TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015 Môn LÝ 12

3 493 2
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015 Môn LÝ 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015 Môn: VẬT LÝ, lớp 12 Thời gian làm bài: 60 phút, không kể phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề thi 109 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Bộ phận có tác dụng phân tích chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc ở máy quang phổ lăng kính là A. lăng kính. B. buồng tối. C. các thấu kính hội tụ. D. ống chuẩn trực. Câu 2: Bắn hạt prôtôn vào hạt nhân 3 7 Li đứng yên. Phản ứng hạt nhân sinh ra hai hạt nhân X giống nhau và có cùng tốc độ. Biết tốc độ của prôtôn bằng 4 lần tốc độ hạt nhân X. Coi khối lượng của các hạt nhân bằng số khối theo đơn vị u. Góc tạo bởi phương chuyển động của hai hạt X là A. 60 0 . B. 150 0 . C. 120 0 . D. 90 0 . Câu 3: Giả sử một chất phóng xạ có chu kỳ bán rã T. Sau thời gian 3T thì tỉ số lượng chất phóng xạ còn lại so với lượng chất phóng xạ đã phân rã là A. 1/6. B. 1/8. C. 1/7. D. 1/3 . Câu 4: Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 µm, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 1m. Trên màn quan sát, vân sáng bậc 3 cách vân sáng trung tâm: A. 1,5 mm. B. 3,0 mm. C. 4,0 mm. D. 2,0 mm. Câu 5: Gọi ∆t là khoảng thời gian để số hạt nhân của một lượng phóng xạ giảm đi e lần (e là cơ số loga tự nhiên với lne=1), T là chu kỳ bán rã của chất phóng xạ. Biểu thức nào sau đây là đúng ? A. 2ln2 T t =∆ B. 2ln 2T t =∆ C. T t 2ln =∆ D. 2ln T t =∆ Câu 6: Một khối chất phóng xạ A ban đầu nguyên chất. Ở thời điểm t 1 người ta thấy có 60% số hạt nhân của mẫu bị phân rã thành chất khác. Ở thời điểm t 2 trong mẫu chỉ còn lại 5% số hạt nhân phóng xạ A chưa bị phân rã (so với số hạt ban đầu). Chu kỳ bán rã bán rã của chất đó là A. 2 tt T 21 + = . B. 3 tt T 12 − = . C. 3 tt T 21 + = . D. 2 1 t t T 2 − = . Câu 7: Hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y vì: A. Tỉ số giữa năng lượng liên kết và số khối của hạt X lớn hơn của hạt Y. B. Nguyên tử số của hạt nhân X lớn hơn nguyên tử số của hật nhân Y. C. Số khối của hạt nhân X lớn hơn số khối của hạt nhân Y. D. Năng lượng liên kết của hạt X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt Y. Câu 8: Khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được tính theo công thức 2 13,6 n E n = − (eV) (n = 1, 2, 3,…). Khi êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng n = 4 sang quỹ đạo dừng n = 2 thì nguyên tử hiđrô phát ra phôtôn ứng với bức xạ có màu A. đỏ. B. lam. C. chàm. D. tím. Câu 9: Cho hằng số Plăng h = 6,625.10 -34 Js, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.10 8 m/s. Công thoát êlectron của một kim loại bằng 3,1.10 -19 J. Giới hạn quang điện của kim loại này là A. 0,64 µm. B. 0,46µm. C. 0,50µm. D. 0,54µm. Câu 10: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y-âng, gọi i là khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp. Khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân sáng bậc 9 nằm cùng phía đối với vân sáng trung tâm là A. 5i. B. 6i. C. 7i. D. 8i. Trang 1/3 - Mã đề thi 109 Câu 11: Phản ứng nhiệt hạch là sự A. kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn trong điều kiện nhiệt độ rất cao. B. kết hợp hai hạt nhân có số khối trung bình thành một hạt nhân rất nặng ở nhiệt độ rất cao. C. phân chia một hạt nhân nhẹ thành hai hạt nhân nhẹ hơn kèm theo sự tỏa nhiệt. D. phân chia một hạt nhân rất nặng thành các hạt nhân nhẹ hơn. Câu 12: Cho hằng số Plăng h = 6,625.10 -34 Js, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.10 8 m/s. Phôtôn có năng lượng 3,6eV ứng với bức xạ thuộc vùng A. tia tử ngoại. B. tia hồng ngoại. C. tia X. D. sóng vô tuyến. Câu 13: Một chùm êlectron, sau khi được tăng tốc từ trạng thái đứng yên bằng hiệu điện thế không đổi U, đến đập vào một kim loại làm phát ra tia X. Cho bước sóng nhỏ nhất của chùm tia X này là 4,5.10 -11 m. Giá trị của U bằng A. 1,8 kV. B. 19,2 kV. C. 27,6 kV. D. 26,5 kV. Câu 14: Trong nguyên tử hiđrô, bán kính quỹ đạo dừng P của electrôn lớn hơn bán kính quỹ đạo dừng M A. 3 lần B. 6,25 lần C. 4 lần D. 12 lần Câu 15: Ánh sáng được dùng trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng gồm các bức xạ đơn sắc nm500 1 = λ (lục) và nm750 2 = λ (đỏ). Vân sáng của hai bức xạ trên trùng nhau lần thứ hai tính từ vân sáng trung tâm (không kể vân sáng trung tâm) ứng với ánh sáng đỏ có bậc là A. 3. B. 6. C. 2. D. 4. Câu 16: Biết hằng số Planck là 6,625.10 -34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.10 8 m/s. Công thoát êlectron của một kim loại là 6,625.10 -19 J. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra với kim loại đó nếu ánh sáng kích thích có tần số hay bước sóng nào dưới đây ? A. 0,18µm B. 7,5.10 14 Hz C. 1,2.10 15 Hz D. 0,25µm Câu 17: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 0,7 mm. Khoảng vân trên màn quan sát đo được là 1 mm. Từ vị trí ban đầu, nếu tịnh tiến màn quan sát một đoạn 28 cm lại gần mặt phẳng chứa hai khe thì khoảng vân mới trên màn là 0,8 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là A. 0,48 µm B. 0,45 µm C. 0,64 µm D. 0,50 µm Câu 18: Huỳnh quang là sự phát quang xảy ra trong thời gian rất ngắn, thường xảy ra đối với A. Chất lỏng và chất khí B. Rắn C. rắn, lỏng, khí D. lỏng, rắn Câu 19: Trong phản ứng hạt nhân: XpNHe +→+ 14 7 4 2 , hạt X là A. Ne 20 10 . B. C 14 6 . C. O 16 8 . D. O 17 8 . Câu 20: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng vân trên màn quan sát là 1 mm. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc năm bằng A. 4 mm. B. 3 mm. C. 10 mm. D. 6 mm. Câu 21: Khi nói về tia hồng ngoại , câu nào sau đây đúng? A. Tia hồng ngoại gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại. B. Một vật bị nung nóng không thể phát ra tia hồng ngoại. C. Tần số của tia hồng ngoại nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại. D. Tia hồng ngoại có khả năng ion hóa mạnh các chất khí. Câu 22: Một chất phóng xạ có khối lượng m 0 , chu kì bán rã T. Sau thời gian t = 2T thì khối lượng chưa phân rã là A. 0 32 m B. 0 16 m C. 4 3 0 m D. 4 0 m Câu 23: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng 720 nm và bức xạ màu lục có bước sóng λ (có giá trị trong khoảng từ 500 mm đến 575 mm). Trên màn quan sát, giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có 8 vân sáng màu lục, có bao nhiêu vân sáng màu đỏ? A. 8 B. 5 C. 6 D. 7 Trang 2/3 - Mã đề thi 109 Câu 24: Ban đầu (t = 0) có một mẫu chất phóng xạ X nguyên chất. Ở thời điểm t 1 mẫu chất phóng xạ X còn lại 50% hạt nhân chưa bị phân rã. Đến thời điểm t 2 = t 1 + 16 (ngày) số hạt nhân X chưa bị phân rã chỉ còn 12,5% so với số hạt nhân ban đầu. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là A. 4 ngày. B. 8 ngày. C. 2 ngày. D. 10 ngày. Câu 25: Cho hằng số Plăng h = 6,625.10 -34 Js, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.10 8 m/s. Trong chân không, một ánh sáng có bước sóng là 0,72µm. Năng lượng của phôtôn ánh sáng này bằng A. 1,314eV. B. 4,077eV. C. 1,725eV. D. 2,014eV. Câu 26: Một ngọn đèn phát ra ánh sáng đơn sắc có λ = 0,6µm sẽ phát ra bao nhiêu photon trong 10s nếu công suất đèn là P = 10W. A. 10,02 .10 20 photon. B. 5,02 .10 20 photon. C. 3,2 .10 20 photon. D. 3,02 .10 20 photon. Câu 27: Một học sinh thực hiện thí nghiệm Y-âng để đo bước sóng ánh sáng λ. Sau 3 lần đo được kết quả λ 1 , λ 2 , λ 3 và tính sai số trong phép đo là ∆λ. Cách nào sau đây xác định kết quả đúng nhất cho bước sóng λ? A. λ λλλ λ ∆ ++ = ) 3 ( 321 B. λ λλλ λ ∆− ++ = 3 321 C. λ λλλ λ ∆± ++ = 3 321 D. λ λλλ λ ∆+ ++ = 2 321 Câu 28: Hạt nhân 234 92 U ban đầu đứng yên, phóng xạ α và biến đổi thành hạt nhân con X. Thực nghiệm đo được tổng động năng của hạt α và của hạt nhân con bằng 13,00 MeV. Cho khối lượng các hạt : m(U) = 233,9904 u; m(X) = 229,9737 u ; m(α) = 4,0015 u và 1u = 931MeV/c 2 . Bước sóng của bức xạ γ bằng A. 1,08 pm. B. 10,8 µm. C. 1,08 µm. D. 10,8 pm. Câu 29: Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng A. tập hợp nhiều tia sáng riêng rẽ. B. không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. C. chỉ có một màu. D. không bị đổi hướng khi đi qua lăng kính. Câu 30: Một hạt nhân Ra 226 88 ban đầu đứng yên, phóng xạ phát ra hạt α và biến đổi thành hạt nhân con Rn 222 86 . Tỉ số vận tốc Rn v v α giữa hạt nhân α và hạt nhân Rn 222 86 là A. 1,02 B. 0,18 C. 54,5 D. 55,5 HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 109 . DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015 Môn: VẬT LÝ, lớp 12 Thời gian làm bài: 60 phút, không kể phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề thi 109 Họ, tên thí. tạo bởi phương chuyển động của hai hạt X là A. 60 0 . B. 150 0 . C. 120 0 . D. 90 0 . Câu 3: Giả sử một chất phóng xạ có chu kỳ bán rã T. Sau thời gian 3T thì tỉ số lượng chất phóng xạ còn lại. thời gian để số hạt nhân của một lượng phóng xạ giảm đi e lần (e là cơ số loga tự nhiên với lne=1), T là chu kỳ bán rã của chất phóng xạ. Biểu thức nào sau đây là đúng ? A. 2ln2 T t =∆ B. 2ln 2T t =∆ C.

Ngày đăng: 31/07/2015, 19:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan