Thưởng trà - nét ẩm thực độc đáo của văn hoá Việt

75 501 2
Thưởng trà - nét ẩm thực độc đáo của văn hoá Việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trà là quốc thủy của người Việt, là tinh chất của nền văn minh lúa nước, trà đi vào tâm hồn Việt một cách tự nhiên, tĩnh lặng

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xuất phát từ 3 lý do sau mà chúng tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu: 1.1 Thưởng trà - nét ẩm thực độc đáo của văn hoá Việt Trà là quốc thủy của người Việt, là tinh chất của nền văn minh lúa nước, trà đi vào tâm hồn Việt một cách tự nhiên, tĩnh lặng. Văn hóa trà Việt không chỉ thể hiện là một thứ thức uống phổ biến trong đời sống sinh hoạt của con người mà còn trở thành một thứ quan trọng và thiêng liêng trong phong tục tập quán, là thú vui thanh cao, niềm tự hào của người Việt. Người Việt Nam đã có thói quen dùng trà tự bao đời nay, không một gia đình nào dù ở nông thôn hay thành thị, dù giàu có hay bần hàn mà lại không có trong nhà một bộ ấm chén pha trà. Một thói quen không biết có từ bao giờ và đã tạo thành một nếp sống văn hóa của gia đình người Việt, mỗi khi nhà có khách đến chơi bao giờ việc đầu tiên cũng là pha một ấm trà mới, mời khách rồi sau đó vừa uống trà vừa bàn chuyện. Trà đã là một thứ thức uống quen thuộc, góp phần tạo nên điểm nhấn “vị ẩm” trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt, một thứ nghệ thuật chất chứa tính triết lý và nhân sinh sâu sắc. 1.2 Thưởng trà – tinh hoa ẩm thực đất Hà thành Hà Nội là mảnh đất ngàn năm văn hiến, là nơi tụ hội của nhân tài cả nước, là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của toàn dân tộc. Văn hóa thưởng trà của người Hà Nội là hội tụ đỉnh cao của nền văn hóa trà Việt. Đặt trong nhịp sống hiện đại ngày hôm nay, văn hóa thưởng trà của người Hà Nội đã có những thay đổi, chuyển biến. Bên cạnh việc lưu giữ được những nét văn hóa của cha ông thì cũng đã có sự du nhập của phong cách thưởng trà mới. Điều này đã khiến cho bức tranh văn hóa thưởng trà của người Hà Nội thêm sinh động. 1 1.3 Thưởng trà - những giá trị văn hoá truyền thống của Hà Nội cần được bảo tồn Có thể nói, trong thời gian gần đây sự xuất hiện ngày càng đậm đặc các phong cách thưởng trà khác nhau trên địa bàn Hà Nội, khiến cho mảng màu về phong cách thưởng trà truyền thống đang bị phai nhạt dần trong bức tranh văn hóa trà Việt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng hình ảnh một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Một thực tế là sức lan tỏa của những phong cách thưởng trà ngoại nhập đang dần dần lấn sân so với phong cách thưởng trà truyền thống. Do đó “tìm hiểu văn hóa thưởng trà của người Hà Nội” để thấy được những bước chuyển mình, những nét đặc sắc trong văn hóa thưởng trà nơi đây nhằm có những định hướng bảo lưu những giá trị văn hóa thưởng trà truyền thống đặc sắc và tinh tế đó. Hơn nữa, Việt Nam được coi là quê hương của cây chè, là nơi sáng tạo ra thứ trà sen hảo hạng nổi tiếng sánh ngang cùng ba nền văn hóa trà lớn của nhân loại (Chanoyu của Nhật Bản, Kungfu của Trung Quốc và Panyaro của Triều Tiên). Tuy nhiên, đỉnh cao là vậy nhưng nền văn hóa trà của Việt Nam đến hiện nay chưa có những bước phát triển vượt bậc như các lĩnh vực khác. Vì vậy tìm hiểu về văn hóa thưởng trà của người Hà Nội nhằm nêu ra những giá trị truyền thống còn bảo lưu được đến ngày hôm nay, những vấn đề mới phát sinh trong hiện tại. Nhằm có những cách nhìn đa chiều để hướng đến phát triển nền văn hóa trà tương xứng với tiềm năng sẵn có. Khóa luận nghiên cứu về văn hóa thưởng trà của người Hà Nội từ xưa đến nay để đem đến một cái nhìn tổng quan thành một hệ thống. Và đặc biệt chuẩn bị hướng tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, chúng tôi muốn đóng góp một chút sức mình nhằm góp phần lưu giữ và phát huy vẻ đẹp truyền thống của một Hà Nội hào hoa, phong nhã. 2 Tất cả những lí do trên cùng sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Văn Thắng, tôi đã mạnh dạn lựa chọn vấn đề: “Tìm hiểu văn hóa thưởng trà của người Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Văn hóa thưởng trà là một bộ phận cấu thành nên văn hóa ẩm thực. Vấn đề này đã được rất nhiều người đề cập đến. Trong kho tàng văn hóa trà thế giới có rất nhiều những chuyên luận viết và ngợi ca về trà. Từ những công trình đã nghiên cứu, chúng tôi xin có cái nhìn tổng quan mang tính khái lược nhóm thành những vấn đề nghiên cứu theo các hướng sau: Đề cập đến nền văn hóa trà Trung Hoa. Trước hết, là cuốn “Trà kinh” của Lục Vũ, đây là cuốn chuyên khảo đầu tiên về trà trên thế giới. Đây được coi là cuốn bách khoa thư về trà lâu đời nhất đời Nhà Đường và có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến các đời sau này. Một số tác giả như Vũ Thế Ngọc với cuốn “Trà Kinh – nghệ thuật thưởng trà trong lịch sử và văn hóa phương Đông”. Đây là một cuốn sách cũng có thể coi là vô cùng giá trị. Ông đã có một cách nhìn hết sức tinh tế, trên cơ sở kế thừa những kiến thức trong cuốn “Trà Kinh” của Lục Vũ, Vũ Thế Ngọc đã phát triển nghiên cứu về lịch sử cây chè, nghệ thuật thưởng tràvăn hóa phương Đông. Trong đó có một chương bàn về “Trà Việt” tương đối hay. Nói chung, đó là sự tổng hợp những kiến thức về văn hóa trà phương Đông có giá trị to lớn đối với những người có mong muốn tìm hiểu về văn hóa trà. Ngoài ra còn công trình “Trà văn hóa đặc sắc Trung Hoa” của Đông A Sáng, đây cũng là kết quả kế thừa từ “Trà Kinh” của Lục Vũ. Cuốn sách ca ngợi nền văn hóa trà Trung Hoa, từ việc nói về lịch sử cây chè, mạn đàm về danh trà, trà cụ, nước, trà và những vai trò của trà trong cuộc sống người Trung Hoa. Đề cập đến nghệ thuật trà đạo Nhật Bản. Đầu tiên là cuốn Trà Thư của Kakuro Okakura viết bằng tiếng Anh và xuất bản lần đầu năm 1906 tại Mỹ, 3 cuốn sách đã được dịch ra rất nhiều các thứ tiếng khác nhau trên thế giới. Cuốn sách là niềm tự hào của người Nhật về nghệ thuật Trà Đạo. Trong đó là việc giới thiệu hết sức tỉ mỉ bằng một văn phong vô cùng thu hút từ cách nhìn tổng quan về Trà Đạo đến cách thực hành, nghệ thuật thưởng ngoạn, nói về chất đạo và thiền trong trà, các môn phái tràtrà sư,… Tác giả Nguyễn Bá Hoàn với hai công trình “Trà Đạo” và “Trà luận – Tinh hoa văn hóa phương Đông”, cả hai công trình này đều là sự ngưỡng mộ và kính trọng của tác giả đối với Thiền và Đạo, cùng cảm hứng từ cuốn “Trà Thư” của Kakura Okakuro. Đó là những trang viết có giá trị cho người Việt Nam có thể tham khảo và hiểu hơn về trà đạo Nhật Bản từ triết lý cho đến văn hóa Trà Đạo của người Nhật. Các công trình viết về Văn hóa trà Việt. Một điều không thể phủ nhận được rằng, mặc dù Việt Nam là quê hương của cây chè nhưng những chuyên khảo về trà của người Việt đến tận thời điểm này vẫn còn là những ẩn số. Có chăng chỉ là một vài công trình nghiên cứu ở tầm khái luận, bài báo và những bài viết mang tính cảm nhận cá nhân. Đầu tiên là cuốn “Văn hóa trà xưa và nay” do Tổng Công ty chè Việt Nam xuất bản, cuốn sách chỉ là tập hợp những bài viết của cá nhân nhằm tôn vinh Trà Việt, điểm lại sự xuất hiện của trà trong những trước tác của vĩ nhân Việt Nam, và mới chỉ bước đầu tìm hiểu về văn hóa trà thế giới. Nhưng nhìn chung còn rất sơ sài, chưa tạo được sự gắn kết giữa các phần để tạo được cảm hứng cho độc giả. Ngoài ra, năm 2008 GS Đỗ Ngọc Quỹ đã xuất bản cuốn “Khoa học văn hóa trà Thế giới và Việt Nam”. Cuốn sách tìm hiểu về lịch sử phát triển văn hóa trà thế giới và Việt Nam, khoa học sản xuất chè, phong tục tập quán uống chè, công dụng và giá trị tinh thần (phi vật thể) của trà. Ngoài ra còn một số báo cáo khoa học cấp khoa của sinh viên nghiên cứu về trà Hà Nội. Như báo cáo khoa học năm 2006, Khoa Việt Nam học của hai sinh viên là Vũ Thị Như Trang và Trần Thị Hương Trà với đề tài “Trà với 4 người Hà Nội”. Báo cáo có đề cập đến trà Hà Nội xưa và nay, nêu ra được thực trạng và một số giải pháp. Tuy nhiên, báo cáo chưa thật sự nghiên cứu đúng hướng và sâu sắc theo tên của đề tài đưa ra, không tạo thành một hệ thống kiến thức khiến người đọc không nắm bắt được ý tưởng của tác giả. Ngoài ra, phải kể đến báo cáo khoa học năm 2008, Khoa Việt Nam học của tác giả Trần Thị Kim Hoa với đề tài “Trà Hà Nội dưới góc nhìn văn hóa”. Báo cáo đã nêu ra được quá trình phát triển của văn hóa trà Hà Nội từ truyền thống đến hiện đại, có sự khảo sát thực tế tại một số quán trà trên địa bàn Hà Nội, và đặt địa điểm nghiên cứu sâu là Lư Trà quán. Để từ đó thấy được thực trạng phát triển của trà Hà Nội hiện nay và đề ra những giải pháp cho quá trình phát triển trà Hà Nội. Tuy nhiên, những tác phẩm và các công trình nghiên cứu trên phần thì thiên về nghiên cứu các nền văn hóa trà lớn trên thế giới như Nhật Bản, Trung Hoa. Còn những chuyên khảo về Trà Việt vẫn đang là một câu bỏ ngỏ. Một số báo cáo nghiên cứu về văn hóa trà Hà Nội thì chưa thật sự nghiên cứu thành một hệ thống rõ ràng, hoặc có nghiên cứu thì chỉ mới trên phương diện cảm tính, chưa có những số liệu cụ thể để minh chứng cho tình hình phát triển văn hóa thưởng trà của người Hà Nội. Tính đến thời điểm hiện nay, chưa có một tác giả nào nghiên cứu vấn đề về văn hóa thưởng trà của người Hà Nội theo một quá trình xuyên suốt từ xưa đến nay, để thấy được hệ giá trị đặc sắc của nó. Vì vậy mà quá trình tìm hiểu về văn hóa thưởng trà của người Hà Nội cần được nghiên cứu thành một hệ thống kiến thức để thấy được quá trình phát triển, bước chuyển mình của văn hóa thưởng trà của người Hà Nội từ xưa đến nay, đồng thời rút ra được những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần đặc sắc nhất còn được bảo lưu, và phát triển thêm mới trong xã hội hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài đã nêu rõ, đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là văn hóa thưởng trà của người Hà Nội. 5 4. Phạm vi nghiên cứu Trong khóa luận này, chúng tôi xin giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình là tìm hiểu về văn hóa thưởng trà của người Hà Nội theo một quá trình lịch sử từ xưa đến nay, thông qua việc khảo sát trên địa bàn Hà Nội (tính trên địa bàn Hà Nội đến trước tháng 8 năm 2008). Trong quá trình khảo sát để thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu ở hầu khắp các quán trà với những phong cách khác nhau trên địa bàn Hà Nội và lấy trọng tâm là Hiên Trà Trường Xuân (13 Ngô Tất Tố). 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu vị trí, vai trò của văn hóa thưởng trà của người Hà Nội trong nền văn hóa trà Việt. Làm rõ bước chuyển mình của văn hóa thưởng trà của người Hà Nội từ xưa tới nay, những giá trị văn hóa truyền thống còn được bảo lưu, những giá trị văn hóa mới được hình thành. 6. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 6.1. Nguồn tài liệu Khóa luận đã sử dụng tổng hợp nhiều nguồn tài liệu. Trước hết là những tác phẩm đề cập tới vấn đề văn hóa trà nói chung vì chưa có chuyên luận nào viết đầy đủ và sâu sắc về văn hóa thưởng trà của người Hà Nội. Bên cạnh đó, khóa luận cũng tham khảo một số trang báo điện tử viết về văn hóa trà, đặc biệt là trang http://www.traviet.org, đây là chuyên trang điện tử của câu lạc bộ Trà Việt, đã cung cấp một nguồn tư liệu khá quan trọng cho khóa luận. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng rất nhiều tư liệu thu thập được từ quá trình điền dã nghiêm túc của người viết. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận, trong quá trình viết chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: 6 Phương pháp liên ngành Trong một chừng mực nhất định, chúng tôi sử dụng phương pháp liên ngành để có cơ sở khoa học xác đáng lý giải và đưa ra những nhận định khoa học cần thiết. Phương pháp dân tộc học Phương pháp dân tộc học bao gồm các phương pháp nghiên cứu như phân tích – tổng hợp, thống kê, bảng biểu giúp tác giả tổng hợp được những kiến thức liên ngành để hoàn thiện khóa luận. Nghiên cứu so sánh được tác giả áp dụng để so sánh giữa nguyên liệu trà, trà cụ, cách thức pha chế, quá trình thưởng thức của người Hà Nội so với một số quốc gia khác trên thế giới như Nga, Ấn Độ, Nhật Bản,… Ngoài ra còn có cách thức mô tả để diễn tả bằng ngôn từ toàn bộ quá trình chuẩn bị nguyên liệu, cách thức pha chế cũng như cách thức thưởng thức các thức trà. Từ đó thấy được phong cách độc đáo, tinh tế, phong nhã và hết sức lịch lãm của người Hà Thành. Phương pháp điền dã Đây là phương pháp được tác giả thực hiện một cách triệt để nhất. Vì để có được những kết quả cụ thể, có những cách nhìn khách quan về tình hình thưởng trà ở Hà Nội hiện nay. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực địa tại phần lớn các quán trà nổi tiếng tại Hà Thành với nhiều phong cách khác nhau. Từ đó, đi đến quyết định lựa chọn Hiên Trà Trường Xuân làm địa điểm nghiên cứu chuyên sâu. 7. Đóng góp của khóa luận Đề tài được thực hiện sẽ có những đóng góp sau: Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về văn hoá thưởng trà Hà Nội trong cái nhìn lịch đại theo mạch vận động của thời gian từ truyền thống đến hiện nay. Khẳng định nét tinh hoa đã tạo thành giá trị văn hoá ẩm thực đặc sắc trong văn hoá thưởng trà của người Hà Nội. 7 Chỉ ra những nét văn hoá mới đang được hình thành, từ đó cho thấy bức tranh văn hoá thưởng trà của người Hà Nội đang được tô thêm màu sắc mới. Góp phần khẳng định chất thanh lịch của người Tràng An thông qua văn hoá thưởng trà xưa và nay. 8. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa luận bao gồm ba chương. Chương 1: Văn hóa thưởng trà của người Hà Nội xưa. Chương 2: Văn hóa thưởng trà của người Hà Nội nay. Chương 3: Những giá trị đặc sắc trong văn hóa thưởng trà của người Hà Nội. 8 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 VĂN HÓA THƯỞNG TRÀ CỦA NGƯỜI HÀ NỘI XƯA Ở Việt Nam cây chè đã được người dân biết đến và sử dụng như một loại thức uống phổ biến trong đời sống của nhân dân từ bao đời nay. Những vùng chè nổi tiếng như Thái Nguyên, phú Thọ, Yên Bái, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lâm Đồng…là nơi trồng và sản xuất ra những sản phẩm chè chất lượng cao. Tuy nhiên có nhiều cách thức chế biến khác nhau để tạo ra những loại nước uống mang đặc trưng riêng. Theo cách hiểu chung của người Việt Nam thì việc hái lá cây chè, rửa sạch, vò nát để đun nước uống thì gọi là chè tươi (hoặc chè xanh tùy từng vùng). Nhưng khi những búp chè tươi trải qua những cung đoạn chế biến như xao khô, phơi, sấy và có thể là ướp hương các loại hoa thì gọi là trà. Vì quá trình chế biến khá phức tạp và tốn nhiều công sức nên giá thành của trà đắt hơn rất nhiều so với thứ chè cây tại vườn của các gia đình. Hà Nội là thủ đô, là trung tâm văn hóa – kinh tế - chính trị, là nơi gặp gỡ của những giá trị văn hóa tinh túy nhất cả nước. Đảm nhiệm vai trò là đầu não, là trái tim của đất nước nên Hà Nội trong quá trình giao lưu và hội nhập phải luôn luôn là điểm đi tiên phong để đón nhận những giá trị văn hóa, những bước chuyển mình mạnh mẽ nhất. Người Hà Nội tài hoa, thanh lịch trong từng cử chỉ và lời nói. Nét tinh tế được thể hiện trong lối sống, trong từng sản phẩm làm ra. Những thức quà Hà Nội dù nhỏ bé, đơn giản, mộc mạc đấy nhưng chất chứa rất nhiều tâm huyết cũng như bí quyết độc đáo để không thể trộn lẫn, không nơi nào có thể sánh được. Hà Nội không phải là mảnh đất trồng chè nhưng lại là nơi đánh dấu, là điểm nhấn để khẳng định sự tồn tại và phát triển của nền văn hóa trà Việt. Nơi 9 đây là địa điểm giao thương và buôn bán những sản vật quý của từng địa phương, là nơi hội tụ những mặt hàng có giá trị và tinh tế nhất. Và trà cũng là một trong những sản phẩm được người Hà Nội xưa vô cùng ưa chuộng, nâng niu. Theo sử sách ghi lại, hình thức uống trà được khởi nguồn từ các chùa chiền. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc thưởng trà gắn liền với đạo Phật của người Việt, và hình thức thưởng trà này được gọi là Thiền Trà. Các nhà sư thường thưởng trà vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn để giữ lòng thanh tịnh. Hình thức thưởng trà này đã được nâng lên thành nghi lễ Thiền Trà. Hình thức Thiền Trà ngày nay cũng đã phai nhạt đi rất nhiều, tuy nhiên tại miền nam hình thức thiền trà tại các chùa còn tồn tại nhiều hơn so với các chùa ở miền Bắc. Tại Hà Nội tới thời điểm hiện tại chỉ có chùa Vân Trì (Phú Diễn – Từ Liêm) là tiến hành nghi lễ Thiền Trà định kỳ, ngoài ra chùa Đình Quán (Phú Diễn – Từ Liêm) cũng có tổ chức nghi lễ này trong những dịp quan trọng nhưng không đều đặn. Từ chùa chiền, hình thức thưởng trà nhanh chóng được ưa chuộng trong chốn cung đình. Chỉ có những người thuộc tầng lớp vua quan, quý tộc quyền quý mới thưởng thức trà với những hình thức hết sức cầu kì, còn người dân bình thường chỉ uống chè tươi. Trong suốt thời kỳ phong kiến, thưởng trà là cái thú chỉ có vua, quan lại hoặc những gia đình quý tộc mới có. Và cách thức thưởng thức của họ vô cùng cầu kỳ, tinh tế. Vào thế kỷ XVIII, trà đã trở thành một thức quý giá và được trân trọng “Các nhà quý tộc, các bậc công hầu, các con em nhà quý thích đều đua chuộng xa xỉ, có khi mua một bộ ấm chén, phí tổn đến vài mươi lạng bạc. Thường có nhiều người đến chơi các hiệu chè, thăm dò các phố buôn, vác tiền hết quan ấy chục khác để mua lấy chè ngon. Lúc ngồi rỗi, pha chè uống với nhau, lại đánh cược xem chè đầu xuân năm nay sớm hay muộn, giá chè năm nay cao hay hạ. Kẻ thì ưa thanh hương, người thì ưa hậu vị, kén hiệu trỏ tên, mua cho được chè ngon, bày khay chén ra nếm thử. Thậm chí có kẻ đặt 10 [...]... hoa, thưởng trà, sau đó đại gia đình mới quây quần quanh bàn trà chúc thọ các cụ Các hình thức thưởng trà theo số lượng người là cách thưởng trà độc đáo và tinh tế Nó phù hợp với trạng thái tâm lý, cảm xúc của đối tượng thưởng trà 1.3.1 Thưởng trà độc ẩm Thưởng trà độc ẩm là một người ngồi thưởng trà với chiếc ấm pha trà độc ẩm nhỏ xíu xinh xắn với gam màu trầm gợi về nỗi ưu tư, một niềm riêng của người... nhục trà, mật ong liên tu trà, mật ong gừng trà, mật ong chanh trà, mật ong dâu trà, mật ong đào trà, mật ong sê-ri trà; C Trà ướp hương gồm: Trà sen, trà hoa mộc, trà bạch ngọc hoa, trà bạch linh, trà hoa nhài, trà hoa sói, trà hoa ngâu, thiên hoa trà Những thức trà tại Hiên Trà Trường Xuân đều do một tay của nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng lên tận những vùng trồng trà để đặt mua, thậm chí tự tay sao tẩm... người thưởng thức Những thức trà được phân thành ba loại như sau: A Trà xanh nguyên thủy gồm hai dòng trà đó là dòng trà Thái Nguyên và dòng trà Shan tuyết Dòng trà Thái Nguyên: Tân Cương thượng hạng, Tân Cương trà, Giang Tiên trà, La Bằng trà, Khuôn Gà trà; dòng trà Shan tuyết: Tà Xùa trà, Thượng Sơn trà, Nậm Ty trà, Phìn Hồ trà, Đồng Văn trà, Lũng Phìn trà, Mộc Châu Sương Sa trà, Tà Phìn trà; B Trà. .. nhiều hình thức thưởng trà khác nhau Với mỗi hình thức như độc ẩm, đối ẩm, hay quần ẩm đều mang đến những nét đặc trưng riêng và phù hợp cho mọi người trong từng trạng thái cảm xúc Và mỗi hình thức thưởng trà đều mang tính nghệ thuật cao Tiểu kết chương 1 Văn hóa thể hiện được con người Văn hóa thưởng trà của người Hà Nội xưa là đỉnh cao của nền văn hóa trà Việt Bởi nơi đây là thủ đô của đất nước, nơi... hương hoa bám vào lòng chén Pha trà mạn ngon và rót đều vào từng chén, mỗi người tham gia sẽ phải đoán hương trà trong chén của mình và cùng nhận xét Sau mỗi chén trà, người chủ trà lại hóa vị hương để ai cũng được thưởng thức hết cái tinh túy của hội trà ngũ hương Nét độc đáo của thưởng trà quần ẩm là mọi người có thể họp mặt, ngồi chơi thưởng trà ngắm hoa, đàm đạo văn chương hay chuyện đời với nhau... và quần ẩm Vào buổi sáng sớm các cụ cũng thích ngồi thưởng trà độc ẩm, tự tay quạt than đun nước pha tràthưởng thức 1.3.2 Thưởng trà đối ẩm Đối ẩm là hình thức thưởng trà gồm có hai người Người Hà Nội xưa rất cẩn trọng trong việc lựa chọn ấm để thưởng trà Với số lượng người bao nhiêu sẽ có loại ấm như vậy để sử dụng đảm bảo có một ấm trà ngon Ấm to 25 quá nếu pha nhiều nước sẽ làm nhạt trà hoặc... tài của quốc gia, những con người có tầm hiểu biết sâu rộng về nền văn hóa dân tộc Và văn hóa thưởng trà là một trong những nét văn hóa độc đáo và tinh tế nhất của người Tràng An xưa Sự tinh tế và cẩn trọng được thể hiện qua từng cung đoạn từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, trà cụ, không gian và tâm thế thưởng trà đến cách thức pha chế và cao độ là nghệ thuật thưởng thức trà Hiếm có nơi nào trên đất nước Việt. .. làm ảnh hưởng đến không khí thanh tịnh của buổi thưởng trà Ngoài cách uống trà trong gia đình, người Hà Nội xưa còn có các hình thức hội trà, uống trà thưởng hoa đầu năm, uống trà thưởng hoa quý đầu năm và uống trà ngũ hương Trong đó, hội trà là hình thức tụ họp cùng thưởng trà khi có trà ngon hay dịp đặc biệt của các cụ Thưởng trà đầu xuân là thói quen của riêng các bậc tao nhân chốn kinh thành xưa... nguyên liệu và trà cụ thì việc chuẩn bị một không gian và tâm thế thưởng trà cũng được các cụ xưa hết sức để tâm 1.1.3 Chuẩn bị không gian và tâm thế thưởng trà Không gian thưởng trà Không gian thưởng trà chính là địa điểm ngồi thưởng trà Các vị sành đất Hà thành xưa thường chọn cho mình một không gian thưởng trà thật hợp lý Có khi cả gia đình ngồi thưởng trà quanh bàn trà đặt trong phòng khách của gia đình... quan trọng ở người thưởng trà là cái tâm với trà Để thưởng thức được hương vị của trà thì người thưởng trà phải có những hiểu biết về trà thì mới mong cảm nhận được “chân” của trà, nếu không thì thưởng trà cũng chỉ là một cách thay thế cho uống nước lọc bằng uống một loại nước có màu mà thôi Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi định hướng nghiên cứu theo phong cách thưởng trà truyền thống ở

Ngày đăng: 14/04/2013, 13:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan