TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015 Môn HÓA 12 CƠ BẢN

3 489 2
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015 Môn HÓA 12 CƠ BẢN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ THI HỌC KÌ 2, NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN HÓA HỌC 12, BAN CƠ BẢN Thời gian làm bài: 60 phút (không kể phát đề) (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 625 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Câu 1: Để khử ion Fe 3+ trong dung dịch thành ion Fe 2+ có thể dùng một lượng dư A. kim loại Zn. B. kim loại Mg. C. kim loại Cu. D. kim loại Ag. Câu 2: Cho các phản ứng: M + 2HCl → MCl 2 + H 2 MCl 2 + 2NaOH → M(OH) 2 + 2NaCl 4M(OH) 2 + O 2 +2 H 2 O → 4M(OH) 3 M(OH) 3 + NaOH → NaMO 2 + 2H 2 O M là kim loại nào sau đây? A. Fe. B. Al. C. Cr. D. Zn. Câu 3: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học? A. Sục khí Cl 2 vào dung dịch FeCl 2 . B. Cho FeO vào dung dịch H 2 SO 4 đặc, nguội. C. Cho Fe vào dung dịch CuCl 2 . D. Cho khí Cl 2 tác dụng với FeCl 3 . Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng: A. Crom có các số oxi hóa thường gặp là +2, +3 và +6. B. Cấu hình electron của nguyên tử crom (ở trạng thái cơ bản) được viết gọn là [Ar]3d 4 4s 2 . C. Khác với axit cromic và đicromic, các muối cromat và đicromat là những hợp chất bền. D. Crom(VI) oxit là chất rắn, màu đỏ thẫm. Câu 5: Các số oxi hoá đặc trưng của sắt là A. +2, +4. B. +3, +4. C. +2, +4, +6. D. +2, +3. Câu 6: Hóa chất NaOH rắn có thể dùng để làm khô chất khí nào sau đây? A. H 2 S. B. NH 3 . C. CO 2 . D. SO 2 . Câu 7: Chỉ dùng quì tím ẩm, có thể nhận biết được bao nhiêu chất khí trong số 5 khí đựng riêng biệt sau đây: Cl 2 ,CO 2 , NH 3 , O 2 , N 2 . A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 8: Cho từ từ 700 ml dung dịch NaOH 1M vào200 ml dung dịch AlCl 3 1M. Sau phản ứng thu được khối lượng kết tủa là (O = 16; Na = 23; Al = 27; Cl = 35,5; H = 1) A. 11,7 gam. B. 7,8 gam. C. 15,6 gam. D. 18,2 gam. Câu 9: Crom được mạ lên sắt để bảo vệ sắt và dùng để chế thép không gỉ vì A. crom là kim loại cứng nhất trong các kim loại. B. crom là kim loại màu trắng ánh bạc đẹp và khó nóng chảy. C. crom có độ hoạt động hóa học mạnh hơn sắt. D. crom có lớp màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ bên ngoài. Câu 10: Ngâm một đinh sắt sạch trong 200ml dung dịch CuCl 2 . Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa sạch, sấy khô thấy khối lượng đinh sắt tăng 1,6 gam. Nồng độ mol/l của dung dịch CuCl 2 là (giả thiết toàn bộ lượng Cu sinh ra bám hết lên đinh sắt và dung dịch sau phản ứng không còn Cu 2+ ) (Cl = 35,5; Fe =56; Cu = 64) A. 1,0M. B. 1,5M. C. 0,5M. D. 0,1M. Câu 11: Thuốc thử tốt nhất để phân biệt CO 2 và SO 2 đựng trong hai lọ riêng biệt là thuốc thử nào sau đây? A. Giấy quì tím ẩm. B. Dung dịch nước brom. C. Dung dịch muối natri clorua. D. Dung dịch nước vôi trong. Câu 12: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là A. K 2 SO 4 . B. FeCl 3 . C. BaCl 2 . D. KNO 3 . Trang 1/3 - Mã đề thi 625 Câu 13: Cho hỗn hợp bột Al, Fe, Zn vào dung dịch chứa Cu(NO 3 ) 2 và AgNO 3 . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm 2 kim loại là: A. Cu, Ag. B. Al, Cu. C. Fe, Cu. D. Al, Zn. Câu 14: Phản ứng nào sau đây tạo muối sắt (II) clorua? A. 2FeO + 2Cl 2 → 2FeCl 2 + O 2 . B. Fe + Cl 2 → FeCl 2 . C. 2FeCl 3 + Fe → 3FeCl 2 . D. Fe + 2NaCl → FeCl 2 + 2Na. Câu 15: Công thức hóa học của quặng nào sau đây không tương ứng với tên gọi? A. quặng manhetit Fe 3 O 4 . B. quặng boxit Al 2 O 3 .2H 2 O. C. quặng pirit FeCO 3 . D. quặng hematit đỏ Fe 2 O 3 . Câu 16: Cho phương trình hoá học: 2Cr + 3Sn 2+ → 2Cr 3+ + 3Sn. Câu nào sau đây diễn tả đúng vai trò của các chất? A. Cr 2+ là chất khử, Sn 2+ là chất oxi hoá. B. Cr là chất oxi hoá, Sn 2+ là chất khử . C. Sn 2+ là chất khử, Cr 3+ là chất oxi hoá. D. Cr là chất khử, Sn 2+ là oxi hoá. Câu 17: Khí hiđrosunfua không màu, có mùi trứng thối và rất độc. Để nhận ra sự có mặt của chất khí này qua hiện tượng kết tủa màu đen, có thể sử dụng dung dịch chất nào sau đây? A. Axit sunfuric. B. Nước vôi trong. C. Natri hiđroxit. D. Chì nitrat. Câu 18: Cho 10,0 gam hỗn hợp X gồm Al và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H 2 (đktc). Khối lượng của Cu trong 10,0 gam hỗn hợp X là (Al = 27; Cu = 64; Cl = 35,5; H = 1) A. 7,30 gam. B. 6,40gam. C. 8,40 gam. D. 5,95 gam. Câu 19: Vị trí của crom (Z = 24) trong bảng tuần hoàn hóa học là A. ô số 24, nhóm VIB, chu kì 4. B. ô số 24, nhóm VIIIB, chu kì 4. C. ô số 24, nhóm VB, chu kì 3. D. ô số 24, nhóm IVB, chu kì 3. Câu 20: Để phân biệt hai dung dịch mất nhãn đựng riêng biệt FeCl 2 , FeCl 3 có thể dùng dung dịch nào sau đây? A. Ba(NO 3 ) 2 . B. NaOH. C. H 2 SO 4 loãng. D. CaCl 2 . Câu 21: Hoà tan hoàn toàn m gam CuO bằng dung dịch HCl (dư), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 27 gam muối. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn 2m gam CuO bằng CO (dư), cho hỗn hợp khí thu được sau phản ứng lội từ từ qua dung dịch Ca(OH) 2 (dư) thì thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là (cho C = 12, O = 16, Cu = 64, Ca = 40) A. 40. B. 60. C. 20. D. 15. Câu 22: Cho 2,8 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe 2 O 3 , CuO tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch H 2 SO 4 0,2M. Khối lượng muối thu được là (O = 16; Mg = 24; Fe = 56; Cu = 64) A. 7,6 gam. B. 8,0 gam. C. 5,3 gam. D. 6,8 gam. Câu 23: Để tách được Fe 2 O 3 ra khỏi hỗn hợp với Al 2 O 3 có thể cho hỗn hợp tác dụng với lượng dư dung dịch chất nào sau đây? A. HCl. B. HNO 3loãng . C. NaOH. D. NH 3 . Câu 24: Sục khí CO 2 dư vào dung dịch NaAlO 2 thì sẽ có hiện tượng: A. Có kết tủa Al(OH) 3 dạng keo. B. Có kết tủa Al(OH) 3 dạng keo, sau đó kết tủa tan. C. Dung dịch vẫn trong suốt. D. Có kết tủa nhôm cacbonat. Câu 25: Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò của criolit trong sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy nhôm oxit trong công nghiệp? A. Ngăn cản oxi tiếp xúc với Al ở nhiệt độ cao. B. Là chất xúc tác cho phản ứng điện phân Al 2 O 3. C. Tăng khả năng dẫn điện. D. Giảm nhiệt độ nóng chảy của Al 2 O 3 . Câu 26: Công thức hóa học của phèn chua là A. Al 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O. B. K 2 SO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .H 2 O. C. K 2 SO 4 .Al 2 (SO 4 ) 3 .24H 2 O. D. KAl(SO 4 ) 2 .24H 2 O. Câu 27: Nhỏ 350ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch có chứa 0,1 mol CrCl 3 . Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được kết tủa có khối lượng là (cho H = 1, O = 16, Na = 23, Cr = 52) A. 5,35 gam. B. 10,70 gam. C. 10,30 gam. D. 5,15 gam. Trang 2/3 - Mã đề thi 625 Câu 28: Cho phương trình hoá học của hai phảnứng sau: 2Al(OH) 3 + 3H 2 SO 4 →Al 2 (SO 4 ) 3 + 6H 2 O ; Al(OH) 3 + KOH → KAlO 2 + 2H 2 O. Hai phản ứng trên chứng tỏ Al(OH) 3 là chất A. có tính axit và tính khử. B. vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. C. có tính lưỡng tính. D. có tính bazơ và tính khử. Câu 29: Cho các chất sau: Cr, Cr 2 O 3 , Cr(OH) 3 , Na 2 CrO 4 . Số chất vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH loãng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 30: Cho phản ứng: 6FeSO 4 + K 2 Cr 2 O 7 + 7H 2 SO 4 → 3Fe 2 (SO 4 ) 3 + Cr 2 (SO 4 ) 3 + K 2 SO 4 + 7H 2 O. Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là: A. H 2 SO 4 và FeSO 4 . B. FeSO 4 và K 2 Cr 2 O 7 . C. K 2 Cr 2 O 7 và FeSO 4 . D. K 2 Cr 2 O 7 và H 2 SO 4 . Câu 31: Dãy kim loại không tan trong axit HNO 3 ; H 2 SO 4 đặc, nguội là A. Fe, Al, Cr. B. Fe, Al, Cu. C. Fe, Zn, Cr. D. Fe, Al, Ag. Câu 32: Một oxit của nguyên tố R có các tính chất sau: - Tính oxi hóa rất mạnh. - Tan trong nước tạo thành dung dịch chứa hỗn hợp gồm 2 axit là H 2 RO 4 và H 2 R 2 O 7 . - Anion RO 4 2– có màu vàng, anion R 2 O 7 2– có màu da cam. Oxit được đề cập ở trên là A. SO 3 . B. CrO 3 . C. Fe 2 O 3 . D. Cr 2 O 3 . Câu 33: Phản ứng hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm? A. Al tác dụng với axit H 2 SO 4 đặc, nóng. B. Al tác dụng với CuO nung nóng. C. Al tác dụng với Fe 2 O 3 nung nóng. D. Al tác dụng với Fe 3 O 4 nung nóng. Câu 34: Đun nóng 7,8 gam crom với V lít khí clo (đktc) vừa đủ đến phản ứng hoàn toàn. Giá trị của V là (cho Cr = 52) A. 1,68. B. 3,36. C. 10,08. D. 5,04. Câu 35: Mệnh đề không đúng là A. Fe khử được Cu 2+ trong dung dịch. B. Fe 3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu 2+ . C. Tính oxi hóa tăng dần theothứ tự từ trái sang phải: Fe 2+ , H + , Cu 2+ , Ag + . D. Fe 2+ oxi hóa được Cu 2+ . Câu 36: Trộn 16 gam Fe 2 O 3 với m gam bột nhôm và nung đến phản ứng hoàn toàn thu được 26,8 gam hỗn hợp rắn X. Giá trị của m là (cho O = 16, Al = 27, Fe = 56) A. 5,4. B. 10,8. C. 11,2. D. 10,2. Câu 37: Cặp chất khí nào sau đây cho cùng hiện tượng khi lần lượt dẫn qua bình đựng nước vôi trong dư? A. CO 2 và SO 2 . B. CO 2 và Cl 2 . C. SO 2 và NH 3 . D. NH 3 và H 2 S. Câu 38: Thí nghiệm nào sau đây tạo ra được Fe(NO 3 ) 3 ? A. Fe + HNO 3 đặc, nguội. B. Fe + Fe(NO 3 ) 2 . C. Fe(NO 3 ) 2 + AgNO 3 . D. Fe + Cu(NO 3 ) 2 . Câu 39: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe 2+ (Z =26)? A. [Ar]3d 4 . B. [Ar]3d 6 4s 2 . C. [Ar]3d 5 . D. [Ar]3d 6 . Câu 40: Cho hỗn hợp X gồm Fe và 0,2 mol FeO tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch HCl 1M, khối lượng muối FeCl 2 thu được sau phản ứng là (cho O = 16,Cl = 35,5; Fe = 56) A. 12,7 gam. B. 25,4 gam. C. 38,1 gam. D. 19,05 gam. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 625 . TẠO TP. CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ THI HỌC KÌ 2, NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN HÓA HỌC 12, BAN CƠ BẢN Thời gian làm bài: 60 phút (không kể phát đề) (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 625 Họ,. gam. D. 5,95 gam. Câu 19: Vị trí của crom (Z = 24) trong bảng tuần hoàn hóa học là A. ô số 24, nhóm VIB, chu kì 4. B. ô số 24, nhóm VIIIB, chu kì 4. C. ô số 24, nhóm VB, chu kì 3. D. ô số 24,. 10,08. D. 5,04. Câu 35: Mệnh đề không đúng là A. Fe khử được Cu 2+ trong dung dịch. B. Fe 3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu 2+ . C. Tính oxi hóa tăng dần theothứ tự từ trái sang phải: Fe 2+ ,

Ngày đăng: 31/07/2015, 19:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan