Một số giải pháp xây dựng rào cản đối với hàng nhập khẩu qua thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014-2020

121 328 0
Một số giải pháp xây dựng rào cản đối với hàng nhập khẩu qua thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014-2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU Đặt vấn đề Kể từ ngày nước ta thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, trong nước nhiều thành phần kinh tế được thành lập, bên cạnh đó, làn sóng các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư vào Việt Nam cũng tăng nhanh. Trong giai đoạn đầu, hầu hết các nhà đầu tư đều đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng để hoạt động sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm. Nhà nước khuyến khích với nhà đầu tư trong nước sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sử dụng trong nước; khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều hướng vào thay thế nhập khẩu hơn là hướng vào xuất khẩu, chạy đua lợi nhuận trước mắt hơn là có chiến lược lâu dài dẫn đến chất lượng, mẫu mã, màu sắc hàng hóa kém cạnh tranh so với hàng ngoại nhập. Trong những năm gần đây, bạn bè quốc tế đã bắt đầu chú ý tới hình ảnh một Việt Nam mới mẻ, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế toàn cầu. Một trong những cột mốc đáng nhớ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đó là ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Chính điều này đã buộc Việt Nam mở cửa hơn nữa kinh tế và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam, nó như là một xu thế khách quan, một nhu cầu tất yếu với những lợi ích không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nó cũng mang lại không ít khó khăn, đặc biệt là đối với những nền kinh tế còn non trẻ, sức cạnh tranh của các nền sản xuất trong nước còn kém. Vì vậy, hàng hóa của nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, đa dạng về chủng loại, chất lượng, giá cả, trong đó không thiếu những hàng hóa làm mất niềm tin và ảnh hưởng đến nhà sản xuất, người tiêu dùng Việt Nam. Đặc biệt, khi tình hình kinh tế, chính trị thế giới bất ổn, nguy cơ chiến tranh xảy ra tại nhiều nước thì Việt Nam được xem là điểm đến lý tưởng để đầu tư. Bên cạnh những nhà đầu tư có uy tín, có trách nhiệm, tha thiết đầu tư tại 2 Việt Nam để phát triển sản xuất, chiếm thị phần thì ngày càng xuất hiện nhiều nhà đầu lợi dụng chính sách nhập khẩu để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trục lợi, thiếu trách nhiệm, không nghiêm túc, hoặc nhập khẩu hàng hóa gây ra nguy hại cho nền kinh tế đất nước, làm rối loạn thị trường, gây khó khăn cho nhà sản xuất trong nước đã tác động đến chất lượng cuộc sống của người Việt Nam. Do đó, các quốc gia thường sử dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để bảo hộ nền sản xuất trong nước; coi bảo hộ là công cụ đắc lực trong chính sách thương mại của mình đã đem lại cho Việt Nam những lợi ích to lớn, nhưng bên cạnh đó là không ít khó khăn và thách thức. Hội nhập đồng nghĩa với việc Việt Nam phải mở cửa hơn nữa nền kinh tế, cắt giảm thuế quan và loại bỏ những hàng rào phi thuế quan không phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế nhưng vẫn đảm bảo lợi ích quốc gia và bảo vệ nền sản xuất nước nhà. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị lớn nhất của cả nước. Hàng ngày, nơi đây diễn ra các hoạt động giao thương nhộn nhịp rất cần cho sự phát triển kinh tế của đất nước, trong đó có hoạt động nhập khẩu. Từ đây hàng hóa nhập khẩu của thành phố sẽ được vận chuyển và lan tỏa đến hầu hết mọi miền của đất nước. Tuy nhiên, hàng nhập khẩu cũng gặp nhiều vần đề: năm 2011 phát hiện 6 vụ nhập phế liệu không đạt chất lượng trị giá hơn 1,5 tỷ đồng, năm 2012 phát hiện 9 vụ trị giá lên đến hơn 12 tỷ đồng; hàng ngàn tấn ác quy chì phế thải và hàng hóa khác thuộc diện chất thải nguy hiểm; máy móc thiết bị lạc hậu, … đã nhập khẩu qua các cảng tại thành phố Hồ Chí Minh. Kể từ khi gia nhập WTO đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thành phố luôn ở mức cao (năm 2006 chỉ có 283 dự án thì năm 2007 là 493, năm 2008 là 546, năm 2009 là 389, năm 2010 là 375, năm 2011 là 439 và năm 2012 là 436 dự án). Trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thương mại đầu tư vào thành phố Hồ Chí Minh thực hiện hoạt động nhập khẩu liên tục gia tăng (năm 2007 có 3 25 dự án thì năm 2008 là 66, 2009 là 87, năm 2010 là 107, năm 2011 là 121, năm 2012 là 137 dự án). Tuy nhiên, một số doanh nghiệp FDI có dấu hiệu chuyển giá để trốn thuế thể hiện qua việc báo lỗ như: Cty TNHH Freetrend Industriala Việt Nam với mức lỗ trên 2 năm là 222 tỷ đồng, Metro 11 năm chưa có lãi, Cô ca cô la liên tục lỗ… là tình trạng đáng báo động. Khuyến khích các nhà đầu tư trong nước phát triển sản xuất, ủng hộ các nhà đầu tư nước ngoài phục vụ phát triển đất nước là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, những điều cam kết WTO, đòi hỏi phải có một chính sách hợp lý, đúng đắn, và linh hoạt. Một trong những chính sách đó là công khai minh bạch, cụ thể hóa thủ tục hành chính, thủ tục cấp phép … và xây dựng rào cản trong hoạt động nhập khẩu. Vấn đề khó khăn đối với các nhà hoạch định chính sách là làm thế nào để có thể thực hiện tốt các rào cản đối với hàng nhập khẩu mà không vi phạm các cam kết về tự do hoá thương mại của WTO. Chính vì lý do trên nên tác giả chọn tên luận văn là “Một số giải pháp xây dựng rào cản đối với hàng nhập khẩu qua thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014-2020” để thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học. 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục tiêu của luận văn Trên cơ sở trình bày thực trạng hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, tìm hiểu về những rào cản Việt Nam hiện đang áp dụng đối với họat động nhập khẩu và đề xuất một số giải pháp về việc xây dựng rào cản đối với hoạt động nhập khẩu trong bối cảnh Việt Nam phải thực hiện các cam kết quốc tế đối với hàng nhập khẩu. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trên cần giải quyết các vấn đề sau: - Trình bày một số rào cản trong hoạt động nhập khẩu tại Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị xây dựng rào cản đối với hàng nhập khẩu. 4 - Thực trạng hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện luận văn này, tác giả sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu như sau: Thu thập thông tin, thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp và phương pháp chuyên gia. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Rào cản đối với hàng nhập khẩu vào TP.HCM, trong đó tập trung chú trọng đến doanh nghiệp FDI khi làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp FDI đầu tư vào TP.HCM nhiều và có những bất cập trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN - Nội dung nghiên cứu: rào cản đối với hàng nhập khẩu vào TP.HCM. - Không gian nghiên cứu: lấy thực tiễn của TP.HCM để chứng minh. - Thời gian nghiên cứu: số liệu trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012 để định hướng cho giai đoạn 2014 đến 2020. 5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận về rào cản đối với hàng nhập khẩu. - Chương 2: Thực trạng rào cản đối với hàng nhập khẩu vào TP.HCM giai đoạn 2007 - 2012. - Chương 3: Giải pháp và kiến nghị xây dựng rào cản đối với hàng nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2014-2020. 5 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU 1.1. HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Nhập khẩu và mục tiêu của nhập khẩu 1.1.1.1. Nhập khẩu - Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, nhà nhập khẩu phải chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để thanh toán cho nhà xuất khẩu. - Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hoá đó tại Việt Nam; bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hoá tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. - Doanh nghiệp FDI hoạt động nhập khẩu được xem như là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động nhập khẩu các hàng hóa được pháp luật Việt Nam cho phép. - Qui trình hoạt động nhập khẩu: Phù hợp với phạm vi hoạt động quyền nhập khẩu quy định tại Điều 3.4 Nghị định 23/2007/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 12/02/2007 và Điểm 3.1 Thông tư số 05/2008/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 14/04/2008. Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa như sau: Trước khi hàng về đến Việt Nam, dù bằng đường không hay đường biển cũng sẽ có giấy báo (Arrival Notice) thông báo cho nhà nhập khẩu biết về chi tiết lô hàng, thời gian, địa điểm mà hàng sẽ về đến Việt Nam kèm theo việc yêu cầu đến nhận hàng. Nhà 6 nhập khẩu sẽ thực hiện các yêu cầu và chuẩn bị hồ sơ như nội dung yêu cầu trong Giấy báo hàng đến để nhận lệnh giao hàng và thanh toán các chi phí (nếu có) Các chứng từ cần thiết để nhận hàng là lệnh giao hàng (D/O : Delivery Order) cũng được ghi chú rõ trong giấy báo (tàu) đến. Khi nhận được D/O, nhà nhập khẩu mang nó cùng một số chứng từ khác như hợp đồng (Contract), Hóa đơn thương mại (commercial Invoice), Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing List), Giấy Chứng nhận xuất xứ (C/O: Certificate of Origin), Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh, đăng ký mã số xuất nhập khẩu, giấy Giới thiệu, … đến cơ quan Hải Quan và mở tờ khai hải quan hoặc đăng ký mở tờ khai hải quan qua mạng. Sau khi mở tờ khai hải quan, nhà nhập khẩu sẽ nộp các loại thuế, phí thì cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm hóa hàng hóa xem có đúng trong hợp đồng, Invoice, Packing List cũng như C/O không? Khi hàng hóa nhập khẩu đúng với kê khai trên các chứng từ thì hàng hóa sẽ được thông quan. 1.1.1.2. Mục tiêu nhập khẩu Mỗi doanh nghiệp khi được cấp phép hoạt động đều có một ngành nghề kinh doanh nhất định. Thường căn cứ vào ngành nghề kinh doanh và nhu cầu hoạt động, doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu với nhiều mục đích như sau: - Nhập khẩu nguyên nhiên phụ liệu, máy móc và vật tư phục vụ sản xuất trong nước: Do nền kinh tế Việt Nam nghèo nàn lạc hậu nên hầu hết nguyên nhiên phụ liệu, máy móc và vật tư sản xuất trong nước đều phụ thuộc vào nhập khẩu. Chính sách nhà nước thiếu định hướng chiến lược, thiếu quy hoạch vùng nguyên liệu, vùng sản xuất cho phát triển sản xuất nên ngay cả các sản phẩm xuất khẩu và các sản phẩm có sự tăng trưởng cao trong nhiều năm qua như: hàng dệt may, da giày, chế biến thực phẩm và đồ uống, sản phẩm thép và kim loại màu, ô tô, xe máy, hàng điện tử, sản phẩm nhựa … cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm nhập khẩu. Nhiều nhóm sản phẩm có tỷ trọng chi phí cho nguyên vật liệu chiếm trên 60% giá thành sản phẩm 7 như: giấy in, giấy viết, phôi thép và thép cám, lốp xe các loại… Rất nhiều những mặt hàng này ngòai việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước còn là yếu tố đầu vào cho nhiều ngành sản xuất và cho xuất khẩu ra các thị trường khác. Việc nhập khẩu với số lượng lớn nguyên vật liệu cũng sẽ gây tác động trực tiếp tới tính chủ động của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc lập kế hoạch kinh doanh và tới giá thành do phụ thuộc vào biến động giá cả nguyên liệu nhập khẩu, biến động tỷ giá hối đoái… Việc phải nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước cũng sẽ làm phát sinh thêm nhiều khoản chi phí khác như: chi phí vận chuyển, chi phí hải quan, chi phí cảng, chi phí bảo hiểm… Chi phí kinh doanh của ta còn cao, do đó tỷ suất lợi nhuận hạn chế, lợi nhuận thấp, doanh nghiệp không có động lực để phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch, định hướng và nhạy bén trong kinh doanh. - Nhập khẩu hàng tiêu dùng để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng: nhu cầu tiêu dùng trong nước luôn ở mức cao với các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được (hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu chất lượng, mẫu mã, giá cả …) như: xăng dầu, phân bón, máy móc thiết bị, xe cộ nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng này còn xuất phát xu hướng chuộng hàng ngoại hơn hàng nội. - Nhập khẩu hàng hoá để phục vụ triển lãm, hội chợ: hàng hóa nhập vào để tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, quảng cáo và khuếch trương sản phẩm đến với người tiêu dùng. - Nhập khẩu hàng hóa, máy móc, thiết bị từ nước ngoài để thực hiện các dự án trong nước: Nhiều dự án tại Việt Nam đòi hỏi trình độ máy móc, phương tiện kỹ thuật cao hoặc đồng bộ hệ thống nên phải nhập hàng hóa ở nước ngoài về, phần đông các dự án này do các đối tác nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga… trúng thầu đã nhập khẩu một lượng lớn máy móc, thiết bị từ các nước này vào Việt Nam để thực hiện dự án. - Nhập khẩu hàng hóa để gia công (tạm nhập tái xuất): là việc các doanh nghiệp 8 nhập khẩu các hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để hoàn thành các công đoạn nào đó theo hợp đồng sau đó xuất khẩu hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. 1.1.2. Những hoạt động liên quan đến nhập khẩu 1.1.2.1. Nguyên nhân thúc đẩy hoạt động nhập khẩu Xuất phát từ nhu cầu, lợi ích con người trong sản xuất, tiêu dùng, vui chơi, giải trí nhằm tìm kiếm những nguồn nguyên liệu, hàng hóa, trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, giao thương, tiêu dùng mà các nhà đầu tư tham gia vào hoạt động nhập khẩu. Thông thường các nhà đầu tư nhập khẩu những thứ mà họ chưa có, hoặc nhập khẩu những thứ mà bên ngoài ưu việt hơn thứ mà họ có về giá cả, chất lượng, màu sắc, …Trong những năm gần đây, hoạt động nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ do những cam kết về hàng hóa của các nước khi gia nhập WTO (trong đó có Việt Nam) cũng là những nguyên nhân thúc đẩy hoạt động nhập khẩu: Thứ nhất, các nước thành viên WTO mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp, cá nhân, nhà đầu tư nước ngoài. Thứ hai, các điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu như: - Rào cản ở các nước nhập khẩu ít hơn (thuế giảm, hàng rào phi thuế quan dần được bãi bỏ); - Hàng hóa xuất khẩu của các thành viên WTO được đối xử công bằng hơn trên thị trường thế giới; - Doanh nghiệp dễ dàng định hướng hoạt động xuất khẩu của mình hơn do được tiếp cận với thông tin về thị trường nhập khẩu. Thứ ba, các nước thành viên WTO buộc phải cắt giảm rào cản thuế quan và phi thuế quan, giảm bảo hộ và trợ cấp xuất khẩu, bởi vậy hàng nhập khẩu vào nhiều hơn trước. 1.1.2.2. Các hình thức nhập khẩu trong thương mại quốc tế Hoạt động kinh doanh nhập khẩu chỉ được tiến hành ở các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, nhưng trong thực tế do tác động của môi trường, điều 9 kiện kinh doanh cùng với sự năng động sáng tạo của người kinh doanh đã tạo ra nhiều hình thức nhập khẩu khác nhau như: - Nhập khẩu trực tiếp: là hình thức nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ các chi phí đảm bảo kinh doanh có lãi, đúng phương hướng, chính sách luật pháp của Nhà nước cũng như quốc tế. Trong hoạt động nhập khẩu này, doanh nghiệp hoàn toàn nắm quyền chủ động và phải tự tiến hành các nghiệp vụ của hoạt động nhập khẩu từ nghiên cứu thị trường, lựa chọn bạn hàng, lựa chọn phương thức giao dịch, đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Doanh nghiệp phải tự bỏ vốn để chi trả các chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh và được hưởng toàn bộ phần lãi thu được cũng như phải tự chịu trách nhiệm nếu hoạt động đó thua lỗ. Khi nhập khẩu tự doanh thì doanh nghiệp được trích kim ngạch nhập khẩu, khi tiêu thụ hàng nhập khẩu doanh nghiệp phải chịu thuế doanh thu, thuế lợi tức. Nhập khẩu trực tiếp, doanh nghiệp chỉ cần lập một hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài, sau khi hàng về nước sẽ lập hợp đồng tiêu thụ hàng hoá trong nước. - Nhập khẩu uỷ thác: là hoạt động nhập khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp hoạt động trong nước có ngành hàng kinh doanh một số mặt hàng nhập khẩu nhưng không đủ điều kiện về khả năng tài chính, về đối tác kinh doanh nên đã uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục nhập khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một hoa hồng gọi là phí uỷ thác. Quan hệ giữa doanh nghiệp uỷ thác và doanh nghiệp nhận uỷ thác được quy định đầy đủ trong hợp đồng uỷ thác. Nhập khẩu uỷ thác, doanh nghiệp Xuất nhập khẩu (nhận uỷ thác) không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch (nếu có), không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ vì không phải tiêu thụ hàng nhập mà chỉ đứng ra đại diện cho bên uỷ thác để giao dịch với bạn hàng nước ngoài, ký hợp đồng và làm thủ tục nhập hàng cũng như thay mặt cho bên uỷ thác khiếu nại đòi bồi thường 10 với nước ngoài khi có tổn thất. Khi tiến hành nhập khẩu uỷ thác thì đại diện của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chỉ được tính kim ngạch xuất nhập khẩu chứ không được tính doanh số, không chịu thuế doanh thu. Khi nhận uỷ thác, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu này (nhận uỷ thác) phải lập hai hợp đồng: Một hợp đồng mua bán hàng hoá với nước ngoài và một hợp đồng nhận uỷ thác với bên uỷ thác. - Nhập khẩu liên doanh: Đây là một hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kỹ thuật một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng, kỹ thuật để cùng giao dịch và đề ra các chủ trương biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên, cùng chia lãi nếu lỗ thì cùng phải chịu. Nhập khẩu liên doanh thì các doanh nghiệp nhập khẩu liên doanh ít chịu rủi ro bởi mỗi doanh nghiệp liên doanh nhập khẩu chỉ phải góp một phần vốn nhất định, quyền hạn và trách nhiệm của các bên cũng tăng theo số vốn góp, việc phân chia chi phí, thuế doanh thu theo tỷ lệ vốn góp, lãi lỗ hai bên phân chia tuỳ theo thoả thuận dựa trên vốn góp cộng với phần trách nhiệm mà mỗi bên gánh vác. Trong nhập khẩu liên doanh thì doanh nghiệp đứng ra nhận hàng sẽ được tính kim ngạch xuất nhập khẩu. Khi đưa hàng về tiêu thụ thì chỉ được tính doanh số trên số hàng tính theo tỷ lệ vốn góp và chịu thuế doanh thu trên doanh số đó. Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp tham gia liên doanh phải lập hai hợp đồng: Một hợp đồng mua hàng với nước ngoài và một hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp khác (không nhất thiết phải là doanh nghiệp Nhà nước). - Tạm nhập, tái xuất hàng hóa: là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam. - Tạm xuất, tái nhập hàng hóa: là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan [...]... quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam 1.2 RÀO CẢN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU 1.2.1 Khái niệm rào cản thương mại Rào cản thương mại: thuật ngữ rào cản đối với thương mại chỉ được đề cập chính thức trong 1 hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đó là hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại... tế Hầu hết các rào cản thương mại được xây dựng căn cứ vào các định chế và thỏa thuận trong khuôn khổ WTO hoặc các thỏa thuận khác Ngoài ra, do nhu cầu bức xúc của xã hội hoặc để an dân mà nhà nước phải xây dựng các rào cản thương mại 1.2.5 Kinh nghiệm xây dựng rào cản hàng nhập khẩu của một số nước trên thế giới Hầu hết các nước trên thế giới đều xây dựng rào cản đối với hàng nhập khẩu, tuy nhiên... thời hạn sử dụng … Để làm rõ tại sao phải xây dựng rào cản chúng ta tiếp tục nghiên cứu các nhân tố hình thành rào cản 1.2.4 Các nhân tố xây dựng rào cản hàng nhập khẩu Như đã phân tích trên, rào cản có rất nhiều tác dụng Nhưng nhìn chung rào cản để bảo vệ lợi ích của một nhóm người nào đó và gây ra bất lợi cho một nhóm người khác Do đó để xây dựng rào cản, chúng ta xét trên 3 gốc độ nhóm lợi ích khác... hiểu chung nhất là bất kỳ biện pháp hay hành động nào gây cản trở đối với thương mại quốc tế, là những quy định thuế quan, ngoài thuế quan, hay một chính sách phân biệt nào đó mà một nước hay một vùng lãnh thổ áp dụng, với mục đích hạn chế hoặc ngăn cản thương mại quốc tế Nó gồm áp đặt thuế suất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu, hay áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực... nhóm rào cản lớn đó là: rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan: 1.2.2.1 Hàng rào thuế quan (Tariff Barriers) Thuế quan được áp dụng trước hết là nhằm mục đích tăng thu ngân sách cho chính phủ, sau đó là vì những mục đích khác như ngăn chặn hàng nhập khẩu và bảo vệ hàng trong nước, trả đũa một quốc gia khác, bảo vệ một ngành sản xuất quan trọng hay còn non trẻ của nước mình Như vậy, thuế quan là một. .. được thực hiện theo cam kết WTO, do đó chúng ta tập trung nghiên cứu những rào cản phi thuế quan Những rào cản phi thuế quan này đã ảnh hưởng rất lớn đến nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam trong những năm gần đây Chính vì rào cản này mà sản lượng hàng hóa nhập khẩu vào được hạn chế, các doanh nghiệp thì nản lòng trước hệ thống rào cản phức tạp, dẫn đến phải từ bỏ một thị trường tiềm năng Các hàng rào này... cho nền kinh tế nội địa Với việc đánh thuế nhập khẩu và áp dụng các hàng rào phi thuế như hạn ngạch nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa dịch vụ sẽ làm cho giá bán của những hàng hóa dịch vụ này tăng lên cao hơn so với hàng hóa được sản xuất ở trong nước Do đó, thay vì tiêu dùng những hàng hóa dịch vụ nhập khẩu với giá cao, người tiêu dùng trong nước sẽ quay sang dùng những hàng hóa dịch vụ cùng loại... biện pháp được thực hiện ở biên giới, nhằm hạn chế việc hàng hóa nước khác thâm nhập vào thị trường và các thủ tục này tạo thuận lợi cho hàng hóa trong nước như một hình thức bảo hộ 12 1.2.2 Rào cản đối với hàng hóa nhập khẩu Hiện nay hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp FDI nhìn chung đều chịu những rào cản thương mại như nhau, tuy nhiên mức độ và tính chất khác nhau Rào cản. .. soát khác nhau, cụ thể như sau: 1.2.5.1 Kinh nghiệm xây dựng rào cản kỹ thuật ở Trung Quốc đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật khác nhau nhằm quản lý hàng hóa nhập khẩu như: - Luật kiểm dịch động thực vật xuất nhập cảnh - Quy định về kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng xuất nhập khẩu Trong đó có 4 nội dung đáng chú ý là: (a) Hàng miễn kiểm nghiệm, kiểm dịch phải đạt 3 tiêu chuẩn... thuế quan đặc biệt đối với các sản phẩm này 16 Theo Hiệp định Nông nghiệp, các nước thành viên không được áp dụng các biện pháp phi thuế quan đối với nông sản Tất cả các biện pháp phi thuế quan cần phải được thuế hóa Thông thường với mức thuế hóa tại vòng đàm phán Uruguay thì mức nhập khẩu nông sản hầu như không đáng kể 1.2.2.2 Các hàng rào phi thuế quan (Non-Tariff Barriers) Những rào cản thuế quan . 1: Một số vấn đề lý luận về rào cản đối với hàng nhập khẩu. - Chương 2: Thực trạng rào cản đối với hàng nhập khẩu vào TP.HCM giai đoạn 2007 - 2012. - Chương 3: Giải pháp và kiến nghị xây dựng. Trình bày một số rào cản trong hoạt động nhập khẩu tại Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị xây dựng rào cản đối với hàng nhập khẩu. 4 - Thực trạng hoạt động nhập khẩu của các. nghị xây dựng rào cản đối với hàng nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2014-2020. 5 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU 1.1. HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH

Ngày đăng: 31/07/2015, 00:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan