BÀI 1 - TỔNG QUAN VỀ NHÂN HỌC Y TẾ & XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE

15 837 1
BÀI 1 - TỔNG QUAN VỀ NHÂN HỌC Y TẾ & XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ NHÂN HỌC Y TẾ & XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được định nghĩa và đối tượng nghiên cứu của Nhân học y tế và Xã hội học sức khỏe; 2. Nêu được sự giống nhau và khác nhau của Nhân học y tế và Xã hội học sức khỏe; 3. Trình bày được các phương pháp nghiên cứu cơ bản sử dụng trong Nhân học y tế và Xã hội học sức khỏe. f{e VẤN ĐỀ TỰ TỬ Thực trạng 24/10/2004 Tỷ lệ tự sát ở Nhật Bản tăng vọt Con số các vụ tự tử diễn ra ở xứ Phù Tang đã tăng lên mức kỷ lục từ trước tới nay. Hơn 34.000 người nước này đã tự kết liễu đời mình trong năm 2003, tăng hơn 7% so với năm trước đó. Tổ chức an ninh quốc gia Nhật Bản cho biết 3/4 trong số những người xấu số đó là đàn ông, và 1/3 là trên 60 tuổi. Cứ trong 100.000 người lại có 27 người tự tử ở Nhật Bản, một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới. Con số này cũng là kỷ lục từ khi cảnh sát bắt đầu thu thập số liệu về những vụ tự sát từ năm 1978. Một con số kỷ lục là 11.500 người trên 60 tuổi đã tự kết liễu đời mình. Xu hướng tự sát cũng gia tăng ở những người trẻ tuổi hơn. Trong số những em xấp xỉ 19 tuổi, con số đã nhảy vọt lên 22%. Ở những học sinh tiểu học và trung học, tỷ lệ tăng tới 60%. f{e 8/5/2010 Học sinh xứ Hàn dễ trầm cảm, tự tử Một phần năm học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Hàn Quốc có nguy cơ rơi vào tình trạng trầm cảm và muốn tìm đến cái chết để giải thoát bản thân. Con số trên càng làm dấy lên mối lo ngại của cả xã hội Hàn Quốc khi quốc gia này đang trở thành một trong những nơi có tỉ lệ tự tử cao nhất trên thế giới. Trong khi tỷ lệ tự tử ở những quốc gia phát triển nhất đã đạt đến đỉnh điểm vào đầu những năm 1980 thì tình trạng đáng buồn này lại vẫn đang tiếp tục “leo thang” ở Hàn Quốc, một 2 quốc gia với dân số khoảng 50 triệu người. Hiện tỷ lệ tự tử ở Hàn Quốc đạt mức cao nhất trong thế giới công nghiệp. Năm 2008, cứ khoảng 100.000 người Hàn Quốc thì có 26 người tự tử. Tỷ lệ này cao gấp 2,5 lần so với Mỹ và cũng cao hơn nhiều so với Nhật Bản, nơi trào lưu tự tử ăn sâu vào văn hóa. f{e 17/10/2011 Nạn tự tử ở học sinh Trung Quốc Một loạt vụ tự sát của học sinh Trung Quốc đang khiến xã hội bị sốc. Căn nguyên của những việc bi thảm này có thể do áp lực học hành cũng như các vấn đề tâm lý không được giải quyết. f{e 21/10/2011 Một học sinh tự tử vì áp lực học tập Ngày 20-10, dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng về việc trước đó, ngày 18-10, một nữ sinh lớp 11A4 Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (huyện Hóc Môn - thành phố Hồ Chí Minh) uống thuốc trừ sâu tự tử ngay tại lớp. Theo tìm hiểu thì em nữ này do muốn bênh vực một bạn trong lớp không hoàn thành bài tập về nhà bị thầy giáo dạy Toán khiển trách nên đã lên tiếng với thầy giáo trước lớp. Thầy giáo đã đuổi em này ra khỏi lớp. Sau đó em còn lên gặp thầy hiệu phó để trình bày về việc thầy giáo dạy Toán cho quá nhiều bài tập trong khi các em còn phải hoàn thành nhiều bài tập của các môn khác nên hầu hết học sinh đều không làm đầy đủ được. Thầy hiệu phó nói rằng thầy giáo dạy Toán đã làm theo đúng phân phối chương trình và còn nhấn mạnh là sẽ xử lý em. Em nữ sinh này đã rất lo sợ bị nhà trường xử lý kỷ luật và sợ bố mẹ biết sẽ buồn. Trong giây phút khủng hoảng, em đã uống thuốc trừ sâu tự tử. f{e 11/1/2012 Học sinh nhảy lầu chết trước mặt cô giáo Bị cô giáo trách mắng nặng nề, một học sinh lớp 12 của một trường THPT tư thục ở huyện Đông Hưng (Thái Bình) đã nhảy từ tầng 2 xuống đất trước sự chứng kiến của cô giáo dạy toán và bạn bè. Sau hai ngày điều trị tại bệnh viện, chiều 10/1, em học sinh đã tử vong. Được biết, sự việc diễn ra ngay trong giờ học chính khóa, cô giáo dạy môn toán sửa một bài kiểm tra và yêu cầu các học sinh làm sai các lỗi thường gặp chép lại nhiều lần bài kiểm tra. Em có ý kiến phản đối "không cần chép nhiều lần như vậy " thì bị cô mắng và đuổi ra khỏi lớp. Sau khi bị đuổi ra khỏi lớp, em học sinh này đã nhảy khỏi hành lang rơi xuống 3 tầng 1. Dù được đưa đi cấp cứu kịp thời nhưng do bị thương quá nặng em học sinh đã tử vong. f{e Nhận định của tổ chức Y tế thế giới (WHO) • Tính trên toàn thế giới, số người chết do tự tử nhiều hơn tổng số người bị giết và số người chết do chiến tranh (WHO, 2004). • Hàng năm có khoảng 1.000.000 người chết do tự tử và có khoảng gấp 10-20 lần số đó là những người có ý định tử tự nhưng thất bại và những trường hợp tự tử nhưng không được báo cáo. (www.who.int/mental_health/prevention/suicide/suicideprevent/en/ ) • Cứ 40 giây có một người chết do tự tử, cứ 3 giây có một người có ý định kết thúc cuộc sống của mình. • Tự tử là một trong ba nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, đặc biệt trong nhóm tuổi 15-35. F Tự tử là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng mang tính toàn cầu. Quan điểm của các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau về vấn đề tự tử 1. Quan điểm của Tâm lý học: Những người tự tử thường có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Câu hỏi đặt ra: Có phải tất cả những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần đều tự tử? 2. Quan điểm của Xã hội học: Những người tự tử thường không chịu được áp lực từ cuộc sống hoặc họ gặp phải những biến cố bất ngờ nào đó trong cuộc sống. Nếu cá nhân có sự tương tác tốt với môi trường xã hội xung quanh (hòa nhập xã hội tốt) thì có thể hạn chế nguy cơ thực hiện hành vi tự tử. 3. Quan điểm của Nhân học: Có những yếu tố thuộc về niềm tin, phong tục, văn hóa thúc đẩy hành vi tự tử. 4. Quan điểm của Tổ chức y tế thế giới: Rối nhiễu tâm trí có liên quan đến hơn 90% số ca tự tử; tuy nhiên, tự tử lại có nguyên nhân từ các yếu tố xã hội-văn hóa phức tạp và thường xảy ra trong các giai đoạn khủng hoảng về kinh tế-xã hội, khủng hoảng gia đình, cá nhân. (http://www.who.int/mental_health/prevention/suicide/suicideprevent/en/print.html ) 4 1. Khái niệm và đối tượng nghiên cứu của Xã hội học Xã hội học ra đời với tư cách là một bộ môn khoa học vào nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX. Sự ra đời của xã hội học gắn liền với cuộc cách mạng Pháp (với những ý tưởng về dân chủ, tự do, bình đẳng v.v ) và cách mạng công nghiệp (với sự quan tâm về sức khỏe và điều kiện làm việc của công nhân, lao động trẻ em, những biến đổi về xã hội và công nghệ v.v ). Cha đẻ của xã hội học là nhà triết học thực chứng luận người Pháp - Auguste Comte. Comte đã dùng thuật ngữ “xã hội học” để chỉ một lĩnh vực khoa học chuyên nghiên cứu về các quy luật của sự tổ chức và biến đổi xã hội. Ông là người đầu tiên có công áp dụng phương pháp nghiên cứu của khoa học thực chứng như quan sát, phân tích, so sánh, thực nghiệm vào trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội học. Ông cũng nêu ra một số quy luật, một số phạm trù và khái niệm cơ bản của xã hội học mà cho đến nay vẫn được các nhà xã hội học trên thế giới sử dụng. Chẳng hạn như khái niệm “biến đổi xã hội”, “thiết chế xã hội”, “trật tự xã hội” v.v Auguste Comte cũng cho rằng bản chất của xã hội học là ở chỗ sử dụng các phương pháp khoa học để xây dựng lý thuyết và kiểm chứng giả thuyết. Quan điểm của ông về chủ nghĩa thực chứng khác hẳn với quan niệm của một số nhà nghiên cứu thế kỷ XIX và thế kỷ XX ở chỗ: ông không đồng nhất khái niệm thực chứng với khái niệm “kinh nghiệm chủ nghĩa”, hay với việc thu thập số liệu một cách đơn thuần, không có lý thuyết, thiếu lý luận. Nói chung, cho đến nay chưa có một định nghĩa nào về xã hội học có thể gọi là hoàn toàn thỏa mãn do sự đa dạng về quan điểm giữa các nhà nghiên cứu. Mặc dù vậy, với các quan điểm xã hội học, chúng ta có thể hiểu được các yếu tố như vốn hiểu biết xã hội, vị trí xã hội của bản thân, thời gian và địa điểm mà chúng ta đang sinh sống ảnh hưởng đến việc chúng ta nhìn nhận thế giới như thế nào, chúng ta ứng xử với người khác như thế nào, các cá nhân khác trong xã hội chấp nhận chúng ta ở mức độ nào. Để giúp những người quan tâm đến xã hội học hiểu được vai trò của xã hội học trong hệ thống các khoa học xã hội, các nhà xã hội học đã đưa ra hai câu hỏi lớn. Câu hỏi thứ nhất là: Cái gì gắn kết xã hội thành một khối thống nhất? Hay nói cách khác, yếu tố cơ bản nào gắn kết các cá nhân và các nhóm xã hội thành một xã hội thống nhất? Câu hỏi thứ hai là: Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là gì? Cá nhân có hoàn toàn tham gia vào việc xây dựng nên xã hội mà họ đang sống không? Hay chính xã hội tạo nên hành vi của cá nhân và giới hạn sự lựa chọn của họ? Câu hỏi thứ nhất gắn liền với quan điểm chức năng về hòa nhập xã hội. Theo đó, các thiết chế xã hội (kinh tế, nhà nước, gia đình, trường học ) đều thực hiện những chức năng khác nhau trên cơ sở cùng hoạt động trong một khối thống nhất. Câu hỏi thứ hai nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cấu trúc xã hội. Cấu trúc xã hội là cách mà con người, các nhóm xã hội, các thiết chế xã hội được tổ chức để phù hợp với nhau. Cách tổ chức có cấu trúc này ảnh hưởng đến hành vi, hoặc ít nhất là giới hạn sự lựa chọn của cá nhân. Từ hai câu hỏi lớn nói trên, chúng ta thấy rằng, rõ ràng suy nghĩ, hành vi của cá nhân bị tác động/quyết định bởi các nhóm xã hội/cấu trúc xã hội mà cá nhân đó là thành viên. Các cá nhân thuộc về các nhóm xã hội/cấu trúc xã hội khác nhau sẽ có những suy nghĩ, hành vi khác nhau. Hình ảnh một cô gái với điếu thuốc lá trên môi sẽ không có gì xa lạ với chúng ta nếu đó là một cô gái phương Tây da trắng, tóc vàng; nhưng đó sẽ là hình ảnh “nghịch” mắt đối với người phương Đông. Hay như trong Hình 1: Quan điểm, cách nghĩ của người phương Tây và người phương Đông, bên trái biểu hiện cho phương Tây, bên phải biểu hiện cho phương Đông, chúng ta cũng thấy điểm khác nhau rất rõ ràng trong việc thể hiện quan điểm và cách nghĩ giữa người phương Tây và người phương Đông khi mà người phương Tây luôn nói thẳng vào vấn đề, còn người phương Đông thì thường “vòng vo tam quốc” chứ rất hiếm khi nói thẳng. Cấu trúc xã hội bao gồm các yếu tố văn hóa, phân tầng xã hội, vị thế xã hội, vai trò xã hội, nhóm xã hội, và thiết chế xã hội. Những yếu tố này sẽ được phân tích chi tiết hơn trong bài 3 - Cấu trúc xã hội và sức khỏe. Như vậy, chúng ta có thể tạm thời sử dụng định nghĩa xã hội học sau: Xã hội họ c là ngành khoa học nghiên cứu về xã hội và hành vi xã hội của con người. Một lần nữa, định nghĩa này lại nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm hiểu, phân tích hành vi của con người trong những bối cảnh xã hội cụ thể, bởi nó bị quyết định rất lớn từ cấu trúc xã hội đặc thù. Mối quan hệ giữa con người và xã hội được xã hội học nghiên cứu trên các phương diện như cấu trúc xã hội, hành động xã hội, thiết chế xã hội với các nguyên nhân và hệ quả xã hội của chúng. Do sự đa dạng về quan điểm trong xã hội học nên đối tượng nghiên cứu của xã hội học cũng rất đa dạng. Trong lịch sử phát triển của khoa học xã hội học đã xuất hiện nhiều quan niệm khác nhau về đối tượng nghiên cứu của nó. Chẳng hạn như Max Weber, nhà xã hội học người Đức, nhấn mạnh rằng xã hội học là khoa học nghiên cứu về hành vi xã hội và hành động xã hội. Ông cho rằng các cách giải thích xã hội học phải xuất phát từ việc hiểu lý do tại sao con người lại hành động theo cách mà họ chọn. Theo Weber, nhà xã hội học phải lý giải các hiện tượng xã hội chứ không chỉ là quan sát chúng, và cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của hành động từ góc độ của người hành động chứ không phải từ cách phân tích của nhà nghiên cứu. Một bậc thầy trong ngành xã hội học là nhà xã hội học người Pháp, Emile Durkheim, cho rằng đối tượng nghiên cứu của xã hội học là các sự kiện xã hội và quá trình xã hội như tương tác xã hội, trao đổi xã hội, phân tầng xã hội. Theo Durkheim, nhà xã hội học phải quan sát sự kiện xã hội từ bên ngoài, nghiên cứu chúng như nghiên cứu hiện tượng vật lý. Sự kiện là một cái gì có sẵn, khách quan đ ố i v ớ i ngư ờ i nghiên c ứ u. Không th ể hi ể u s ự ki ệ n xã h ộ i căn c ứ vào ý ngh ĩa m à m ọ i Hình 1: Quan điểm, cách nghĩ của người phương Tây và người phương Đông 6 người gán cho nó, ý nghĩa thực sự của sự kiện xã hội chỉ có thể phát hiện ra bằng con đường tìm tòi một cách khách quan, khoa học. Xã hội học cũng nghiên cứu mối tác động qua lại giữa con người với các sự kiện xã hội, quá trình xã hội và các tổ chức xã hội và nghiên cứu sự tác động trở lại của các quá trình, hiện tượng xã hội đối với đời sống của con người. Nói cách khác, chúng ta có thể định nghĩa: xã hội học nghiên cứu các sự kiện xã hội và nguyên nhân xã hội của các sự kiện xã hội đó. Theo E. Durkheim, một vấn đề xã hội được coi là sự kiện xã hội khi sự kiện đó phát triển trong xã hội và chiếm một tỷ lệ nhất định nào đó. Khi một vấn đề xã hội đã phát triển thành một sự kiện xã hội thì nó không còn phụ thuộc vào cá nhân, nó ở bên ngoài cá nhân, và cho dù muốn hay không muốn thì cá nhân mỗi người cũng không thể thay đổi được sự kiện xã hội đó. Và cũng như ở phần trên cũng đã đề cập, khi đã trở thành sự kiện xã hội thì nó phải được giải thích bằng các nguyên nhân xã hội, chứ không thể lý giải sự kiện xã hội bằng quan điểm của cá nhân hay bằng các quan niệm thông thường. Các nguyên nhân xã hội thường xuất phát từ chính “hình dạng” của cấu trúc xã hội đó. Để tìm được các nguyên nhân xã hội, các nhà khoa học liên tục đặt ra những câu hỏi nghiên cứu và thực hiện các nghiên cứu để trả lời cho những câu hỏi đó. Cũng giống như các ngành khoa học xã hội khác, xã hội học cũng phát triển trong nó các phân ngành gọi chung là các phân ngành xã hội học chuyên biệt. Có thể kể ra đây một số phân ngành như: xã hội học gia đình, xã hội học y tế (xã hội học sức khỏe), xã hội học kinh tế, xã hội học đô thị, xã hội học nông thôn, xã hội học về giới, xã hội học về truyền thông đại chúng, an sinh xã hội, công tác xã hội, v.v Mỗi ngành học này có lĩnh vực nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu riêng, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chuyên gia của các ngành học này hoạt động một cách độc lập. Các chuyên gia của từng lĩnh vực vẫn có sự phối hợp liên ngành với nhau trong hoạt động nghiên cứu. Chẳng hạn như khi nghiên cứu về hoạt động chăm sóc sức khỏe tại gia đình ở khu vực nông thôn thì chuyên gia của ba ngành chuyên biệt là xã hội học gia đình, xã hội học y tế và xã hội học nông thôn có thể phối hợp với nhau để cùng thực hiện nghiên cứu này. 2. Khái niệm và đối tượng nghiên cứu của Nhân học Nhân học là một ngành khoa học xã hội và được coi là có quan hệ “chị em” với ngành xã hội học. Mối quan tâm chính của các nhà nhân học là tìm hiểu về văn hóa, tức là tìm hiểu về cuộc sống tổng thể của con người. Văn hóa bao gồm (1) các sản phẩm do con người tạo ra, như công cụ lao động, nghệ thuật, và vũ khí; (2) cấu trúc, tức là tìm hiểu các khuôn mẫu tương tác/ứng xử giữa các các nhân; (3) quan điểm và giá trị, đặc biệt là tìm hiểu xem niềm tin tác động thế nào tới cuộc sống của con người; và (4) phương thức giao tiếp, đặc biệt là tìm hiểu về ngôn ngữ. Trước đây, nhân học tập trung tìm hiểu các bộ tộc người. Các nhà nhân học thường đến 7 sống cùng với các bộ tộc trong một thời gian dài để tìm hiểu cuộc sống của các bộ tộc. Cho đến nay, không còn bộ tộc nào “chưa được khám phá” nên các nhà nhân học chuyển hướng sang nghiên cứu các nhóm người trong xã hội công nghiệp hóa. Khi nhân học và xã hội học cùng nghiên cứu về một nhóm người, các nhà nhân học thường hướng sự tập trung của mình vào tìm hiểu về các sản phẩm do con người tạo ra, về ngôn ngữ, và đặc biệt là về mối quan hệ gia đình. Nhân học được định nghĩa là ngành khoa học về con người, nghiên cứu tất cả các khía cạnh của con người thông qua khảo cổ học, ngôn ngữ, hành vi xã hội, văn hóa, sự phát triển về mặt sinh học Nhân học thường được phân ra thành 4 phân ngành (sub-fields) cơ bản là Nhân học thể chất (Physical Anthropology), Nhân học văn hoá (Cultural Anthropology) hay còn gọi là Nhân học xã hội (Social anthropology) hoặc Nhân học văn hoá-xã hội (Socio-cultural anthropology), Khảo cổ học (Archeology) và Ngôn ngữ học (Linguistics). Nhưng khoảng từ sau Thế chiến II trở lại đây, nhiều phân ngành nhân học ứng dụng mới (branches) đã hình thành như Nhân học sinh thái và môi trường, Nhân học y tế, Nhân học kinh tế, Nhân học đô thị, Nhân học phát triển v.v Tuy có những khác biệt về đối tượng, mục đích và cách tiếp cận nghiên cứu cụ thể nhưng tất cả các phân ngành của nhân học đều có mối quan hệ với nhau, đều cố gắng hiểu bản chất sinh học và văn hoá của con người, đều nhấn mạnh tới vai trò của văn hoá và các cách tiếp cận mà chúng sử dụng đều mang tính so sánh. Nhân học thể chất Nhân học thể chất (Physical anthropology) là phân ngành đầu tiên và sớm nhất của nhân học. Phân ngành này chủ yếu nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của bản chất sinh học của con người. Cụ thể, đó là sự tiến hoá về mặt sinh học, tâm lý và sự thích nghi của con người; những điểm giống và khác nhau về mặt sinh học và ứng xử giữa con người và các loài linh trưởng khác; đặc điểm cấu tạo thể chất của con người và mối quan hệ của nó với môi trường, chế độ ăn uống v.v Trước Thế chiến II, Nhân học thể chất chủ yếu chú trọng vào việc nghiên cứu nguồn gốc, quá trình tiến hoá của con người và việc phân loại các chủng tộc người. Nhưng từ sau Thế chiến II, khi thuyết phân biệt chủng tộc bị bác bỏ, các nhà nghiên cứu nhân học thể chất tập trung vào nghiên cứu các dạng thức tương đồng và dị biệt về sinh học của con người như những tương đồng và dị biệt về mặt hoá học trong hệ thống miễn nhiễm dịch của con người, mối tương quan giữa sự phát triển của cơ thể con người và dinh dưỡng v.v Thuộc chuyên ngành này còn có các nhà linh trưởng học chuyên nghiên cứu các động vật có họ hàng gần nhất với con người cũng như các nhà cổ nhân học tìm tòi dưới lòng đất xương và hoá thạch của tổ tiên xa xưa nhất của loài người. Nhân học văn hoá-xã hội 8 Trong khi Nhân học thể chất nghiên cứu bản chất sinh học của con người thì trọng tâm của Nhân học văn hoá-xã hội là nghiên cứu những đặc trưng văn hoá của con người, cụ thể là những tương đồng và khác biệt của các nền văn hoá, sự chi phối của văn hoá tới cách ứng xử của con người trong những môi trường tự nhiên, kinh tế-xã hội khác nhau mà trong đó con người sống và biến đổi nó, vai trò của văn hoá trong quá trình phát triển v.v Văn hoá thường được phân chia một cách quy ước ra thành văn hoá vật chất hay văn hoá vật thể gồm mô hình kiến trúc nhà ở, kiểu cách trang phục và loại hình thực phẩm và văn hoá tinh thần hay văn hoá phi vật thể gồm ngôn ngữ, mô hình tổ chức xã hội, các phong tục tập quán như cưới xin, ma chay, chữa bệnh v.v Nhưng cách phân chia này chỉ là tương đối. Ví dụ, những đồ thờ tự vừa có ý nghĩa văn hóa vật thể, vừa có ý nghĩa tâm tinh; âm nhạc là một bộ phận của văn hóa phi vật thể, nhưng người ta không thể tạo ra âm nhạc mà không có các nhạc cụ. Đó là chưa kể, một số nhạc cụ có ý nghĩa tinh thần đặc biệt. Nhân học y tế là một tiểu phân ngành của Nhân học văn hóa-xã hội. Ngôn ngữ học Trọng tâm nghiên cứu của phân ngành này là ngôn ngữ với tư cách là một thành tố tối quan trọng của văn hoá. Cụ thể, nó nghiên cứu nguồn gốc, sự phát triển, mối quan hệ, bản sắc riêng được thể hiện ở hệ thống từ vị cơ bản, thanh điệu, ngữ âm, cấu trúc ngữ pháp của các ngôn ngữ và vai trò của ngôn ngữ trong văn hoá. Bên cạnh đó, các nhà nhân học ngôn ngữ cũng có những đóng góp vào việc biên soạn ra hệ thống chữ viết cho các ngôn ngữ không có hệ thống chữ viết. Điều cần lưu ý là ngoài việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu của nhân học, ngôn ngữ học có các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu riêng của mình đó là các lý thuyết và phương pháp của ngôn ngữ học. Khảo cổ học Khảo cổ học được coi là ngành nghiên cứu về quá khứ của con người. Thông qua nghiên cứu phân tích các di vật để tìm hiểu các vấn đề có liên tới lịch sử về nguồn gốc và văn hoá của con người nhất là ở thời tiền sử. Cũng như Nhân học ngôn ngữ, ngoài việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu của nhân học, khảo cổ học còn có những phương pháp nghiên cứu riêng chẳng hạn như các phương pháp phân tích và xác định niên đại của các di vật khảo cổ. Khảo cổ học không chỉ cung cấp thông tin về đời sống con người trong quá khứ mà còn có thể cung cấp thông tin về những vấn đề sức khỏe, nguyên nhân bệnh tật và tử vong. 3. Điểm giống nhau và khác nhau giữa Xã hội học và Nhân học Nghiên cứu về xã hội loài người là mối quan tâm của nhiều ngành khoa học, trong đó có Xã hội học và Nhân học. Như đã đề cập ở phần trên, trong Nhân học có 9 4 phân ngành là Nhân học thể chất, Nhân học văn hoá-xã hội, Khảo cổ học, và Ngôn ngữ học. Trong 4 phân ngành này, chỉ có Nhân học văn hóa-xã hội (sau đây sẽ gọi tắt là Nhân học) có những đặc điểm gần với Xã hội học. Cho đến nay các nhà khoa học của hai ngành này vẫn chưa tìm hiểu hết được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai ngành khoa học này nên vẫn còn những tranh luận tiếp tục diễn ra giữa các nhà khoa học. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì cả Nhân học và Xã hội học đều nghiên cứu về xã hội loài người và hành vi của con người trong các bối cảnh xã hội khác nhau cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đó. Điểm khác biệt thực sự có thể nhìn thấy rõ ràng giữa hai ngành khoa học này chính là ở phương pháp nghiên cứu 1 . Trong khi Xã hội học thường sử dụng phương pháp định lượng (là các con số thống kê, các cuộc điều tra/khảo sát trên diện rộng) trong nghiên cứu thì Nhân học chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (là việc đặt câu hỏi vì sao, như thế nào… và nhận được những câu trả lời mang tính giải thích, lý giải). Hiện nay, các nhà xã hội học có xu hướng sử dụng kết hợp cả hai phương pháp định lượng và định tính khi thực hiện các nghiên cứu của mình. Một vài điểm khác biệt nhỏ giữa hai ngành này có thể chỉ ra đó là: Xã hội học Nhân học − Phạm vi nghiên cứu từ một cộng đồng nhỏ cho đến toàn quốc hoặc trên toàn thế giới. − Nghiên cứu cấu trúc xã hội bao gồm cả nguồn gốc, sự phát triển, và cách tổ chức. − Nghiên cứu và phân tích sự kiện xã hội dựa trên các thống kê định lượng. − Phạm vi nghiên cứu thường là những cộng đồng nhỏ. − Tìm hiểu ý nghĩa của hành vi và tương tác giữa các thành viên trong cộng đồng. − Tìm hiểu yếu tố văn hóa của các nhóm xã hội theo từng nghiên cứu trường hợp dựa trên các thông tin định tính. 4. Phương pháp nghiên cứu trong Nhân học và Xã hội học Có hai loại phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong các nghiên cứu nhân học và xã hội học, đó là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Sự lựa chọn phương pháp nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có xét đến đặc điểm của chính vấn đề nghiên cứu. Ví dụ, nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự phân bố thu nhập và tình trạng sức khoẻ bệnh tật trong xã hội thì chắc chắn chúng ta phải sử dụng số liệu thống kê định lượng. Trong khi một nghiên cứu khác về cách thức làm việc của một tổ chức hay một cộng đồng thì có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính tại thực địa. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người ta sử 1 Xem chi tiết trong mục 4. 10 dụng các hai phương pháp này trong cùng một nghiên cứu. Các yếu tố khác cần xem xét khi lựa chọn phương pháp nghiên cứu bao gồm: kinh phí thực hiện, thời gian, nhân lực, sự đồng ý tham gia nghiên cứu của đối tượng nghiên cứu, đạo đức nghiên cứu, và các yếu tố môi trường - xã hội khác. Các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính sẽ được trình bày cụ thể và chi tiết hơn trong môn Phương pháp nghiên cứu khoa học. Trong môn học này, chúng tôi chỉ giới thiệu tóm tắt về hai phương pháp nghiên cứu này để người đọc hình dung được các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu Nhân học và Xã hội học. 4.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng Các phương pháp nhằm thu thập và xử lý những thông tin có thể lượng hoá bằng các con số được gọi chung là nghiên cứu định lượng. Trong nghiên cứu định lượng có nhiều kỹ thuật/phương pháp để thu thập thông tin. Ví dụ, có thể dùng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi/phiếu phỏng vấn hoặc nghiên cứu các báo cáo thống kê có sẵn để biết trong một xã có bao nhiêu hộ gia đình, bao nhiêu trẻ em dưới 6 tuổi, bao nhiêu trẻ em được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh, bao nhiêu trẻ em chưa được tiêm chủng, bao nhiêu trẻ em bị suy dinh dưỡng, v.v… Thông dụng nhất là phương pháp điều tra chọn mẫu, phương pháp thăm dò ý kiến bằng phiếu điều tra và một số phương pháp khác. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp định tính thu thập và xử lý những thông tin khó lượng hoá thành con số về đặc điểm, tính chất và trạng thái của sự vật, hiện tượng. Ví dụ, tìm hiểu xem người nghèo đối phó với bệnh tật như thế nào, tại sao họ không đi khám chữa bệnh sớm mà để đến lúc bệnh nặng mới chạy chữa, họ suy nghĩ như thế nào và có thái độ ra sao đối với các biện pháp phòng ngừa bệnh tật ở cộng đồng. Những thông tin này có xu hướng mô tả, diễn giải về sự kiện, cho biết nguyên nhân và động cơ của hành vi của các cá nhân chứ không xác định rõ bằng con số của các hiện tượng đó. Trên thực tế, ta rất khó xác định chính xác bằng con số về mức độ nguy cơ của sự lây nhiễm bệnh của các nhóm người mà chỉ có thể biết nhóm này có nguy cơ cao, nhóm kia có nguy cơ thấp. Nhưng cụ thể cao là bao nhiêu, thấp là bao nhiêu chỉ mang tính chất tương đối do vậy chúng ta thường phân thành từng loại. Những thông tin như vậy được gọi là thông tin định tính. Nghiên cứu nhằm thu thập được thông tin định tính được gọi là nghiên cứu định tính. Các phương pháp thông dụng của nghiên cứu định tính là phỏng vấn sâu các cá nhân, thảo luận nhóm tập trung, nghiên cứu trường hợp, quan sát tham dự và một số phương pháp khác. Các nghiên cứu Nhân học chủ yếu sử dụng phương pháp định tính. 4.3. Kết hợp các phương pháp nghiên cứ u Mỗi phương pháp nghiên cứu đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó. Ví dụ, các phương pháp nghiên cứu định lượng giúp ta thu thập được thông tin của [...]... ng c a cá nhân Đ n nh ng năm 19 80, các nhà xã h i h c b t đ u chuy n hư ng, thay vì đ cao mô hình y h c, h b t đ u đ t ra nh ng câu h i đ i v i mô hình n y Theo quan đi m c a các nhà y h c, cá nhân b b nh hay b b nh hay b m là do nhi m khu n ho c nhi m vi-rút Tuy nhiên, các bác sĩ l i không th y m t th c t r ng cá nhân là thành viên c a m t nhóm xã h i, vi c cá nhân b nhi m khu n hay nhi m vi-rút là... các xã h i khác nhau M c đích nghiên c u c a Nhân h c y t là cung c p s hi u v các v n đ có liên quan t i s c kh e, b nh t t và cách đi u tr c a con ngư i trong các xã h i c th cũng như đóng góp tr c ti p vào vi c gi i quy t các v n đ n y K t lu n Bài n y gi i thi u t i ngư i đ c khái ni m cơ b n v Nhân h c, Nhân h c y t , v Xã h i h c, Xã h i h c s c kh e đư c s d ng trong môn h c Nhân h c y t và Xã. .. chương trình y t công c ng thì vi c phân tích các y u t văn hóa -xã h i đóng vai trò r t quan tr ng Bài n y cũng giúp ngư i đ khác nhau gi a hai ngành Xã h h c đ u tìm hi u hành vi xã h i đ u c g ng lý gi i nh ng y u t c hi u đư c đi m gi ng nhau và phân bi t đư c s i h c và Nhân h c, theo đó, Xã h i h c và Nhân c a con ngư i trong các b i c nh xã h i c th và văn hóa -xã h i nh hư ng t i hành vi đó 14 Tài... nhóm xã h i khác nhau Tuy v y ph i mãi đ n cu i th p k 60, đ u nh ng năm 70 c a th k trư c, Nhân h c y t m i đư c đ c p đ n m t cách h th ng và đưa ra đư c m t khung lý lu n cho b môn n y (Alland 19 70) Cho đ n nay, có nhi u cách đ nh nghĩa khác nhau v nhân h c y t t y thu c vào tr ng tâm quan tâm c a các nhà nhân h c Ví d , Foster và Anderson đ nh nghĩa nhân h c y t là “m t phân ngành văn hoá-sinh... m t s ki n xã h i Theo đó, đ i tư ng nghiên c u xã h i h c s c kh e là nguyên nhân xã h i c a s c kh e/b nh t t và h qu xã h i c a tình tr ng s c kh e Như đã đ c p trong ph n trên, nguyên nhân xã h i b t ngu n t chính c u trúc/b i c nh xã h i mà cá nhân đang sinh s ng Các nguyên nhân xã h i nh hư ng t i v n đ s c kh e có th là s b t bình đ ng trong ti p c n các d ch v y t gi a các nhóm xã h i; quá... h c y t là m t phân ngành nhân h c ng d ng tìm cách s d ng lý thuy t c a nhân h c đ gi i thích và gi i quy t các v n đ v y t và s c kh e Nhân h c y t phát tri n v i tư cách là m t ti u phân ngành đ c l p (sub-discipline) t nh ng năm 19 50 và nhanh chóng tr thành m t trong nh ng lĩnh v c nghiên c u l n nh t thu c phân ngành n y Nhân h c y t m t m t t p trung vào m i quan h tương tác gi a các y u t xã. .. (biocultural discipline) quan tâm t i c khía c nh sinh h c và văn hoá -xã h i c a ng x con ngư i và nh ng cách mà các nhân t n y tương tác v i nhau nh hư ng t i s c 13 kh e và b nh t t trong su t ti n trình l ch s c a nhân lo i” (Foster và Anderson 19 98) Theo đ nh nghĩa n y, đ i tư ng c a Nhân h c y t là nghiên c u nh ng nh hư ng t ng h p c a các nhân t sinh h c và văn hoá -xã h i t i s c kh e và b nh... và h t vong vì nguyên nhân gì không th gi i thích b ng đ c đi m v tính cách hay b ng y u t sinh h c c a h Đi u mà các nhà xã h i h c chú ý đ y là v trí xã h i c a h trong h th ng các m i quan h có th t o ra cơ h i ti p c n v i các ngu n l c đ có đư c m t ch t lư ng cu c s ng t t Theo đ nh nghĩa v đ i tư ng nghiên c u c a xã h i h c là nghiên c u s ki n xã h i và nguyên nhân xã h i, xã h i h c s c kh... không có b nh hay thương t t Đ nh nghĩa v s c kh e n y rõ ràng không ch đ c p đ n tr ng thái có b nh hay không có b nh v m t th ch t, mà đ y đã nh c đ n các y u t v tinh th n và xã h i Như v y, s c kh e c a con ngư i không ch ph thu c vào y u 11 t sinh h c mà còn ch u nh hư ng c a các y u t v tâm lý và các y u t xã h i khác Đ y chính là đi m mà các nhà xã h i h c t p trung vào khi nghiên c u v s c kh e... nh t đ gi i quy t v n đ n y V i quan đi m n y chúng ta có th hi u đau m/b nh t t có th là ngu n g c c a m t s ch ng đ i v chính tr ho c m t ph n ng xã h i trư c các y u t xã h i khác Th hai, theo các nhà xã h i h c thì các v n đ xã h i như nghi n rư u hay tr m c m đư c xác đ nh là v n đ c a cá nhân - t c là l ch chu n ho c không th t mình vư t qua - và c n đư c ch a tr , ch y u là b ng cách cho u ng . hội học y tế (xã hội học sức khỏe) , xã hội học kinh tế, xã hội học đô thị, xã hội học nông thôn, xã hội học về giới, xã hội học về truyền thông đại chúng, an sinh xã hội, công tác xã hội, v.v. 1 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ NHÂN HỌC Y TẾ & XÃ HỘI HỌC SỨC KHỎE Mục tiêu: Sau khi học xong bài n y, sinh viên có khả năng: 1. Trình b y được định nghĩa và đối tượng nghiên cứu của Nhân. học sức khỏe coi vấn đề sức khỏe là một sự kiện xã hội. Theo đó, đối tượng nghiên cứu xã hội học sức khỏe là nguyên nhân xã hội của sức khỏe/ bệnh tật và hệ quả xã hội của tình trạng sức khỏe.

Ngày đăng: 02/08/2015, 08:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan