SKKN Rèn luyện và phát triển kỹ năng nói cho học sinh qua hoạt động nhóm trong giảng dạy Ngữ văn 9

25 1.1K 3
SKKN Rèn luyện và phát triển kỹ năng nói cho học sinh qua hoạt động nhóm trong giảng dạy Ngữ văn 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Lý do khách quan Ông bà ta từng dạy: “ Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Không phải ngẫu nhiên mà “ học nói” được xếp vào vị trí thứ hai của câu nói. Điều này cho thấy nói là một kỹ năng rất quan trọng trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên trên thực tế, việc dạy học môn Ngữ Văn hiện nay không phải khi nào cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được chú trọng rèn luyện và phát triển đồng thời. Thông thường, cả người biên soạn sách lẫn người dạy thường quá chú trọng vào việc dạy các tri thức Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn hay đọc diễn cảm, đọc hiểu mà bỏ qua nghe, nói,… Và có một thực tế nữa là nhiều thế hệ học sinh khi ra đời nhiều khi không biết lắng nghe, thấu hiểu, không biết nói ra những điều mình nghĩ, không truyền đạt chính xác thông tin hoặc không nói đúng theo quy tắc giao tiếp, không biết cách đọc hiểu chính xác một văn bản Để đạt được những mục tiêu của môn học và thực hiện theo yêu cầu của phương pháp dạy học mới, người dạy cần tổ chức cho học sinh học tập bằng các biện pháp nhằm rèn cho học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết . Trong đó kĩ năng nói là vô cùng quan trọng. Nói sao cho người nghe hiểu là điều không phải ai cũng thực hiện tốt. Người nói khi đã chuẩn bị đầy đủ nội dung trong đầu sẽ tìm cách bộc lộ, truyền đạt thông tin đó chính là “nói”. Muốn hoạt động nói có hiệu quả trong giờ học Ngữ văn, người dạy phải hướng dẫn rèn luyện cho các em, tập cho các em mạnh dạn trước tập thể. Vì thực tế, nhiều khi các em có dự kiến trong đầu nhưng lại không nói ra được. Và như vậy người thầy sẽ không 1 nhận xét đánh giá đúng về sự tiếp thu, cảm thụ của các em trong giờ học Ngữ văn . Vậy rèn luyện và phát triển kĩ năng nói cho học sinh là việc làm thiết thực vừa góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn vừa hình thành phong cách cho học sinh giúp các em mạnh dạn trước tập thể, có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống. 1.2. Lý do chủ quan Trong thực tế giảng dạy ở trường THCS Phổ Minh, tôi nhận thấy: - Về phía học sinh: đa số học sinh chưa có kỹ năng nói trước tập thể, rất ngại nói, không tự tin khi nói trước đông người. Hơn nữa, thời gian học tập của các em rất hạn chế, bởi vì các em đa số con nhà nông. Tâm lí các em có vẻ xem nhẹ hoạt động nói trong giờ học. - Đặc thù của môn học: thời gian thảo luận cũng như luyện nói còn ít so với nội dung yêu cầu; sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng không có hướng dẫn cụ thể ( nhất là ở tiết luyện nói ). - Về phía giáo viên: một vài giáo viên chưa chú trọng khâu luyện nói cho học sinh, chính vì thế mà hoạt động nói của học sinh chưa đáp ứng yêu cầu mong muốn. Có nhiều giáo viên có sự chú ý rèn kĩ năng nói cho học sinh song còn lúng túng trong khâu soạn giảng cũng như qui trình các hoạt động lên lớp. Từ thực tế trên, là một giáo viên Ngữ văn trực tiếp đứng lớp, bản thân tôi nghĩ rằng để tạo được động lực niềm tin nhằm kích thích ý thức học tập bộ môn Ngữ văn của các em, trước hết người thầy giáo phải là người tìm ra được những biện pháp tối ưu kích thích khả năng nói để HS nói ra được những điều mình tư duy, cảm thụ trong giờ học văn bản cũng như trong tiết luyện nói. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. Vì vậy bản thân đã quyết định thực hiện sáng kiến “ Rèn luyện và phát triển kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động nhóm trong giảng dạy Ngữ văn 9” ở trường Trung học cơ sở Phổ Minh. 2 2. MỤC ĐÍCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Từ trước đến nay có rất nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu để giúp học sinh học tốt các phân môn của Ngữ Văn như học tốt Văn, Tiếng Việt, hay Tập làm văn ở tất cả các khối lớp. Thế nhưng lại chưa có một tài liệu nào đề cập đến vấn đề nâng cao kỹ năng nghe nói cho học sinh. Do đó, đây là đề tài khá mới mà bản thân tôi muốn tìm hiểu để tìm ra một giải pháp có thể rèn luyện và phát triển kĩ năng nói của học sinh, nhất là học sinh lớp 9 được hiệu quả hơn. Việc rèn luyện và phát triển kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động nhóm trong giảng dạy Ngữ văn 9 là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy- học Ngữ văn đồng thời hình thành cho học sinh phong cách mạnh dạn trước tập thể, có kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống. Trong quá trình giảng dạy tôi đã có sự tìm tòi, học hỏi và vận dụng và đã thấy được hiệu quả. Khi viết sáng kiến này, tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm về việc hướng dẫn học sinh lớp 9 rèn luyện và phát triển kĩ năng nói để đồng nghiệp tham khảo và góp ý cho tôi. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI - Thời gian: Từ tháng 8/2012 đến tháng 6/2014. - Địa điểm: Trường THCS Phổ Minh - Đối tượng: Học sinh 2 lớp: 9A, 9B trong 2 năm học: 2012- 2013, 2013- 2014. 4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Tìm hiểu các tài liệu chuyên môn có đề cập đến vấn đề thảo luận nhóm và rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh. - Thu thập những thông tin lý luận về nội dung chương trình môn Ngữ văn và các cách rèn luyện, phát triển kĩ năng nói cho học sinh. - Quan sát kĩ năng nói của học sinh ở trong cũng như ngoài nhà trường. - Nghiên cứu kết quả học tập của học sinh. 3 - Trò chuyện, trao đổi, học tập kinh nghiệm với các đồng nghiệp dạy Ngữ văn. - Điều tra bằng số liệu để xác định thực trạng và hiệu quả của sáng kiến, thống kê số liệu 4 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay, các nước trên thế giới rất coi trọng dạy học theo quan điểm giao tiếp. Đây là một trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các môn ngôn ngữ ở trường phổ thông, lấy hoạt động giao tiếp là một trong những căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết. Nếu như nghe, đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường. Trong những năm học qua, giáo viên bộ môn Ngữ văn dần dần tiếp cận và nắm vững phương pháp dạy học mới. Người thầy không chỉ đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh chủ động khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm văn chương mà còn hình thành cho các em năng lực: nghe, nói, đọc, viết( năng lực giao tiếp tiếng Việt ) Nếu người thầy đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh chủ động khám phá chiếm lĩnh tác phẩm văn chương, thì người học ( học sinh) phải tự mình bộc lộ sự hiểu biết, phải biết phát triển tư duy thành lời - ngôn bản. Muốn cho người nghe hiểu cho được thì người nói phải nói cho tốt, có nghĩa là nói phải mạch lạc, 5 logic, phải bảo đảm các qui tắc hội thoại, phải chú ý đến các cử chỉ, nét mặt, âm lượng… Vì thế, rèn luyện và phát triển kĩ năng nói là việc rất quan trọng trong quá trình dạy- học văn, là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy học Ngữ văn. Có kĩ năng nói tốt sẽ giúp người học có được một công cụ giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống xã hội. 6 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Qua nhiều năm thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, ở bộ môn Ngữ văn, hoạt động nói qua thảo luận nhóm, đặc biệt là tiết dạy “ luyện nói”, mặc dầu nhiều giáo viên cũng đã cố gắng hết sức nhưng cũng ít người thành công qua tiết dạy. Bởi vì kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh chưa nhiều so với rèn luyện kỹ năng viết. Học sinh không tự tin khi nói trước đám đông. Thời gian luyện nói lại có hạn ( 45 phút) không tạo được điều kiện cho tất cả học sinh được nói. Và sách giáo viên cũng chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc dạy rèn luyện kỹ năng nói. Do vậy mà trong một tiết luyện nói chỉ tập trung vào những em khá, giỏi, chăm còn những học sinh lười sẽ thụ động, không phát huy được. Dù có hoạt động thảo luận nhóm thì những em yếu cũng ngồi im. Kết quả yếu vẫn yếu, lười vẫn lười. Tâm lý chung, giáo viên rất ngại dạy tiết Luyện nói, nhất là với những học sinh ở vùng nông thôn có trình độ như học sinh trường THCS Phổ Minh. So với yêu cầu của phương pháp dạy mới và những định hướng của sách giáo viên thì tiết dạy “luyện nói” và hoạt động nói qua phần thảo luận nhóm còn nhiều lúng túng chưa đạt yêu cầu. Học sinh khối 9 trường THCS Phổ Minh cũng như học sinh khối 9 cả nước là khoá học cuối cấp THCS. Chính vì lẽ đó đây là khoá học sinh được chú ý nhất, được rèn luyện “bài bản” không chỉ về phương pháp học tập mà còn rèn luyện về kĩ năng giao tiếp. Thực tế qua ba năm học trước các em đã quen với việc rèn luyện kĩ năng nói qua các hoạt động nhóm nhưng nếu đến lớp 9 người thầy giáo không chú ý thì cũng không thể tiếp tục rèn luyện ở các em những gì đã tích luỹ được ở ba lớp dưới. 7 Từ những gì mà bản thân tìm hiểu được, cứ bước vào năm học mới, tôi bắt đầu thực hiện sáng kiến. Bước đầu là khảo sát thực trạng của 2 lớp đang giảng dạy. Cụ thể : Năm học 2012-2013 * Kết quả học lực( khảo sát đầu năm) Lớp HS G K TB Y Kém TS % TS % TS % TS % TS % 9A 29 1 3,4 8 27,6 17 58,6 3 10,4 0 0 9B 29 2 6,9 7 24,1 17 58,6 3 10,4 0 0 * Khảo sát kĩ năng nói: Mức độ Chưa thành thạo Thành thạo Rất thành thạo Trong tiết Đọc- hiểu văn bản 9A ( 29) 16 55,2% 8 27,6% 5 17,2% Trong tiết luyện nói ( TLV) 9B ( 29) 15 51,7% 8 27,6% 6 20,7% Năm học 2013-2014 * Kết quả học lực( khảo sát đầu năm) Lớp HS G K TB Y Kém TS % TS % TS % TS % TS % 9A 37 2 5,4 8 21,6 22 59,5 5 13,5 0 0 8 9B 36 1 2,8 7 19,4 22 61,2 6 16,6 0 0 * Khảo sát kĩ năng nói: Mức độ Chưa thành thạo Thành thạo Rất thành thạo Trong tiết Đọc- hiểu văn bản 9A ( 37) 20 54,1% 12 32,4% 5 13,5% Trong tiết luyện nói ( TLV) 9B ( 36) 17 47,2% 13 36,1% 6 16,7% Từ những thực trạng trên, để giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nói trong giờ học Đọc- hiểu cũng như thực hành luyện nói trong giờ Tập làm văn, từ đó nâng cao chất lượng bộ môn mình đang giảng dạy, sáng kiến chủ yếu tập trung vào những yêu cầu cụ thể như việc chuẩn bị như thế nào để trong giờ học ngữ văn, học sinh có thể rèn luyện kĩ năng giao tiếp, cách đưa ra câu hỏi thảo luận, cách giáo viên hướng dẫn, theo dõi, đánh giá kĩ năng nói của các em CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 9 3.1. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỌC SINH Ngay từ đầu năm học, tôi phổ biến những qui định đối với môn Ngữ văn nói chung và cho kĩ năng luyện nói nói riêng để học sinh có tâm thế chuẩn bị : 3.1.1. Dụng cụ - Đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập - Vở : Vở học, vở soạn, vở bài tập - Dụng cụ học tập: Bảng phụ ( 4 em có một bảng phụ: Bảng phụ các em có thể là giấy dán decan màu trắng), một cây bút lông, nam châm. 3.1.2. Chia nhóm Để tiện việc hoạt động, thảo luận nhóm, tôi chia lớp làm 8 nhóm, ( thường 1 lớp 4 tổ, mỗi tổ chia thành 2 nhóm) cho câu hỏi thảo luận ngắn trong một tiết học văn bản hoặc tiếng việt. Đối với tiết luyện nói, trong mỗi nhóm cử ra nhóm trưởng, thư kí chịu trách nhiệm ghi vào bảng phụ sau khi đã thống nhất ý kiến trong nhóm. Các em còn lại trong nhóm đều ghi vào vở soạn của mình ý kiến thống nhất của tổ. 3.1.3. Cách học - Chuẩn bị bài mới ở nhà: Tự tay em soạn bài mới, không phải dùng vở soạn cũ của anh, chị để lại; học phân môn nào soạn theo phân môn đó. Đặc biệt tiết Luyện nói phải soạn một dàn ý chi tiết và phải dự kiến lời nói dựa vào dàn ý đó. Các em tự mình đứng trước gương để tập nói khi ở nhà - Hoạt động trong giờ học: thảo luận nhóm, phát biểu xây dựng bài. 3.1.4. Truy bài 15 phút - Trong sinh hoạt 15 phút, ngoài việc làm bài tập, câu hỏi khó ở bài soạn, lớp trưởng phải kiểm tra tình hình soạn bài của lớp qua tổ trưởng. 10 [...]... linh hoạt các phương pháp dạy học mới để việc tổ chức các hoạt động dạy - học văn bản trở nên phong phú, đa dạng và có chiều sâu Rèn kĩ năng nói cho học 22 sinh qua hoạt động nhóm trong tiết Đọc-hiểu văn bản và luyện nói ở môn ngữ văn 9 là một hoạt động mang tính chuyên môn của người giáo viên dạy văn trong quá trình giảng dạy Điều đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy - học Văn bản nói riêng và cho. .. kĩ năng nói và phải thực hiện thường xuyên đồng bộ từ các lớp 6,7,8 đến lớp 9 23 + Đối với lãnh đạo nhà trường: tổ chức sinh hoạt chuyên đề về việc tăng cường rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trong môn ngữ văn; tăng cường dự giờ các tiết dạy luyện nói ở các khối lớp để trao đổi rút kinh nghiệm + Đối với phòng giáo dục : Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn về việc rèn kĩ năng nói cho học sinh. .. của học sinh khi luyện nói; đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học và hình thức tổ chức dạy học; phải kiên nhẫn, sâu sát đến học sinh trong từng tiết học có phần luyện nói 3 ĐỀ XUẤT Để áp dụng sáng kiến có hiệu quả, bản thân xin có những đề xuất như sau: + Đối với giáo viên: Giáo viên dạy Ngữ văn THCS cần chú ý hơn đến việc rèn kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh; cần có sự đầu tư giảng dạy trong việc rèn. .. về việc rèn kĩ năng nói cho học sinh để giáo viên được giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm + Đối với Bộ Giáo dục: Cung cấp tài liệu, băng hình về việc rèn kĩ năng nói cho học sinh trong dạy -học Ngữ văn Tăng tiết luyện nói về văn học ở khối lớp 8, 9 để học sinh tập rèn luyện và phát triển kĩ năng nói nhiều hơn trong năm học Vấn đề được trình bày trên đây dưới dạng một sáng kiến kinh nghiệm mang... từ đó phát triển khả năng nhận thức cảm thụ về văn học, mạnh dạn giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình khai thác phân tích văn bản Đặc biệt là qua thảo luận nhóm, kĩ năng nói của học sinh của học sinh được học sinh rèn luyện dần dần một cách chắc chắn, hiệu quả 3.3.2 Một số ví dụ minh họa cho câu hỏi thảo luận nhóm để luyện kĩ năng nói cho học sinh trong tiết Đọc -hiểu văn bản ( Thời gian thảo... môn Ngữ văn nói chung Qua quá trình áp dụng sáng kiến, đa số học sinh đã rèn luyện và phát triển kĩ năng nói rất khả quan Từ đó chất lượng học tập bộ môn được nâng cao qua từng năm học Sáng kiến phù hợp với mục tiêu của môn học và thực hiện theo yêu cầu của phương pháp dạy học mới, đúng với vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của giáo viên dạy bộ môn Sáng kiến này đã thực hiện ở trường THCS Phổ Minh trong. .. 0 * Khảo sát kĩ năng nói: Mức độ Chưa thành Thành thạo thạo Trong tiết Đọc- Rất thành thạo 9A 4 10,8% 20 54,1% 13 35,1% 9B 5 13 ,9% 19 52,8% 12 33,3% hiểu văn bản Trong tiết luyện nói Như vậy qua theo dõi, áp dụng sáng kiến này đã giúp chất lượng học tập cũng như kĩ năng nói của các em tăng lên rõ rệt Đặc biệt, kĩ năng nói đã có những bước phát triển rất tốt: đầu mỗi năm học, kĩ năng nói chưa thành thạo... ở những bài sau - Cho điểm khuyến khích đối với những em nói tốt, những em có sự cố gắng trong quá trình luyện nói - Có thể nói mẫu cho học sinh tham khảo( với những bài khó) 3.3 RÈN KĨ NĂNG NÓI QUA HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN NHÓM TRONG TIẾT ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN 3.3.1 Các bước tiến hành Thường trong một tiết học Ngữ văn sẽ có ít nhất 1 câu hỏi thảo luận nhóm, thời gian thảo luận có thể từ 2 phút đến 5 phút( tùy... có phiếu nhận xét trong sổ tay Sổ này dùng cho suốt năm học - Ngày : - Môn : - Họ và tên : Phần nhận xét, đánh giá : - Tác phong nói : - Giọng nói : - Nội dung nói : 3.2 YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN - Chuẩn bị bài thật chu đáo trước khi lên lớp nói chung và nhất là cho những tiết rèn cho học sinh kĩ năng nói - Dặn dò học sinh cụ thể các nội dung chuẩn bị cho bài học mới - Chú ý theo dõi và ghi chép những... % 9A 29 2 6 ,9 13 44,8 13 44,8 1 3,4 0 0 9B 29 4 13,8 10 34,5 14 48,3 1 3,4 0 0 * Khảo sát kĩ năng nói: Mức độ Chưa thành thạo Trong tiết 9A 4 13,8% 20 Thành thạo 15 51,7% Rất thành thạo 10 34,5% Đọc- hiểu VB ( 29) Trong tiết 9B luyện nói ( 29) 5 17,2% 14 48,3% 10 34,5% Năm học 2013-2014 * Kết quả học lực( cuối năm) G Lớp HS K TB Y Kém TS % TS % TS % TS % TS % 9A 37 4 10,8 14 37 ,9 17 45 ,9 2 5,4 0 0 9B . hơn. Việc rèn luyện và phát triển kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động nhóm trong giảng dạy Ngữ văn 9 là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy- học Ngữ văn đồng thời hình thành cho học sinh. nói cho học sinh. - Thu thập những thông tin lý luận về nội dung chương trình môn Ngữ văn và các cách rèn luyện, phát triển kĩ năng nói cho học sinh. - Quan sát kĩ năng nói của học sinh ở trong. trong giờ học văn bản cũng như trong tiết luyện nói. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. Vì vậy bản thân đã quyết định thực hiện sáng kiến “ Rèn luyện và phát triển kĩ năng nói cho

Ngày đăng: 05/08/2015, 14:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan