TIỂU LUẬN LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI JOHN LOCKE - NHÀ GIÁO DỤC VĨ ĐẠI

10 1.7K 2
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI JOHN LOCKE - NHÀ GIÁO DỤC VĨ ĐẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC HỌC PHẦN: LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI Đề tài: Giảng viên hướng dẫn: TS. Hồ Văn Liên. Sinh viên thực hiện: Võ Nguyên Anh Trần Thái Hoà Nguyễn Thị Cà Nuôi Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012 I. Giới thiệu John Locke là một nhà giáo dục vĩ đại trên một số phương diện. Locke là một nhà thực nghiệm và chuyên gia nghiên cứu giáo dục. Ông cũng có một số đóng góp ở lĩnh vực thần học,kinh tế học, y học, triết học và khoa học chính trị. II. CUỘC ĐỜI:  John Locke sinh ngày 29/8/1632 tại làng Somerset, Wrington (Anh). Từ nhỏ cậu bé sống với người cha vô cùng khắc nghiệt, điều này có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến những quan điểm giáo dục của ông sau này.  Năm 1647 khi ông 15 tuổi được gửi tới trường Westminter ở Luân Đôn; chuyên ngành học của ông lúc này là ngôn ngữ cổ điển, tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp.  Năm 1650, ông nhận được học bổng ở 2 trường danh tiếng Oxford va Cambridge.  Năm 1652, ông vào học Oxford và theo học y khoa.  Năm 1656,ông lấy được bằng cử nhân. Sau đó 2 năm ông lấy được bằng thạc sĩ được giữ lại trường làm giảng viên môn tu từ học.  Năm 1663, ông được bầu làm chuyên viên phòng kiểm duyệt đánh giá về triết học đạo đức.  Năm 1667, Locke rời khỏi đại học Oford đến nhà bá tước Shaftesbury giữ cương vị là nhà tư vấn sức khỏe cho cả gia đình và gia sư cho con trai họ.  Năm 1670, ông sang Pháp sinh sống và tiếp tục làm gia sư cho con Nam tước John Banks. Những năm sau đó ông tiếp tục làm gia sư cho một số gia đình quý tộc.  Những năm cuối đời ông sống trong tình trạng đau đớn và bệnh tật. Ông qua đời tại  Oates vào ngày 28/10/1704. III. MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC: Theo John Locke, mục đích chính của giáo dục là sự huấn luyện về tính khôn ngoan và đức hạnh hơn là sự thu thập về tri thức. Mục đích của ông thể hiện rõ ở hệ thống cấp bậc trong giáo dục, bao gồm 4 yếu tố và sắp xếp theo thứ bậc sau: 1. Đức hạnh 2. Sự thông thái 3. Sự lịch thiệp 4. Học tập. Đức hạnh được đưa lên hàng đầu trong việc giáo dục. Đối với Jonh Locke, đức hạnh là nhân tố tối quan trọng. Đức hạnh là làm sao cho người khác kính trọng và yêu mến, khiến cho người được giáo dục tự tôn trọng và bao dung với chính mình. Đức hạnh cũng có thể là sự tự kiềm chế những dục vọng, nơi mà lý trí không kiểm soát được. Tiếp theo là sự thông thái, thông thái không có nghĩa là láu cá hay xảo nguyệt mà là cởi mở, công bằng và sáng suốt. Ông khuyến khích trẻ làm quen với sự thật và đức tính thật thà, bằng cách nêu ra lẽ phải và phản ánh tác động của mỗi hành động chúng làm. Sự thông thái thực thụ luôn gắn liền với việc vận dụng cả lí trí lẫn kinh nghiệm. Sự lịch thiệp cũng là chủ đề mà John Locke chú trọng. Theo ông, một người được nuôi dạy tốt sẽ thể hiện thiện chí và sự tôn trọng của mình với mọi người và tránh cư xử lỗ mãng, khinh miệt hay chỉ trích, soi mói người khác. Nhưng cũng không nên khuyến khích trẻ cư xử khách sáo. Học tập được ông xếp cuối cùng vì ông không muốn nhồi nhét kiến thức cho trẻ. Nhất là khi những kiến thức này lại thấm vào trẻ do nỗi sợp hãi và những hình phạt thể xác mà trẻ phải chịu. Tóm lại: Lock chú trọng đến việc hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong mục đích giáo dục của ông. IV. Nội dung giáo dục Theo Locker mỗi tầng lớp xã hội khác nhau cần có sự giáo dục khác nhau. Ông đã chia giáo dục thành hai hệ thống: Hệ thống giáo dục cho con quý tộc và hệ thống giáo dục cho con thường dân. 1. Hệ thống giáo dục cho con quý tộc Người phong nhã cần được giáo dục theo những nội dung sau: thể dục, đức dục, trí dục, và giáo dục lao động. Locker đánh giá rất cao tác động của môi trường giáo dục, vì thế ông rất sợ trẻ em con nhà giàu bị ảnh hưởng "xấu" bởi con em nhà nghèo. Để tránh ảnh hưởng này, Locker muốn giáo dục người "Phong nhã" không phải ở nhà trường mà ở gia đình. Ông cho rằng, trường học là nơi tập hợp "một đám đông lộn xộn những trẻ em thiếu giáo dục của các tầng lớp khác nhau". Ngược lại, ông lí tưởng hóa việc giáo dục trẻ ở gia đình vì ông cho rằng "Ngay đến những tri thức và kĩ năng bổ ích thu nhận được ở nhà trường cũng không thể sánh với các thiếu sót của việc giáo dục ở gia đình". Ông muốn rằng phải lựa chọn những nhà giáo dục có được năng lực và được đào tạo kĩ lưỡng để giáo dục những người phong nhã trong gia đình. · Về thể dục: Ông đánh giá rất cao vai trò của sức khoẻ. Ông nói "Sức khỏe cần thiết cho hạnh phúc và mọi việc làm của chúng ta". Vì thế, ngay từ nhỏ cơ thể trẻ em đã cần phải được rèn luyện để cho trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, không sợ và không thấy mệt nhọc. Ông rất nghiêm khắc với việc xác định chế độ sinh hoạt trong ngày, vì vậy, đã đưa ra nhiều lời khuyên về chế độ ăn uống cho trẻ. Việc giáo dục thể chất cho trẻ em cần được tổ chức đúng đắn sẽ tạo nên lòng dũng cảm và tính bền bỉ cho trẻ em. Ông nói "Người phong nhã cần phải được giáo dục sao cho lúc nào cũng sẵn sàng cầm vũ khí và trở thành người lính". Trong quá trình rèn luyện phải tạo được cho trẻ những thói quen tốt như chịu đựng gian khổ, vượt mọi khó khăn nguy hiểm. Ông khuyên các bậc phụ huynh rằng, không nên cho trẻ mặc ấm quá, cần phải ăn mặc giản dị, không mặc những quần áo chật chội, gò bó cơ thể. Thức ăn cần phải giản dị, thậm chí ông không muốn cho trẻ ăn thịt, đường, hoa quả lúc trẻ dưới 3 tuổi, trẻ nhỏ cần được sinh hoạt, chơi đùa ngoài trời phần lớn thời gian trong ngày. Hãy cho trẻ đi chân đất, để đầu trần, nằm gường không đệm. Tập cho trẻ thói quen ngủ sớm, dậy sớm đúng giờ và nhanh nhẹn và khi dậy không được uể oải. Ông coi trọng thể dục hơn trí dục, Ông khuyên rằng, thói quen tốt trên đây cần được tiến hành từ nhỏ, không được rèn luyện nhiều thói quen thột lúc mà phải giáo dục từng thói quen một, cái này tiếp nối cái kia. Phương pháp giáo dục thói quen không phải bằng bạo lực, bằng lời nói thô lỗ mà phải dịu dàng, khuyên nhủ họ để họ thấy ích lợi của thói quen để tự giác rèn luyện. · Về trí dục: Quan niệm về nội dung giáo dục của Locker phong phú hơn đương thời rất nhiều. Theo ông cần cho trẻ học đọc, viết, vẽ, học tiếng mẹ đẻ, tiếng Pháp và tiếng Latinh (song học tiếng Latinh không phải cho mọi người mà chỉ cho ai sẽ làm nghề buôn bán, còn nếu làm nông nghiệp thì tiếng Latinh là không cần thiết); học địa lí, số học, hình học, thiên văn, luân lí học, lịch sử, luật pháp, kế toán và khiêu vũ. Như vậy chương trình học tập này theo Locker đã khác hẳn với nội dung giáo dục trí dục trong trường trung cổ mà mang nặng tính thực dụng, có lợi trước mắt cho nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa. · Về giáo dục lao động: Locker cho rằng, người phong nhã phải học một nghề thủ công nào đó (mộc, nề hoặc kéo sợi), làm ruộng, buôn bán Cần coi trọng việc giáo dục lao động và tổ chức cho trẻ lao động ngoài trời vì nó cần cho sức khỏe trẻ em. Theo ông, lao động thủ công cho tiểu chủ và qua lao động mà loại bỏ những bản tính của con người. Cơ sở khoa học của giáo dục trẻ em: Theo Locker , đó là đặc điểm cá nhân của trẻ em. Vì thế Locker đòi phải: - Quan sát trẻ trong điều kiện tự nhiên nhất, lúc chúng đang hoạt động, đừng để trẻ biết rằng mình đang quan sát chúng. - Phải tìm ra những phẩm chất khác của trẻ vì rằng muốn giáo dục trẻ phải làm sao thích ứng được với những cá tính của trẻ. Locker kịch liệt phản đối lối giáo dục bằng roi vọt, đây là những biểu hiện tích cực của phương pháp giáo dục tư sản - một bước tiến bộ mới so với giáo dục phong kiến. Theo Locker , nhiệm vụ của giáo dục là phải giáo dục cho trẻ em lòng tin tôn giáo. Quan niệm này thể hiện rõ, trong nhà trường tư sản, giai cấp tư sản dùng tôn giáo làm công cụ để dung hòa mâu thuẫn xã hội và bảo vệ trật tự xã hội bằng niềm tin vào Chúa. 2. Hệ thống giáo dục cho con thường dân Locker đưa ra một dự án giáo dục cho con nhà nghèo gọi là "working house" (nhà lao động). Ông cho rằng, con nhà lao động là một gánh nặng cho xã hội. Bởi vậy, ngay từ nhỏ phải tập trung trẻ vào "nhà lao động" từ 3 - 14 tuổi. Ở đây trẻ sẽ tiếp nhận một chế độ giáo dục hết sức nghiêm ngặt. Cha mẹ vẫn phải chịu trách nhiệm với con cái về ăn mặc và sách vở học hành. Các chủ xưởng có thể đem trẻ em về "nhà lao động"học việc, làm ra sản phẩm và được nhận tiền công nhưng do "nhà lao động" quản lí. Rõ ràng, phương thức học tập và lao động ở "nhà lao động" của trẻ em nhằm tập cho trẻ quen cuộc sống, chấp nhận cuộc sống suốt đời của người thợ. Nói rằng "nhà lao động" như một trường học, nhưng thực ra đây chỉ là một hình thức tập trung trẻ em con nhà lao động để dạy cho trẻ sự phục tùng của một lớp người lao động làm thuê sau này mà chủ dễ thuê, dễ sai khiến. Tóm lại, là con đẻ của cuộc thỏa hiệp giai cấp 1688, là đại biểu trung thành của giai cấp tư sản và quý tộc mới trên con đường phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Locker đã có nhiều kiến giải về giáo dục. So với giáo dục phong kiến thời trung cổ thì đây là một bước tiến mới về giáo dục, nhưng vẫn chỉ dừng ở việc tạo ra 2 lớp người khác nhau cho nhà nước tư bản chủ nghĩa Anh. V. Phương pháp giáo dục  Thể hiện uy nghiêm, kiên quyết và mạnh mẽ với con cái khi còn nhỏ. Đó một phần cũng là do sự thừa hưởng của cha ông (ông luôn ủng hộ việc dùng roi để trừng phạt đàn bà có chồng mà không có con). Chú ý rằng, ông nói đến sự uy nghiêm chứ không phải ông khuyến khích sử dụng phương pháp trách phạt trong giáo dục. Ông rất đề cao vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái, cha mẹ nên là những tấm gương tốt cho con cái noi theo bằng “sự kính mến”.  Dạy học trực quan. Ông cũng rất chú trọng đến việc sử dụng các công cụ hỗ trợ trong dạy học. Ví dụ như: cho trẻ chơi những con xúc xắc để học chữ cái; truyện tranh có hình minh họa; cho trẻ vẽ phác họa ý tưởng… Ông cũng khuyến khích nên sử dụng những lời động viên, khích lệ để tạo hứng thú cho trẻ.  Dạy ngoại ngữ bằng phương pháp hội thoại. Ông phản đối lối dạy ngoại ngữ chỉ chú trọng đến mặt ngữ pháp vì nó làm cho trẻ cảm thấy khô khan và khó tiếp thu. Ông ưu tiên dùng phương pháp hội thoại trong việc dạy và học ngoại ngữ. Tư tưởng này của ông hiện nay cũng được phổ biến rộng rãi. Để học tốt và có thể sử dụng tốt ngoại ngữ thì việc thường xuyên sử dụng loại ngoại ngữ đó để giao tiếp là phương pháp tối ưu nhất. VI. Về phương tiện giáo dục Locker cho rằng: phương tiện giáo dục tốt nhất không phải ở lời nói, ở sự suy luận mà ở tấm gương và ở môi trường xung quanh trẻ. Ông nói "Không có gì thấm sâu vào tâm trí người ta một cách nhẹ nhàng và sâu sắc bằng sự gương mẫu".Đoạn khác ông lại nói: "Không được giáo dục trẻ bằng những quy tắc dễ dàng rời khỏi trí nhớ của chúng. Nếu anh thấy cần phải giáo dục cho họ một điều gì đó thì hãy bằng thực tiễn và nếu có thể thì tự anh sẽ làm thử xem sao". Rõ ràng đây là quan điểm giáo dục tiến bộ. Trẻ càng nhỏ thì tác động của môi trường và tấm gương đến trẻ càng lớn. Tấm gương là một phương tiện giáo dục quan trọng. Đánh giá: Ưu điểm:  Trong lý thuyết về phương pháp giáo dục của ông, ông đưa ra những ý kiến tiến bộ như việc dùng các phương pháp trực quan, hội thoại …trong giáo dục. Ông còn đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự lập thành thói quen.  Mục đích giáo dục của ông cũng hướng đến việc hình thành một con người toàn diện cả tài lẫn đức.  Những ý kiến của ông hiện nay vẫn là những mục tiêu được nhắm đến nhưng các nhà cải cách giáo dục vẫn chưa thực hiện được. Ta nên lưu ý rằng các "suy nghĩ" sau đây có mục đích chính là sự giáo dục trẻ em của từng người chứ không phải sự hình thành của một hệ thống giáo dục.  Đánh giá nội dung giáo dục một cách toàn diện thông qua những nội dung cụ thể như sau: Thể dục, đức dục, trí dục và giáo dục lao động. Nhược điểm:  Có sự phân biệt sâu sắc giữa con quý tộc và con thường dân.  Quá coi trọng đến môi trường giáo dục của trẻ (gia đình) mà không chú ý các tác nhân: hoạt động cá nhân, bẩm sinh… VII. Liên hệ giáo dục Việt Nam. + Nội dung giáo dục ở Việt Nam cũng chú trọng đến việc phát triển toàn diện nhân cách con người bao gồm các mặt như: đức dục, trí dục, thể dục, lao động và mỹ dục. + Phương pháp giáo dục Việt Nam cũng giống như Lock không đề cao phương pháp trách phạt trong việc giáo dục mà chú ý nhiều hơn tới phương pháp nêu gương. + Giáo dục Việt Nam cũng chú trọng đến môi trường giáo dục, chú trọng lý thuyết song song với thực hành như Lock. + Phương pháp trực quan hành động cũng được đặt biệt chú trọng giáo dục trẻ em. + Mục đích giáo dục của Việt Nam được hướng tới tất cả mọi học sinh, không có sự phân biệt như Lock, ông chỉ dành mối quan tâm cho những đứa con nhà quý tộc. Tài liệu tham khảo 1. Lịch sử giáo dục thế giới – Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm 2. Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới –NXB Tri thức . Minh, tháng 12 năm 2012 I. Giới thiệu John Locke là một nhà giáo dục vĩ đại trên một số phương diện. Locke là một nhà thực nghiệm và chuyên gia nghiên cứu giáo dục. Ông cũng có một số đóng. hệ thống giáo dục cho con thường dân. 1. Hệ thống giáo dục cho con quý tộc Người phong nhã cần được giáo dục theo những nội dung sau: thể dục, đức dục, trí dục, và giáo dục lao động. Locker đánh. pháp giáo dục tư sản - một bước tiến bộ mới so với giáo dục phong kiến. Theo Locker , nhiệm vụ của giáo dục là phải giáo dục cho trẻ em lòng tin tôn giáo. Quan niệm này thể hiện rõ, trong nhà

Ngày đăng: 31/07/2015, 10:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Hệ thống giáo dục cho con quý tộc

  • 2. Hệ thống giáo dục cho con thường dân

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan