Vai trò của E.coli và Salmonella Spp trong hội chứng tiêu chảy trên bê hướng sữa tại công ty cổ phần thực phẩm sữa TH

78 565 1
Vai trò của E.coli và Salmonella Spp trong hội chứng tiêu chảy trên bê hướng sữa tại công ty cổ phần thực phẩm sữa TH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VŨ THỊ LÊ NA VAI TRÒ CỦA E.COLI VÀ SALMONELLA SPP TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY TRÊN BÊ HƯỚNG SỮA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SỮA TH CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y MÃ SỐ : 60.64.01.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LẠI THỊ LAN HƯƠNG HÀ NỘI - 2014 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong công trình nghiên cứu nào khác.Các tài liệu trích dẫn đều được ghi tên tác giả và tên tài liệu trích dẫn trong phần tại liệu tham khảo. Tác giả luận văn Vũ Thị Lê Na Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, thực tập và hoàn thành luận văn này tôi đã nhận sự giúp đỡ tận tình và chu đáo của các cơ quan cá nhân trong và ngoài nhà trường. Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt 2 năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin biết ơn sâu sắc đến cô giáo, Tiến sĩ Lại Thị Lan Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, toàn bộ công nhân viên công ty CP thực phẩm sữa TH, Viện Thú y đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập góp phần vào sự thành công của đề tài này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân yêu trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên chia sẻ và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành tốt đợt thực tập cũng như quá trình viết bài luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do kiến thức và năng lực còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên trong quá trình học tập cũng như hoàn thành nội dung luận văn này khó tránh khỏi những sai sót, kính mong quý thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè thông cảm, góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2014 Tác giả luận văn Vũ Thị Lê Na Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình vii MỞ ĐẦU 1 1 Đặt vấn đề 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 3 Ý nghĩa khoa học của đề tài 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 Những nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy 3 1.2 Nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy. 4 1.2.1 Do vi sinh vật 4 1.2.2 Những nguyên nhân khác 8 1.3 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn gây hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé 9 1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 9 1.3.2 Nghiên cứu tại Việt Nam 12 1.4 Một số vi khuẩn đường ruột quan trọng 13 1.4.1 Vi khuẩn E.coli 13 1.4.2 Vi khuẩn Salmonella spp 28 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 31 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu. 31 2.1.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu. 31 2.2 Vật liệu dùng trong nghiên cứu 31 2.2.1 Mẫu bệnh phẩm 31 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv 2.2.2 Môi trường, hoá chất, dụng cụ thí nghiệm. 31 2.3 Nội dung nghiên cứu 32 2.4 Phương pháp nghiên cứu 32 2.4.1 Phương pháp lấy mẫu 32 2.4.2 Phương pháp phân lập và giám định vi khuẩn 33 2.4.3 Phương pháp xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí, số lượng E.coli và Salmonella spp trong 1g phân. 34 2.4.4 Phương pháp xác định đặc tính sinh vật hóa học của vi khuẩn E.coli 34 2.4.5 Phương pháp kiểm tra tính mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn. 36 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38 3.1 Tỷ lệ bê tiêu chảy và chết do tiêu chảy. 38 3.2 Tỷ lệ bê mắc hội chứng tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo độ tuổi. 39 3.3 Số lượng vi khuẩn E.coli trong phân bê mắc hội chứng tiêu chảy. 40 3.4 Số lượng vi khuẩn Salmonella spp trong phân bê không tiêu chảy và tiêu chảy. 44 3.5 Đặc tính sinh hóa học của vi khuẩn E.coli và Salmonella spp. 48 3.5.1 Đặc tính sinh học các chủng E.coli phân lập được. 48 3.5.2 Đặc tính sinh học các chủng Salmonella spp phân lập được. 50 3.6 Xác định serotype các chủng Salmonella spp phân lập được 53 3.7 Tính mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn E.coli và Salmonella spp phân lập được. 54 3.7.1 Tính mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn E.coli phân lập được. 54 3.7.2 Tính mẫn cảm kháng sinh của các chủng Salmonella spp phân lập được. 55 3.8 Kết quả điều trị tiêu chảy ở trên bê. 57 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 59 1 Kết luận 59 2 Đề nghị 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC 67 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHI : Brain Heart Infusion EMB : Eosin Methylene Blue Agar TSI : Triple Sugar Iron CFU HCTC E.coli AEEC ETEC LT ST Cl. perfringens LSP vk cs PCR R S M : : : : : : : : : : : : : : : Colinial Forming Unit Hội chứng tiêu chảy Escherichia coli Adherencia Enteropathogenic E.coli Enterotoxigenic E.coli Labile Heat Toxin Stable Heat Toxin Clostridium perfringens lypopolysacharide vi khuẩn cộng sự Polymerase Chain Reaction Rough Smooth Mucoid Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Bảng tiêu chuẩn phân tích kết quả đường kính vòng vô khuẩn 37 3.1 Kết quả nghiên cứu tỷ lệ bê tiêu chảy và chết do tiêu chảy. 38 3.2 Kết quả theo dõi tỷ lệ bê tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo độ tuổi 39 3.3 Số lượng vi khuẩn E.coli trong phân bê bình thường và bê tiêu chảy. 43 3.4 Số lượng vi khuẩn Salmonella spp trong phân bê thường và phân bê tiêu chảy. 45 3.5 Một số đặc tính sinh hoc các chủng E.coli phân lập được 49 3.6 Type kháng nguyên O theo nhóm các chủng Salmonella spp phân lập từ phân bê tiêu chảy 53 3.7 Xác định serotype của vi khuẩn Salmonella spp phân lập được từ bê 53 3.8 Tính mẫn cảm kháng sinh của các chủng E.coli phân lập được 54 3.9 Tính mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn Salmonella spp phân lập được 56 3.10 Kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy ở bê 57 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 1.1 Vi khuẩn E.coli tấn công hệ thống lông nhung của thành ruột (Gyles, 1992) 25 3.1 So sánh tỷ lệ bê tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo độ tuổi 40 3.2 Biến động số lượng vi khuẩn E.coli trong phân bê bình thường và bê bị tiêu chảy theo độ tuổi. 42 3.3 Tỷ lệ phân lập vi khuẩn E.coli ở bê sữa 42 3.4 Tỷ lệ phân lập Salmonella ở bê giống sữa 47 3.5 So sánh biến động số lượng vi khuẩn Salmonella spp trong phân bê 47 3.6 Khuẩn lạc E.coli trên một số môi trường nuôi cấy 50 3.7 Khuẩn lạc Salmonella spp trên một số môi trường nuôi cấy 52 3.8 Kháng sinh đồ của vi khuẩn E.coli phân lập từ phân bê 55 3.9 Kháng sinh đồ của vi khuẩn Salmonella spp phân lập từ phân bê 56 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Tổng đàn bò sữa của nước ta đã tăng từ 41000 con năm 2001 lên trên 158 366 000 con năm 2012. Tổng sản lượng sữa tươi sản xuất hàng năm tăng trên 6 lần từ 64 000 tấn năm 2001 lên trên 381 000 tấn năm 2012 (Tống Xuân Chinh, 2012). Chăn nuôi bò sữa Việt Nam đã và đang được đầu tư phát triển từ các chương trình quốc gia. Từ các dự án giống, nguồn gien bò sữa cao sản đã được nhập nội góp phần nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò. Chăn nuôi bò sữa là một nghề có hiệu quả kinh tế cao nhưng là một nghề mới ở Việt Nam, người chăn nuôi vẫn còn ít kinh nghiệm nên còn nhiều khó khăn, năng suất thấp và chất lượng sữa chưa cao. Quy mô chăn nuôi bò sữa còn nhỏ, phương thức chăn nuôi còn hạn chế, nguồn thức ăn chủ yếu tận dụng, nông dân chưa có điều kiện để áp dụng khoa học công nghệ cao vào phát triển chăn nuôi. Thời tiết và khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng chủ yếu đến hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò sữa. Hội chứng tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý phức tạp do nhiều nguyên nhân, hậu quả của nó bao giờ cũng gây ra viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hóa và cuối cùng là một “quá trình nhiễm trùng” (Roeder, 1987; Hồ Văn Nam, 1985). Theo Lê Minh Chí (1995) hội chứng tiêu chảy trầm trọng ở gia súc non, phổ biến khắp ở các vùng sinh thái nước ta, đặc biệt là ở bê nghé 70-80% tổn thất nằm trong thời kỳ nuôi dưỡng bằng sữa và 80-90% trong số đó là hậu quả của hội chứng tiêu chảy. Đến nay, hội chứng tiêu chảy ở gia súc còn được khẳng định xuất hiện gắn liền với các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, gây ra bởi vi khuẩn: Hội chứng tiêu chảy do E.coli, Salmonella spp, viêm ruột hoại tử do Clostridium penrfringens, bệnh phó thương hàn ở gia súc non sau cai sữa… Trong đó, E.coli và Salmonella spp là hai thành viên đóng vai trò quan trọng gây nên các quá trình bệnh lý ở đường Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 tiêu hóa ở hầu hết các loại gia súc đặc biệt là gia súc non. Bệnh do chúng gây ra có phạm vi rộng trên toàn thế giới Wray và Sojka (1977). Ở Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu vai trò gây bệnh của khuẩn E.coli, Salmonella spp ở trâu, bò, bê, nghé địa phương, lợn: Nguyễn Quang Tuyên (1996), Phạm Ngọc Thạch (1998), Nguyễn Bá Hiên (2001)… Các công trình nghiên cứu đã phân tích, giá vai trò của vi khuẩn gây hội chứng tiêu chảy ở trâu, bò, bê, nghé. Tuy vậy, cho đến nay còn rất ít những nghiên cứu về vai trò của E.coli và Salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy của bê giống sữa được nuôi quy mô công nghiệp tại Việt Nam. Xuất phát từ những vấn đề thực tế đó chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “ Vai trò của E.coli và Salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy trên bê hướng sữa tại công ty cổ phần thực phẩm sữa TH”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định vai trò của vi khuẩn E.coli và Salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy của bê giống sữa từ sau khi sinh đến giai đoạn bò tơ làm cơ sở cho các nghiên cứu phòng và điều trị hội chứng tiêu chảy do E.coli, Salmonella spp gây ra ở bê sữa. 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung, làm phong phú thêm lý luận cơ sở về căn bệnh do E.coli và Salmonella spp gây ra. - Làm cơ sở cho các nghiên cứu vi khuẩn E.coli, Salmonella spp gây hội chứng tiêu chảy trên bê sữa tại Việt Nam. - Là cơ sở cho việc xây dựng biện pháp phòng và điều trị hội chứng tiêu chảy trên bê do vi khuẩn E.coli, Salmonella spp gây ra. [...]... khuẩn gây hội chứng tiêu chảy Như vậy, có th nói hội chứng tiêu chảy của bê, nghé là một hội chứng bệnh lý rất phức tạp ở đường tiêu hóa, do nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố tác động Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin trình bày vai trò của vi khuẩn E.coli, Salmonella spp gây hội chứng tiêu chảy trên đàn bê sữa 1.3 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn gây hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé 1.3.1... cho th y tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở bê nghé cao nhất vào mùa xuân, th p nhất vào mùa thu Tỷ lệ chết cao nhất vào mùa đông, th p nhất vào mùa thu Tỷ lệ chết cũng giảm theo độ tuổi Số lượng vi khuẩn E.coli gây bệnh tăng lên cao hơn so với bê không bị tiêu chảy tăng trung bình 81,04% ở bê và 184,62% ở nghé Trương Quang và cs (2006) nghiên cứu vai trò gây bệnh của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của. .. điều kiện thuận lợi và khi nó trở th nh vai trò chính Hồ Văn Nam và cs (1997), Archie (2001) khẳng định rằng vi khuẩn đường ruột có vai trò không th thiếu được trong hội chứng tiêu chảy Theo Nguyễn Ngã và cs (2000), th nh phần vi khuẩn trong phân bê, nghé bị tiêu chảy tập trung có 4 loại chính: E.coli, Salmonella spp, Shigella, Klebsiella, trong đó chủ yếu là E.coli và Salmonella spp có tỷ lệ nhiễm... tương ứng là (72,48% và 51,32%) Nghiên cứu của Vũ Đạt và Đoàn Th Băng Tâm (1995) cho th y trâu, nghé khỏe mạnh có tỷ lệ nhiễm Salmonella spp từ 23,3%-30,07% nhưng trong trường hợp tiêu chảy tỷ lệ này tăng lên 37,5% (ở trâu) và 71,43% (ở nghé) Nguyễn Văn Quang (2004), nghiên cứu vai trò của Salmonella spp và E.coli trong hội chứng tiêu chảy của bò, bê cho th y E.coli và Salmonella spp bội nhiễm với tỷ... trình trên các sản phẩm của quá trình viêm cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình kích th ch và bài xuất dịch th từ tế bào dẫn đến bê, nghé bị tiêu chảy Hình 1.1: Vi khuẩn E.coli tấn công hệ th ng lông nhung của th nh ruột (Gyles, 1992) 1.4.1.4 Hội chứng tiêu chảy do vi khuẩn E.coli gây ra trên bê, nghé Vi khuẩn E.coli là nguyên nhân quan trọng gây bệnh tiêu chảy cho gia súc nói chung và gia... 85,75% và Salmonella spp chiếm 80% Từ kết quả góp phần khẳng vi khuẩn E.coli và Salmonella spp đóng vai trò chính gây hội chứng tiêu chảy Vũ Bình Minh và Cù Hữu Phú (1999) nghiên cứu về E.coli và Salmonella Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Th c sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 spp gây tiêu chảy trên lợn cho biết tỷ lệ phát hiện E.coli độc trong phân là 80-90% trong số mẫu xét nghiệm Như vậy, E.coli, ... Những nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy Hội chứng tiêu chảy bê là một bệnh phổ biến đã và đang gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi Hội chứng tiêu chảy gây chết với tỷ lệ th p nhưng tác hại của nó làm biến đổi cấu trúc niêm mạc ruột non dẫn đến giảm khả năng hấp thu th c ăn làm cho bê còi cọc, tăng tiêu tốn th c ăn cho 1 kg tăng trọng Nguy hiểm hơn, nguyên nhân của hội chứng tiêu chảy rất phức tạp đã... 2: Là quá trình hấp phụ và nó phụ thuộc vào đặc tính bề mặt của vi khuẩn và của tế bào mà vi khuẩn bám dính và th c hiện theo hướng thuận nghịch, dưới tác động của những lực tương hỗ khác nhau (Freter, 1981) Chuyển động th ng của vi khuẩn có th giúp vi khuẩn cố định và bám chắc trên bề mặt tế bào tham gia vào sự hấp th của quá trình bám dính (Uhlman, 1982) (trích theo Nguyễn Th Nội, 1986) Bước 3:... lượng E.coli tăng gấp 3 lần, Salmonella spp tăng 1,98 lần Nguyễn Văn Sửu (2005) nghiên cứu ở ba tỉnh miền núi phía Bắc đã kết luận: vi khuẩn E.coli, Salmonella spp và Cl perfringens th y ở bê, nghé bị tiêu chảy cao hơn bê, nghé ở trạng th i bình th ờng Theo tác giả Cù Hữu Phú và cs (1999), 70% mẫu bệnh phẩm tiêu chảy của lợn mắc bệnh tiêu chảy ở các độ tuổi khác nhau, đã phân lập được 60 chủng E.coli. .. phát tán và gây bệnh Theo Đoàn Th Băng Tâm (1987), Sử An Ninh (1993), Lê Văn Tạo và cs (1993), Phan Thanh Phượng (1995), ở nước ta, tiêu chảy trên gia súc xảy ra quanh năm, đặc biệt vào vụ đông xuân, khi th i tiết thay đổi đột ngột và th i điểm chuyển mùa quanh năm 1.2 Nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy Trong lịch sử nghiên cứu hội chứng tiêu chảy nhiều tác giả đã đưa ra kết quả cho th y nguyên . gồm: Enterotoxigenic E. coli (ETEC), Enterotoxinnic E. coli (ETEEC), Enterotopathogenic E. coli (EPEC), Verotoxigenic E. coli( VTEC), Adherence Enterotopathogenic E. coli (AEEC) từ đó xác định các serotype. tiêu chảy trên bê hướng sữa tại công ty cổ phần th c phẩm sữa TH . 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định vai trò của vi khuẩn E. coli và Salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy của bê giống sữa từ. Unit Hội chứng tiêu chảy Escherichia coli Adherencia Enteropathogenic E. coli Enterotoxigenic E. coli Labile Heat Toxin Stable Heat Toxin Clostridium perfringens lypopolysacharide vi khuẩn

Ngày đăng: 03/08/2015, 17:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang bìa

  • Mục lục

    • Mở đầu

    • Chương 1. Tổng quan tài liệu

    • Chương 2. Đối tượng, vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

    • Chương 3. Kết quả và thảo luận

    • Kết luận và đề nghị

    • Tài liệu tham khảo

    • Phụ lục

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan