TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

337 4.8K 37
TÀI LIỆU THUYẾT MINH TOUR DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SAIGONTOURIST NHÓM 4 CÁC ĐIỂM THUYẾT MINH TRÊN CUNG ĐƯỜNG TOUR ĐBSCL ĐBSCL PAGE 1 SAIGONTOURIST NHÓM 4 NGÀY 1: TP.HCM – CẦN THƠ (180KM): Khái quát TP.HCM Đại lộ Đông Tây (Đại lộ Võ Văn Kiệt) Who Do nhà thầu Nhật là Liên doanh Obayashi Corporationvà PS Mitsubishi với tổng kinh phí là 9864 tỉ đồng How Tổng chiều dài đại lộ Đông Tây là gần 22km, điểm đầu là nút giao với quốc lộ 1A (quận Bình Chánh), chạy qua Bình Chánh và các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và điểm cuối là giao lộ với xa lộ Hà Nội (quận 2). Gần 10.000 hộ dân đã di dời để phục vụ dự án này. Tổng kinh phí xây dựng là hơn 660 triệu USD. Khi toàn bộ công trình này hoàn tất, theo con đường này đi cửa ngõ miền Đông đến cửa ngõ miền Tây sẽ rút ngắn được một nửa thời gian so với các lộ trình hiện hữu. Nhờ đó, áp lực giao thông tại khu vực trung tâm TP sẽ được giảm thiểu rất nhiều, góp phần giúp kinh tế xã hội phát triển. When Khởi công xây dựng từ 1/2005 đến 2/9/2009 phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã cắt băng khánh thành Ngày 2/9/2009, Đại lộ Đông Tây đã hoàn thành và thông xe một phần, đoạn từ cầu Calmette (quận 1) đến nút giao quốc lộ 1 (Bình Chánh) dài 13,4km. Dự kiến đến năm 2011, khi hầm dìm Thủ Thiêm hoàn tất thì đại lộ cũng hoàn thành toàn bộ. Ngay sau lễ thông xe ngày 2/9/2009, UBND TP đã kiến nghị lấy tên của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt để đặt cho đoạn đại lộ vừa thông xe này. Tuy nhiên, đến nay tờ trình mới chính thức được UBND TP đệ trình lên HĐND TP. Why Theo tờ trình của UBND TP, việc này nhằm bày tỏ lòng kính trọng và ghi nhớ công lao của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM, một cán bộ lãnh đạo đã có nhiều đóng góp cho sự đổi mới của đất nước nói chung và TPHCM nói riêng. Bến xe miền Tây What Đây là một trong những bến xe khách lớn và quan trọng nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Bến xe khách này phục vụ các tuyến xe khách đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long - là đầu mối giao thông quan trọng kết nối thành phố này và các tỉnh miền Tây. Where Bến xe Miền Tây là một bến xe khách lớn tại Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. 395 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, Quận Bình Tân Tp.HCM Điện thoại: (08) 8776594 How Trước năm 1975, bến xe miền Tây được gọi là bến xe Lục Tỉnh. Đây là tên gọi được phát tích từ thời vua Minh Mạng qua câu thơ cổ: “ Phóng mã Gia Biên, Vĩnh Định An Hà”. Sau này đã hình thành nên Nam kì Lục Tỉnh: Biên Hòa- Gia Định- Định Tường- Vĩnh Long- An Giang- Hà Tiên. Trong công cuộc ban đầu, người Pháp đặt chân đến vùng đất Sài Gòn- Gia Định. Người dân vùng đất Nam Bộ đã tiếp nhận những tri thức của Phương Tây nên từ đó trong văn ĐBSCL PAGE 2 SAIGONTOURIST NHÓM 4 hóa giao tiếp về mặt ngôn ngữ cũng bị ảnh hưởng theo. Chẳng hạn: vì sao gọi là xe đò? phụ lái lại gọi là lơ? Tài xế đều gọi là sup-phơ? hoặc là moa- toa Dọc theo cung đường khi ra khỏi bến xe miền Tây, chúng ta sẽ thấy bày bán rất nhiều bánh mì? Why Đây có lẽ cũng bị ảnh hưởng nét văn hóa của người Pháp khi họ đô hộ Việt Nam. Người Pháp thì thích ăn bánh mì sandwich với bơ, hoặc thịt nguội.Trong khi đó, người Việt lại thích ăn xôi. Khi cuộc sống phát triển thì những món ăn tưởng như rất bình thường và giản dị lại rất gần gũi với người dân Nam Bộ. Chẳng hạn như món bánh mì. Nó có thể giúp họ lót lòng khi lao động mệt nhọc. Đặc biệt là trẻ con ở miền quê rất thích ăn bánh mì khi được một ai đó tặng làm quà. Với lại những món ăn ở Nam bộ vô hình chung khi có món bánh mì đi ăn kèm thì trở nên rất “ bắc”, ví dụ như món cà ri, hoặc la-gu…Có thể nói, bánh mì như một sợi dây vô hình, đã gắn kết giữa thành thị và nông thôn. Nút giao thông đại lộ Đông Tây – đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương When Ngày 20-1, công trình xây dựng nút giao thông Bình Thuận (gồm hệ thống cầu vượt) ở giao lộ quốc lộ 1A - đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) và tuyến đường dài 2,2km cho sáu làn xe lưu thông nối đến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (TP.HCM - Long An - Tiền Giang) đã hoàn thành. How Tuyến đường này giúp xe từ TP.HCM đi về các tỉnh miền Tây sẽ nhanh hơn và rút ngắn 8km so với đi đường Nguyễn Văn Linh để vào đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Tổng vốn đầu tư xây dựng 500 tỉ đồng. Who Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư dự án). Đường cao tốcTPHCM-TrungLương What Là một công trình đường cao tốc đang được xây dựng, nối TPHCM với Tiền Giang nói riêng và các tỉnh ĐBSCL nói chung. Đây là một phần của tuyến đường cao tốc TPHCM - Cần Thơ. How Toàn tuyến dài 61,9km gồm hai hệ thống đường tuyến cao tốc (39,8km) và tuyến đường nối (22,1km) điểm đầu là nút giao thông Chợ Đệm, xã Tân Túc, huyện Bình Chánh, TPHCM, điểm cuối là nút giao thông Thân Cửu Nghĩa (km 50) huyện Châu Thành. Tổng mức đầu tư ban đầu đã được phê duyệt là 6.555 tỉ đồng. Tuyến này được thiết kế 8 làn xe, nhiều đoạn bằng cầu cạn, không có giao cắt đồng mức với các tuyến đường khác When Được khởi công năm 2004 và hoàn thành vào năm 2010 M ở rộng Đường cao tốc TPHCM – Trung Lương: Con đường từ Cách mạng tháng Tám Ngẫu nhiên mà con đường cao tốc TPHCM - Trung Lương lại bắt đâu từ Chợ Đệm, nơi vào đêm 20.8.1945 Xứ ủy Nam Kỳ đã họp Hội nghị bất thường và ra Nghị quyết khởi nghĩa. ĐBSCL PAGE 3 SAIGONTOURIST NHÓM 4 Tuyến đường cao tốc xuyên ngang thị xã Tân An - nơi được chọn khởi nghĩa “thí điểm” cho cả Nam Kỳ - và kết thúc ở Mỹ Tho, địa phương tiếp theo Tân An giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám Từ Chợ Đệm đến Mỹ Tho Khi tuyến đường cao tốc TPHCM – Trung Lương hoàn thành (dự kiến vào năm 2010), từ thị trấn Chợ Đệm (huyện Bình Chánh, TPHCM) đến thị xã Tân An (tỉnh Long An) chỉ mất khoảng 15 – 20 phút đi xe (khoảng cách hơn 30km). Cũng với đoạn đường ấy, rạng sáng 21.8.1945, ông Nguyễn Văn Hoằng - người đại diện cho Xứ ủy Nam Kỳ - đã mất khoảng 10 giờ để đi truyền đạt 1 mệnh lệnh tối quan trọng: Cho tỉnh Tân An (nay là Long An) khởi nghĩa thí điểm để Xứ ủy rút kinh nghiệm lãnh đạo cả Nam Kỳ đồng loạt khởi nghĩa. Trước đó, ngày 19.8.1945 khởi nghĩa giành chính quyền đã thành công ở Hà Nội. Ngay ngày hôm sau 20.8.1945, Xứ ủy Nam Kỳ triệu tập khẩn cấp Hội nghị bàn việc khởi nghĩa ở Nam Kỳ. Hội nghị quyết định cho Tân An khởi nghĩa đầu tiên vì nơi đây có phong trào quần chúng mạnh và có cơ sở nội tuyến. Gần trưa 21.8, khởi nghĩa nổ ra ở thị xã Tân An, rồi lan đến các huyện trong tỉnh. Lực lượng khởi nghĩa nhanh chóng chiếm giữ các công sở, khống chế binh lính, bắt viên tỉnh trưởng Nguyễn Văn Thạch, giết đốc phủ Phước - một kẻ có nhiều nợ máu với nhân dân Đến khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, cuộc khởi nghĩa đã kết thúc thắng lợi ở Tân An, Cờ búa liềm, cờ đỏ sao vàng, cờ vàng sao đỏ (của Thanh niên Tiền Phong) phấp phới tung bay trên các dinh thự, đường phố Từ kết quả khởi nghĩa thắng lợi ở Tân An, Xứ ủy Nam Kỳ đã nhanh chóng họp đánh giá, rút kinh nghiệm để đi đến quyết định cho Mỹ Tho khởi nghĩa ngày 24.8, Sài Gòn - Chợ Lớn ngày 25.8. Sau 65 năm Sau 65 năm sau (dự kiến đường cao tốc TPHCM – Trung Lương thông xe vào năm 2010) từ ngày mệnh lệnh khởi nghĩa ở Nam Kỳ trong Cách mạng tháng Tám được phát đi từ Chợ Đệm, con đường từ Chợ Đệm đi Tân An và kết thúc ở Mỹ Tho lại đi vào lịch sử với tư cách là tuyến đường cao tốc đầu tiên ở phía nam. Con đường sẽ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và giúp ĐBSCL cất cánh. Trong những ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Tám năm nay, công trình đường cao tốc TPHCM – Trung Lương đã cơ bản thành hình với quy mô và vóc dáng hiện đại. Tại điểm cuối - nút giao thông Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang - con đường có 8 làn xe đã được cán nhựa và thi công các hạng mục phụ như lắp đặt dải ĐBSCL PAGE 4 SAIGONTOURIST NHÓM 4 phân cách, lan can, chiếu sáng Không bao lâu nữa, xe hơi các loại có thể phóng với tốc độ trên 120km/giờ để 30 phút sau về đến TPHCM (hiện phải mất khoảng 1 giờ 30 phút). Tại thị trấn Tân Hiệp, một trong những nơi khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên ở tỉnh Mỹ Tho, con đường cao tốc càng tỏ rõ sự “hoành tráng” của nó. Con đường cao lồng lộng, hai bên bát ngát đồng ruộng trồng thơm, trồng lúa. Rồi cầu vượt nút giao thông với QL62 qua thị xã Tân An, tiếp đến là cầu qua sông Vàm Cỏ Tây, con đường chạy vượt trên cao suốt nhiều cây số, hai bên là KCN, khu đô thị. Thành phố Tân An tương lai đang vươn ra tới tuyến đường cao tốc này. Con đường tiếp tục chạy qua Bến Lức, huyện công nghiệp đầu tiên của Long An, trước khi đến điểm đầu tiên Chợ Đệm, nơi đã đi vào lịch sử từ Cách mạng tháng Tám. ĐƯỜNG CAO TỐC TRUNG LƯƠNG- MỸ THUẬN How Tuyến đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài 54km, mặt đường rộng 25,5-26,5m cho 4 làn xe chạy với vận tốc 120 km/giờ và có hai làn dừng xe khẩn cấp. What Đây là một phần của dự án đường cao tốc Bắc - Nam, việc kết nối đường cao tốc này với đường cao tốc Bắc - Nam sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế đồng bằng sông Cửu Long, gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Công trình xây dựng đường cao tốc này có ý nghĩa quan trọng để Tiền Giang trở thành cửa ngõ về các tỉnh miền Tây Nam bộ. Đồng thời giúp Tiền Giang giải tỏa tình trạng quá tải trên tuyến quốc lộ 1 đang có lượng xe lưu thông ngày càng lớn Who Công ty cổ phần phát triển đường cao tốc BIDV (do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chủ trì thành lập), vốn đầu tư tuyến đường là 19.000 tỉ đồng, do công ty đầu tư, sẽ hoàn vốn sau khoảng 34 năm khai thác và thu phí giao thông 1.000 đồng/km. Tổng công ty Công trình giao thông 5 và Tổng công ty Công trình giao thông 6 đảm nhận thi công nút giao thông Thân Cửu Nghĩa - đoạn đầu tiên của đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được kết nối giữa dự án đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Khi tuyến đường hoàn thành, đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ có tổng chiều dài 94km. Hiện Bộ Giao thông vận tải đang giao Ban quản lý dự án Mỹ Thuận lập dự án làm đường cao tốc từ Mỹ Thuận đến Cần Thơ có chiều dài khoảng 34km. When. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào quý 2-2013. Sông Chợ Đệm What Sông chợ Đệm được xem là gạch nối huyết mạch về giao thông đường thủy giữa vùng đồng bằng Sông Cửu Long và vùng đất Sài Gòn – Gia Định xưa. Các sản phẩm hàng hóa, vật liệu thô được trung chuyển lên đây và sau đó được phân chia đi các nơi. Nơi đây gắn liền với biết bao cuộc gia đình sống cuộc sống thương hồ “ rài đây mai đó”. Why Khoảng thập niên 30, 40 của thế kỉ 20 được gọi là “ Thập niên vỏ đệm”. Tại con sông chợ Đệm này tập hợp rất nhiều ghe xuồng chở hang hóa là chiếu và đệm để phân phối ra các vùng lân cận như miền Đông Nam Bộ và miền Trung…để buôn bán. Chợ Đệm (huyện Bình Chánh, TP.HCM) từng là một cửa ngõ giao thương quan trọng của Sài Gòn, từng nổi danh với món cháo lòng thịt luộc, từng đi vào văn học với tác ĐBSCL PAGE 5 SAIGONTOURIST NHÓM 4 phẩm Chợ Đệm quê tôi của tác giả Nguyễn Văn Trấn, từng được lịch sử ghi nhớ là nơi Xứ ủy Nam kỳ tổ chức hội nghị và ra quyết định nổi dậy cướp chính quyền tháng 8-1945 trên toàn miền Nam. CHÁO LÒNG CHỢ ĐỆM Where Cả trăm năm nay, chợ Đệm (xã Tân Túc, Bình Chánh, TP HCM) nổi tiếng, hầu như khắp nơi đều biết phần nào nhờ cái món cháo lòng, đặc biệt là cháo của hàng ông Ba Vàng vừa ngọt, vừa thơm. Who Không giống như các hàng quán ở chung quanh chợ, ông Ba Vàng bán cháo ở dưới xuồng. Mỗi buổi sáng, xuồng ông Ba Vàng thả trôi theo dòng nước, lúc ghé bên đây, lúc ghé bên kia, không mấy lúc nồi cháo hết veo. Khách ăn không chỉ là thương lái mà còn là dân các xóm ven sông. Ông Ba Vàng chẳng bao giờ cất lời rao, nhưng các thương lái còn đang ngái ngủ hoặc đang mải mê tính toán bán buôn, mắt chưa thấy nhưng vẫn biết xuồng của ông Ba Vàng sắp sửa tới gần. Đó là vì trên cái bếp than đặt ở giữa xuồng, nồi cháo nóng sôi, tỏa khói thơm lừng. Chỉ riêng mùi thơm của cháo cũng hấp dẫn. Chưa nói gì tới cái ngon, cái ngọt, cái giòn, cái đậm đà thật khó phân tích của miếng dồi, miếng ruột non. Nhiều người bảo dường như ông Ba Vàng học được bí quyết riêng trong cách chế biến các món phổi phèo lòng ruột. Một số người cho rằng đó là hương vị ngọt đặc trưng của nước luộc thịt chợ Đệm. How Nói đến cháo lòng Chợ Đệm, còn phải nói tới món thịt luộc nữa. Các hàng quán chung quanh chợ vừa bán thịt luộc vừa bán cháo lòng. Con lợn của các nhà trong vùng chợ Đệm cách nuôi cũng khác. Người ta cho lợn ăn bèo cám, tắm rửa hàng ngày. Lợn phải nuôi theo quy cách ấy, khi mổ, các hàng quán bán cháo, thịt luộc mới chịu mua. Khách vào quán có khi chỉ ăn một món thịt luộc. Thịt rọi hay thịt đùi không thái phay mà thái vuông quân cờ. Cũng không cuốn bánh tráng, rau sống, chuối xanh, khế chua rồi chấm mắm nêm hay nước mắm, mà cứ một miếng thịt kèm lát dưa leo, ngọn húng cây, con bún Gò Đen chấm mắm thái hay mắm cá sặc Đức Hòa. Long An Where Long An là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam.  Phía bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia trên chiều dài biên giới 137,5 km.  Phía nam giáp tỉnh Tiền Giang.  Phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp.  Phía đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh. What Tuy xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng thật ra Long An là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ nên địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. Phía bắc và đông bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía tây nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha với nhiều loại động vật đang được bảo vệ như cò, sếu đầu đỏ, rùa, rắn, ong mật. Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912 km, trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông chảy qua Long An ĐBSCL PAGE 6 SAIGONTOURIST NHÓM 4 có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố. Mặc dù vậy, Long An vẫn là vùng nông nghiệp từ lâu đã nổi tiếng với gạo tài nguyên, gạo nàng hương, dưa hấu Long Trì, dứa Bến Lức, lạc Đức Hòa, mía Thủ Thừa. How Long An có 14 đơn vị hành chính cấp huyện (với 188 xã, phường và thị trấn) gồm 1 thành phố và 13 huyện: Long An có diện tích tự nhiên khoảng 4.491,87 km². Long An nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. When Long An là một trong những địa bàn của Nam Bộ từ lâu đã có cư dân sinh sống. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở An Sơn, đông bắc tỉnh này các di chỉ hậu kỳ đồ đá mới cách đây 3.000 năm và Rạch Núi đông nam tỉnh di chỉ đồ sắt cách đây 2.700 năm. Đáng chú ý là trên địa bàn Long An có tới 100 di tích văn hoá Óc Eo với 12.000 hiện vật, đặc biệt là quần thể di tích Bình Tả, gồm ba cụm di tích: Gò Xoài, Gò Đồn và Gò Năm Tước. Đây là quần thể di tích văn hoá Óc Eo - văn hoá Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7. Quần thể di tích Bình Tả cho thấy vào thời cổ đại, vùng đất Long An ngày nay đã từng là trung tâm chính trị, văn hoá và tôn giáo của Nhà nước Phù Nam - Chân Lạp. Ngoài các khu di tích lịch sử văn hoá kể trên, Long An còn có 40 di tích lịch sử cách mạng và nhiều công trình kiến trúc cổ khác. Tính chung, Long An có 186 di tích lịch sử văn hoá, trong đó đã có 7 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Đến đời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn đổi các trấn thành sáu tỉnh là: Định Tường, Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Sau khi Pháp chiếm trọn miền Nam, đã chia 6 tỉnh này thành 21 tỉnh, tỉnh Định Tường tách ra để thành lập 3 tỉnh mới là Tân An, Mỹ Tho và Gò Công. Đất đai của Long An ngày nay khi đó thuộc tỉnh Tân An. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhân dân Long An đã tham gia các cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Võ Duy Dương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực đánh các đồn bốt của người Pháp. Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để biểu dương tinh thần của các nghĩa sĩ Cần Giuộc. ĐBSCL PAGE 7 Tôn giáo Tại Long An có 4 tôn giáo chính được đông người theo là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành và đạo Cao Đài. Chưa có thống kê chính thức về số lượng và tỷ lệ người theo các tôn giáo nào. KHU VỰC BẾN LỨC Why Có nhiều thuyết về tên gọi địa danh Bến Lức nhưng ý kiến được chấp nhận là: khi những lưu dân người Việt đến định cư tại vùng đất này, thấy có nhiều cây lứt mọc ven sông nên đặt tên là Bến Lứt - bến có nhiều cây lứt mọc. Do cách phát âm của địa phương không phân biệt rõ “lứt” và “lức” nên trong văn bản từ “lứt” biến thành “lức”. Bến Lứt trở thành Bến Lức và được gọi đến ngày nay. When Trước thế kỷ 17, đây là vùng đất chưa được cư dân khai khẩn. Đầu thế kỷ 17, những nhóm người Việt đầu tiên đến định cư và khai vở đất hoang. Cư dân sinh sống, hình thành “nậu”, “thuộc” sống biệt lập với sự cai trị của triều đình nhà Nguyễn. Năm 1698, chúa Nguyễn chính thức quản lý, đặt ra Phủ, Dinh, Huyện trên vùng đất mới. Khi đó, huyện Bến Lức nằm trong Huyện Tân Bình, Dinh Phiên Trấn, Phủ Gia Định. Đến thời Minh Mạng, phần đất của huyện Bến Lức ngày nay thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình và một phần nữa thuộc huyện Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định. Đến năm 1918, đất này được chính thức trở thành một quận của tỉnh Chợ lớn. Quận này thay đổi nhiều tên qua các thời kỳ khác nhau: Gò Đen, Trung Quận hay Trung Huyện. Từ năm 1945 – 1954, sau khi Đảng lãnh đạo nhân dân ta khởi nghĩa giành được chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945, chưa đầy một tháng sau thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, đánh chiếm lại Sài Gòn, rồi đánh lan ra toàn Miền Nam. Giai đọan này chính quyền của địch và chính quyền kháng chiến của ta đan xen. Về phía địch vẫn giữ nguyên tỉnh Chợ Lớn gồm 4 quận: Gò Đen (Trung Quận), Cần Giuộc, Cần Đước và Đức Hòa. Về phía chính quyền kháng chiến tỉnh Chợ Lớn gồm 4 huyện: Trung Huyện, Cần Giuộc, Cần Đước và Đức Hòa. Sau hiệp định Giơnevơ 1954 đến đầu năm 1956 chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn giữ nguyên trạng thái ranh giới hành chánh hai tỉnh Tân An và Chợ Lớn. Về phía ta, tỉnh Long An lúc bấy giờ gồm các huyện: Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, Châu Thành, Bến Lức, Thủ Thừa, Thị xã Tân An; và đến 1959, tổ chức thêm huyện Đức Huệ. Trong 21 năm chống Mỹ cứu nước có những thời kỳ Bến Lức sát nhập với Thủ Thừa thành huyện Bến Thủ rồi lại tách ra. Một số xã như Thạnh Lợi, Thạnh Đức, Nhựt Chánh có thời thuộc huyện Thủ Thừa, Lương Hòa cũng có thời kỳ thuộc Đức Hòa. Năm 1977 huyện Bến Lức hợp nhất với huyện Thủ Thừa thành huyện Bến Thủ. Năm 1983 huyện Bến Thủ tách ra thành hai huyện: Thủ Thừa và Bến Lức như cũ. Who Thời xa xưa, Bến Lức là một trong những nơi có nhiều lò võ. Chính vì vậy, nơi đây đã sản sinh ra nhiều anh hùng yêu nước. Người dân chài Nguyễn Văn Lịch (Nguyễn Trung Trực), vị anh hùng dân tộc của xóm Nghề (nay là ấp 1, xã Thạnh Đức) ven sông Bến Lức, thôn Bình Đức là biểu trưng cao đẹp dám xả thân vì nghiệp lớn với câu nói bất hủ trước khi chết: “Bao giờ nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” Sự tích trái Thơm ( Dứa) Huyền Nương là tên một cô gái mười lăm, không thích làm những việc bếp núc, thêu thùa vá may, tối ngày chỉ lo ca hát không để ý vào việc gì. Mẹ nàng là một góa phụ không mấy giàu sang, lại có tính chanh chua soi mói thiên hạ nên người trong làng ít ai có thiện cảm với mẹ con Huyền Nương. Thình lình mẹ Huyền Nương lâm bệnh nặng nằm một chỗ, Huyền Nương phải thay mẹ vào trong bếp nấu cháo, nấu nước cho mẹ. Khỗ nỗi, ngày thường không để ý chi đến mọi việc trong nhà, nên lúc vào bếp, Huyền Nương lúng túng không biết vật nào để ở đâu, và phải làm thế nào. Vì vậy, chốc chốc Huyền Nương lên tiếng hỏi: - Mẹ ơi, gạo để đâu? Mẹ ơi, cục đá để đánh lửa mẹ để đâu? - Mẹ ơi, nước đổ vào nồi như vậy vừa chưa. Mẹ ơi, cái gàu múc nước mất rồi Đang ốm, lại bị kêu gọi từng chập, người mẹ Huyền Nương lấy làm bực mình lắm, nên nói lẫy: "Mẹ ước gì con có thật nhiều mắt để con kiếm những đồ dùng đặng khỏi kêu nheo nhéo suốt ngày làm chói cả tai". Huyền Nương cắc cớ hỏi: - Bộ mẹ không thương con hay sao? Người mẹ chanh chua càu nhàu: - Thương cái nổi gì, nếu không có con cũng không sao. Tức thì giữa thinh không có tiếng nói khàn khàn: - Lời ước của người mẹ không biết thương con sẽ thành sự thật. Người mẹ kinh sợ, nhìn sau trước không thấy ai thì sinh nghi, bà liền gượng đứng dậy đi xuống bếp tìm Huyền Nương, nhưng không thấy nàng đâu nữa. Bà sợ sệt đi thẳng ra vườn cất tiếng gọi: "Huyền Nương! Huyền Nương!" Không một tiếng trả lời. Bà rên rỉ: "Trời ơi! Huyền Nương đâu mất rồi". Bà đi đến cuối vườn, bỗng bà nhận ra đôi hài cỏ của Huyền Nương nằm cạnh một bụi cây vừa trổ sinh một trái rất kỳ lạ, mình dài mà tròn có nhiều mắt bao bọc xung quanh, tỏa mùi thơm thoang thoảng. Đôi mắt bà sáng lên, tay nắm lấy đôi hài, tay sờ vào trái lạ, tự nhiên nước mắt ứa trào ra, bà than thở: - Huyền Nương! Mẹ đã hiểu vì sao rồi. Sau tiếng than của bà, nhiều tiếng khóc nỉ non từ trong lòng trái lạ vẳng lên. Da trái đang xanh, hứng phải nước mắt và tiếng khóc than của người mẹ dần dần ửng vàng. GẠO NÀNG THƠM CHỢ ĐÀO When Địa chí Long An” (NXB KHXH 1989) cho biết ngay từ thế kỷ 19 dưới thời Minh Mạng, gạo Nàng Thơm Chợ Đào đã được xếp những danh mục đặc sản phương Nam để tiến vua. Cũng tài liệu trên cho biết có những tiệm ăn ở Hồng Kông rất đông khách nhờ có treo bảng hiệu “cơm gạo Nàng Thơm Chợ Đào”. Why Có rất nhiều giống lúa mang tên Nàng như Nàng Trì, Nàng Quết, Nàng Chồ, v.v… Ngay cả Nàng Hương cũng có nhiều loại khác nhau, loại ngắn ngày, loại dài ngày v.v… nhưng chỉ gạo Nàng Thơm Chợ Đào có mang một đặc điểm mà không loại nào có được. Gạo Nàng Thơm Chợ Đào trồng ngay tại Chợ Đào có một khối trắng đục hơi ánh hồng ở giữa hạt gạo, trông hơi giống hạt lựu, người địa phương hay quen gọi là gạo hột lựu. Nhưng có một điều kỳ lạ là gạo Nàng Thơm gieo trồng trên diện tích khoảng 400 ha ấp Chợ Đào là có hạt lựu, còn nếu đem trồng ở ấp khác chứ đừng nói gì đến trồng ở huyện khác, thì hoàn toàn không có đặc tính ấy. Điều bí mật chung quanh hạt gạo Chợ Đào là gì? Địa chất, thổ nhưỡng, nước tưới? Rõ ràng điều ấy không dễ trả lời được. How Gạo Nàng Thơm Chợ Đào có mùi vị dẻo, thơm ngon đặc biệt, nhưng năng suất thấp so với các giống lúa khác, chỉ khoảng 3,5 tấn/ha. Thời gian gieo cấy dài hơn, bình quân 5 tháng, lại chỉ trồng được một vụ từ tháng 8 đến gần Tết thì thu hoạch Mỗi năm vùng Chợ Đào chỉ sản xuất tối đa 1.500 tấn lúa, xay giã, sàng sảy rồi chỉ còn vỏn vẹn vài trăm tấn gạo. Vài trăm tấn gạo ấy như muối bỏ biển, chỉ đủ cho nhu cầu tiêu dùng của địa phương, một số ít dùng cho xuất khẩu, còn dư dả chút đỉnh mới có mặt ở các cửa hàng gạo đặc sản Sài Gòn. Đó cũng là lý do vì sao phần lớn gạo Nàng Thơm Chợ Đào bày bán tràn lan ở ngoài chợ với giá bèo lại được dân Chợ Đào chính gốc gọi là gạo dỏm. Tiếng tăm của gạo Nàng thơm chợ Đào không chỉ lan tỏa khắp vùng ĐBSCL mà còn đến tận Hà Nội và nhiều vùng khác trên cả nước. Tuy nhiên, loại gạo dẻo, thơm này chưa chắc ai ở ngay vựa lúa miền Tây này cũng đã từng nếm qua. “Diện tích đã teo tóp dần. Hiện nay, chỉ còn khoảng 500 héc ta ở Long An còn dành cho giống lúa này”, Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học An Giang, cho biết. ĐẾ GÒ ĐEN When Thời Pháp thuộc, thực dân độc quyền sản xuất rượu “phông ten” (fontaine) tức rượu ty và cấm dân không được nấu rượu để tiêu thụ rượu của chúng bán. Rượu ty dở, toàn cồn nên dân vẫn nấu rượu lậu ngay trong đám đế hoặc nấu xong rồi cho vô bong bóng heo, bong bóng trâu giấu vô đám đế, chờ mang đi bán lén. Tây đoan mà tóm được coi như tù rục xương. Từ đó tên rượu Đế ra đời với một quá trình lịch sử của ẩn lậu, dấu diếm, lủi trốn và lo sợ. Cây đế tuyệt tích nhưng danh tiếng rượu đế Gò Đen vẫn còn tồn tại; “Ăn nem Thủ Đức,uống rượu Bến Lức, Gò Đen”. How [...]... tướng chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, UBND tỉnh Long An cấp giấy chứng nhận đầu tư và Bộ Văn hoá - Thể thao – Du lịch đưa vào quy hoạch phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 Happy land được Bộ Văn Hóa –Thể Thao Du lịch xem là dự án trọng điểm của ngành du lịch Việt Nam, với mục tiêu thu hút 14 triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm, Happyland sẽ góp phần... vật liệu xây dựng; sản xuất đồ gỗ; kinh doanh khách sạn; dịch vụ bất động sản… Sông Vàm Cỏ Tây – tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam (Sài Gòn – Mỹ Tho 1883) What Sông Vàm Cỏ Tây là tên một con sông chảy qua tỉnh Long An và Tiền Giang Sông này lấy nước từ sông Tiền và vùng Đồng Tháp Mười rồi hợp lưu với sông Vàm Cỏ Đông tạo thành sông Vàm Cỏ Thành phố Tân An của tỉnh Long An nằm bên hữu ngạn con sông. .. quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn Đồng Tâm, khu sinh thái Đồng Tháp Mười, biển Gò Công Mạng lưới đường thủy thuận lợi Trục chính là sông Tiền, chiều dài 120km chảy ngang qua tỉnh về phía Nam và 30km sông Soài Rạp ở phía Bắc, tạo điều kiện cho Tiền Giang trở thành điểm trung chuyển về giao thông đường sông từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đi TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Về phía Đông,... phân biệt rõ ràng đâu là Gò Đen chính gốc ! Sông Vàm Cỏ Đông What Sông Vàm Cỏ Đông là tên một con sông chảy qua tỉnh Long An và Tây Ninh Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai Where Sông Vàm Cỏ Đông chảy từ biên giới Campuchia tại xã Biên Giới, huyện Châu Thành rồi qua các huyện Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng How Sông có chiều dài 220 km trong đó phần trên... thuở đó đây sum vầy ? 16- Duyên sắc cầm đừng lợt phai 17- Là nguyện cho chàng 18- Hai chữ an – bình an 19- Trở lại gia đàng 20- Cho én nhạn hiệp đôi Khái quát tỉnh Tiền Giang Where Tiền Giang là một tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam  Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh,  Phía tây giáp Đồng Tháp  Phía nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long  Phía đông giáp biển... ngày càng tăng của người dân đồng thời tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương và khu vực, đào tạo đội ngũ lao động lành nghề cho ngành du lịch, thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam Happyland cũng góp phần tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, tạo ra sự phát triển liên kết của hành lang kinh tế phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh với khu vực đồng bằng Sông Cửu Long Được biết, Khang Thông... sông khác ở Đồng bằng Sông Cửu Long Sông Vàm Cỏ Tây độ dài qua tỉnh là 186 km, nguồn nước chủ yếu do sông Tiền tiếp sang qua kênh Hồng Ngự, đáp ứng một phần nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho dân cư Mở Rộng Sài Gòn - Mỹ Tho, con đường sắt xưa nhất Đông Dương Why Ngay sau khi xâm chiếm xong Việt Nam, người Pháp đã nhanh chóng hoạch định xây dựng tuyến đường sắt đi các tỉnh đồng. .. về du lịch Hàng năm, lượng du khách đến đạt hơn 331.500 lượt Thế mạnh của du lịch Tiền Giang chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như: Gò Thành (thế kỷ 1 đến thế kỷ 6 sau công nguyên); di tích lịch sử Rạch Gầm-Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài; nhiều lăng mộ, đền chùa: lăng Trương Định, lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ các điểm du lịch. .. của Hội Đồng Bộ Trưởng Số 36/HĐBT ngày 4/4/1989 về việc phân vạch địa giới hành chính huyện Vàm Cỏ thuộc tỉnh Long An Chia huyện Vàm Cỏ thuộc tỉnh Long An thành hai huyện lấy tên là huyện Châu Thành và huyện Tân Trụ Tren cung đường đi vào thành phố Tân An, chúng ta sẽ thấy dọc ven đường có những vựa dưa hấu vì sao? Tuy Long An không phải là địa phương trồng nhiều dưa hấu ở đồng bằng sông Cửu Long (nổi... đây, du khách sẽ cảm nhận được không khí trong lành của vùng sông nước Những gian nhà đón khách sử dụng các vật liệu dân dã như tre, nứa, mái rơm tạo cho du khách sự gần gũi thân thuộc với làng quê Việt Nam Không chỉ có thế, các nhà thiết kế còn khéo léo sắp đặt những dòng sông uốn lượn xung quanh, với những chiếc cầu tre, xuồng gỗ, lưới bắt cá…là những khám phá hấp dẫn cho du khách Đến đây, du khách . SAIGONTOURIST NHÓM 4 CÁC ĐIỂM THUYẾT MINH TRÊN CUNG ĐƯỜNG TOUR ĐBSCL ĐBSCL PAGE 1 SAIGONTOURIST NHÓM 4 NGÀY 1: TP.HCM – CẦN THƠ (180KM): Khái quát. tròn có nhiều mắt bao bọc xung quanh, tỏa mùi thơm thoang thoảng. Đôi mắt bà sáng lên, tay nắm lấy đôi hài, tay sờ vào trái lạ, tự nhiên nước mắt ứa trào ra, bà than thở: - Huyền Nương! Mẹ đã. 20.8.1945 Xứ ủy Nam Kỳ đã họp Hội nghị bất thường và ra Nghị quyết khởi nghĩa. ĐBSCL PAGE 3 SAIGONTOURIST NHÓM 4 Tuyến đường cao tốc xuyên ngang thị xã Tân An - nơi được chọn khởi nghĩa “thí điểm”

Ngày đăng: 31/07/2015, 10:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Địa lý

  • Lịch sử

  • Tôn Giáo

  • Văn hóa

  • Giáo dục

  • Nhân vật

    • Thời kỳ Nhật xâm chiếm

    • 1947-1972

    • Campuchia dân chủ

    • Hậu quả

    • Sở thích

    • Xét xử tội ác diệt chủng

    • Cụm phà Vàm Cống

    • When

    • Kiến An Cung

    • Bánh phồng tôm

    • What

    • Tháp Mười

    • What

    • Gò Tháp

    • Where

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan