xác định công nghệ là điều kiện để phát triển một mô hình ngân hàng hiện đại, NHĐT&PT đã đầu tư nguồn lực phát triển lĩnh vực này với sự hình thành trung tâm CNTT để hỗ trợ toàn hệ thống. Về truyền thông đã kết nối mạng thanh toán với gần 200 đơn vị, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng swift – telex, kết nối mạng thanh toán song biên với một số ngân hàng bạn. Đã trang bị đầy đủ hệ thống máy chủ, máy trạm và các chương trình thanh toán tập trung, hạch toán kế toán, thông tin phục vụ quản trị điều hành. Nhiều sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin đã được áp dụng triển khai ở từng qui mô, cấp độ khác nhau: dịch vụ Homebanking, dịch vụ ATM, phone banking, mobile banking ….vv Từ năm 1997, NHĐT&PT đã triển khai dự án TA2 do ADB tài trợ và từ năm 2000, triển khai dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán để xây dựng mô hình ngân hàng hiện đại theo chuẩn mực chung. Dự kiến dự án hiện đại hoá ngân hàng sẽ bắt đầu vận hành vào đầu năm 2004. Cán bộ là yếu tố quyết định. Cùng với việc mở rộng mạng lưới chi nhánh đến các chi nhánh cấp II và phát triển hoạt động đến các đơn vị thành viên là việc bổ sung và phát triển đội ngò cán bộ. Đến năm 2002 đã có hơn 6.500, cán bộ trẻ chiếm 65%, có kiến thức, có tâm huyết gắn bó xây dựng ngành. Đội ngò cán bộ của ngân hàng luôn được chú trọng đào tạo và đào tạo lại để đáp ứng đòi hỏi công tác của giai đoạn mới. Công tác đào tạo được chú trọng trên cả hai mặt: đào tạo kỹ năng nghiệp vụ và khả năng quản trị điều hành. Cùng với việc ra đời trung tâm đào tạo, nhiều chương trình đào tạo được tổ chức bài bản có hệ thống ( đào tạo sau đại học, đào tạo theo chuyên ngành…). Từ năm 1995, bình quân hàng năm có trên 2000 lượt cán bộ tham gia các chương trình đào tạo do NHĐT&PT tổ chức. Các khoá đào tạo ở nước ngoài được duy trì thường xuyên vv. Trong suốt 47 năm qua, NHĐT&PT không ngừng nhận được sự hỗ trợ hợp tác của các ngân hàng bạn bè trong nước và quốc tế. Sự hợp tác trước hết là trong lĩnh vực đào tạo cán bộ, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác phát triển công nghệ, kỹ thuật cùng chia sẻ những khó khăn. Đồng thời mở rộng quan hệ trên nhiều lĩnh vực khác nhau như vay vốn, tài trợ xuất - nhập khẩu, uỷ thác, thanh toán, bảo lãnh và ngân hàng đại lý với 400 ngân hàng, đến nay đã lên đến trên 700 ngân hàng. Mét trong kết quả nổi bật đó là sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của ngân hàng VID Public, ngân hàng liên doanh Việt – Lào, công ty liên doanh bảo hiểm Việt – úc. Đặc biệt đánh giá cao sự đóng góp cho sự hợp tác giữa ngành ngân hàng hai nước Việt – Lào và ngành ngân hàng Lào, nhà nước CHDCND Lào đã trao tặng NHĐT&PT huân chương lao động hạng II và ngân hàng liên doanh Lào – Việt huân chương lao động hang III cùng nhiều phần thưởng cao quý cho tập thể và cá nhân. [...]... chuyên đề thực tập Chuyên đề được kết cấu như sau: Ngoài lời mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, chuyên đề được trình bày thành 3 chương: Chương I: Những vấn đề chung về nguồn vốn và hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng hiệu quả huy động vốn trung – dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả. .. phòng, hạn chế nó, chứ không thể loại trừ Do vậy, vấn đề này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, từ đó tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, tạo tính an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng tín dụng, nên em mạnh dạn chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn trung dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội ... xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của ngân hàng Ban nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ: Trực tiếp kinh doanh tiền tệ; thực hiện các nghiệp vụ quản lý, kinh doanh mua bán ngoại tệ, đầu tư vốn ngoại tệ nhàn rỗi, đi vay trên thị trường liên ngân hàng phục vụ hoạt động của ngân hàng; chỉ đạo, quản lý, kiểm tra hoạt động kinh doanh tiền tệ trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. .. thu, giảm và tiết kiệm chi phí trong huy động vốn, hoạt động để tăng hiệu quả và càng cho thấy việc giao khoán chi phí hoạt động theo định mức là thích hợp và đúng đắn trong việc tiết kiệm chi phí … II ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 1 Những thành tựu đạt được Kể từ khi pháp lệnh ngân hàng và pháp lệnh các tổ chức tín dụng có hiệu lực và đặc... khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Kiềm chế và kiểm soát hoạt động huy động vốn về kỳ hạn, tiến kiệm chi phí trong huy động vốn, đặc biệt là điều tiết lãi suất huy động phản ánh theo đúng cung cầu thị trường; Lấy mục tiêu và nội dung nâng cao hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh và phát triển dịch vụ, chuyển dịch các cơ cấu về Tài sản nợ – Tài sản có để đảm bảo cho hệ thống kinh doanh an toàn và với hiệu. .. dài hạn; vay nước ngoài thông qua việc vay vốn thương mại, vay hợp vốn dài hạn, vay tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ đồng bảo lãnh … Với đặc điểm riêng của mình, NHĐT&PT luôn chú trọng và thực hiện có hiệu quả việc huy động vốn trung và dài hạn Đồng thời thực hiện chuyển khoản có kỳ hạn một phần vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn Thứ ba, NHĐT&PTVN đã mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân. .. khách hàng trong và ngoài quốc doanh phát triển nông nghiệp nông thôn, miền núi Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam vẫn được xác định là ngân hàng xung kích trong cung ứng vốn cho nền kinh tế với tỷ trọng cho vay trung dài hạn 48% cùng với các kênh cung ứng vốn khác như đại lí, bảo lãnh, chứng khoán… Bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động tín dụng cũng còn một số hạn chế:... ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng năm 1998, NHĐT&PTVN đã có những bước đáng kể Trước hết phải kể đến việc thực hiện thành công thử nghiệp của nhà nước trong đổi mới cơ chế đầu tư Từ năm 1990 mọi công trình và dự án sản xuất kinh doanh có thu hồi đều phải đi vay để đầu tư Đến nay, ngân hàng đã vươn lên tự lực trong việc huy động vốn phục vụ đầu tư và phát triển bằng các hình thức huy động. .. nguốn vốn năm 2002 đạt 71.000 tỷ VNĐ Từ việc cho vay chủ yếu theo kế hoạch của nhà nước, đến nay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm dự án để cho vay Hai là NHĐT&PTVN đã mạnh dạn thử nghiệm nhiều hình thức huy động vốn phục vụ đầu tư và phát triển qua các kênh tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu dài. .. đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ban quản lý tín dụng Triển khai việc thực hiện chỉ đạo, điều hành của Tổng giám đốc về chính sách và quản lý rủi ro hoạt động tín dụng kể cả bảo lãnh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; trực tiếp thực hiện chỉ đạo, kiểm tra các chi nhánh về quản lý tín dụng của Hội sở chính trên các mặt; cơ chế, chính sách, quy trình; thực hiện các cân đối; quản . tên là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Năm 1996 bắt đầu hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt. Ngân hàng đã hình thành hệ thống ngân hàng. tệ, đầu tư vốn ngoại tệ nhàn rỗi, đi vay trên thị trường liên ngân hàng phục vụ hoạt động của ngân hàng; chỉ đạo, quản lý, kiểm tra hoạt động kinh doanh tiền tệ trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư. MỤC LỤC TIÊU ĐỀ TRANG Phần I. Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2 Phần II. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 8 I. Sơ đồ tổ chức 8 II.

Ngày đăng: 07/08/2015, 01:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan