Đề thi học sinh giỏi lớp 10 môn Hóa Học tỉnh Vĩnh Phúc năm học 20092010

1 1.9K 33
Đề thi học sinh giỏi lớp 10 môn Hóa Học tỉnh Vĩnh Phúc năm học 20092010

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ViettelStudy.vn SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ―――――― ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2009 – 2010 ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC Dành cho học sinh trường THPT không chuyên Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian phát đề. ——————————— Bài 1. Hợp chất X được tạo thành từ 10 nguyên tử của 4 nguyên tố. Tổng số hạt mang điện của X bằng 84. Trong X có ba nguyên tố thuộc cùng một chu kì và số hạt proton của nguyên tố có Z lớn nhất lớn hơn tổng số proton của các nguyên tố còn lại là 6 đơn vị. Số nguyên tử của nguyên tố có Z nhỏ nhất bằng tổng số nguyên tử của các nguyên tố còn lại. 1. Xác định công thức của X. 2. Viết phương trình phản ứng xảy ra theo gợi ý sau. X + NaOH (dư)  khí A 1 X + HCl (dư)  khí B 1 A 1 + B 1 0 ,t p  Bài 2. Hoàn thành và cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron. 1. FeCl 2 + KMnO 4 + H 2 SO 4  Fe 2 (SO 4 ) 3 + Cl 2 + …. 2. Mg + HNO 3  N 2 + NH 4 NO 3 + …. Biết tỉ lệ mol (N 2 : NH 4 NO 3 = 1 : 1) 3. Br 2 + NaOH + Fe(OH) 2  4. M 2 (CO 3 ) n + HNO 3  M(NO 3 ) m + NO + … Bài 3. Cho m gam hợp chất X ( được tạo thành từ hai nguyên tố) phản ứng hoàn toàn với H 2 SO 4 đặc, nóng chỉ thu được 20,16 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm hai khí và H 2 O. A làm mất màu vừa đủ 1,6 lít dung dịch Br 2 0,5M và A không có phản ứng với dung dịch CuCl 2 . Cho A vào dung dịch Ca(OH) 2 dư thu được 106 gam kết tủa trắng. Xác định công thức của X, và tính m. Bài 4. 1. Tiểu phân X có cấu hình electron là 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 . Hãy xác định tên gọi của X. 2. B là một đơn chất có tính oxi hóa mạnh tạo bởi nguyên tố mà ion tương ứng của nó có cấu hình electron giống cấu hình electron của X. Xác định B và viết phương trình phản ứng (nếu có) của B với FeBr 2 , với Ca(OH) 2 và dung dịch KOH. Bài 5. Có 4 khí A, B, C, D. Khí A được điều chế bằng cách nung KMnO 4 ở nhiệt độ cao; khí B được điều chế bằng cách cho FeCl 2 tác dụng với hỗn hợp KMnO 4 và H 2 SO 4 loãng; khí C được điều chế bằng cách đốt sắt sunfua trong oxi; khí D được điều chế bằng cách cho sắt pirit vào dung dịch H 2 SO 4 loãng trong điều kiện thích hợp. Viết các phương trình phản ứng xảy ra, xác định các khí A, B, C, D. Cho các khí A, B, C, D phản ứng với nhau từng đôi một, viết các phương trình phản ứng xảy ra. Bài 6. Sau khi đun nóng 23,7g KMnO 4 thu được 22,74 gam hỗn hợp chất rắn. Cho hỗn hợp chất rắn trên tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit HCl 36,5% (d = 1,18g/ml) đun nóng. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Tính thể tích khí Cl 2 thu được (ở đktc). 3. Tính thể tích dung dịch axit HCl cần dùng. Bài 7. Từ các nguyên tố Na, O và S tạo được các muối A và B đều chứa hai nguyên tử Na trong phân tử. Trong một thí nghiệm hóa học, người ta cho m 1 gam muối A biến đổi thành m 2 gam muối B và 6,16 lít khí Z tại 27,3 0 C và 1atm. Biết rằng hai muối có khối lượng khác nhau là 16 gam. 1. Xác định A và B viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Tính m 1 và m 2. Bài 8. Hòa tan x gam hỗn hợp gồm CuCl 2 và FeCl 3 vào nước, thu được dung dịch A. Chia dung dịch A làm hai phần bằng nhau. Cho lượng dư khí Hidrosunfua vào phần 1 thu được 1,28 gam kết tủa. Cho lượng dư dung dịch Na 2 S vào phần hai thu được 3,04 gam kết tủa. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính x. Bài 9. Cho 20,80 gam hỗn hợp Fe, FeS, FeS 2 , S tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng dư thu được V lít khí SO 2 (đo ở đktc) và dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 21,4 gam kết tủa. Tính thể tích dung dịch KMnO 4 1M cần dùng để phản ứng vừa đủ với lượng khí V lít khí SO 2 ở trên? Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Ngày đăng: 04/08/2015, 09:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan