SKKN giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ sử dụng năng lượng hiệu quả

7 588 6
SKKN giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ sử dụng năng lượng hiệu quả

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRẺ LỚP MẪU GIÁO NHỠ Ở TRƯỜNG MẦM NON SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ" ĐẶT VẤN ĐỀ Năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống của con người. Vai trò của năng lượng thể hiện cụ thể qua việc sử dụng năng lượng của con người cho các hoạt động sản xuất, đi lại, xây dựng và đời sống hằng ngày. Chúng ta đang sống trong thời đại dùng rất nhiều điện. Điện được dùng trong cuộc sống hàng ngày: Lò điện, quạt máy, bàn ủi, tủ lạnh, đài, ti vi…Điện được dùng trong các nhà máy để chế tạo biết bao vật dụng cần thiết, từ vật nhỏ như cái đinh đến vật lớn như con tàu xuyên đại dương. Chúng ta thử tưởng tượng nếu ngày hôm nay không có điện, cuộc sống xung quanh sẽ ra sao? Nếu con người chỉ biết sử dụng, mà không biết giữ gìn, bảo vệ thì nguồn năng lượng sẽ cạn kiệt, dẫn đến tình trạng thiếu điện, mất điện, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh tế, sinh hoạt và cuộc sống của con người. Tuy nhiên, nguồn năng lượng của chúng ta đang dần bị cạn kiệt, gây nên mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh tế, cuộc sống của con người. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên cạn kiệt năng lượng là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả góp phần giảm lượng khí gây ô nhiễm, có tác dụng bảo vệ môi trường: Hiện nay, môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng. Một trong những nguồn gây ô nhiễm là khói, bụi bẩn, chất thải từ các nhà máy và phương tiện giao thông. Hằng ngày, chúng ta phải đối mặt với khói bụi của các ống xả từ xe máy, ô tô, bụi đường, khói than, củi…Vì vậy hiểu biết về năng lượng và giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trở thành một vấn đề cấp bách có tính chiến lược toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi thơ. Thực tế trong thời gian gần đây Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sở Giáo Dục và Đào Tạo Hà Nội, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Huyện Thanh Trì cũng đã rất quan tâm đến vấn đề này, đã phát hành các cuốn tài liệu, đăng các bài viết trong các cuốn tạp chí để hướng dẫn giáo viên cách giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả…Đối với trường mầm non A Tứ Hiệp, ngay từ đầu năm học khi xây dựng phiên chế chương trình thì nội dung giáo dục trẻ cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã được ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên thực hiện theo hướng tích hợp vào các nội dung hoạt động chăm sóc và giáo dục hàng ngày. Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ B1- lớp tôi phụ trách, các cháu đã có những nhận thức đơn giản về cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả như các cháu đã biết tắt nước khi không sử dụng, khi bật điều hòa phải đóng cửa…Nhưng những nhận thức sâu xa hơn thì các cháu vẫn chưa có như: Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả làm giảm lượng khí gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng, góp phần giữ gìn nguồn năng lượng đảm bảo nhu cầu sử dụng trước mắt cũng như lâu dài của gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó, đây là một nội dung mới đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu tìm tòi, tích cực, khéo léo lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mới mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, các bạn đồng nghiệp của tôi còn e ngại về nội dung này, đôi khi có lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nhưng mới chỉ đại khái, qua loa chưa mang lại hiệu quả cao. Là một giáo viên trẻ, có lòng say mê nhiệt huyết với nghề, với mong muốn giúp cho 100% trẻ lớp mình có những hiểu biết cơ bản về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở, để tìm ra các biện pháp thực hiện hiệu quả. Qua một năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp hữu hiệu, trẻ lớp tôi đã được nâng cao tầm hiểu biết và có những kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Do đó, tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm giáo dục trẻ lớp mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả”. – Mục đích của đề tài: + Đánh giá thực trạng sự nhận thức của trẻ về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. + Tìm ra các biện pháp giáo dục trẻ cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. – Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. – Phạm vi áp dụng: Lớp mẫu giáo nhỡ B1 trường mầm non A, năm học 2013 – 2014. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN: Năng lượng bao gồm năng lượng tự nhiên và năng lượng nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người. Năng lượng tiêu thụ trong gia đình thuộc dạng năng lượng không tái tạo. Nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo đang có nguy cơ cạn kiệt, dẫn đến những hậu quả như thiên tai lũ lụt do chặt phá rừng, động đất do hút cạn kiệt dầu, khí trong lòng đất. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là sử dụng năng lượng một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt. Tiết kiệm năng lượng mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và xã hội. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả góp phần giảm lượng khí gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng. Sử dụng năng lượng tiết kiệ m, hiệu quả góp phần giữ gìn nguồn năng lượng, tiết kiệm chi phí cho cá nhân, gia đình mà còn tiết kiệm cho quốc gia. Vì vậy, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là trách nhiệm của mỗi người và được đưa vào giáo dục ngay từ lứa tuổi mầm non. Giáo dục trẻ mầm non sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu ảnh hưởng của cạn kiệt năng lượng đối với môi trường và cuộc sống xung quanh trẻ. Từ đó, trẻ biết cách sống tích cực với môi trường, có kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ… Nội dung giáo dục trẻ về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường mầm non: – Giáo dục trẻ hiểu biết về năng lượng bao gồm: Điện, nhiên liệu, năng lượng mặt trời, năng lượng gió… – Giáo dục trẻ hiểu biết về lợi ích của năng lượng: Cung cấp ánh sáng, làm mát hoặc làm ấm ở nhà, giúp trẻ và mọi người có thể xem ti vi, nghe đài, làm chín cơm, thức ăn, giúp phương tiện chuyển động, làm khô quần áo… – Thực hiện những yêu cầu, hướng dẫn của người lớn sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. – Hình thành ở trẻ kỹ năng tự sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Không mở cửa sổ, cửa ra vào khi máy điều hòa, máy sưởi đang hoạt động, tắt đèn, tắt quạt khi ra khỏi phòng, không được mở cánh cửa tủ lạnh trong thời gian quá dài, luôn đóng kín cửa tủ, tắt đài khi không nghe, tắt ti vi khi không xem, tắt máy tính khi không sử dụng… – Hình thành hành vi luôn sử dụng điện, năng lượng an toàn. – Hình thành hành vi, thái độ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng. – Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện, nước, bảo vệ nguồn nước, cây xanh. Các nội dung trên có thể tiến hành giáo dục trẻ trong các hoạt động học và trong các hoạt động hằng ngày, mọi lúc, mọi nơi, trong những tình huống, thời điểm thích hợp. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 2.1. Mô tả thực trạng: – Trường mầm non A xã Tứ Hiệp nằm trên địa bàn thôn Cương Ngô xã Tứ Hiệp huyện Thanh Trì ngoại thành Hà Nội. Trường được tách ra từ trường mầm non Tứ Hiệp và hoạt động độc lập từ tháng 9/2008. Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 2/2009, 4 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp thành phố. Năm 2012, trường được nhận bằng khen của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Năm 2013, trường được nhận bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ. Khung cảnh sư phạm của trường luôn xanh – sạch – đẹp, phòng lớp rộng rãi, được đầu tư nhiều đồ dùng, đồ chơi và cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ. – Năm học 2013 – 2014 tôi được Ban giám hiệu trường mầm non A xã Tứ Hiệp phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ B1 (4 – 5 tuổi) tại khu Cương Ngô 1. Lớp có 4 cô giáo, bản thân tôi đang theo học lớp đại học sư phạm mầm non, 2 cô giáo cùng lớp đã tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non, 1 cô có trình độ trung cấp. – Lớp mẫu giáo nhỡ B1 có tổng số 65 cháu, trong đó có 27 cháu gái và 38 cháu trai. – Phụ huynh của trẻ rất nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của trường, lớp. Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: 2.2. Điều kiện thuận lợi : – Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng. – 100% trẻ đúng độ tuổi 4 – 5 tuổi, 45/65 = 69.2% trẻ đã học qua lớp nhà trẻ, mẫu giáo bé nên nhiều trẻ cũng đã có thói quen, hành vi về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. – Lớp rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ cơ sở vật chất. Nhà trường đầu tư đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị tương đối đầy đủ cho cả cô và trẻ để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. – Nhiều phụ huynh trẻ rất nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của các con, đóng góp nhiều cây xanh, nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng cho lớp. 2.3. Điều kiện khó khăn: – Sĩ số trẻ của lớp rất đông (65 cháu) nên còn gặp khó khăn khi tổ chức các hoạt động. Bên cạnh đó lớp có nhiều bé trai rất hiếu động nên việc đưa trẻ vào nề nếp còn rất khó khăn. Nhiều trẻ là con em của các gia đình ở các tỉnh khác đến tạm trú làm ăn sinh sống nên mức độ nhận thức của trẻ không đồng đều. – Bản thân các giáo viên của lớp tuổi nghề còn ít nên chưa có được nhiều kinh nghiệm về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. – Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ được đầu tư tương đối đầy đủ. Tuy nhiên nhiều loại đồ dùng, đồ chơi ngoài trời mầm non đã cũ trẻ học nhiều nên nhàm chán, một số đồ dùng phục vụ hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả còn thiếu. – Một số phụ huynh trẻ làm nghề tự do, buôn bán, bận nhiều công việc nên nhiều khi còn chưa quan tâm chú trọng đến việc học của trẻ. Sự phối hợp cùng cô giáo rèn nề nếp cho trẻ ở nhà còn hạn chế. – Mặt khác, nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường mầm non không được xây dựng theo chương trình giáo dục riêng lẻ mà được lồng ghép vào các nội dung của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, các tài liệu về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ mầm non còn ít, nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học tập. Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ để tìm ra những biện pháp giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ trên trẻ. Sau đây tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả CÁC BIỆN PHÁP: 3.1 Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá trẻ. * Để nắm được mức độ nhận thức của trẻ về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Nên ngay từ đầu năm học (tháng 9/2013) giáo viên phải tiến hành đánh giá chất lượng học sinh đầu năm. Từ đó, giáo viên sẽ tự xây dựng cho mình những kế hoạch cụ thể để giáo dục trẻ trong năm học và tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp nhất để lồng ghép tích hợp vấn đề giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các nội dung của chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhằm bồi dưỡng, giáo dục kịp thời cho những trẻ còn yếu kém. * Cách làm: Từ tuần 2 tháng 9 năm 2014, tôi và các giáo viên cùng lớp đã chia số trẻ trong lớp thành 4 nhóm, mỗi cô sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, đánh giá, khảo sát chất lượng của nhóm trẻ mà mình phụ trách. Để đánh giá mức độ nhận thức của trẻ về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Tôi và các giáo viên cùng lớp đã xây dựng nên hệ thống các câu hỏi, đặt ra các tình huống, tổ chức một số hoạt động quan sát, lao động, dạo chơi, tham quan, trải nghiệm cho trẻ tham gia. Thông qua kết quả của các hoạt động đó mà tôi và giáo viên cùng lớp đã đánh giá được mức độ nhận thức của trẻ về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Kết quả đánh giá của trẻ được ghi vào bảng đánh giá riêng của mỗi trẻ với các tiêu chí cần đạt cho trẻ mầm non. . giáo dục trẻ cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. – Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. – Phạm vi áp dụng: Lớp mẫu giáo. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là sử dụng năng lượng một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử dụng. sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường mầm non: – Giáo dục trẻ hiểu biết về năng lượng bao gồm: Điện, nhiên liệu, năng lượng mặt trời, năng lượng gió… – Giáo dục trẻ hiểu biết

Ngày đăng: 05/08/2015, 08:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan