Bài tập Tâm lý học sinh tiểu học

10 20.5K 435
Bài tập Tâm lý học sinh tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Là một bài báo cáo bài tập: BÁO CÁO KẾT QUẢ “TÌM HIỂU NHÂN CÁCH HỌC SINH”

BÁO CÁO KẾT QUẢ “TÌM HIỂU NHÂN CÁCH HỌC SINH” Lứa tuổi bắt đầu theo học Tiểu học, hoặc còn gọi là Phổ thơng cơ sở cấp 1. Đây cũng là lứa tuổi mà những ai thật sự muốn dấn thân trở thành người cộng tác mật thiết với gia đình các em để chăm lo việc giáo dục cho các em, nhất là cha mẹ và các thầy cơ giáo, rất cần quan tâm tìm hiểu. Chính vì lẽ đó tơi đã thực sự vào cuộc để tìm hiểu tâm của các em trong đợt thực tập lần này qua các buổi gặp gỡ, lên lớp. Ở đợt thực tập này, tơi được nhà trường phân cơng thực tập ở lớp 3B trường tiểu học n Mỹ - Thanh Trì – Hà Nội, ngơi trường nằm trên địa bàn một xã nhỏ, nằm ven sơng Hồng mang tên xã n Mỹ, được hình thành từ khá sớm với truyền thống là làng trồng rau sạch, cung cấp cho thị trường nội thành. Ngay từ lần đầu tiên tơi bước chân vào lớp đã bắt gặp 26 cặp mắt các em học sinh ngây thơ, trong sáng với biên chế lớp là: tổng số có 26 học sinh, trong đó có 10 em là nữ, 16 em là nam. Tơi có một thói quen, đó là rất nhớ những gì mà để lại ấn tượng sâu sắc cho mình khi gặp, khi nhìn thấy. Vì vậy, khi ở lớp học này, có một đối tượng học sinh đã để lại một ấn tượng đẹp trong tơi, đó là em Nguyễn Minh Qn, sinh ngày 30/ 05/2004, học tập tại lớp 3B, trường tiểu học n Mỹ. Tơi thấy rất vinh dự cho Qn khi em là một đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Trong lớp em, Qn giữ một chức vụ rất quan trọng, đó là lớp phó học tập, ln phải theo sát tình hình học tập của lớp để báo cáo với giáo viên chủ nhiệm. Các em trong lớp đều là con em có hộ khẩu ở xã, đa số học sinh đều ngoan ngỗn, lễ phép, hăng hái học tập. Bề ngồi, Qn là một cậu học trò có thể nói là khá bụ bẫm, đẹp trai, với nước da trắng trẻo. Qn có chiều cao khoảng 1m35, cân nặng 35 kg, thể chất phát triển bình thường như các bạn khác. Em có một đơi mắt tròn, to, sáng rõ rất linh hoạt, lúc cười đơi mắt đó híp lại thành một đường thẳng. Khn mặt em bầu bĩnh cho nên mỗi khi em cười, hai bên gò má nhơ lên, khiến khn mặt càng tròn thêm, làm cho người khác chỉ muốn véo má. Tơi rất thích tiếp xúc với những đứa trẻ bụ bẫm, đáng u. Cho nên, khi có bài tập tìm hiểu về nhân cách của một học sinh, tơi đã cố gắng thu thập mọi thơng tin về Qn và về gia đình em. Qua tìm hiểu tơi tự nhận thấy như sau: về phần xu hướng, sự hứng thú của Qn với các hoạt động học tập cũng như các hoạt động khác của trường, lớp em ln nhiệt tình, sơi nổi hăng hái tham gia. Trong học tập, Qn học đều ở tất cả các mơn học. Một điểm em gây chú ý cho tơi là đáng ra các bé trai thường thích học các mơn tự nhiên hơn là các mơn xã hội nhưng Qn lại khác, em cũng thích học Tốn, nhưng khi tơi hỏi em thích học mơn nào nhất thì em nói là “ thích học tập viết và mơn Mĩ thuật”. Minh chứng cho việc đó là Qn đã đưa cho tơi xem những bức tranh mà em đã vẽ, những bài viết chữ đẹp với những điểm số 9, 10. Tơi rất thích bức vẽ tự do có chủ đề “ Vẽ chân dung về một người thân của em”, Qn đã vẽ về mẹ em. Tuy là những nét 1 vẽ cứng rắn nhưng thay vào đó là sự phối hợp màu sắc rất hài hòa, vị trí của các bộ phận trên khuôn mặt rất cân đối, cũng đủ để làm nổi bật lên hình ảnh về một người mẹ hiền từ, yêu thương con cái hết mực. Đối với các lĩnh vực khác, em thích nhất là Thể dục thể thao. Quân nói với tôi mỗi khi đến giờ học thể dục, em thấy rất vui, háo hức vì được giải tỏa tinh thần sau những bài học căng thẳng, được vui chơi, nô đùa với các bạn, được học các bài thể dục có lợi cho sức khỏe. Cho nên ở các buổi học, em luôn thực hiện tốt nội quy của giờ học, mang đồ dùng học tập đầy đủ. Ngoài ra bản tính của em rất hòa đồng, cởi mở nên bạn bè, thầy cô ai cũng quý mến. Về mục tiêu, tưởng, Quân vẫn hằng mơ ước sẽ cố gắng học thật giỏi để phấn đấu sau này trở thành kĩ sư xây dựng, thiết kế nên những ngôi nhà đẹp cho mọi người. Tới phần thế giới quan, niềm tin, em Quân cũng như bao học sinh cùng lứa tuổi khác, có một tâm hồn rất ngây thơ. Ở các em luôn tìm sự gần gũi, yêu thương, chiều chuộng của người lớn khác phái: bé gái gần bố mà xa mẹ, còn bé trai lại gần mẹ xa bố. Đây không phải là một tội lỗi ghê gớm đáng lên án và nghiêm phạt như cách nghĩ thiển cận của một số người có chủ trương đạo đức quá khắt khe cổ hủ. Trong khoảng thời gian tôi thực tập, đã xảy ra một tình huống khá khó xử. Quân mắc lỗi với cô giáo dạy môn năng khiếu và bị cô chủ nhiệm phạt bằng cách: “phải tìm bằng được cô giáo kia để xin lỗi”. Tôi đã đi cùng em để tìm cô, khi gặp được cô giáo rồi, Quân có vẻ khá lưỡng lự. Tôi biết, lúc đó em rất sợ và xấu hổ. Tôi đã đặt tay mình lên vai em và nói “ mạnh dạn lên em!”. Có lẽ lúc đó, Quân cảm nhận được lòng tin tưởng của tôi trao cho em, Quân đã mạnh dạn đi vào và xin lỗi cô giáo một cách chân thành nhất. Từ đó thấy được, nếu các em nhận ra nơi ở người lớn như cô chú, thầy cô giáo, anh chị . một sự bảo bọc chở che, nhất là sự quan tâm, cảm thông thật sự, các em sẽ dần dần quấn quít, tin cậy đến mức tuyệt đối. Người lớn cần phải biết khéo hướng dẫn để giúp các em từ từ nhận ra sự cần thiết phải có đủ các tính cách giáo dục qua cả bố lẫn mẹ, anh và chị trong gia đình, cả thầy lẫn cô ở trường, ở lớp. Để sau này, khi bước vào tuổi dậy thì, các em sẽ dần dần chuyển hóa sang thế quân bình về phái tính. Nếu người lớn quá khắc nghiệt hoặc nơi lỏng thiếu quan tâm, có thể sẽ gây ra nơi các em những ấn tượng lệch lạc, di hại suốt đời các em về mặt nhân cách tâm và ứng xử. Ngược lại, cần bắc một nhịp cầu hết sức tế nhị để gặp gỡ chính tâm hồn bé bỏng non nớt của các em, biết mở chuyện hỏi han các em bằng ngôn ngữ và cung cách của chính các em. Khi đó, các em mới dễ bộc lộ một cách hồn nhiên những tâm sự, những "bí mật" có khi rất ngô nghê của các em, mà không hề e dè, giấu giếm, sợ người lớn la rầy, kết tội hoặc chế giễu. Ở điểm này, các em cần có người yêu thương, chăm sóc, ân cần tận tụy và tinh tế nhạy cảm, nắm bắt cho được mọi biểu hiện tích cực lẫn tiêu cực nơi các em. Tính cách của Quân rất cởi mở, bản tính hòa đồng, thân thiện, hay nói, có trách nhiệm với công việc nên trong lớp Quân rất được các bạn yêu mến, tin cậy. Cũng không dừng lại việc chỉ chơi với các bạn trong lớp, Quân còn giao 2 lưu kết bạn với các bạn học sinh lớp khác. Em cũng là một người thật thà, tuy có đôi lúc hơi ủy mị, chỉ cần cô giáo mắng nhẹ mấy câu là em đã ngân ngấn nước mắt, trực tuôn trào. Cũng không hẳn Quân là một con người mau nước mắt, mà vì lúc đó em biết mình đã sai, cần phải nhận lỗi. Về phần thái độ đối với lao động thì trong các hoạt động lao động, vệ sinh của trường, lớp như: vệ sinh trường lớp vào cuối tuần, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, bảo vệ của công ( bàn, ghế, bảng,…)Quân rất cần cù, chịu khó, tích cực, tự giác làm việc, không ỷ lại hoặc có biểu hiện lười biếng. Trong lớp, em thấy bạn nào lười biếng là nhắc nhở, thúc giục hoàn thành công việc luôn, không cần cô giáo phải nhắc. Thái độ đối với học tập, Quân luôn tự giác làm bài trước khi đến lớp, hoặc có bài tập cô giao trên lớp thì em cũng hoàn thành đúng theo yêu cầu, không chậm trễ. Làm xong bài, em còn giúp bạn những chỗ chưa hiểu rất tận tình. Về công việc ở gia đình, em cũng thực hiện một cách tự giác, không cần bố mẹ phải nhắc nhở. Hàng ngày, khi đi học về, Quân thường giúp mẹ làm những công việc nhà nhẹ nhàng. Hai anh em phân chia nhau công việc, người nhặt rau, người quét nhà… Khi ăn tối xong, thay vì xem phim, Quân và em đã tự giác vào phòng học bài, không đợi bố mẹ phải nhắc. Quân hay thay mẹ chỉ bảo cho em trong việc học, trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày như lễ phép với ông bà, bố mẹ, người lớn tuổi. Quân dường như đã hiểu được nỗi vất vả của mẹ cho nên em luôn thể hiện mình là một người con có hiếu. Thái độ đối với tập thể: Quân luôn tuân thủ tốt những nề nếp, nội quy của trường, lớp. Tham gia đầy đủ các phong trào thi đua , các hoạt động tập thể. Em luôn có tinh thần, thái độ tốt, nghiêm chỉnh chấp hành quy định của trường, lớp, có trách nhiệm với lớp, luôn là lớp phó gương mẫu để các bạn khác noi theo, tuy có lúc còn sơ xuất. Người lớn chúng ta cần nhớ rằng hãy tránh đừng bao giờ đùa chơi với các em bằng cách xí gạt để các em mắc lừa cho vui. Cũng đừng bao giờ tạo cho các em cảm tưởng bị người lớn áp đặt, ăn hiếp, lấn lướt, sai bảo vặt và khống chế các em bằng luật lệ mà chính người lớn chưa chắc đã tuân thủ đàng hoàng, khi ở trong một đơn vị tập thể. Về thái độ đối với mọi người, Quân luôn tỏ ra là một người con ngoan trong gia đình, một người anh mẫu mực, một trò giỏi ở lớp, luôn biết lắng nghe ý kiến của mọi người, sống đoàn kết, thân ái với bạn bè, giúp đỡ bạn học còn yếu kém hơn mình. Trong thái độ đối với bản thân: Quân biết bản thân được sinh ra trong gia đình cũng không mấy là khá giả. Em cũng nhận thức được cuộc sống của mình còn tốt hơn bao nhiêu bạn khác, cho nên em luôn khiêm tốn, không kiêu ngạo, luôn có ý thức phấn đấu, vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức, nhân cách. Năng lực của Quân cũng khá phong phú ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong hoạt động học tập: em học đều các môn nhưng trội hơn cả vẫn là môn Toán, Mỹ thuật và Tập viết, em luôn đạt được điểm số cao. Quân luôn có tinh thần, thái độ học tập tốt, không ngừng phấn đấu vươn lên để hai năm liền là học sinh giỏi. Đối với các lĩnh vực khác, ngoài việc học tốt em còn có giọng hát rất hay, đặc biệt là chất giọng nhẹ nhàng tình cảm cho 3 nên Quân được giao chức làm lớp trưởng môn Âm nhạc. Mỗi lần được nghe Quân đọc bài qua các bài tập đọc thì tôi thấy rất thích. Một mặt Quân học cũng rất tốt các môn năng khiếu, làm tập làm văn. Để biết một người thuộc loại khí chất nào, thì trước tiên ta cần phải hiểu khái niệm của nó trước. Tôi xin đưa ra những điều mà tôi hiểu và được biết về khí chất. Khí chất là cái khuynh hướng của tâm tính con người, tạo cho mỗi người một bản sắc riêng. Là đặc điểm của cá nhân về mặt cường độ, nhịp độ hoạt động tâm lý, tạo nên tính cách của từng người. Khí ở đây là hơi thở, sức mạnh thể chất hay tinh thần, còn chất là phẩm chất. Tuy bước đầu thấu hiểu được những nhu cầu khát vọng ngây thơ của các em rồi nhưng vẫn chưa đủ, bởi tính khí các em luôn bị đột biến, thay đổi hoặc bị tổn thương. Do vậy, ngoài việc hòa mình cùng chơi, cùng trò chuyện với các em, người lớn còn cần khéo léo tạo sức thu hút lâu dài bền bỉ, bằng cách lồng các hoạt động tập thể vào các trò chơi (học và làm mà lại là chơi, chơi mà lại là học và làm một cách hữu ích ). Ở Quân, tôi thấy em có một khí chất kiểu linh hoạt, tức là nói to, nói nhiều, hành động mạnh mẽ, hay biểu lộ cảm xúc ra bên ngoài, cởi mở, bạo dạn,chủ động, rất nhiệt tình với mọi người. Nhận thức mọi sự việc rất nhanh. Về vấn đề tình cảm thì yêu ghét rõ ràng, thường sống thiên về tình cảm. Khả năng thích nghi với môi trường cao. Tôi thấy ưu điểm của những người có kiểu khí chất này là nhiệt tình, thẳng thắn bộc trực, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm. Thường là những người đi đầu trong hoạt động chung. Đặc biệt có khả năng lôi cuốn người khác. Những điểm này đều được hội tụ ở Quân. Tới phần tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh, tôi thấy được: về bẩm sinh và di truyền, Quân sinh ra và lớn lên trong một gia đình có bố mẹ đều là công nhân, tuy không có truyền thống hiếu học, nhưng điều đó dường như không ảnh hưởng đến trí học hành của em. Ngay từ nhỏ, em đã thể hiện sự thông minh, láu lỉnh của mình. Từ nhỏ, mọi người đã thấy Quân có nhiều nét giống bố, khi lớn dần điều đó càng được thể hiện rõ hơn. Phần thuộc về môi trường sống, gia đình Quân cũng không phải thuộc gia đình dư giả gì. Nhà em thuộc hệ gia đình hạt nhân, chỉ có bốn người. Bố em làm thợ điện, còn mẹ em thì đi làm ngành may ở nhà máy. Nhà có hai anh em, em gái Quân năm nay đang học lớp 1, cũng học cùng trường với em, tên là Phương. Nhà có 2 anh em đang trong độ tuổi ăn học nên bố mẹ em cũng cố gắng lo cho con mình được như bằng bạn bằng bè. Bầu không khí trong gia đình em rất vui vẻ, hạnh phúc. Tôi thấy, cứ mỗi buổi chiều, khi kết thúc giờ học là thấy mẹ của Quân đã đứng đợi 2 anh em tan học dưới sân trường. Ngày nào cũng chỉ ngồi đợi con ở một chỗ, dường như lo sợ các con khi tan học sẽ không tìm được mẹ. Gia đình rất quan trọng tới sự hình thành thói quen và nề nếp của các em ngay từ nhỏ, vì vậy gia đình phải có những định hướng đúng đắn. Hiện nay, sự phát triển kinh tế thị trường cùng với xu hướng toàn cầu hoá đã “buộc” các bậc cha mẹ “phải làm việc quên mình” và dường như “quên luôn cả những đặc điểm tâm sinh 4 của con em mình”. Đặc biệt khi trẻ bắt đầu vào lớp 1, trước mắt trẻ là một môi trường hoàn toàn mới. Vì thế mà không ít trường hợp các gia đình hiện nay lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” vì con cái. Nhưng bố mẹ của Quân không như vậy, họ luôn tạo những điều kiện tốt nhất cho con cái về mọi mặt. Tuy nhiên không chiều theo sự đòi hỏi thái quá nơi các em. Họ luôn hướng con cái mình theo những suy nghĩ tích cực, tạo cho chúng có những niềm tin vào mọi người, vào những điều tốt, giúp các em ôm ấp nhiều giấc mơ cho bản thân. Trẻ em rất giàu trí tưởng tượng, nhiều khi quá tin vào những điều huyễn hoặc, những truyện cổ tích thần tiên, những truyện thần thoại dân gian được kể trong các lớp học hoặc trước khi đi ngủ buổi tối. Từ đó các em tự thêu dệt những mơ mộng rất dễ thương đến bất ngờ. Sau này, lớn hơn một chút, tính thần thoại chuyển dần sang khía cạnh thần tượng hóa một cách đơn giản. Khi các em được tiếp xúc thân tình với một người lớn nào đó có nhân cách cao thượng, các em sẽ nhanh chóng hình thành các ước mơ sẽ có được nhân cách ấy (ví dụ: “Lớn lên em sẽ làm giáo viên như cô .”). Do đó, nếu người lớn biết khéo nương theo trí tưởng tượng và những mơ mộng hồn nhiên trong sáng của các em, có thể hướng dẫn các em dần dần gạn lọc đi những nét viển vông huyễn hoặc để chuyển thành những giá trị tốt đẹp hiện thực nơi nhân cách các em. Đồng thời, cũng đừng quên tiếp xúc riêng từng em, giúp các em tập nỗ lực nho nhỏ để vươn lên trong từng khát vọng, từng ước mơ hồn nhiên của chính mình, mỗi ngày một chút theo phương pháp giáo dục tiên tiến. Ở điểm này, người sống với các em phải là một người bạn trẻ trung, tâm huyết, đáng tin cậy trong mọi mặt sinh hoạt vui nhộn cũng như tâm linh sâu lắng của các em. Đó chính là bố mẹ, người thân của các em. Giới thiệu qua về nhà trường, tôi thấy trường tiểu học Yên Mỹ đã trải qua nhiều sự thay đổi. Ban đầu trường chỉ có một dãy nhà để làm các phòng học, với 2 tầng , xen với lớp học là phòng hội đồng, phòng y tế. Trước năm 2007, trường không có nhà thể chất cho các em học thể dục, điều đó rất bất tiện cho học sinh. Vì khi trời mưa hoặc nắng to, các em không thể ra sân để học mà phải ở trong lớp, như vậy sẽ gây hạn chế tới sự phát triển thể chất của các em. Nhưng hiện nay, nhờ sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền địa phương, trường đã được sửa chữa, nâng cấp lên thành một trường học với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của học sinh. Trường đã có nhà thể chất, phòng ăn bán trú cho những học sinh ở lại trường, phòng học Tin học, thư viện. Trải qua bao khó khăn vất vả, thầy và trò trường tiểu học Yên Mỹ đã cố gắng vươn lên, thi đua đạt các giải thi cấp huyện, cấp tỉnh. Năm 2008, trường được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia. Năm học này nhà trường có tất cả 40 cán bộ giáo viên, với 479 học sinh trên 13 lớp. Với lực lượng cán bộ giáo viên lớn và giàu nhiệt huyết với nghề như vậy, nên chất lượng của nhà trường đi lên đáng kể, nhiều học sinh được tuyển chọn vào các câu lạc bộ, đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện. Nhiều thầy cô đạt các danh hiệu cao quý như chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, cấp cơ sở, lao động tiên tiến. Tập thể công 5 đoàn đạt công đoàn vững mạnh xuất sắc, nhà trường đạt tập thể lao động tiên tiến, nhiều học sinh đạt được giấy khen cấp huyện, cấp tỉnh. Đối với tâm của trẻ em, các em vẫn còn thiên nhiều về giác quan, thích sờ tận tay nhìn tận mắt, nên các em rất vui thích khi được thưởng cụ thể bằng vật chất hơn là khen ngợi tuyên dương suông suông vậy thôi. Các em rất hãnh diện thấm thía khi được người lớn khéo léo góp ý khích lệ hơn là phê bình chê trách hay nổi cáu lên, quát tháo om sòm. Chúng ta thấy, nhà trường đã từng áp dụng những cách khen thưởng khá cụ thể như các bông hoa điểm 10 cho từng môn học, sách truyện làm phần thưởng cuối năm. Bản thân chúng ta khi còn bé, hẳn ai cũng đã từng ao ước hoặc hãnh diện khi thấy tên mình được ghi trên “Bảng danh dự” treo tại một nơi trang trọng và dễ thấy ở trường. Còn “Sổ học bạ” hoặc “Sổ liên lạc” thì không ai muốn cha mẹ mình lại phải đọc thấy những dòng chữ thầy cô chủ nhiệm phê xấu và yếu kém. Do vậy, đây là những cách khen thưởng có vẻ vật chất nhưng lại hàm ý về chiều sâu tinh thần nhiều lắm . Ở lứa tuổi các em, người sống với các em phải là một "bề trên" hiểu theo nghĩa rộng nhất, nghiêm minh mà quảng đại, công bình mà bao dung, vẫn luôn đòi hỏi cao mà lại biết khích lệ nâng đỡ. Xã hội ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em, nhất là chế độ xã hội các em đang sống hiện nay. Năng lực ở độ tuổi đang tăng trưởng nơi các em luôn dồi dào. Bên cạnh đó, các em cũng đang trải qua một cơn khủng hoảng về trí tuệ, còn gọi là khủng hoảng về ý thức. Về mặt sinh hoạt thể lý, các em, kể cả các bé gái, cần phải luôn tay luôn chân, chạy nhảy, leo trèo, nô đùa và hò hét thỏa thích, hoặc im lặng ngồi táy máy, hì hục nghịch phá một trò nào đó, hay làm một việc gì đó vừa sức mình. Riêng bên nam, các em rất thích các trò chơi đối kháng, mang tính giao chiến và đua tranh giữa hai phe (ví dụ: kéo co, cướp cờ, đánh trận giả .). Các em sẵn sàng chơi hăng say hết mình, bởi đối với các em, chuyện thắng thua rất là quan trọng, nó nhằm mục đích tự khẳng định cá tính cho dù các em chưa đủ luận cao xa gì về bản thân để giải thích cho cái mục đích đó. Với các em nữ, vấn đề cũng tương tự như khi các em đặc biệt thích các trò chơi tuy nhẹ nhàng hơn con trai, nhưng cũng là chuyện luân phiên thi đua giành phần thắng cho mình (ví dụ: nhảy lò cò, đánh chuyền, chơi ô ăn quan .). Trong thực tế, người lớn đang bận việc, rất ghét sự ồn ào náo động, lại cho rằng các em đang chơi những trò quá hiếu động, có hại về sức vóc lẫn tâm lý, nên thường la rầy ngăn cấm các em. Người lớn không ngờ đã đẩy các em sớm rơi vào tình trạng dồn nén, có thể tạo ra những tình cảm rối loạn, rất có hại về lâu về dài. Trong hoạt động cá nhân của Quân, tôi cần tìm hiểu về các hoạt động học tập, hoạt động giao tiếp và việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức… Về hoạt động học tập, các em cũng rất dễ hào hứng để bị cuốn theo các ý tưởng, các kiến thức thú mới lạ, để không ngừng đặt ra các câu hỏi tò mò thắc mắc. Một khi nơi các em trí bắt đầu hoạt động âm thầm, các ý tưởng như thế dần dần sáng tỏ, cho dù các em chưa thể luận suy diễn theo dạng đặt vấn đề “vì vậy”, “cho nên”, “do đó” như 6 người lớn . Các em đã không còn thỏa mãn với dạng câu hỏi "tại sao?" mà đã chuyển dần sang câu hỏi khó hơn nhiều: “làm thế nào” tức là có khuynh hướng khách quan hơn, sâu xa hơn. Dù vậy, các em chưa thể tập trung tư tưởng lâu để kịp phân tích vấn đề và quan sát một cách kiên nhẫn, các em cũng chưa thể tự mình biết cách học hỏi sao cho đúng mức nếu không được người lớn hướng dẫn dưới dạng “học mà chơi” đầy hấp dẫn. Ở điểm này, người sống với các em phải là một thầy giáo, một cô giáo vừa có kiến thức quảng bác, lại vừa có tâm hồn sâu sắc để truyền đạt tri thức, gợi mở sáng kiến và nhất là vun đắp cho các em những tâm tình nhân ái vị tha, vui tươi và dễ thương, đúng với độ tuổi các em. Khi gặp một hoàn cảnh đặc biệt hoặc trong một trường hợp bất ngờ, nếu các em được người lớn tin cậy giao phó một trách nhiệm quan trọng nào đó, với lời giải thích kỹ lưỡng và căn dặn chi tiết, các em sẽ hết sức ý thức về công việc, cảm thấy vinh dự và hãnh diện để cố gắng chu toàn hơn cả mong đợi của người lớn. Ấn tượng sâu sắc này sẽ theo các em suốt cuộc đời, hình thành một nhân cách khó gì có thể làm biến dạng. Hiểu được điều này, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi thấy các phong trào giáo dục đứng đắn trên thế giới đều có những nghi thức tập tục rất long trọng như đội mũ, trao cờ, tuyên hứa thiếu nhi, thắt khăn quàng, gắn sao . Tại trường học, có nơi, nếu biết huấn luyện tinh thần và kỹ thuật tới nơi tới chốn, người lớn có thể tin tưởng giao phó cho các em ở các lớp tiểu học đảm nhận chuẩn bị âm thanh, xếp đội hình danh dự, kéo cờ, bắt nhịp và đồng ca bài quốc ca v.v . mà không sợ gặp sự cố trục trặc, bởi các em ý thức khá chững chạc về tính cách quan trọng và trang nghiêm của công việc cùng với niềm hãnh diện được đại diện cho toàn trường. Cuối cùng, để hoàn thành bài báo cáo, tôi cần phải đưa ra một số biện pháp giáo dục cho phù hợp nhưng cần thiết thực, khả thi. Ở học sinh tiểu học, các em còn nhỏ nên chưa thể tự tìm ra sở trường, năng khiếu của bản thân, mà phải dựa vào sự giúp đỡ, sự tin tin tưởng của người lớn vào các em để tìm ra. Nếu một người có một tâm hồn trong sáng, có lối sống lành mạnh, khi tiếp xúc với các em nhân cách của các em cũng bị ảnh hưởng, chắc chắn đây sẽ là một tấm gương sáng cho các em học tập noi theo. Ngược lại, nếu một người có lối sống buông thả, lời ăn tiếng nói không đúng đắn, các em đến gần cũng sẽ bị nhiễm thói xấu. Vì ở độ tuổi này, các em hầu như là học theo cách bắt chước người khác, các em được ví như một trang giấy trắng. Lúc nhỏ, các em rất nghe lời người lớn, nhưng khi lớn hơn một chút thì chắc chắn sẽ ít hơn. Hiện giờ với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc học sinh bị “nghiện” trò chơi điện tử không còn xa lạ. Các em có thể ngồi hàng giờ trước máy tính, chơi những trò chơi vô bổ. Việc ngồi lâu như vậy có thể khiến các em mắc bệnh cận thị, một bệnh không tốt cho mắt. Từ đây cũng thấy được, các em giành tâm trí cho việc chơi hơn, không trú tâm vào việc học gây ảnh hưởng đến kết quả học tập, khiến kết quả sút kém. Hay khi ở trên lớp, các em cũng không thực sự tập trung vào bài học, do có thể là thuộc về giáo viên: chuẩn bị đồ dùng dạy học không 7 sinh động, không thu hút được học sinh vào bài học của mình hoặc cũng có thể xuất phát từ các em, không thực sự muốn học, như vậy các em sẽ có một lỗ hổng kiến thức rất lớn. Cho nên, để phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm, điều đầu tiên là ở giáo viên: cần phải có hứng thú với công việc mình làm, có lòng yêu nghề - yêu trẻ, nắm được tâm lí của từng em xem các em cần gì, muốn gì. Thay đổi cách dạy của mình, cụ thể là: tìm ra được phương pháp và hình thức tổ chức trong mỗi tiết học sao cho phù hợp, có hiệu quả cao, gây hứng thú, học sinh phải lĩnh hội được kiến thức một cách tự nhiên nhất, không gò bó, không bị áp đặt. Cần tổ chức các trò chơi để giảm bớt căng thẳng cho các em. Giáo viên luôn phải kết hợp với phụ huynh học sinh, ban giám hiệu nhà trường và các đoàn thể để rèn luyện học sinh của mình. Còn về phần học sinh, các em cần phải có đầy đủ đồ dùng học tập theo đúng yêu cầu. Có tính tự giác, tích cực học tập, rèn luyện bản thân. Phải có tinh thần giúp đỡ bạn bè, học tập bạn và có chí hướng cùng nhau phấn đấu thi đua. Về phần phụ huynh, họ cần phải thực sự quan tâm đến con em mình, tạo điều kiện tốt nhất cho con học tập như: có góc học tập tốt, bàn ghế đúng quy định, sắm đủ đồ dùng học tập. Phải đi họp phụ huynh đầy đủ, có trách nhiệm cộng tác với các thầy cô giáo, với nhà trường để rèn luyện học sinh. Nhà trường cần tiếp tục quan tâm đến các em chỉ bảo tận tình trong việc học, tiếp tục phát huy những mặt tốt đã đạt được của học sinh trong những năm học, đẩy mạnh việc học thêm tăng cường cho các em học sinh trên lớp, cho học sinh tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp, tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các em. Nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi học sinh giỏi cấp trường cho học sinh, để nắm bắt được tình hình học của các em và có cách khắc phục tốt. Sau đợt thực tập, tôi đã có những kỉ niệm đẹp với các em học sinh trong lớp 3B, trường tiểu học Yên Mỹ, đặc biệt là với em Quân – học sinh mà tôi đã lựa chọn để tìm hiểu về nhân cách. Ban đầu khi mới vào lớp, tôi thấy còn lạc lõng, lo lắng nhưng chỉ sau một thời gian, cũng không thể nói là ngắn mà cũng không hẳn là dài, tôi đã cảm nhận được một sự thay đổi lớn trong con người tôi. Tôi thấy mình cứng cỏi hơn, trưởng thành hơn, yêu trẻ con hơn tuy nhiều lúc ta cảm thấy chúng rất rắc rối. Để được gần gũi hơn với các em, tôi đã cố gắng trở thành một người bạn, một người thân. Có lẽ các em cũng cảm nhận được điều đó nên những điều thắc mắc, những tâm tư tình cảm, các em đều nói với tôi, khiến tôi thấy rất vui, khiến tôi thấy mình đích thực là một người thân của các em. Trong buổi chia tay với lớp, Quân đã xung phong lên hát tặng tôi bài “ Bụi phấn” với giọng nghẹn ngào, xúc động. Tôi và những học sinh của lớp 3B đã cùng nhau chụp một tấm hình để lưu giữ khoảnh khắc này. KẾT LUẬN CHUNG 8 Đợt thực tập này đã giúp tôi định hướng cho tương lai. Tôi cần cố gắng và tích cực hơn nếu muốn phát triển nghề nghiệp của mình. Mong nhà trường sẽ tổ chức nhiều đợt thực tập hơn cho những sinh viên khối sau để những giáo sinh như chúng tôi có thể vận dụng, trau dồi những kiến thức đã được học vào môi trường thực tế. Tôi biết bài báo cáo của mình còn nhiều thiếu sót nên rất mong nhận được những góp ý chân thành từ các thầy cô giáo để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 6 tháng 4 năm 2013. Giáo sinh thực tập An Hồng Nhung PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH – BỘ MÔN TÂM GIÁO DỤC . . . 9 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10 . sự tập trung vào bài học, lý do có thể là thuộc về giáo viên: chuẩn bị đồ dùng dạy học không 7 sinh động, không thu hút được học sinh vào bài học. việc giảng dạy và học tập của học sinh. Trường đã có nhà thể chất, phòng ăn bán trú cho những học sinh ở lại trường, phòng học Tin học, thư viện. Trải

Ngày đăng: 14/04/2013, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan