LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

24 796 3
LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VB16QT01 – Nhóm 8 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN Đề tài 01 LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DN PECKING ORDER THEORY & FIRM’S CAPITAL STRUCTURE DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 08 Tiểu luận: Tài chính – Tiền tệ 1/ 24 VB16QT01 – Nhóm 8 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN STT STT theo DS môn TC-TT HỌ VÀ TÊN Chữ ký 1 4 Nguyễn Thị Hoàng Ánh 2 14 Nguyễn Thị Thùy Dung 3 19 Đào Đại Dương 4 41 Nguyễn Tấn Hùng 5 70 Ngô Đức Phú 6 80 Võ Po Ri 7 99 Nguyễn Minh Tiến 8 104 Trần Quốc Toản 9 109 Nguyễn Quang Trung 10 121 Phù Vũ Anh Vinh DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Doanh nghiệp ra đời thì cần phải có vốn, công nghệ, quản trị doanh nghiệp để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà quản trị doanh nghiệp là cơ cấu vốn của doanh nghiệp như thế nào, vốn chủ sở hữu bao nhiêu, vay ngân hàng bao nhiêu, phát hành trái phiếu hay huy động vốn qua thị trường chứng khoán .v.v. Đây là một vấn đề khá mới cả trong lý luận nghiên cứu lẫn áp dụng trong thực tiễn, chính vì vậy việc nghiên cứu cơ cấu Tiểu luận: Tài chính – Tiền tệ 2/ 24 VB16QT01 – Nhóm 8 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN vốn doanh nghiệp rất có ý nghĩa về mặt lý luận, đóng góp vào kiến thức tài chính mà từ đây các nhà quản trị tài chính có thể vận dụng vào thực tiễn nhằm mang lại hiệu qủa cao cho doanh nghiệp mình cũng như óp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Một thực tế nữa là các lý thuyết về cơ cấu vốn hiện tại lại quá cao cấp cho đại đa số các nhà quản trị doanh nghiệp, bên cạnh đó các nhà quản trị doanh nghiệp cũng chưa chú trọng đúng mức đến tầm quan trọng của cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Nếu không nhanh chóng cải cách, không áp dụng các lý thuyết hiện đại về quản trị tài chính doanh nghiệp thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị yếu thế hơn trong cạnh tranh trong qúa trình toàn cầu hoá và hội nhập đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. I. TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN 1. Tổng quan về cấu trúc vốn trong doanh nghiệp 1.1 Khái niệm cấu trúc vốn và cấu trúc vốn tối ưu a. Cấu trúc vốn Cấu trúc vốn là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinh doanh. Cấu trúc vốn đề cập tới cách thức doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chính thông qua các phương án kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần, phát hành trái phiếu và đi vay. Tiểu luận: Tài chính – Tiền tệ 3/ 24 VB16QT01 – Nhóm 8 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN Cấu trúc vốn xuất phát từ cấu trúc của Bảng cân đối kế toán. Trong Bảng cân đối kế toán, cấu trúc vốn cần chỉ ra được phần nào của tổng tài sản doanh nghiệp hình thành từ vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận của chủ sở hữu được giữ lại đầu tư cho hoạt động doanh nghiệp và phần nào hình thành từ các nguồn có tính chất công nợ (thông qua các khoản nợ khác nhau). b. Cấu trúc vốn tối ưu Cấu trúc vốn tối ưu là phương án, theo đó, doanh nghiệp có chi phí vốn nhỏ nhất và có giá cổ phiếu cao nhất. Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. 1.2 Các thành phần của cấu trúc vốn. 1.2.1 Nợ ngắn hạn Là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường. Nợ ngắn hạn gồm các khoản: - Vay ngắn hạn; - Khoản nợ dài hạn đến hạn trả; - Các khoản tiền phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu; - Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước; Tiểu luận: Tài chính – Tiền tệ 4/ 24 VB16QT01 – Nhóm 8 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN - Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng phải trả cho người lao động; - Các khoản chi phí phải trả; - Các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn; - Các khoản phải trả ngắn hạn khác. 1.2.2 Nợ dài hạn Là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm. Bao gồm: - Vay dài hạn cho đầu tư phát triển; - Nợ dài hạn phải trả; - Trái phiếu phát hành; - Các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn; - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả; - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm; - Dự phòng phải trả. 1.2.3 Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: - Vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập mới hoặc mở rộng doanh nghiệp. - Các khoản thặng dư vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá; Tiểu luận: Tài chính – Tiền tệ 5/ 24 VB16QT01 – Nhóm 8 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN - Các khoản nhận biếu, tặng, tài trợ (nếu được ghi tăng vốn chủ sở hữu); - Vốn được bổ sung từ kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của chính sách tài chính hoặc quyết định của các chủ sở hữu vốn, của Hội đồng quản trị, . . . - Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, và các quỹ hình thành tư lợi nhuận sau thuế - Giá trị cổ phiếu quỹ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu. 2. Những nguyên tắc cơ bản khi xây dựng cấu trúc vốn 3.1 Nguyên tắc tương thích (nguyên tắc tự phòng ngừa) Nguyên tắc này cho rằng: loại vốn sử dụng tương thích đối với tính chất của tài sản được tài trợ. Tức là, loại vốn có được phải nhất quán hay hài hòa với loại tài sản hoạt động mà DN đang sử dụng. - Tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên dưới hình thức nợ dài hạn hay vốn cổ phần thường. - Các tài sản lưu động tạm thời tài trợ bằng nợ ngắn hạn có thể nới rộng hay thu hẹp theo các dao động tương ứng trong tài sản. Tiểu luận: Tài chính – Tiền tệ 6/ 24 VB16QT01 – Nhóm 8 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN 3.2 Nguyên tắc cân bằng tài chính Nguyên tắc này xây dựng trên nền tảng của nguyên tắc tương thích. Nguồn tài trợ cho một tài sản cụ thể trong một thời gian không thấp hơn thời gian chuyển hóa của tài sản ấy. Việc xem xét nguyên tắc này cung cấp cho DN một công cụ đo lường vốn luân chuyển, đó là phần vốn dài hạn dùng tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Căn cứ trên bảng cân đối kế toán, vốn luân chuyển được xác định bằng công thức: Vốn luân chuyển = [Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn] – Tài sản dài hạn Tôn trọng nguyên tắc cân bằng tài chính trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ là vấn đề cần quan tâm khi hoạch định cấu trúc vốn của DN giúp DN tránh được tình trạng khó khăn về tài chính. 3.3 Nguyên tắc giá trị thị trường của DN - Các hàm ý về rủi ro và tỷ suất sinh lợi Rủi ro và tỷ suất sinh lợi là hai yếu tố luôn được xem xét khi xác lập cấu trúc vốn của DN. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính làm gia tăng rủi ro, khi rủi ro tăng thêm vượt quá tỷ suất sinh lợi DN sẽ lâm vào tình trạng kiệt Tiểu luận: Tài chính – Tiền tệ 7/ 24 VB16QT01 – Nhóm 8 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN quệ tài chính và ngay cả khi tỷ suất sinh lợi gia tăng vượt qua điểm hòa vốn EBIT làm cho thu nhập trên mỗi cổ phần EPS tăng thì DN vẫn chưa yên tâm để chọn cấu trúc vốn nghiêng về nợ. Vì lý do sử dụng nợ là gia tăng rủi ro, để bù đắp rủi ro gia tăng này các nhà đầu tư trên thị trường sẽ phản ứng bằng cách ấn định một tỷ số giá thu nhập P/E thấp và kết quả là giá cổ phần sẽ giảm đi cho dù EPS có tăng lên bao nhiêu đi chăng nửa. 3.4 Nguyên tắc sử dụng chính sách tài trợ linh hoạt Khả năng tài trợ linh hoạt tức là khả năng điều chỉnh nguồn vốn tăng hay giảm đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn. DN gia tăng khả năng tài trợ linh hoạt bằng việc xây dựng nhiều phương án mở khi cần mở rộng hay thu hẹp tổng vốn sử dụng. Điều này không chỉ cho phép DN sử dụng nguồn vốn sẵn có vào bất kỳ lúc nào mà còn làm tăng năng lực mặc cả khi giao dịch với một nhà cung cấp vốn. 3.5 Nguyên tắc thời điểm thích hợp Nguyên tắc này xây dựng trên cơ sở tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn. Đây là nguyên tắc gắn liền với chu kỳ sống của DN. DN trong giai đoạn khởi sự nguồn vốn chủ lực là vốn cổ phần; giai đoạn tăng trưởng nguồn vốn quan trọng là vốn cổ phần, thu nhập giữ lại và có thể sử dụng một phần tài trợ nợ; giai đoạn thịnh vượng DN có thể sử dụng và khai thác tối đa lợi ích của đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, dựa vào chu kỳ sống của DN không chưa đủ mà còn tùy thuộc vào tình hình tăng trưởng của nền kinh tế. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng, tỷ số giá thu nhập của cổ phần có thể tăng, DN phát hành cổ phần thường trong giai Tiểu luận: Tài chính – Tiền tệ 8/ 24 VB16QT01 – Nhóm 8 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN đoạn này sẽ tối thiểu hóa được lượng cổ phần cần thiết để huy động một lượng vốn cho sẵn, tránh tình trạng loãng giá. Như vậy việc xem xét đầy đủ các nguyên tắc là cần thiết để xây dựng một cấu trúc vốn hợp lý cho DN. Trong thực tế việc lựa chọn nguồn tài trợ là một quyết định cẩn trọng cho DN khi mà nền kinh tế có biến động lớn. Do đó, khả năng dự báo sự phát triển kinh tế góp phần tích cực phát huy hiệu quả của các nguyên tắc xây dựng cấu trúc vốn. 3. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP Các chỉ số về rủi ro tài chính liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty, chỉ tiêu được sử dụng phổ biến để nghiên cứu cấu trúc vốn là chỉ tiêu tỷ suất nợ và tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu. 4.1 Tỷ suất nợ Chỉ số này cho thấy tỷ lệ nợ được sử dụng trong tổng cấu trúc vốn của công ty. Tỷ số nợ trên vốn lớn ám chỉ rằng các cổ đông đang thực hiện chính sách thâm dụng nợ và và do đó làm cho công ty trở nên rủi ro hơn, tính tự chủ càng thấp. Tỷ suất nợ = (Tổng nợ phải trả / Tổng tài sản)*100% 4.2 Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này thể hiện mức độ đảm bảo nợ bởi vốn chủ sở hữa, phản ánh tính tự chủ tài chính, năng lực tài chính, khả năng chủ động của doang nghiệp về nguồn vốn kinh doanh. Tiểu luận: Tài chính – Tiền tệ 9/ 24 VB16QT01 – Nhóm 8 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu = (Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu)*100% 4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÊN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 4.1 Quy mô doanh nghiệp Một doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ là lợi thế trong nên kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay. Những DN đạt được quy mô lớn là kêt qủa của một quá trình phát triển lâu dài, do đó được biết đến nhiều và tạo được uy tín trên thị trường. Mặt khác, một quy mô lớn tương ứng với một tiềm lực tài chính vững mạnh, doanh nghiệp càng có điều kiện tiếp cận thi trường tài chính và các tổ chức tài chính tín dụng hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ. 4.2 Cấu trúc tài sản Câu trúc tài sản có thể chia thành tài sản cố định và tài sản lưu động. Vê mặt lý thuyêt, khi tỉ lệ tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn, doanh nghiệp có cơ hội thế chấp các tài sản này để tiếp cậnn các nguồn vốn bên ngoài. 4.3 Hiệu qủa, hoạt động Hiệu quả kinh doanh đo lường khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như khả năng sinh lợi tài sản (Return on Assets - ROA), khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (Return Tiểu luận: Tài chính – Tiền tệ 10/ 24 [...]... dụng vốn cho doanh nghiệp Tuy nhiên, các cổ đông có thể can thiệp vào hoạt động điều hành doanh nghiệp Kỳ vọng cao vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư cũng tạo sức ép đáng kể cho đội ngũ quản lý 5.3 Áp dụng của lý thuyết trật tự phân hạng vào thực tiễn 5.3.1 Giải thích cấu trúc vốn của doanh nghiệp và thay đổi trong tỷ nợ Thuyết trật tự phân hạng giải thích tại sao trong cùng... tiền trở lại cho các nhà đầu tư III CÁC NGHIÊN CỨU THỰC TẾ VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN 1 Kiểm định lý thuyết trật tự phân hạng và hai giả định ngầm của lý thuyết này trong điều kiện thị trường Việt Nam (TS.Lê ĐạT Chí - Đại học Kinh tế TP.HCM) Bài nghiên cứu kiểm định lý thuyết trật tự phân hạng và hai giả định của nó Bài nghiên cứu giúp trả lời ba câu... GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN Các doanh nghiệp chịu thuế suât biên cao hơn sẽ có xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn nhằm hưởng lợi từ tấm chắn thuê II TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN – LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG 1 Lý thuyết theo quan điểm truyền thống Lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu: cấu trúc vốn tối ưu có tác động đến chi phí sử dụng vốn và giá trị DN hay nói cách... lý thuyết trật tự phân hạng có thể giải thích đến 55.26% việc tình hình công ty (thặng dư/thâm hụt) có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ điều chỉnh trong tỷ lệ nợ ngắn hạn Cụ thể, các công ty có xu hướng cắt giảm nợ (khi thặng dư tài chính) với một phần lớn hơn đáng kể so với phần nợ phát hành mới (trong trường hợp thâm hụt tài chính) 2 Kiểm định lý thuyết trật tự phân hạng trong cấu trúc vốn. .. mãn hoàn toàn cộng đồng kinh doanh và học thuật Một cấu trúc vốn tối ưu sẽ giúp DN gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời gia tăng giá trị DN Không có cấu trúc vốn tối ưu cho tất cả các DN DN cần dựa trên cơ sở lý luận về các yếu tố tác động đến việc lựa chọn vốn của DN để xây dựng cấu trúc vốn cho mình Trong các yếu tố đó thì... động ưu tiên trong quản trị” của lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng các công ty thích vay nợ hơn phát hành cổ phần Đặc điểm ngành, chu kỳ tăng trưởng của DN tác động rất lớn đến nhà quản trị trong việc quyết định cấu trúc vốn của DN Vì vậy DN phải xác định được mình đang nằm trong giai đoạn nào để có chiến lược xây dựng cấu trúc vốn hợp lý... MINH TUẤN on Equity - ROE) Doanh nghiệp có khả năng sinh lời lớn thường sử dụng nợ như là một rào chắn thuế thu nhâp doanh nghiệp 4.4 Rủi ro kinh doanh Khi rủi ro kinh doanh càng lớn, niêm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp không cao, vì vậy khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài thấp 4.5 Sự tăng trưởng của doanh nghiệp Tốc độ tăng trưởng cao gợi ý kết quả kinh doanh khả quan, chính vì thê... tương tự nhau trong cùng một ngành Với các các tỷ lệ chi trả cổ tức cho sẵn và không thể linh hoạt được thì các DN sinh lợi ít nhất sẽ có ít nguồn vốn nội bộ hơn và sẽ đi vay nhiều hơn hay đòn bẫy tài chính là cao hơn Tiểu luận: Tài chính – Tiền tệ 24 17/ VB16QT01 – Nhóm 8 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN 5.4 Nhược điểm của lý thuyết trật tự phân hạng Trật tự phân. .. Giá trị vốn cổ phần của công ty Khi một doanh nghiệp tăng sử dụng nợ trong cơ cấu vốn thì rủi ro mất khả năng thanh toán mà doanh nghiệp gặp phải cũng gia tăng Do đó, lợi nhuận trên vốn cổ phần cũng phải tăng lên Như vậy, trong trường hợp không có thuế thì cấu trúc vốn của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp • Trường hợp có thuế Mệnh đề số 1: Trong trường hợp có thuế thu nhập công... dụng tổng nợ trong mô hình trật tự phân hạng điều chỉnh từng phần, sự phù hợp của mô hình là khá cao (hơn 65%) Đồng thời, lý thuyết trật tự phân hạng cũng giải thích tốt cho việc điều chỉnh nợ ngắn hạn Nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng bác bỏ giả định hành vi cân xứng dưới điều kiện phân tích tổng nợ và nợ dài hạn Tuy nhiên, giả định này đã bị bác bỏ khi phân tích lý thuyết trật tự phân hạng đối . QUAN CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN – LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG 1. Lý thuyết theo quan điểm truyền thống Lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu: cấu trúc vốn tối ưu có tác động. VB16QT01 – Nhóm 8 GVHD: Ths.TRƯƠNG MINH TUẤN Đề tài 01 LÝ THUYẾT TRẬT TỰ PHÂN HẠNG VÀ CẤU TRÚC VỐN TRONG DN PECKING ORDER THEORY & FIRM’S CAPITAL STRUCTURE DANH SÁCH. của doanh nghiệp. Nếu không nhanh chóng cải cách, không áp dụng các lý thuyết hiện đại về quản trị tài chính doanh nghiệp thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị yếu thế hơn trong cạnh tranh trong

Ngày đăng: 06/08/2015, 23:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan