SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2013-2014 MÔN VĂN LỚP 12, CHƯƠNG TRÌNH THPT

4 213 1
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2013-2014  MÔN  VĂN LỚP 12, CHƯƠNG TRÌNH THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH Trường: Họ tên HS: Số báo danh: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12, CHƯƠNG TRÌNH:THPT Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 01 trang, gồm 03 câu) A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Nêu những nét chính về cuộc đời nhà văn Lỗ Tấn. Câu 2: (3,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về tính tự lập. B. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ chọn một trong hai câu (3a hoặc 3b), nếu làm cả hai câu sẽ không tính điểm. Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Câu 3b. Theo chương nâng cao (5,0 điểm) Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) để làm rõ “những hạt ngọc khuất lấp, lẫn trong cái lấm láp lam lũ đời thường”. Hết SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2013 - 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 THPT HƯỚNG DẪN CHUNG - Trên cơ sở những mức điểm đã định, giám khảo căn cứ mức độ triển khai, trình bày ý và kĩ năng viết của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn. Nên chủ động, linh hoạt, vận dụng, cân nhắc từng trường hợp. - Khi cho điểm toàn bài cần xem xét đến việc đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng. - Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5. - Trong phần riêng thí sinh chọn làm một trong hai câu (3a hoặc 3b), nếu thí sinh làm cả hai câu thì không chấm điểm. A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, miễn nêu được các ý sau: - Lỗ Tấn (1881 – 1936), quê ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. (0,5 điểm) - Xuất thân trong một gia đình quan lại sa sút, chứng kiến sự lạc hậu của chế độ phong kiến Trung Quốc, tình trạng hèn nhát, ngu muội của quần chúng nhân dân. (0,5 điểm) - Từng học nhiều nghề: khai mỏ, hàng hải, y khoa, sau đó quyết định viết văn để chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. (0,5 điểm) - Là nhà văn cách mạng Trung Quốc. (0,5 điểm) Câu 2: (3,0 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: Biết viết một đoạn văn nghị luận xã hội, có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, miễn đạt được các ý sau: - Thể hiện được những hiểu biết của bản thân về tính tự lập (tự chủ động xây dựng cuộc sống cho mình, không ỷ lại, phụ thuộc, nhờ vả vào người khác) (0,75 điểm) - Ý nghĩa của tính tự lập (rèn luyện ý chí, con người trở nên mạnh mẽ, nghị lực, biết tự chủ, năng động, sáng tạo trong công việc; vững vàng, tự tin trong cuộc sống) (1, 0 điểm) - Phê phán lối sống thụ động, ỷ lại. (0, 5 điểm) - Liên hệ bản thân (cần rèn luyện để có tính tự lập…) (0,75 điểm) B. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ chọn làm một trong hai câu (3a hoặc 3b) Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học: bố cục rõ ràng, mạch lạc; kết cấu hợp lí, hình thành và khai triển ý tốt. - Diễn đạt suôn sẻ, không lệ thuộc vào tài liệu có sẵn. - Mắc ít lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu về nội dung và cách cho điểm: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt các ý cơ bản sau: a. Giới thiệu được tác giả, tác phẩm (0,5 điểm) b. Cảm nhận được: - Rừng xà nu là hình tượng độc đáo, nổi bật, xuyên suốt tác phẩm (mở đầu, kết thúc truyện; hiện diện trong suốt câu chuyện; có mặt trong đời sống hằng ngày của dân làng Xôman…) (1,0 điểm) - Rừng xà nu hiện thân cho vẻ đẹp, hương sắc Tây Nguyên (lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra…; nhựa xà nu ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt…) (0,5 điểm) - Rừng xà nu biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của con người Tây Nguyên (2,0 điểm) + Hiện thân cho những đau thương mà người dân Tây Nguyên phải gánh chịu trong bom đạn chiến tranh (hàng vạn cây xà nu không có cây nào không bị thương…) (1,0 điểm) + Hiện thân cho sức sống bất diệt, không gì tàn phá nổi (cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên…) (1,0 điểm) - Hình tượng rừng xà nu thể hiện rõ sự kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, tạo nên chất trữ tình hùng tráng. (0,5 điểm) c. Đánh giá chung về ý nghĩa và nghệ thuật khắc họa hình tượng. (0,5 điểm) Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học: bố cục rõ ràng, mạch lạc; kết cấu hợp lí, hình thành và khai triển ý tốt. - Diễn đạt suôn sẻ, không lệ thuộc vào tài liệu có sẵn. - Mắc ít lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu về nội dung và cách cho điểm: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt các ý cơ bản sau: a. Giới thiệu được tác giả, tác phẩm (0,5 điểm) b. Phân tích được: - Người đàn bà hàng chài có cuộc đời cơ cực, tủi nhục, bi đát (ngoại hình xấu xí, thô kệch; cuộc sống mưu sinh vất vả, lam lũ; chịu đựng những hành hạ về thể xác, giày vò về tinh thần) (0,75 điểm) - Người đàn bà hàng chài mang vẻ đẹp phẩm chất đáng quý (những hạt ngọc khuất lấp…): (2,0 điểm) + Rất mực yêu thương con (vì con sẵn sàng chịu đựng, hi sinh tất cả…) (0,5 điểm) + Biết chắt chiu những niềm vui nhỏ nhoi, đời thường (nhìn đàn con được ăn no, vợ chồng có lúc hòa thuận…) (0,5 điểm) + Đầy lòng vị tha, bao dung (cảm thông, thấu hiểu chồng dẫu mình bị đánh đập, hành hạ…) (0,5 điểm) + Thấu hiểu lẽ đời dù thất học (suy nghĩ về vai trò người phụ nữ, người đàn ông trong gia đình, về cuộc đời…) (0,5 điểm) Thấp thoáng vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống: nhân hậu, giàu đức hi sinh. c. Đánh giá ý nghĩa hình tượng và nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Ý nghĩa hình tượng: (1,0 điểm) + Cần có cái nhìn đa chiều, không thể dể dãi đơn giản trong việc nhìn nhận những sự việc, hiện tượng của cuộc sống. (0,5 điểm) + Thể hiện nỗi day dứt, suy tư của nhà văn về số phận con người. (0,5 điểm) - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nghệ thuật khắc họa ngoại hình, hành động, nội tâm; ngôn ngữ nhân vật (lời nói thể hiện rõ đặc điểm tính cách…) (0,75 điểm) Hết . SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH Trường: Họ tên HS: Số báo danh: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12, CHƯƠNG TRÌNH :THPT Th i gian: 90 phút (không kể th i gian giao đề) (Đề. SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2013 - 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 THPT HƯỚNG DẪN CHUNG - Trên cơ sở những mức i m đã định, giám khảo căn cứ mức độ triển. triển khai, trình bày ý và kĩ năng viết của học sinh để cho i m t i đa hoặc thấp hơn. Nên chủ động, linh hoạt, vận dụng, cân nhắc từng trường hợp. - Khi cho i m toàn b i cần xem xét đến việc đáp

Ngày đăng: 31/07/2015, 14:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan