Đề cương ôn tpạ học kỳ II vật lý 10

3 255 0
Đề cương ôn tpạ học kỳ II vật lý 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG TỔ VẬT LÝ - CÔNG NGHỆ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN VẬT LÍ 10 CB 2014 – 2015 I- Lý thuyết: 1/ Nêu định nghĩa, công thức và đơn vị của đông lượng. 3/ Hệ cô lập là gì? Phát biểu định luật bảo toàn động lượng. 4/ Phát biểu định nghĩa công và đơn vị công. Nêu ý nghĩa của công âm. 5/ Phát biểu định nghĩa công suất và đơn vị công suất. Nêu ý nghĩa vật lí của công suất? 6/ Nêu định nghĩa và công thức của động năng, thế năng, cơ năng trọng trường. 7/ Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng. 8/ Tóm tắt nội dung về cấu tạo chất. 9/ Viết phương trình trạng thái khí lí tưởng. 10/ Phát biểu và viết biểu thức của định luật Bôilơ-Mariốt, đường đẳng nhiệt có dạng gì? 11/ Phát biểu và viết biểu thức của định luật Sáclơ, đường đẳng tích có dạng gì? 12/ Viết biểu thức của quá trình biến đổi đẳng áp, đường đẳng áp có dạng gì? 13/ Phát biểu và viết biểu thức của nguyên lí I NĐLH và nêu các quy ước về dấu. 14/ Thế nào là sự nở vì nhiệt của vật rắn? 15/ Viết công thức độ nở dài và độ nở khối của vật rắn theo nhiệt độ. II- Bài tập tham khảo: Chương 4: Các định luật bảo toàn. Câu 1: Xác định động lượng của một vật có khối lượng 800g sau những khoảng thời gian 2s;4s. Biết rằng vật chuyển động trên đường thẳng và có phương trình chuyển động là: x = t 2 -5t+2. Câu 2:Một vật có khối lượng m 1 = 200g chuyển động với vận tốc v 1 = 10m/s đến va chạm vào vật có khối lượng m 2 = 300g đang đứng yên. Sau va chạm hai vật dính liền vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. a, Tính động lượng của hệ trước va chạm. b, Tính vận tốc của hệ vật sau va chạm. Câu 3:Một gàu nước có khối lượng 3 kg được kéo thẳng đều lên độ cao 6 m trong khoảng thời gian 1 phút 30 giây ( lấy g= 10 m/s 2 ). Tính công suất của lực đó? Câu 4: Một người kéo hòm gỗ nặng 37 kg trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc 30 0 , lực tác dụng lên dây là 154 N, hệ số ma sát 0,02 a. Tính công của lực đó khi kéo hòm gỗ trượt được 18 m. b. Tính công của trọng lực, phản lực? c. Tính công của lực ma sát? Câu 5:. Một xe có khối lượng 100 kg lên dốc đều. Dốc dài 15 m, nghiêng 30 0 so với đường ngang. Biết lực kéo 10 N. Tính công lực kéo khi xe đi được nửa dốc nghiêng? Câu 6:Một xe tải có khối lượng 3,8 tấn, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau khi đi được quãng đường 112,5 m thì vận tốc đạt được 54 km/h. Hệ số ma sát giữa xe va mặt đường là TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG TỔ VẬT LÝ - CÔNG NGHỆ 0,05. Tính công các lực tác dụng lên xe? Câu 7:. Một ôtô có khối lượng 2 tấn chuyển động thẳng đều sau 10s đi được 100m. Tìm động lượng và động năng của ôtô? Câu 8: Một vật có khối lượng 100 g rơi tự do không vận tốc đầu. a. Sau bao lâu vật có động năng là 5 J? b. Khi vật có động năng là 4 J thì vật đã rơi được quãng đường là bao nhiêu? Câu 9:. Một vật có khối lượng 2 kg ở cách mặt đất là 10 m. Tính thế năng của vật đó? Câu 1 0: Một vật có khối lượng 4 Kg có thế năng 320 J. Hỏi vật đang ở độ cao là bao nhiêu? Câu 1 1: Người ta thả rơi tự do vật 5kg từ độ cao 20m. Cho g = 10m/s 2 . Chọn gốc thế năng tại mặt đất . a., Tìm : thế năng ; động năng ; cơ năng của vật tại vị trí ném b. Tìm vận tốc, động năng, thế năng vật lúc chạm đất. c. Ở độ cao nào thế năng bằng một nửa động năng . d. Tìm vận tốc của vật khi thế năng bằng 2 lần động năng . Câu 1 2: Một vật có khối lượng 200g được ném từ độ cao 25 m so với mặt đất với vận tốc 10 m/s . a. Tính thế năng của vật ở độ cao 25 m. b. Tính động năng của vật ở độ cao 25 m. c. Tính độ cao cực đại vật lên được? d. Hỏi khi vật chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu thì thế năng bằng nửa động năng. Câu 1 3: Từ điểm A cách mặt đất 20m, người ta ném vật khối lượng 100g theo phương thẳng đứng lên trên với vận tốc 15m/s. Bỏ qua mọi ma sát. Lấy g=10m/s 2 . Chọn gốc thế năng tại mặt đất. a/ Tính cơ năng của vật. b/ Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được. c/ Xác định vị trí của vật khi nó có vận tốc 8m/s. d/ Xác định vị trí và vận tốc của vật khi động năng gấp 3 lần thế năng. Chương 5: Chất khí Câu 1 4: Khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 20 lít đến thể tích 15 lít,áp suất khí tăng thêm 0,6at. Tìm áp suất ban đầu của khí? Câu 15: Cho một lượng khí có thể tích 20lít, nhiệt độ 25 0 C, áp suất 6atm. Khi nhiệt độ tăng thêm 125 0 C, áp suất giảm còn 2atm thì thể tích khí bằng bao nhiêu? Câu 16: Cho một lượng khí có thể tích 10lít, áp suất 2atm, nhiệt độ 200K. Khí biến đổi đẳng áp đến thể tích 30lít, sau đó biến đổi đẳng nhiệt đến áp suất 4atm. a/ Tính các thông số còn lại của các trạng thái. b/ Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình trong hệ (p,V) và (p,T) Câu 17:Cho một lượng khí lí tưởng thực hiện các quá trình biến đổi trạng thái theo đồ thị như hình bên: Hãy nêu tên các quá trình biến đổi trong đồ thị. O T p 1 2 3 TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG TỔ VẬT LÝ - CÔNG NGHỆ Câu 18:. Trên hình vẽ đồ thị biểu diễn sự biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng trong hệ tọa độ (V – T). a. Mô tả các quá trình biến đổi trạng thái của lượng khí đó. b. Tính p 3 , V 2 . Biết V 1 = 2 l, p 1 = 2.10 5 Pa, T 1 =300K, T 2 =2T 1 . Chương 6: Cơ sở của nhiệt động lực học Câu 19:. Một hệ chất khí chịu tác dụng của bên ngoài thực hiện hai quá trình khác nhau: a. Ngoại lực tác dụng công 150J lên hệ, truyền nhiệt lượng 50J cho hệ. b. Hệ thực hiện công 100J và nhận nhiệt lượng 60J. Tính độ biến thiên nội năng của hệ trong từng quá trình? Câu 20:. Một lượng khí ở áp suất 2.10 4 N/m 2 có thể tích 6 lít. Được đun nóng đẳng áp khí nở ra và có thể tích 8 lít. a.Công do khí thực hiện là bao nhiêu? b. Hãy tính độ biến thiên nội năng của khí. Biết khi đun nóng khí nhận được nhiệt lượng 100 J Chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể. Câu 2 1: a/ Một cái thước đồng thau dài 1m ở 0 0 C. Tính chiều dài của thước ở 30 0 C. Biết hệ số nở dài α = 18,4.10 -6 K -1 . ĐS:1.000552m b/ Một thanh ray đường sắt dài 12m ở nhiệt độ 20 0 C. Phải để hở một khe ở đầu thanh ray với bề rộng là bao nhiêu , nếu thanh ray nóng 50 0 C thì vẫn đủ chổ cho thanh ray dãn ra. eF α = 12.10 -6 K -1 . ĐS: 4.32mm Câu 2 2: Ở 0 o C, một thanh kẽm có chiều dài 200mm, một thanh đồng có chiều dài 201mm. Tiết diện ngang của chúng bằng nhau. Hệ số nở dài của kẽm và đồng lần lượt là : 2,9.10 -5 (K -1 ), 1,7.10 -5 (K -1 ). Hỏi: 1. Ở nhiệt độ nào thì chiều dài của chúng bằng nhau? 2. Ở nhiệt độ nào thì thể tích của chúng bằng nhau? ĐS: 420 o C; 140 o C hết Chúc các em học tập thật tốt để đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp đến! 0 T(K) V(l) (1) (2) (3) V 1 V 2 T 1 T 2 . TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG TỔ VẬT LÝ - CÔNG NGHỆ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN VẬT LÍ 10 CB 2014 – 2015 I- Lý thuyết: 1/ Nêu định nghĩa, công thức và đơn vị của đông lượng. 3/ Hệ cô lập. biểu định nghĩa công và đơn vị công. Nêu ý nghĩa của công âm. 5/ Phát biểu định nghĩa công suất và đơn vị công suất. Nêu ý nghĩa vật lí của công suất? 6/ Nêu định nghĩa và công thức của động. đường là TRƯỜNG THPT TÔN THẤT TÙNG TỔ VẬT LÝ - CÔNG NGHỆ 0,05. Tính công các lực tác dụng lên xe? Câu 7:. Một ôtô có khối lượng 2 tấn chuyển động thẳng đều sau 10s đi được 100 m. Tìm động lượng

Ngày đăng: 05/08/2015, 19:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Câu 19:. Một hệ chất khí chịu tác dụng của bên ngoài thực hiện hai quá trình khác nhau:

  • Câu 20:. Một lượng khí ở áp suất 2.104 N/m2 có thể tích 6 lít. Được đun nóng đẳng áp khí nở ra và có thể tích 8 lít.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan