Nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên điều trị tại bệnh viện nhi trung ương

157 1.9K 16
Nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên điều trị tại bệnh viện nhi trung ương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặt vấn đề Rối loạn trầm cảm (RLTC) là một bệnh lý cảm xúc biểu hiện đặc trưng bởi khí sắc trầm, giảm hoặc mất sù quan tâm, thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, các biểu hiện này tồn tại trong thời gian dài, Ýt nhất trên hai tuần[19],[33],[39]. Ngày nay trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến và có xu hướng ngày một tăng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Trầm cảm là một vấn đề lớn cần được quan tâm, đặc biệt trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở cộng đồng. Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính có khoảng trên 200 triệu người bị rối loạn trầm cảm điển hình, nghĩa là khoảng 5% dân số toàn cầu mắc bệnh này, ở Việt Nam tỷ lệ này là 2,8%. Trầm cảm là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tự sát, 45-70% những người tự sát mắc bệnh trầm cảm và 15% số đó đã tử vong do thực hiện được hành vi tự sát [6],[117]. Trầm cảm có thể gặp ở mọi dân tộc, mọi vùng dân cư và mọi lứa tuổi, tần suất trầm cảm thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nghề nghiệp, giới tính, trình độ, mức sống, văn hoá xã hội và lứa tuổi[13]. Tỷ lệ rèi loạn trầm cảm ở trẻ em là 0,4 đến 2,5%, tỷ lệ này ở trẻ vị thành niên từ 0,4 đến 8,3%, trong đó trầm cảm nặng chiếm khoảng 15% đến 20%[50],[60],[116]. Vị thành niên (VTN) là lứa tuổi có nhiều biến đổi, đang phát triển mạnh cả về thể chất và tâm thần để dần hoàn thiện. Trước những tác động của môi trường không thuận lợi mà trẻ chưa thích nghi được, dễ dẫn đến những phản ứng cảm xúc - hành vi lệch lạc, mà nổi bật là trầm cảm. 1 Trầm cảm có triệu chứng lâm sàng phong phú, đa dạng. Bệnh nguyên được phân loại là do các bệnh lý cơ thể, các sang chấn tâm lý và nhiều trường hợp chưa rõ nguyên nhân gọi là trầm cảm nội sinh. Bệnh sinh của trầm cảm rất phức tạp và có nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng hiện vẫn chưa nghiêng hẳn về một giả thuyết nào. Tuy nhiên, các tác giả đều thống nhất cho rằng trầm cảm là phản ứng cảm xúc của con người trước những tác động không thuận lợi vào các hoạt động cân bằng của đại não. Rối loạn trầm cảm ở trẻ em và trẻ vị thành niên có nhiều nét đặc thù riêng, đó là tính đa dạng chưa ổn định. Bên cạnh các biểu hiện về khí sắc trầm, mất quan tâm thích thú, giảm năng lượng, dễ mệt mỏi thì các triệu chứng như rèi loạn hành vi, tăng hoạt động, cáu bẳn, không tuân thủ nề nếp gia phong, chán học, tù cô lập hoặc gia nhập nhóm trẻ “chậm tiến” gây rối trật tự xã hội. Ngoài ra, trẻ thường có các biểu hiện cơ thể (đau mái, ngột ngạt khó chịu, rối loạn tiêu hóa, đau tức vùng ngực, bụng ), các biểu hiện này nhiều khi nổi trội che lấp những biểu hiện khí sắc, làm cho thực hành lâm sàng rất khó nhận dạng và chẩn đoán [3],[26],[27],[39],[71]. Trầm cảm ở trẻ vị thành niên ảnh hưởng rất lớn đến năng lực học tập, giao tiếp, sù hình thành phát triển các mối quan hệ xã hội, sự phát triển hoàn thiện thể chất và tinh thần, tính cách của trẻ. Nếu rối loạn trầm cảm không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ngược lại, việc phát hiện và điều trị sớm mang lại hiệu quả cao, cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe, đem lại cho trẻ sự hoàn thiện nhân cách và nâng cao chất lượng cuộc sống. Với sù ra đời của nhiều loại thuốc chống trầm cảm mới, các phương pháp điều trị mới, những tiến bé trong công tác quản lý bệnh, sù hiểu biết sâu sắc hơn về bệnh trầm cảm, đã giúp công tác điều trị RLTC ngày càng có 2 nhiều tiến bộ. Trên thế giới, việc phát hiện và điều trị sớm RLTC ở trẻ em và vị thành niên đã đạt nhiều thành tựu, đặc biệt trong hơn một thập kỷ gần đây đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ trẻ em. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề mà các nhà chuyên môn còn phải tiếp tục nghiên cứu và thảo luận. Ở Việt Nam, RLTC ở trẻ em và trẻ vị thành niên chưa được quan tâm, chưa có các công trình nghiên cứu đầy đủ về RLTC ở trẻ vị thành niên. Vì các lý do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương”. Nhằm các mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên. 3. Nhận xét kết quả điều trị rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 3 Chương 1 Tổng quan tài liệu 1.1. Một số vấn đề chung về rối loạn trầm cảm 1.1.1. Khái niệm và lịch sử bệnh 1.1.1.1. Khái niệm Buồn chán là một phản ứng cảm xúc thường gặp ở bất cứ ai trong cuộc sống. Nhưng nếu sự buồn chán này trở nên trầm trọng, kéo dài, cản trở lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng thích nghi của cá thể thì khi đó đã là rối loạn trầm cảm [13],[37]. Trầm cảm là một trạng thái mà người mắc bệnh thường có biểu hiện buồn rầu, chán nản, thất vọng quá mức bình thường, làm ức chế toàn bộ các quá trình hoạt động tâm thần. Rối loạn được đặc trưng bởi khí sắc trầm, giảm hoặc mất mọi quan tâm thích thú, mất năng lượng, dễ mệt mỏi, hoạt động giảm, khó tập trung chó ý, tư duy chậm chạp kèm theo mặc cảm tội lỗi, hạ thấp mình, ý tưởng tự ti hoặc hoang tưởng bị tội - chán sống, có thể dẫn đến hành vi tự sát. Bên cạnh đó, còn thường gặp các triệu chứng rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, đau nhức cơ thể [37]. Trước đây, các nhà tâm thần học mô tả trầm cảm như là một giai đoạn bệnh điển hình, với tình trạng u sầu (melancholia), biểu hiện ức chế nặng nề các mặt hoạt động tâm thần. Chủ yếu là các quá trình: 1/ Cảm xúc ức chế biểu biện bằng khí sắc giảm, buồn rầu; 2/ Các quá trình tư duy bị ức chế, dòng tư duy chậm lại; 3/ Hoạt động bị ức chế thể hiện tình trạng chậm chạp cả lời nói và hành vi, nhiều khi nặng đến mức sững sờ, bất động [19]. Hiện nay, theo mô tả trong bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10), trầm cảm là một hội chứng bệnh lý, biểu hiện đặc trưng bởi khí sắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dễ mệt mỏi, phổ biến là tăng mệt rõ rệt nhiều khi chỉ sau một cố gắng nhỏ. Kèm theo là các triệu 4 chứng phổ biến khác, như: giảm sút tập trung chó ý; giảm sút lòng tự trọng và lòng tự tin; cã ý tưởng bị tội và không xứng đáng; bi quan về tương lai; cã ý tưởng và hành vi tự huỷ hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ; giảm cảm giác ngon miệng. Các biểu hiện trên tồn tại trong một khoảng thời gian tối thiểu 2 tuần liên tục. Các biểu hiện này được coi là những triệu chứng có nhiều ý nghĩa lâm sàng trong chẩn đoán. Như vậy, trầm cảm làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống tâm trí và sức khoẻ của cá thể, người bị trầm cảm khã thích ứng trong giao tiếp, thường né tránh mọi người, không thể đảm đương các công việc, buông xuôi mọi trách nhiệm trong gia đình, ở cơ quan và ngoài xã hội. Trong nhiều trường hợp, rối loạn trầm cảm thường kèm các rối loạn khác như: rối loạn lo âu, xuất hiện các cơn hoảng sợ (panic disorder), có thể dẫn đến lạm dụng chất gây nghiện (rượu, ma túy, ) để loại trừ hoặc giảm bớt các cảm giác khó chịu của họ. Biểu hiện trầm cảm thường thay đổi hình thái và mức độ theo sự phát triển của tuổi, giới tính, hoàn cảnh sống, bối cảnh kinh tế xã hội và cả đặc tính riêng biệt của từng người. Ở trẻ em thường có đặc điểm nổi trội là các phàn nàn về cơ thể như đau mỏi, rối loạn thần kinh nội tạng, hoặc biểu hiện bằng những rối loạn hành vi như bướng bỉnh, khó bảo, bỏ học, gia nhập nhóm trẻ chậm tiến, hành vi bất chấp tập tục truyền thống, không tuân theo những nội quy, kỷ cương ở trường lớp và xã hội. Trong khi đó ở người lớn, chủ yếu lại biểu hiện bởi sù than vãn buồn chán, bi đát, không có lối thoát. Biểu hiện trầm cảm ở trẻ em còn phô thuộc các điều kiện sống, văn hoá, kinh tế xã hội, truyền thống gia đình họ tộc, lối sống và sự nuôi dạy của cha mẹ anh chị. 1.1.1.2. Lịch sử bệnh Trầm cảm nặng điển hình đã được người xưa mô tả. Với sự phát triển không ngõng của nền y học, những hiểu biết sâu về trầm cảm luôn được bổ sung và hoàn thiện. Theo Hypocrate (460-377 trước công nguyên), thuật ngữ 5 sầu uất “mélancholie” mô tả mức độ trầm cảm nghiêm trọng, điển hình và được dùng để mô tả một số bệnh lý tâm thần có biểu hiện rối loạn khí sắc nặng [6],[24]. Thế kỷ XVIII, Pinet mô tả trầm uất là một trong bèn hình thái rối loạn loạn thần. Đến năm 1896, Kraepelin đã thống nhất mô tả xếp hai trạng thái trầm cảm và hưng cảm cùng xuất hiện trên một người bệnh, trong một bệnh cảnh chung rối loạn cảm xúc. Ông đặt tên rối loạn này là loạn thần hưng trầm cảm (psychose maniaco – depressive), mà ngày nay được gọi là rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Ngày nay, trầm cảm vẫn tiếp tục kế thừa mô tả theo truyền thống, kinh điển. Một giai đoạn trầm cảm điển hình, là tình trạng ức chế nặng nề các hoạt động tâm thần trong đó cảm xúc, tư duy, hoạt động đều bị ức chế và chậm lại [19],[24]. Trầm cảm tiếp tục được mô tả chỉnh hợp hơn và đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán, phân loại hợp lý, chi tiết hơn trong phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) năm 1992 của Tổ chức Y tế Thế giới. Trong phân loại này trầm cảm được xếp trong mục rối loạn cảm xúc, F30 - F39[37]. 1.1.2. Vài nét về dịch tễ học và tình hình nghiên cứu rối loạn trầm cảm 1.1.2.1.Trên thế giới Trên thế giới, các công trình nghiên cứu trầm cảm rất phong phó, về dịch tễ học, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, đặc điểm lâm sàng và điều trị. Theo J.Angst (1992), L.Judd (1994) và mét số tác giả khác, trầm cảm chiếm 4-6,5% dân số [46],[80]. Ở Pháp, 10% dân số có nguy cơ mắc trầm cảm, tỷ lệ mắc tại một thời điểm là 2 - 3% dân số, một sè nước khác tỷ lệ này là 3-5%[6]. Theo Golberg và Huxley (1992) 20-30% dân số Óc có biểu hiện trầm cảm trong đó 3-4% là trầm cảm vừa và nặng. KÕt quả điều tra dịch tễ học các bệnh tâm thần ở Hoa Kỳ, trầm cảm điển hình chiếm tỷ lệ 2,2% trong 6 6 tháng; 2,7% trong một năm và 4,4% suốt cuộc đời[120]. Trong cơ cấu bệnh lý tâm thần, rối loạn trầm cảm là bệnh lý thường gặp, chiếm 41% bệnh nhân tâm thần nội trú, 20% số bệnh nhân tâm thần nặng phải nằm viện[52],[123]. Tỷ lệ tự sát ngày càng tăng có liên quan đến trầm cảm[124], ở Pháp số người tự sát tăng từ 8300 người (năm 1975) lên 10400 người (năm 1980) và 12041 người (1994). Theo M.L.Bourgeois (1998), trong số người tự sát, rối loạn tâm thần chiếm 90% (trong đó trầm cảm chiếm 46%)[102]. Tự sát nguyên nhân do trầm cảm không giảm, mà còn có xu hướng tăng cao hơn nhiều bệnh lý khác. 1.1.2.2.Trong nước Ở Việt Nam, hơn một thập kỷ gần đây, vấn đề sức khoẻ tâm thần nói chung và trầm cảm nói riêng được đề cập đến nhiều hơn, đã có nhiều công trình nghiên cứu về trầm cảm ở các khía cạnh khác nhau. Theo Ngô Ngọc Tản và Cao Tiến Đức (2001), rối loạn trầm cảm chiếm 3,4% khi điều tra các bệnh tâm thần ở một phường thuộc khu vực thành thị. Lã Thị Bưởi điều tra các bệnh tâm thần ở một phường ở mét thành phố lớn cho thấy rối loạn trầm cảm chiếm 4,1%. Nguyễn Văn Siêm và cộng sự thấy rối loạn trầm cảm chiếm 8,35% dân sè khi điều tra ở một xã vùng nông thôn[42]. Theo Trần Văn Cường và cộng sù (2002), trầm cảm điển hình chiếm 2,8% khi điều tra dịch tễ học lâm sàng một số bệnh tâm thần thường gặp ở các vùng kinh tế – xã hội khác nhau. Chu Văn Điểu (2001) điều tra 10 rối loạn tâm thần thường gặp ở một xã vùng hải đảo cho thấy trầm cảm chiếm 3,6%, đứng hàng thứ 2 sau nghiện rượu, trong đó nam chiếm 0,33%, nữ chiếm 3,3%. 1.1.2.3. Trầm cảm ở trẻ em và trẻ vị thành niên 7 Các nghiên cứu đưa ra các tần suất mắc bệnh khác nhau ở trẻ em, tuỳ vào quan niệm, tiêu chuẩn chẩn đoán, tuổi nghiên cứu, sử dụng các công cụ, phương pháp đánh giá, phân bố giới, tuổi trong quần thể nghiên cứu, thời gian tiến hành, cỡ mẫu Ở Việt Nam, Hoàng Cẩm Tú đã tiến hành nghiên cứu về rối loạn hành vi, cảm xúc ở trẻ em và trẻ vị thành niên ở hai phường Kim Liên và Trung Tự (Hà Nội) cho thấy 2,2% trẻ 4-18 tuổi có lo âu – trầm cảm[38]. Nguyễn Bá Đạt nghiên cứu rối loạn trầm cảm và một số yếu tố tâm lý xã hội liên quan ở học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội cho kết quả 18,8% có các biểu hiện rối loạn trầm cảm, và 9,1% được khẳng định là rối loạn trầm cảm[15]. Nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở trẻ em, Kashani và Sherman (1998) nhận thấy 0,3% trẻ tiền học đường có rối loạn trầm cảm. Tần suất mắc trầm cảm 1-2% ở trẻ tiền dậy thì, 2-5% ở trẻ vị thành niên (Fleming và Offort, 1990), và 14-25% có Ýt nhất một giai đoạn trầm cảm trong giai đoạn vị thành niên (Kessler et al., 1998; Lewinsohn et al., 1998)[100]. Ở Đức, Essau và cộng sự nghiên cứu 1035 học sinh tuổi 12 – 17, cho kết quả 17,9% có rối loạn trầm cảm [61]. Ở Mỹ, theo Jackson và Lurie (2006), trong suốt giai đoạn vị thành niên 20 - 25% trẻ có Ýt nhất một giai đoạn trầm cảm, nếu tính ở một thời điểm tỷ lệ này là 3 – 8% [73]. Một số nghiên cứu khác chứng tỏ tần xuất trầm cảm cao nhất là ở trẻ gái lứa tuổi 13 - 15. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở trẻ em là 0,4% - 2,5% và ở vị thành niên là 0,4 - 8,3% [50],[72],[123]. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy trẻ bị trầm cảm chiếm 28% bệnh nhi tâm thần điều trị ngoại trú, chiếm 75% trẻ em điều trị nội trú và 40% trẻ mắc các bệnh thần kinh nói chung. Nhiều nghiên cứu khác còng ghi nhận tỷ lệ trầm cảm thay đổi từ 13% ở các trung tâm chăm sóc tâm thần đến 59% ở các bệnh viện tâm thần [120]. 8 Tổng hợp các kết quả nghiên cứu, các tác giả thấy tỷ lệ hiện mắc là 1,6- 8,9% (Angold và Costello, 2001), tuy nhiên kÕt quả này phụ thuộc vào việc sử dụng các công cụ chẩn đoán trầm cảm, quần thể chọn lựa nghiên cứu và tiêu chí của nghiên cứu. Tổng quan các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra tỷ lệ trầm cảm có thể thay đổi, chênh lệch, nÕu các tiêu chuẩn chẩn đoán không chặt chẽ (bao gồm buồn, sự rầu rĩ, cơn mau nước mắt ) thì tỷ lệ có thể tới 30%[125]. 1.1.3. Bệnh nguyên, bệnh sinh Trầm cảm có cơ chế bệnh sinh khá phức tạp, có nhiều giả thuyết khác nhau về căn nguyên, cơ chế bệnh sinh, hình thái bệnh học, tiến triển bệnh, điều trị Tuy hiện chưa có một giả thuyết nào hoàn toàn thỏa mãn được các nhà nghiên cứu, nhưng các học giả đã thống nhất: Trầm cảm là một hình thái đáp ứng phức hợp tâm sinh – xã hội làm thay đổi rất nhiều không chỉ là những rối loạn đặc trưng về tâm thần, mà còn gây ra những biến đổi cơ thể (thần kinh, nội tiết, chuyển hóa, ). Vai trò của các monoamin như serotonin, noradrenalin, dopamine đã được ghi nhận. Những thay đổi này và những tác động của nó đến trầm cảm còn được tiếp tục quan sát, nghiên cứu [28],[82], [102],[120]. 1.1.3.1. Các yếu tố sinh học • Khí chất Khí chất của trẻ có ảnh hưởng đến sự phát sinh rối loạn trầm cảm. Một số nghiên cứu cho thấy trẻ có những nét tính cách khép kín, thụ động, khó thích nghi, dễ mắc trầm cảm hơn[131]. Trẻ bị trầm cảm thường có tính lệ thuộc bị động, có khuynh hướng dễ tổn thương sau những sự cố bất lợi từ môi trường sống nh bị từ chối, hắt hủi, trong mét gia đình không hoàn thiện, thiếu sự đùm bọc, yêu thương. 9 Ngay từ thời thơ Êu và thanh thiếu niên, những người bị trầm cảm đã có khuynh hướng nhìn nhận cuộc sống một cách tiêu cực, sai lệch trước sự mất mát cha mẹ, người thân, những thất bại trong học tập, bị cô lập, sự phê phán của thầy cô, bạn bè Thông thường họ suy luận theo cách riêng, không quan sát tổng thể mà xem xét vấn đề một cách cục bộ, suy diễn thái quá và bi quan trầm trọng hoá vấn đề nhiều khi rất nhỏ, dễ dẫn đến trầm cảm[120]. • Các giả thiết về sinh học thần kinh a/ Các giả thuyết về mono-aminergic: Các chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của trầm cảm là serotonin, noradrenalin, dopamin. Người ta nhận thấy có sự thiếu hụt hoặc mất cân bằng các chất này trong hệ thống thần kinh trung ương ở bệnh nhân trầm cảm. Thực tế các thuốc chống trầm cảm (CTC) IMAO, SSRI đã được xác định một cách chắc chắn hiệu quả của chúng, do các thuốc này đã ức chế hoạt tính các monoamin oxydase hoặc điều tiết lượng amin sinh học tại các khe synap và receptor ở vùng dưới đồi hoặc hệ viền của não. Tăng hoặc giảm các amin sinh học có thể gây ra sù thay đổi cảm xúc [28],[55],[102]. - Serotonin: Có nồng độ cao ở một số vùng của não và ở sừng bên chất xám tủy sống. Các neuron tiết ra serotonin ở nhân Raphe thuộc hành não và các sợi đi tới hệ viền (Limbic), cấu tạo lưới, vùng Hypothalamus, võ não, tủy sống. Ở bệnh nhân trầm cảm nồng độ Serotonin thÊp và có sự suy giảm hệ Serotonergic. Nhiều tác giả cho rằng có sự giảm phóng thích hoặc tăng tái hấp thu hoặc tăng phá hủy tại các tiền khớp nối thần kinh của Serotonin. Các thuốc chống trầm cảm mới có tác dụng phục hồi nồng độ và hoạt tính Serotonin trên hệ dẫn truyền thần kinh serotonergic đều có tác dụng làm hồi phục bệnh. - Noradrenalin: ở bệnh nhân trầm cảm có sự thiếu hụt Noradrenalin tại các synap của hệ thần kinh trung ương. Thuốc chống trầm cảm làm tăng tính 10 [...]... tiên 6 Chỉ định khi điều trị thuốc thất bại Có Đánh giá sau 17-28 ngày Liều đã thích hợp chưa? Tác dụng phụ(1) Liều thăm dò (2) Không Cải thiện Có Kết hợp Lithium (3); Tégrétol(4); Đổi thuốc (5) Không Sốc điện Cải thiện Có Điều trị tiếp thuốc CTC Điều trị tiếp theo: 6 tháng nếu không có tiền sử trầm cảm và 12 tháng nếu có tiền sử trầm cảm Cải thiện Không Trầm cảm kháng thuốc? Trầm cảm mạn? Đánh giá lại:... vic la chn thuc iu tr khỏc nhau, trong mt số trng hp cn kt hp thuc chng trm cm vi cỏc thuc chng lon thn hoc an thn kinh Điều trị tấn công (Từ 1-2 tháng) (Thuyên giảm) Điều trị củng cố 4-9 tháng nếu không có tiền sử trầm cảm 12-18 tháng nếu có tiền sử trầm cảm Khỏi Dừng điều trị Điều trị dự phòng 2-3 năm 5 năm nếu nguy cơ tái diễn cao 33 S 1.1 Mụ hỡnh iu tr ri lon trm cm ca L.Colona v M.Zann, 1996 *... nhõn trm cm nng cú nhiu hnh vi e do n tớnh mng khú kim soỏt, theo dừi - iu tr tõm lý v cỏc iu tr ton din, nõng cao th trng, dinh dng l rt cn thit trong iu tr trm cm 36 Thuốc Chống trầm cảm 1 Tác dụng phụ: Thường xuất Không Cải thiện hiện khi dùng không đúng liều, khi dung nạp tốt liều có thể tăng lên 2 Nồng độ trong máu để đạt hiệu quả 3 Tăng hiệu lực của thuốc CTC bởi Lithium 4 Điều trị kết hợp với... cu th ni ting Phn ln tr VTN b nh hng bi bn cựng la, tuy nhi n mc nh hng tựy thuc vo tng cỏ th, cỏch VTN nhỡn nhn mỡnh ging cha m hay ging bn bố nhiu hn S ng nht vi bn cựng nhúm c th hin thụng qua cỏch n mc, c ch, din mo, ng x Tr v thnh niờn ngy cng ít cú thi gian nh, tr dnh nhiu thi gian vi bn bố Thụng thng l bn hc, vỡ nh trng l ni din ra nhiu nht cỏc tỏc ng qua li v mt xó hi i vi tr, nhúm bn ny... tr gỏi) Trc tui dy thỡ, tc tng trng trung bỡnh khong 4-5cm/nm Giai on dy thỡ phỏt trin mnh v kộo di khong 4 nm, nh tng trng khong 15 tui, vi mc tng chiu cao trung bỡnh cú th t 8-12cm/nm, trung bỡnh c t tng trng tui dy thỡ l 25cm Vit Nam, theo Nguyn Phỳ t la tui chiu cao tng mnh nht l 13-14 tui vi mc tng 8,83cm/nm [15] Cõn nng cng tng nhanh giai on ny, tng cõn nhiu nht 14-15 tui, cú th t ti 6,23kg/nm... mt sinh lc, cm thy nng nhc khi lm vic k c mt cụng vic trc õy ngi bnh d dng thc 25 hin Do vy, ngi bnh lm vic kộm hiu qu, thng khụng hon thnh nhim vụ c giao phú, b d cụng vic, thm chớ ri b hon ton cụng vic vỡ mỡnh cm thy khụng th m ng [28],[33],[102] Tuy nhi n cú nhiu bnh nhõn biu hin gim nng lng bng cỏc ri lon c th Cỏc nghiờn cu cho thy, trờn 95% s bờnh nhõn trm cm cú biu hin ny [24], [76] 1.3.1.4 Ri... ngt ngt kốm cm giỏc lo bun chỏn nn Chớnh vỡ cỏc biu hin triu chng c th ni bt nờn i vi cỏc th trm cm nh, cú nhiu tỏc gi gi l trm cm che y bi triu chng c th (hay trm cm ẩn) Cỏc th ny thng khụng c phỏt hin chn oỏn sm v tt nhi n khụng c iu tr a phn cỏc trng hp ny c cỏc bc ph huynh a n cỏc c s ni nhi vi cỏc chn oỏn v iu tr cỏc bnh lý c th tim mch, tiờu hoỏ, thn kinh v c iu tr bng cỏc thuc chuyờn khoa c... c vi nhng ngi thõn thit nht Cỏc biu hin ny thay i cỏc mc khỏc nhau, t kộm nhit tỡnh n tỡnh trng th Mt s khỏc li gia nhp nhúm bn chia s, ng cm Mt s lao vo hc tp nhng mt s li t chi lm mi vic Ri lon n: Thng ni bt l cm giỏc chỏn n, khụng cú hng thỳ trong n ung, mt cm giỏc ngon ming, hu qu l tr b gim cõn Tuy nhi n cú th n nhiu hn bỡnh thng hoc n vụ dn n tng cõn Tng hay gim cõn l triu chng cn lu ý... mnh m v nhanh chúng v th cht, nờn triu chng gim cõn khụng rừ rng m cú khi biu hin tỡnh trng chm hay ngng tng cõn so vi la tui Ri lon gic ng, tr ng nhiu hn bỡnh thng hoc ng ít, trong rt nhiu trng hp tr thng xuyờn cú ỏc mng Cú th biu hin tỡnh trng tr nm nhiu nhng li mt ng, tr thng phn nn khú vo gic ng hay cht lng gic ng gim sỳt, hay b thc gic lỳc na ờm, dy sm i kốm vi cỏc triu chng v cm xỳc, c th... CTC thng c s dng: Gm cỏc thuc CTC 3 vũng, IMAO Hin nay cú rt nhiu loi thuc CTC th h mi c ng dng trong lõm sng, cỏc thuc nhúm IMAO hin ít c s dng vỡ cú nhiu tỏc dng ph - S dng thuc CTC theo nguyờn tc tng dn liu, khi t ti liu hiu qu thỡ duy trỡ liu ú, ri gim dn n liu ti thiu v cú th duy trỡ kộo di - C gng dựng mt loi thuc CTC, khụng nờn kt hp nhiu loi CTC - Thuc CTC cn c ch nh v s dng ỳng, liu phự hp, . sàng rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên. 3. Nhận xét kết quả điều trị rối. công trình nghiên cứu đầy đủ về RLTC ở trẻ vị thành niên. Vì các lý do đó, chúng tôi tiến hành đề tài Nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương . Nhằm. hiện rối loạn trầm cảm, và 9,1% được khẳng định là rối loạn trầm cảm[ 15]. Nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở trẻ em, Kashani và Sherman (1998) nhận thấy 0,3% trẻ tiền học đường có rối loạn trầm cảm.

Ngày đăng: 03/08/2015, 11:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.3.1. Các yếu tố sinh học

  • Yếu tè di truyền

  • Cấu trúc giải phẫu

  • 1.1.3.2. Các yếu tâm lý – xã hội – văn hóa

  • 1.4.1.1. Nguyên tắc sử dụng thuốc chống trầm cảm (CTC)

  • 1.4.1.2. Điều trị rối loạn trầm cảm

  • 1.4.1.2. Điều trị trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực [32], [76], [92], [122]

  • 1.4.1.3. Điều trị trầm cảm nhẹ, trầm cảm cơ thể, trầm cảm Èn [101],[122]

  • 1.4.2.1. Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavior Therapy - CBT)

  • 1.4.2.2. Liệu pháp tâm lý gia đình [4]

  • 1.4.2.3. Trị liệu nhóm

  • 1.4.2.4. Liệu pháp vẽ tranh

  • 1.4.3.1. Sốc điện

  • 1.4.3.3. Liệu pháp kích thích dây thần kinh phế vị (Vagus Nerve Stimulation - VNS).

  • 1.4.3.4. Liệu pháp kích thích sâu ở não (Deep Brain Stimulation - DBS)

  • 1.4.3.5. Các liệu pháp điều trị toàn diện [22],[31]

  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

  • Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonine (SSRI)

  • * Điều trị giai đoạn trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực

  • * Điều trị dự phòng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan