Đê văn ôn thi vào lớp 10 tham khảo ôn thi (5)

2 4.3K 23
Đê văn ôn thi vào lớp 10 tham khảo ôn thi (5)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I: ( 4 điểm) “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tý! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.” 1) Đoạn văn trên gợi cho em nhớ đến tác phẩm nào, do ai sáng tác? (1 điểm). 2) Điều gì đã được kể trong đoạn truyện? Em có nhận xét gì về cách đặt câu của đoạn truyện và tác dụng của cách đặt câu ấy? (1,5 điểm) 3) Tác phẩm được kể bằng lời kể của ai, thuộc ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm? (1,5 điểm) Phần II: (6 điểm) Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, long bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng … 1) Những câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả của bài thơ đó là ai? (1 điểm) 2) So sánh sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu trong đoạn thơ, ta thấy một phương châm hội thoại đã bị vi phạm. Đó là phương châm nào? Sự không tuân thủ phương châm hội thoại như vậy có ý nghĩa gì? (2 điểm) 3) Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong đoạn thơ đã trích ở trên theo cách lập luận tổng - phân - hợp. Trong đoạn có một câu dùng thành phần phụ chú, một câu dùng thành phần tình thái (3 điểm). ĐÁP ÁN Phần I (4 điểm) Đoạn văn được trích trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê (1 điểm). 1) Đoạn truyện tả tâm trạng của nhân vật Phương Định khi phá bom nổ chậm (0,5 điểm). - Cách đặt câu trong đoạn: tác giả dung những câu ngắn, câu tách ra từ một câu hoàn chỉnh như: Đất rắn … Nhanh lên một tý! …Một dấu hiệu chẳng lành … Hoặc là câu: mặt trời nung nóng (0,5 điểm) - Tác dụng: cách đặt câu như vậy tạo được nhịp nhanh cho đoạn truyện, phù hợp với tâm trạng hồi hộp, lo lắng … của nhân vật và diễn biến nhanh của hành động (0,5 điểm) 2) Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” được kể theo ngôi thứ nhất. (0,5 điểm) - Người kể là Phương Định, một trong ba cô gái của tổ trinh sát mặt đường và cũng là nhân vật chính của truyện. (0,5 điểm) - Việc lựa chọn ngôi kể như vậy giúp cho việc miêu tả nội tâm nhân vật. Những suy nghĩ, cảm xúc và hồi tưởng … hiện lên trực tiếp qua lời nhân vật nên có sắc thái riêng. Nhân vật tự kể nên dễ gần gũi với người đọc, dễ chuyển nội dung câu chuyện đến người đọc. (0,5 điểm) Phần II: (6 điểm) 1) Những câu thơ trên được trích trong bài “Bếp lửa” của Bằng Việt. (1 điểm) 2) Phương châm hội thoại đã bị vi phạm là phương châm về chất. (0,5 điểm) Sự không tuân thủ ấy là để thực hiện mục đích khác: bà không muốn cháu thông báo cho cha mẹ biết những khó khăn ở nhà để bố mẹ cháu yên tâm công tác. Từ đó thấy được sự hy sinh của bà vì con cháu và tình cảm của bà đối với kháng chiến, với đất nước. (1,5 điểm) 3) Viết đoạn văn trình bày nội dung theo cách tổng - phân - hợp (3 điểm) a) Kỹ năng: - Bài làm phải tổ chức thành đoạn văn hoàn chỉnh, có câu chốt đứng ở đầu đoạn và cuối đoạn (tổng - phân - hợp) - Đảm bảo đội dài 10 câu. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ và đặt câu đúng ngữ pháp. - Có sử dụng thành phần phụ chú và thành phần tình thái. b) Kiến thức: nếu được những cảm nhận về hình ảnh người bà trong đoạn thơ có thể xoay quanh cách ý sau: - Nỗi vất vả của bà - Tình yêu thương, đức hy sinh của bà - Niềm tin vào kháng chiến . ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I: ( 4 điểm) “Tôi dùng xẻng nhỏ đào. châm về chất. (0,5 điểm) Sự không tuân thủ ấy là để thực hiện mục đích khác: bà không muốn cháu thông báo cho cha mẹ biết những khó khăn ở nhà để bố mẹ cháu yên tâm công tác. Từ đó thấy được sự. thoại đã bị vi phạm. Đó là phương châm nào? Sự không tuân thủ phương châm hội thoại như vậy có ý nghĩa gì? (2 điểm) 3) Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người

Ngày đăng: 04/08/2015, 20:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan