Tiết 23 Hóa 9 Dãy hoạt động hóa học của kim loại

5 423 1
Tiết 23  Hóa 9  Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THCS Phong An - Giáo án Hóa 9 - Năm học 2014-2015 Ngày soạn: 27/10/2014 Tiết: 23 DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: - HS biết dãy hoạt động hoá học của kim loại. - Hiểu ý nghĩa của dãy HĐHH của KL. 2. Kỹ năng: - Biết cách tiến hành nghiên cứu một số thí nghiệm đối chứng để rút ra KL mạnh , yếu và cách sắp xếp theo từng cặp. Từ đó rút ra cách sắp xếp của dãy. - Biết rút ra ý nghĩa của dãy HĐHH của một số KL từ các TN và PƯ đã biết. - Viết được các PTPƯ chứng minh cho từng ý nghĩa của dãy HĐHH. - Bước đầu vận dụng ý nghĩa của dãy HĐHH để xét PT cụ thể có xảy ra hay không. - Rèn kỹ năng làm các bài tập định tính và định lượng. 3. Thái độ: - GD thái độ yêu thích môn học và có ý thức tìm tòi nghiên cứu bộ môn. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Dụng cụ : Giá ống nghiệm, ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ. + Hoá chất: Na, Đinh sắt, dây đồng, dây bạc, dd CuSO 4 , FeSO 4 , AgNO 3 , HCl, H 2 O, dd phenolphtalein. - Học sinh: Học bài , làm bài tập + Đọc trước bài mới. III. Ph ương pháp : Trực quan , đàm thoại kết hợp giải quyết vấn đề IV. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp : 1’ 2. Kiểm tra : 5’ - Nêu các TCHH chung của KL? Viết PTPƯ minh hoạ? - BT2, 3, 4 Tr.51 SGK. Ngô Hữu Nghị Tổ : Hóa – Sinh – Địa – Công nghệ Trường THCS Phong An - Giáo án Hóa 9 - Năm học 2014-2015 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạtđộng của học sinh Nội dung Hoạt động 1: 20’ - Hướng dẫn HS làm thí nghiệm. - TN1: + Đinh sắt + dd CuSO 4 + Dây Cu + dd FeSO 4 - Nêu hiện tượng quan sát được? - Từ đó có nhận xét gì? - Em rút ra KL gì? - TN2: + Cho mẩu Cu vào ống nghiệm đựng AgNO 3 . + Cho dây Al vào ống nghiệm đựng CuSO 4 . - Nêu hiện tượng quan sát được? - TN3: HS làm thí nghiệm theo nhóm. - Màu đỏ Cu xh. - Không có hiện tượng gì. - Sắt đẩy được đồng ra khỏi dd muối đồng. - Đồng không đẩy được sắt ra khỏi dd muối sắt. - Màu trắng của Ag xuất hiện. - Không có hiện tượng gì. - Đồng đẩy được bạc ra khỏi dd muối. - Bạc không đẩy được đồng ra khỏi dd muối đồng I. Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào? Fe + CuSO 4 FeSO 4 + Cu KL: Sắt HĐHH mạnh hơn đồng, xếp Fe trước Cu . Cu+AgNO 3  Cu(NO 3 ) 2 +2Ag KL: Cu mạnh hơn Ag, xếp Cu trước Ag. Ngô Hữu Nghị Tổ : Hóa – Sinh – Địa – Công nghệ Trường THCS Phong An - Giáo án Hóa 9 - Năm học 2014-2015 + Cho đinh sắt vào ống nghiệm đựng 2ml dd HCl. + Cho dây đồng ống nghiệm đựng 2ml dd HCl. - Nêu hiện tượng quan sát được? - Viết PTPƯ? - Nhận xét? - TN4: Cho mẩu Na vào cốc nước cất nhỏ sẵn vài giọt dd phenolphtalein. - Nêu hiện tượng quan sát được? - Từ đó có nhận xét gì? - Em rút ra KL gì? - Căn cứ vào các TN1,2,3,4 hãy sắp xếp các KL theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học? - Có bọt khí xuất hiện, đinh sắt tan dần. - Không có hiện tượng gì. - Sắt đẩy được H ra khỏi dd axit. - Cu không đẩy được H ra khỏi dd axit. - Na chạy nhanh trên mặt nước. Dd chuyển thành màu hồng. - Na PƯ với nước tạo dd bazơ làm phenolphtalein chuyển thành màu hồng. - Sắp xếp các KL theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học Fe+2HCl FeCl 2 +H 2 KL: Sắp xếp: Fe H Cu Na+2H 2 O 2NaOH+H 2 KL: Na HĐHH mạnh hơn Fe, ta xếp Na trước Fe. Dãy HĐHH của KL như sau: K Na Mg Al Zn Fe Pb H Cu Ag Au Ngô Hữu Nghị Tổ : Hóa – Sinh – Địa – Công nghệ Trường THCS Phong An - Giáo án Hóa 9 - Năm học 2014-2015 Hoạt động 2: 8’ - Từ các TN trên em rút ra được cụ thể những điều gì? - Trả lời theo ý hiểu. II. Dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa như thế nào? 1. Mức độ hoạt động của kim loại giảm dần từ trái sang phải. 2. KL đứng trước Mg tác dụng được với nước ở đk thường tạo dd bazơ. 3. KL đứng trước H tác dụng được với axit giải phóng H 2 . 4. KL đứng trước đẩy được KL đứng sau(trừ K, Na) ra khỏi dd muối. 4.Củng cố: 10’ - BT1: Cho các kim loại: Mg, Fe, Cu, Zn, Ag, Au. Kim loại nào tác dụng được với dd: a. H 2 SO 4 loãng. b. FeCl 2 c. AgNO 3 Viết các PTPƯ xảy ra? - BT2: Cho 6g hỗn hợp Cu, Fe tác dụng với 100ml dd HCl 1,5M thu được 1,12lit khí (đktc). a. Viết PTPƯ. b. Tính khối lượng mỗi muối. c. Tính C M của dd sau PƯ. (nHCl = 0,15 nH 2 =0,05 Fe+2HCl FeCl 2 +H 2 nHCl PƯ =0,1 nFe=0,05mol mFe=2,8g mCu=3,2g C M FeCl 2 =0,5M C M HCl dư= 0,5M) 5. Dặn dò: 1’ - BTVN: + 1,2,3,4,5 tr.5 + Đọc trước bài mới. V. Rút kinh nghiệm Ngô Hữu Nghị Tổ : Hóa – Sinh – Địa – Công nghệ Trường THCS Phong An - Giáo án Hóa 9 - Năm học 2014-2015 Ngô Hữu Nghị Tổ : Hóa – Sinh – Địa – Công nghệ

Ngày đăng: 02/08/2015, 18:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan