Biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các cơ sở đào tạo Đại học và Cao đẳng giai đoạn 2012-2015

109 424 0
Biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các cơ sở đào tạo Đại học và Cao đẳng giai đoạn 2012-2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, khi thế giới đang hướng đến một nền kinh tế tri thức, thì giáo dục càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia. Để phát triển kinh tế, mỗi dân tộc không còn con đường nào khác là bắt đầu từ chính con người. Một nền giáo dục tốt là một nền giáo dục phong phú, gần cuộc sống và luôn thích ứng với những đòi hỏi của cuộc sống. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước, Đảng ta đã xác định “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”, phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Giáo dục là một trong số 12 ngành dịch vụ mà ngay khi gia nhập WTO, Việt Nam đã chủ động cam kết thực hiện theo Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS). Bước đi mạnh mẽ này của Việt Nam nhằm thu hút thêm nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nước, phát triển nguồn nhân lực. Hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo; phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng và có trình độ cao phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn 2011 – 2015. Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chủ trương chính sách nhằm phát triển nền giáo dục nước nhà. Trong đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chủ chương, chính sách đầu tư về cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục và đào tạo trên cả nước trong đó có các trường đại học và cao đẳng. Bộ Chính trị ra Thông báo số 242-TB/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển giáo dục đến năm 2020 trong đó có giải pháp về tăng cường nguồn lực cho giáo dục: tăng đầu tư nhà nước cho giáo dục và đào tạo; ưu tiên các chương trình mục tiêu quốc gia, khắc phục tình trạng bình quân, dàn trải. Không ngừng đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục. Thực hiện tốt chủ trương xây dựng ký túc xá sinh viên và nhà công vụ cho giáo viên ở vùng khó khăn. Hoàn thiện và bổ sung cơ chế, chính sách đối với trường ngoài công lập. Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa giáo dục, nhà nước có chính sách huy động mạnh mẽ các nguồn lực cho xã hội, cho phát triển giáo dục và đào tạo, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tích cực tham gia các hoạt động phát triển giáo GD&ĐT. Xây dựng cơ chế quản lý, giáo dục. Tại Thông báo số 149/TB-VPCP ngày 26/6/2008, Văn phòng Chính phủ đã Thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc giao cho một số Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế huy động các nguồn lực để xây dựng các khu, trường đại học (bao gồm cả vốn NSNN, vốn ODA, cơ chế chuyển đổi từ quyền sử dụng đất và các nguồn khác ...). Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường cao đẳng và đại học ở nước ta trong giai đoạn hiện nay được Đảng và nhà nước ta thực sự chú trọng. Cơ sở vật chất tốt sẽ góp phần là cộng cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho các hoạt động giáo dục và đào tạo đạt hiệu quả tối ưu nhất. Tuy nhiên, để việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đạt được hiệu quả thì thật sự cần tới việc quản lý tốt tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, trong thực tế việc quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của các trường đại học và cao đẳng ở nước ta trong thời gian qua còn nhiều bất cập, chưa thật hiệu quả. Công tác tại Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường của Bộ KH&ĐT và trực tiếp thực hiện công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của một số trường đại học, cao đẳng của một số Bộ/ngành trong cả nước, với mong muốn góp phần tìm giải pháp cho thực tiễn nêu trên, tác giả chọn vấn đề “Biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng ở nước ta giai đoạn 2012-2015” làm luận văn Thạc sỹ.

LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập tại Học viện Quản lý Giáo dục, tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức, kinh nghiệm quản lý quý báu về các vấn đề liên quan đến quản lý thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhờ sự giảng dạy, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo của Học viện. Với mong muốn được góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tôi đã xây dựng và nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các cơ sở đào tạo Đại học và Cao đẳng giai đoạn 2012-2015” để làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ. Với quyết tâm, nỗ lực cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của TS. Nguyễn Thị Mai Lan, hiện đang công tác tại Học viện Khoa học Xã hội, tôi đã hoàn thành được bản Luận văn này. Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục, các thầy cô giáo tham gia giảng dạy tại lớp Cao học K3C đã giúp đỡ, truyền thụ kiến thức, cơ sở khoa học để tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Mai Lan đã tận tình hướng dẫn, truyền thụ kiến thức, phương pháp nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành bản luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, mặc dù bản thân đã có nhiều nỗ lực cố gắng, song do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu nên nội dung đề tài khó tránh khỏi thiếu sót, kính mong các thầy giáo, cô giáo trong Hội đồng khoa học, bạn bè - đồng nghiệp chỉ dẫn góp ý. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 8 năm 2012 Nguyễn Thái Hùng 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 8 1. Lý do chọn đề tài 8 2. Mục đích nghiên cứu 10 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 10 4. Phạm vi nghiên cứu 10 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 11 6. Giả thuyết khoa học 11 7. Phương pháp nghiên cứu 11 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC 13 1.1. Tổng quan lịch sử về vấn đề nghiên cứu 13 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài 13 1.1.2. Những nghiên cứu trong nước 14 1.2. Một số vấn đề lý luận về biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các cơ sở đào tạo cao đẳng và đại học 17 1.2.1. Lý luận về quản lý và quản lý giáo dục – đào tạo 17 1.2.2. Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường cao đẳng và đại học. .21 1.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các trường CĐ&ĐH ở Việt Nam 32 Tiểu kết Chương 1 37 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 38 2.1. Tổng quan thực trạng các trường đại học và cao đẳng ở nước ta hiện nay 38 2.1.1. Về phân bố mạng lưới trường 39 2.1.2. Về cơ quan quản lý 39 2.1.3. Về mô hình trường 40 2.1.4. Về ngành nghề đào tạo 41 2.1.5. Về đội ngũ giảng viên 41 2.2. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường đại học và cao đẳng ở nước ta trong 05 năm qua (2005-2010) 42 2.2.1. Thực trạng nguồn lực tài chính đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường cao đẳng và đại học 42 2.2.2. Đánh giá thực trạng nguồn lực tài chính đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường cao đẳng và đại học 51 2.3. Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ kế hoạch đầu tư đối với các trường cao đẳng và đại học 53 2.3.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 53 2.3.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ Kế hoạch Đầu tư đối với các trường cao đẳng và đại học ở Việt Nam 55 2.3.3. Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường CĐ&ĐH của Bộ KH&ĐT 58 3 2.3.4. Quản lý việc xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư cho các trường CĐ&ĐH của Bộ kế hoạch đầu tư 60 2.3.5. Quản lý việc tổng hợp phân bổ chi tiết vốn đầu tư trong cân đối ngân sách cho các Bộ, ngành đối với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường CĐ&ĐH;61 2.3.6.Thực trạng quản lý việc kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sư dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đối với các trường CĐ&ĐH 63 2.4. Đánh giá chung về kết quả đạt được trong quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các trường CĐ&ĐH 64 2.4.1. Những thành công đã đạt được: 64 2.4.2. Những hạn chế: 66 2.5. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế 67 2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến các biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của các trường CĐ&ĐH ở Việt Nam 68 Tiểu kết Chương 2 72 Chương 3 BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2015 73 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 73 3.1.1. Nguyên tắc dựa trên định hướng, chủ trương của Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường CĐ&ĐH 74 3.1.2. Nguyên tắc kế thừa và phát triển 74 3.1.3. Nguyên tắc thống nhất giữa tính cần thiết và tính khả thi 75 3.1.4. Nguyên tắc tuân thủ đúng quy trình quản lý 75 3.1.5. Nguyên tắc công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư 75 3.2. Các biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của các trường CĐ&ĐH ở nước ta hiện nay 76 3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước, cán bộ các trường CĐ&ĐH về quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất 76 3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng quy hoạch tổng thể về đầu tư xây dựng cho các trường CĐ&ĐH ở nước ta hiện nay 77 3.2.3. Biện pháp 3: Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, cán bộ quản lý các trường CĐ&ĐH đối với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường 79 3.2.4. Biện pháp 4: Quản lý việc tăng cường công tác xã hội hóa về đầu tư xây dựng cho các trường CĐ&ĐH ở nước ta hiện nay 80 3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cho các trường CĐ&ĐH ở nước ta hiện nay 82 3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp 86 3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất 87 3.4.1. Với biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước, cán bộ các trường đại học và cao đẳng về quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất 88 3.4.2. Với biện pháp 2: Xây dựng quy hoạch tổng thể về đầu tư xây dựng cho các trường CĐ&ĐH ở nước ta hiện nay 88 3.4.3. Với Biện pháp 3: Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ quản lý các trường CĐ&ĐH đối với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất 4 cho các trường 89 3.4.4. Với biện pháp 4: Quản lý việc tăng cường công tác xã hội hoá về đầu tư xây dụng cho các trường CĐ&ĐH ở nước ta hiện nay 89 3.4.5. Với Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cho các trường CĐ&ĐH ở nước ta hiện nay 89 Tiểu kết Chương 3 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92 1. Kết luận 92 2. Kiến nghị 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 5 DANH MỤC KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo CSVC cơ sở vật chất CTMT chương trình mục tiêu CTMTQG GD-ĐT Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo ĐTPT đầu tư phát triển ĐTNN đầu tư nước ngoài CĐ&ĐH cao đẳng và đại học GDĐH giáo dục đại học GD&ĐT giáo dục và đào tạo KTX ký túc xá NSNN ngân sách Nhà nước NCKH nghiên cứu khoa học UBND ủy ban nhân dân XDCB xây dựng cơ bản XH xã hội XHH xã hội hóa 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng trường và quy mô sinh viên đại học, cao đẳng các năm học 1987-1988 và 2008-2009 38 Biểu 2.2. Các nguồn chi giáo dục - đào tạo 51 Bảng 2.3: Nhận thức về ý nghĩa của biện pháp quản lý đầu tư xây dựng CSVC của các trường CĐ&ĐH ở Việt Nam 56 Bảng 2.4: Biện pháp quản lý thực hiện xây dựng quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường CĐ&ĐH 57 Bảng 2.5: Xây dựng kế hoạch về đầu tư xây dựng CSVC cho các trường CĐ&ĐH của Bộ KH&ĐT 59 Bảng 2.6: Quản lý việc xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư xây dựng CSVC cho các trường CĐ&ĐH 60 Bảng 2.7: Tổng hợp phân bổ chi tiết vốn đầu tư trong cân đối ngân sách cho các Bộ, ngành đối với việc đầu tư xây dựng CSVC 62 Bảng 2.8: Quản lý việc kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sư dụng vốn đầu tư xây dựng CSVC 63 Bảng 2.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến các biện pháp quản lý đầu tư xây dựng CSVC của các trường cao đẳng và đại học 69 Bảng 3.1. Các bước thực hiện biện pháp 85 Bảng 3.2: Tính cần thiết của các biện pháp quản lý đầu tư xây dựng CSVC 87 Bảng 3.3: Tính khả thi của các Biện pháp quản lý đầu tư xây dựng CSVC 87 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, khi thế giới đang hướng đến một nền kinh tế tri thức, thì giáo dục càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia. Để phát triển kinh tế, mỗi dân tộc không còn con đường nào khác là bắt đầu từ chính con người. Một nền giáo dục tốt là một nền giáo dục phong phú, gần cuộc sống và luôn thích ứng với những đòi hỏi của cuộc sống. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước, Đảng ta đã xác định “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”, phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Giáo dục là một trong số 12 ngành dịch vụ mà ngay khi gia nhập WTO, Việt Nam đã chủ động cam kết thực hiện theo Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS). Bước đi mạnh mẽ này của Việt Nam nhằm thu hút thêm nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nước, phát triển nguồn nhân lực. Hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo; phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng và có trình độ cao phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn 2011 – 2015. Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chủ trương chính sách nhằm phát triển nền giáo dục nước nhà. Trong đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chủ chương, chính sách đầu tư về cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục và đào tạo trên cả nước trong đó có các trường đại học và cao đẳng. Bộ Chính trị ra 8 Thông báo số 242-TB/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển giáo dục đến năm 2020 trong đó có giải pháp về tăng cường nguồn lực cho giáo dục: tăng đầu tư nhà nước cho giáo dục và đào tạo; ưu tiên các chương trình mục tiêu quốc gia, khắc phục tình trạng bình quân, dàn trải. Không ngừng đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục. Thực hiện tốt chủ trương xây dựng ký túc xá sinh viên và nhà công vụ cho giáo viên ở vùng khó khăn. Hoàn thiện và bổ sung cơ chế, chính sách đối với trường ngoài công lập. Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa giáo dục, nhà nước có chính sách huy động mạnh mẽ các nguồn lực cho xã hội, cho phát triển giáo dục và đào tạo, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tích cực tham gia các hoạt động phát triển giáo GD&ĐT. Xây dựng cơ chế quản lý, giáo dục. Tại Thông báo số 149/TB-VPCP ngày 26/6/2008, Văn phòng Chính phủ đã Thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc giao cho một số Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế huy động các nguồn lực để xây dựng các khu, trường đại học (bao gồm cả vốn NSNN, vốn ODA, cơ chế chuyển đổi từ quyền sử dụng đất và các nguồn khác ). Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường cao đẳng và đại học ở nước ta trong giai đoạn hiện nay được Đảng và nhà nước ta thực sự chú trọng. Cơ sở vật chất tốt sẽ góp phần là cộng cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho các hoạt động giáo dục và đào tạo đạt hiệu quả tối ưu nhất. Tuy nhiên, để việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đạt được hiệu quả thì thật sự cần tới việc quản lý tốt tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, trong thực tế việc quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của các trường đại học và cao đẳng ở nước ta trong thời gian qua còn nhiều bất cập, chưa thật hiệu quả. Công tác tại Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường của Bộ 9 KH&ĐT và trực tiếp thực hiện công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của một số trường đại học, cao đẳng của một số Bộ/ngành trong cả nước, với mong muốn góp phần tìm giải pháp cho thực tiễn nêu trên, tác giả chọn vấn đề “Biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng ở nước ta giai đoạn 2012-2015” làm luận văn Thạc sỹ. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các cơ sở đào tạo cao đẳng và đại học ở nước ta hiện nay, những mặt được và hạn chế trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT từ đó đề xuất những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của các trường đại học và cao đẳng ở nước ta. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các cơ sở đào tạo cao đẳng và đại học 4. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian và yêu cầu của luận văn, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các cơ sở đào tạo cao đẳng và đại học từ năm 2006-2010 và đề xuất giải pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trong giai đoạn 2012-2015. 10 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xác định cơ sở lý luận về quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của các trường cao đẳng và đại học. 5.2. Phân tích thực trạng biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của các trường cao đẳng và đại học ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 5.3. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của các trường cao đẳng và đại học ở nước ta. 6. Giả thuyết khoa học Các biện pháp quản lý đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng ở nước ta hiện nay còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Nếu có những biện pháp quản lý hoạt động đầu tư tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả mà cụ thể là tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo của các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học trong giai đoạn tới. 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ của Đề tài, tác giả sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các văn bản của Đảng và Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường đại học, cao đẳng ở nước ta Nghiên cứu các tài liệu về quản lý cơ chế đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nói chung và các trường đại học, cao đẳng nói riêng, các số liệu thống kê liên quan đến vấn đề này. 7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đề tài sẽ tiến hành lấy ý kiến của các cán bộ phụ trách công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT, các cán bộ quản lý giáo dục thuộc các trường cao đẳng và đại học tại Hà Nội. Cụ thể là: - Cán bộ Bộ KH&ĐT: 72 người 11 [...]... trong quản lý đầu tư xây dựng CSVC cho các trường CĐ&ĐH của Bộ kế hoạch và đâu tư gồm các nội dung cơ bản sau: 1) Xây dựng quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường cao đẳng, đại học; 2) Xây dựng kế hoạch về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường cao đẳng, đại học; 3) Xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư cho các trường cao đẳng và đại học; 4) Tổng hợp phân bổ chi tiết vốn đầu tư. .. cân đối ngân sách cho các Bộ, ngành đối với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường cao đẳng và đại học; 5) Quyết định định mức phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường cao đẳng và đại học theo năm học hoặc theo giai đoạn; 6) Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sư dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đối với các trường cao đẳng và đại học Để đưa ra biện pháp quản lý đầu. .. về quản lí đầu tư xây dựng CSVC của Bộ KH&ĐT cho các trường CĐ&ĐH như sau: 1) Xây dựng quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường cao đẳng, đại học; 2) Xây dựng kế hoạch về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường cao đẳng, đại học; 3) Xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư cho các trường cao đẳng và đại học; 4) Tổng hợp phân bổ chi tiết vốn đầu tư trong cân đối ngân sách cho các Bộ, ... ngành đối với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường cao đẳng và đại học; 5) Quyết định định mức phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường cao đẳng và đại học theo năm học hoặc theo giai đoạn; 6) Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sư dụng vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đối với các trường cao đẳng và đại học Dựa trên khung lý thuyết này đề tài đã có được phương pháp. .. đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường cao đẳng và đại học là tác động có mục đích của người quản lý nhằm đảm bảo xây dựng cơ sở vật chất đạt được những yếu cầu đề ra về các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng với chi phí thấp nhất Nhằm tạo ra hệ thống các nhà trường cao đẳng và đại học có cơ sở vật chất đáp ứng chuẩn mực nhất định nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo trình độ cao đẳng và đại. .. CĐ&ĐH Để quản lý đầu tư xây dựng CSVC trong các trường CĐ&ĐH, nhà quản lý cần nhận thức rõ chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu của công tác quản lý đầu tư xây dựng CSVC trường học Trong đó, nhà quản lý cần lưu ý một số khía cạnh chính sau: 28 1) Xây dựng quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trường theo năm học hoặc theo giai đoạn; 2) Xây dựng kế hoạch về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường... + Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật Như vậy, chức năng và nhiệm vụ chính của Bộ KH&ĐT đối với nhiệm vụ xây dựng CSVC cho các trường CĐ&ĐH chính là chức năng: Quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật” c Biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ. .. tạo CĐ&ĐH chưa thực sự được quan tâm, chưa có công trình khoa học nào dưới góc độ khoa học Quản lý giáo dục nghiên cứu về vấn đề này Do vậy, chúng tôi lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu 1.2 Một số vấn đề lý luận về biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các cơ sở đào tạo cao đẳng và đại học 1.2.1 Lý luận về quản lý và quản lý giáo dục – đào tạo 1.2.1.1 Khái niệm quản lý. .. trình quản lý 1.2.2.3 Biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các trường CĐ&ĐH a Giới thiệu chung về Bộ KH&ĐT: Bộ KH&ĐT là cơ quan của Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê; quy hoạch phát triển, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể; đầu 29 tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào... năm học cụ thể hoặc theo từng giai đoạn; 3) Xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường trong năm học hoặc theo từng giai đoạn cụ thể; 4) Lập kế hoạch chi tiết tiến hành quản lí, giám sát, vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường; 5) Kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường - Các nguyên tắc của việc quản lý . hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của các trường cao đẳng và đại học ở nước ta. 6. Giả thuyết khoa học Các biện pháp quản lý đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng. vấn đề lý luận về biện pháp quản lý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Bộ KH&ĐT đối với các cơ sở đào tạo cao đẳng và đại học 17 1.2.1. Lý luận về quản lý và quản lý giáo dục – đào tạo 17 1.2.2 TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 38 2.1. Tổng quan thực trạng các trường đại

Ngày đăng: 31/07/2015, 11:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • b. Các chức năng nhiệm vụ của Bộ KH&ĐT:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan