SKKN Một số phương pháp dạy luyện câu cho học sinh Tiểu học theo hướng giao tiếp TIỂU HỌC PHỔ THẠNH

33 388 0
SKKN Một số phương pháp dạy luyện câu cho học sinh Tiểu học theo hướng giao tiếp TIỂU HỌC PHỔ THẠNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHỊNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO ĐỨC PHỔ TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 3 PHỔ THẠNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY LUYỆN CÂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THEO HƯỚNG GIAO TIẾP Lĩnh vực: Phương pháp dạy học Tên tác giả: THÁI THỊ THU THẢO Chức vụ: Giáo viên Tài liệu kèm theo: Đĩa CD NĂM HỌC: 2014 - 2015 MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1-2 2 PHẦN II: NỘI DUNG 3 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 4 4 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 5-7 2.1 Ưu điểm 5 2.2 Tồn tại 5-6 2.3 Nguyên nhân 6-7 2.4 Hướng giải quyết 7 5 CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 8-20 3.1 Năng lực sư phạm 8 3.2 Phương pháp dạy học 3.3 Hình thức dạy học 3.4 Biện pháp thực hiện 3.5 Phương pháp cụ thể 3.6 Dạy các kiểu bài luyện câu theo hướng giao tiếp 3.7 Các loại bài tập luyện câu theo hướng giao tiếp. 8-9 9-10 10-11 11-16 16-18 18-21 6 CHƯƠNG 4: HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 22-23 7 CHƯƠNG 5: TIỂU KẾT 24 8 PHẦN III: KẾT LUẬN 25-27 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề quyết định sự phồn vinh của đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại, giúp con người có những hiểu biết cơ bản về khoa học và cuộc sống. Trong công tác giáo dục, mục tiêu của nhà trường là giáo dục các em trở thành con người phát triển toàn diện về: Đức- Trí- Thể- Mỹ. Mà bậc tiểu học là bậc đầu tiên, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, kỹ năng sử dụng Tiếng Việt và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học rèn luyện cho các em các thao tác và tư duy sáng tạo. Như nhà văn Xu-khôn-vu- ki đã viết: “Ai làm thầy mà không sung sướng, rung động khi nhìn thấy trí óc của trẻ em ngày càng giàu thêm tri thức, tâm hồn đẹp đẽ. Cái đó chính là do tay mình tạo ra tình yêu sư phạm. Lao động là như vậy đó”. Vậy để giáo dục có hiệu quả và đạt chất lượng thì nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học là cung cấp kiến thức một cách toàn diện cho học sinh. Mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vụ cho cuộc sống, học tập, sinh hoạt, vui chơi sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao. Đặc biệt môn Tiếng Việt đóng vai trò quan trọng đối với học sinh tiểu học. Môn học giúp các em biết diễn đạt bằng ngôn ngữ từ các sự vật, hiện tượng, biết dùng từ, đặt câu, viết văn, biết dùng ngôn ngữ để giao tiếp và học tốt các môn học khác một cách chắc chắn. Với vai trò, vị trí, nhiệm vụ của giáo viên trong trường Tiểu học, đối chiếu với thực tại của trường Tiểu học số 3 Phổ Thạnh, các thầy cô giáo đã góp nhiều công sức vào việc giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập, phát triển các năng lực cho học sinh được thể hiện cụ thể trong môn Tiếng Việt. Thực tế khi học đến phần 1 luyện câu thì nhiều em gặp khó khăn và lúng túng, sử dụng từ chưa phù hợp trong khi nói và viết, miêu tả, đặt câu, viết văn, chưa nắm, chưa tự chiếm lĩnh được kiến thức. Nhiều em còn rụt rè, chưa mạnh dạn tự tin nói trước đông người và chưa phát huy được năng lực của mình trong quá trình học tập. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy- học Tiếng Việt nhất là luyện cho học sinh kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nên tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiệm: “Một số phương pháp dạy luyện câu cho học sinh Tiểu học theo hướng giao tiếp.”. Mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ quý thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 2 PHẦN II NỘI DUNG PHẠM VI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Với khả năng và trình độ cho phép. Tôi chọn bậc Tiểu học và tập thể học sinh lớp 5/2 trường Tiểu học số 3 Phổ Thạnh do tôi gảng dạy. Sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã vận dụng thực hiện từ năm 2012-2013 đến nay. Trong thời gian nghiên cứu vận dụng ở trường và sinh hoạt chuyên môn ở huyện. Xác định rõ quan điểm khoa học trong các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh chóng tiến bộ, đạt kết quả cao. NHIỆM VỤ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Nêu lên được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc dạy luyện câu theo hướng giao tiếp. Tìm hiểu những phương pháp hay, phù hợp với tâm lý lứa tuổi và đối tượng học sinh nhằm giáo dục và đào tạo các em thành con người phát triển toàn diện. NHỮNG QUAN ĐIỂM KHOA HỌC SẼ VẬN DỤNG: Để nói lên những quan điểm khoa học trong nghiên cứu, tôi thực hiện và vận dụng tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên ở bậc tiểu học. Đối với Phổ Thạnh là một xã ven biển, song trình độ dân trí ở đây chưa đồng đều. Nên sự quan tâm đến việc học tập của con em trên địa bàn còn nhiều hạn chế, ý thức học tập của các em chưa cao, các em còn thụ động trong học tập. Do vậy để giúp học sinh học tốt phân môn Tiếng Việt nói chung và phần luyện câu nói riêng là vấn đề được nhiều giáo viên tiểu học quan tâm. Theo tôi muốn học sinh học tập và rèn luyện tốt kỹ năng giao tiếp nên cần thực hiện các nội dung sau: 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN Giao tiếp là sự tiếp xúc, bày tỏ cho nhau một điều gì đấy giữa các thành viên trong cộng đồng. Con người sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp nhưng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng: nói và viết. Cùng diễn đạt một nội dung nào đó bằng phương tiện ngôn ngữ, có thể sử dụng dạng nói hoặc dạng viết tuỳ theo yêu cầu, mục đích, đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp. Chính vì vậy mà nhà trường chủ yếu luyện cho học sinh kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. Giao tiếp được thể hiện ở bốn chức năng: Chức năng thông tin, chức năng tự biểu hiện, chức năng tạo lập và duy trì quan hệ, chức năng giải trí. Theo quan điểm tích hợp, các phân môn của môn Tiếng Việt được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy- học có hiệu quả nhất thiết người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu và các môn học khác. Vì trong các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài tập luyện từ- câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung giao tiếp rất rõ về sự việc, cảnh vật, thiên nhiên, con người, Qua việc dạy học giáo viên biết được trình độ, kiến thức, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em về việc học ở lớp, cũng như việc học ở nhà để từ đó giáo viên có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thích hợp và đạt kết quả tốt nhất. Khi tiến hành nghiên cứu tạo ra một tình huống, những hoàn cảnh, những điều kiện rất gần gũi của cuộc sống. Để làm tốt vai trò người tổ chức và hướng dẫn, tôi đã tìm tòi, phân tích thực trạng và lựa chọn một số phương pháp giúp học sinh học tập có hiệu quả theo hướng giao tiếp. 4 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Môn Tiếng Việt ở tiểu học bao gồm các phân môn: Học vần( ở lớp 1), tập đọc, luyện từ và câu, chính tả, tập viết, tập làm văn, kể chuyện. Mỗi phân môn đều có nhiệm vụ riêng nhưng mục đích cuối cùng của việc dạy và học là cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ để nói, viết và giao tiếp phù hợp. 2.1. ƯU ĐIỂM: Trong nhà trường phân môn Tiếng Việt giữ vai trò đặc biệt quan trọng nhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt để suy nghĩ, giao tiếp và học tập, rèn luyện cho các em năng lực tư duy, giáo dục các em những tư tưởng lành mạnh, trong sáng. Đội ngũ giáo viên của trường đã được tập huấn và thực hiện giảng dạy theo chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục quy định. Giáo viên lập kế hoạch soạn giảng cụ thể, đúng chuẩn kiến thức và kỹ năng của môn học. Trong dạy học có sử dụng đồ dùng dạy học, sử dụng phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Giáo viên giảng dạy nhiệt tình, quan tâm đến mọi đối tượng học sinh trong lớp. Học sinh tham gia học tập tương đối tốt, chất lượng học tập phân môn Tiếng Việt có tiến bộ, số lượng học sinh khá giỏi tăng, học sinh yếu giảm. Tham gia đầy đủ các hội thi và hoạt động do ngành tổ chức và đạt giải. Đây là kết quả đem đến vinh dự cho nhà trường và cũng góp phần phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường. 2.2.TỒN TẠI: Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy vốn từ ngữ, vốn sống, hiểu biết về kinh nghiệm giao tiếp của các em còn hạn chế, nói năng chưa rõ ràng, xưng hô 5 chưa phù hợp. Một bộ phận không nhỏ học sinh chưa có tư duy sáng tạo, chưa có khả năng tự chiếm lĩnh kiến thức, mau chóng quên kiến thức đã học. Một số em còn lớn tuổi chưa chăm học, ý thức tự học chưa cao. Một số em còn rụt rè, thiếu tự tin trước đám đông, chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến, chưa thể hiện được sự thân thiện với thầy cô và bạn bè, mọi người xung quanh, kỹ năng giao tiếp còn yếu. Giáo viên chúng ta đôi lúc đôi nơi còn chưa kịp thời hướng dẫn, rèn luyện một cách thấu đáo cho học sinh. Phụ huynh chưa thật sự quan tâm sâu sát đến vấn đề học tập và giáo dục con em. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấy? Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh học còn nhiều điểm yếu và thiếu sót là do nhiều nguyên nhân. 2.3.NGUYÊN NHÂN: 2.3.1.Về học sinh: Vốn từ của học sinh còn nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để nói hoặc viết mạch lạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó. Các em chưa chịu khó đọc sách, báo, tài liệu tham khảo. Học sinh Tiểu học tư duy các em còn thấp, các em còn ham chơi, lười học, ít có điều kiện tiếp xúc sâu và xa hơn vào lĩnh vực kiến thức ngoài chương trình học, các em còn rụt rè, thiếu tự tin trong học tập và sinh hoạt. Các em chưa thường xuyên có điều kiện giao lưu, học hỏi cùng bạn bè về các hoạt động tập thể, hoạt động nghệ thuật. 2.3.2.Về phụ huynh học sinh: Phụ huynh đa số là nông dân lao động, điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, ít quan tâm đến việc học tập của con em, việc học tập và giáo dục con em, việc học tập của các em thường giao phó cho giáo viên là chính. 2.3.3.Về giáo viên: Giáo viên chưa vận dụng nhiều phương pháp để phát huy tối đa năng lực học 6 tập của học sinh, chưa thường xuyên bồi dưỡng được cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt ham thích học Tiếng Việt. Việc tự nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi đầu tư trong việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chưa thường xuyên. Giáo viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. 2.3.4. Về phía nhà trường: Trang thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng học còn thiếu, chưa có phòng chức năng để học sinh thực hành. 2.4. HƯỚNG GIẢI QUYẾT: Một trong những mục tiêu của chương trình Tiếng Việt tiểu học là chú trọng nhiệm vụ hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt văn hoá và hiện đại để suy nghĩ, giao tiếp và học tập. Xuất phát từ những vấn đề, nội dung nghiên cứu trên đối chiếu với thực tại của Trường Tiểu học số 3 Phổ Thạnh tôi đã tìm ra hướng giải quyết sau: Trong tình hình hiện nay, việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm nó đòi hỏi ở học sinh một yêu cầu cao hơn là học sinh phải độc lập, tự giác, sáng tạo trong học tập. Giáo viên phải biết vận chuyển từ dạy học nặng về cung cấp kiến thức sang dạy học gắn với thực hành, vận dụng gắn với đời sống. Trong đó học sinh là chủ thể của hoạt động với sự trợ giúp của tài liệu học tập, đồ dùng, cảnh quan, môi trường học tập, cùng với sự hướng dẫn hợp lí của giáo viên. Nội dung dạy học phải thiết thực, tinh giản, tích hợp được nhiều mặt giáo dục, gần gũi với đời sống của trẻ, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đặc biệt giáo viên cần nắm vững nội dung và mức độ yêu cầu của từng kiểu bài để hướng dẫn học sinh luyện tập, thực hành cho phù hợp, củng cố và phát triển những kiến thức, kỹ năng cần đạt ở các bài học nhằm hướng tới mục đích giao tiếp. Đồng thời cần lựa chọn sử dụng nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Từ việc dạy học, với những thực trạng của trường nêu trên. Tôi xin đưa ra một số biện pháp sau: 7 CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Chúng ta phải xác định rõ: Kết quả học tập mà mỗi học sinh đạt được ở môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng là thước đo trình độ kiến thức thực của các em được thể hiện trong giờ học, các bài tập, các bài kiểm tra được thể hiện qua sự theo dõi, nhận xét, đánh giá của giáo viên. Do vậy để có được trình độ kiến thức thực chất trong các em, các em phải biết cách học, cách tự tìm ra và chiếm lĩnh kiến thức, ghi nhớ kiến thức thông qua việc tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Vì thế, để kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập của học sinh và tạo hứng thú học tập cho các em thì đòi hỏi ở người giáo viên rất nhiều điều: 3.1. NĂNG LỰC SƯ PHẠM: Trước hết giáo viên phải có tay nghề vững vàng, phải biết yêu nghề mến trẻ, tức là phải có năng lực sư phạm được thể hiện ở các yếu tố sau: - Năng lực khoa học. - Năng lực hiểu học sinh. - Năng lực tổ chức. - Năng lực ngôn ngữ. - Năng lực phân phối chú ý. - Năng lực trình bày bài giảng. - Có óc tưởng tượng sư phạm. Đồng thời phải biết lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thích hợp. 3.2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Hiện nay, để thực hiện theo xu thế đổi mới toàn diện của ngành giáo dục thì cần thay đổi một số phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh, phù hợp với từng nội dung môn học, tổ chức dạy học theo đối tượng học sinh, dựa trên 8 [...]... luyện câu cho học sinh Tiểu học theo hướng giao tiếp Đồng thời đề xuất với lãnh đạo nhà trường và thống nhất trong tổ chuyên môn đưa vào thực hiện Phương pháp dạy luyện câu cho học sinh Tiểu học theo hướng giao tiếp cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau: - Thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học trong giảng dạy môn học Thực hiện tốt các hình thức tổ chức dạy học - Tìm hiểu tình hình học tập của học. .. dạy dạy luyện câu cho học sinh theo hướng giao tiếp là nguồn động viên rất lớn cho tôi Tôi sẽ đem kinh nghiệm này tiếp tục áp dụng để giảng dạy ở học kì II và các năm sau, với mong muốn lớn nhất của tôi là giúp học sinh nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cấp Tiểu học góp phần phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cho học sinh 25 Để thực hiện tốt phương pháp dạy học luyện câu cho học sinh Tiểu. .. thức đã học của học sinh Và trong quá trình dạy học cần phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, cụ thể là: - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp thuyết minh - Phương pháp thảo luận - Phương pháp tìm tòi - Phương pháp động não - Phương pháp nêu vấn đề - Phương pháp giải quyết vấn đề - Phương pháp khảo sát điều tra - Phương pháp thực hành luyện tập Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học tất... còn sống được Qua các bài tập trên đều rèn luyện cho học sinh kỹ năng tạo câu, liên kết câu thành đoạn và sử dụng câu trong giao tiếp phù hợp 3.7.3 Làm giàu vốn từ cho học sinh Giáo viên cần có biện pháp làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh qua từng bài đọc, từng bài tập ở các môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu cùng chủ điểm Tạo cho học sinh thói quen quan sát, đánh giá, nhìn nhận một sự vật, một. .. tạo câu bằng vốn từ và sự hiểu biết của các em 3.5.3 Phương pháp giao tiếp: Đây là phương pháp dạy học tiếng dựa vào những lời nói sinh động, coi trọng việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh Phương pháp giao tiếp thể hiện ở các dạng bài tạo câu, viết đoạn, sử dụng câu trong tình huống giao tiếp cụ thể Ví dụ: a) Tình huống: “Có lần em cùng một số bạn trong lớp đến thăm bạn Hà bị ốm Em giới thiệu... môn học tôi đều chú ý đến luyện câu, chữa lỗi viết câu cho học sinh Đây cũng là biểu hiện của giao tiếp trong luyện câu 3.6.3 Trong các hoạt động khác: Các hoạt động ngoại khoá như câu lạc bộ Tiếng Việt, báo tường, tham quan, dã ngoại,…đều là những môi trường giao tiếp tốt, tự nhiên, sinh động để rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cho học sinh, trong đó chủ yếu là rèn luyện câu 3.7 CÁC LOẠI BÀI TẬP LUYỆN... các kiểu câu, phân tích câu; đặt câu, xây dựng đoạn, chữa lỗi, viết câu, 3.5.5 Trò chơi học tập: Trò chơi học tập là hình thức học tập phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học Giúp cho giờ học sinh động, học sinh có điều kiện giao tiếp hợp tác hoạt động Trò chơi học tập phải hướng vào việc củng cố kiến thức, rèn kỹ năng ở từng bài, nhóm bài Nội dung trò chơi là một đơn vị kiến thức, một số thao... của học sinh để thiết kế giáo án, chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp, luôn có câu hỏi gợi mở, đơn giản dành cho học sinh yếu và câu hỏi nâng cao để phát huy năng lực học sinh khá, giỏi Lựa chọn phương pháp dạy học, chuẩn bị đồ dùng dạy học và sử dụng có hiệu quả trong từng tiết dạy, từng môn học - Quan tâm đến mọi đối tượng học sinh, khuyến khích học sinh. .. phận phụ cho câu, nối các vế câu ghép, 3.6 DẠY CÁC KIỂU BÀI LUYỆN CÂU THEO HƯỚNG GIAO TIẾP Trong trường Tiểu học việc luyện câu cho học sinh được thực hiện bằng nhiều hình thức dạy học: luyện câu trong các bài học thuộc phân môn luyện từ và câu; trong các phân môn Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn; các môn học khác, như Toán, Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Lịch sử, Địa lí, Đạo đức, ; qua các hoạt... Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Trong luyện câu phương pháp này được dùng để tìm hiểu các bộ phận cấu tạo câu, ý nghĩa của câu, các kiểu liên kết câu trong đoạn, dấu câu, tình huống giao tiếp, …nhằm giúp học sinh nắm bắt đối tượng, thông hiểu khái niệm, giúp học sinh sử dụng công cụ giao tiếp một cách có ý thức Phương pháp này được thể hiện ở các dạng bài tập phân tích: 3.5.1.1 Tìm các bộ phận của câu . DỤC& ĐÀO TẠO ĐỨC PHỔ TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 3 PHỔ THẠNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY LUYỆN CÂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THEO HƯỚNG GIAO TIẾP Lĩnh vực: Phương pháp dạy học Tên tác giả:. trường giao tiếp tốt, tự nhiên, sinh động để rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cho học sinh, trong đó chủ yếu là rèn luyện câu. 3.7. CÁC LOẠI BÀI TẬP LUYỆN CÂU THEO HƯỚNG GIAO TIẾP: Luyện câu cho học. các em. 3.5.3. Phương pháp giao tiếp: Đây là phương pháp dạy học tiếng dựa vào những lời nói sinh động, coi trọng việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Phương pháp giao tiếp thể hiện

Ngày đăng: 05/08/2015, 14:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan