Đề thi chọn Học sinh giỏi lớp 12 môn văn THPT Tỉnh Vĩnh Phúc 2014 2015

6 5K 31
Đề thi chọn Học sinh giỏi lớp 12 môn văn THPT Tỉnh Vĩnh Phúc 2014 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề thi chọn Học sinh giỏi lớp 12 môn văn THPT Tỉnh Vĩnh Phúc 2014 2015Đề thi chọn Học sinh giỏi lớp 12 môn văn THPT Tỉnh Vĩnh Phúc 2014 2015Đề thi chọn Học sinh giỏi lớp 12 môn văn THPT Tỉnh Vĩnh Phúc 2014 2015Đề thi chọn Học sinh giỏi lớp 12 môn văn THPT Tỉnh Vĩnh Phúc 2014 2015Đề thi chọn Học sinh giỏi lớp 12 môn văn THPT Tỉnh Vĩnh Phúc 2014 2015Đề thi chọn Học sinh giỏi lớp 12 môn văn THPT Tỉnh Vĩnh Phúc 2014 2015

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2014-2015 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - THPT Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (3 điểm): Pythagos từng nói: “Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói”. Còn Martin Luther King Jr lại phát biểu: “Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng”. Từ hai ý kiến trên, anh (chị) hãy viết một bài luận bàn về vấn đề cần im lặng hay lên tiếng trong cách xử thế của con người trong cuộc sống. Câu 2 (7 điểm): Đánh giá về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 có ý kiến cho rằng: “Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.” (SGK Ngữ văn, Ban cơ bản, NXB giáo dục Việt Nam, 2010, trang 14). Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích các tác phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng), “Việt Bắc” (Tố Hữu) và “Đất nước” (trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm). HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ tên học sinh…………………… ……… Số báo danh………… BY ĐỖ BÌNH THPT LIỄN SƠN, LẬP THẠCH, VĨNH PHÚC 1 ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2014-2015 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - THPT Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề (Đáp án gồm 05 trang) A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa. - Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (3,0 điểm) a. Về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. - Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b.Về kiến thức: - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Ý Nội dung Điểm 1 Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề (0,25 điểm) 2 Giải thích hai ý kiến (1,0 điểm) * Giải thích câu nói: “Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói”. - Im lặng là không nên nói trong những lúc không cần thiết vì lời nói đó có thể đem lại tai hoạ cho bản thân hoặc làm tổn hại đến người khác. - Câu nói đề cao giá trị của sự im lặng, xem im lặng là cách xử thế khôn ngoan nhất của con người trong cuộc sống. Từ nền tảng của sự im lặng khôn ngoan đó, con người sẽ biết nên nói lúc nào và nói những gì. 0,25 0,25 * Giải thích câu nói: “Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng”. - Lên tiếng là bày tỏ chính kiến của bản thân truớc những vấn đề quan trọng của cuộc sống, là tiếng nói của chân lí, của lẽ phải, của tình yêu đối với con 0,25 BY ĐỖ BÌNH THPT LIỄN SƠN, LẬP THẠCH, VĨNH PHÚC 1 người và cuộc sống. - Câu nói của Martin Luther King Jr nói về tác hại của sự im lặng trước những vấn đề hệ trọng. Từ đó mong muốn con người cần phải lên tiếng trước những vấn đề quan trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia, đời sống con người, liên quan đến cuộc sống gia đình, bản thân. 0,25 3 Bình luận, chứng minh (1,0 điểm) * Từ câu nói của Pythagos, luận bàn về giá trị của sự im lặng: - Im lặng là một cách xử thế khôn ngoan vì: + Im lặng để giữ bí mật cho quốc gia, cho công việc, cho một ai đó. + Im lặng để lắng nghe người khác, để học hỏi, để thể hiện sự tôn trọng. + Im lặng thể hiện sự điềm tĩnh, suy nghĩ chín chắn, nhận thức bản thân, cuộc sống trước khi nói hay hành động. + Im lặng để giữ hoà khí trong những xung đột, va chạm. + Im lặng còn là một cách thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối trước một vấn đề nào đó. + Im lặng để đồng cảm sẻ chia với những nỗi đau của người khác. + Im lặng để cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống quanh mình, để di dưỡng tâm hồn 0,5 * Từ câu nói của Martin Luther King Jr luận về giá trị của việc lên tiếng trước những vấn đề hệ trọng: - Lên tiếng trước những vấn đề hệ trọng là một cách sống đẹp vì: + Lên tiếng để khẳng định giá trị, khẳng định bản lĩnh, thể hiện sự chủ động tự tin của bản thân, bày tỏ nguyện vọng, mơ ước của mình. + Lên tiếng để đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, cái bạo ngược chà đạp lên cuộc sống của con người. + Lên tiếng để bênh vực cho cái tốt, cái yếu bị chà đạp. + Lên tiếng để bày tỏ tình yêu thương, động viên, chia sẻ, giúp đỡ người khác. + Lên tiếng để mang niềm vui, tiếng cười cho cuộc đời. 0,5 4 Mở rộng, nâng cao vấn đề (0,5 điểm) BY ĐỖ BÌNH THPT LIỄN SƠN, LẬP THẠCH, VĨNH PHÚC 1 - Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau: Con người cần phải vận dụng linh hoạt để “im lặng” hay “lên tiếng” trước những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống. - Cần hiểu và phân biệt im lặng khác với sự nhu nhược, vô tâm, thờ ơ, vì đó không phải là “cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan”. Cần hiểu sự lên tiếng xuất phát từ thiện ý tốt đẹp của bản thân, lên tiếng đúng nơi, đúng lúc, đúng thời điểm và lời nói phải đi kèm với hành động 0,25 0,25 5 Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động (0,25 điểm) Câu 2 (7,0 điểm) a. Về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận. - Biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. - Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Ý Nội dung Điểm 1 Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề (0,5 điểm) 2 Giải thích nhận định (1,5 điểm) - Khuynh hướng sử thi: Văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng của cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng của cá nhân. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng. - Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học từ năm 1945 đến năm 1975 chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. → Ý kiến đã khẳng định: Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng 0,5 0,5 0,5 BY ĐỖ BÌNH THPT LIỄN SƠN, LẬP THẠCH, VĨNH PHÚC 1 mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. Tất cả yếu tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 và giúp văn học thời kì này thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử, thời đại đặt ra. 3 Phân tích, chứng minh (4,0 điểm) * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm: - Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm là những tác giả tiêu biểu của văn học giai đoạn 1945 – 1975. - “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” (trích “Mặt đường khát vọng”) là ba tác phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. 0,5 * Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 thấm nhuần tinh thần lạc quan: - Hiện thực kháng chiến chồng chất khó khăn, gian khổ: thiếu thốn về vật chất; chịu nhiều mất mát, hy sinh… - Con người vẫn tràn đầy mơ ước, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc: lạc quan, lãng mạn, dí dỏm, yêu đời; xác định lí tưởng sống cao đẹp; tin tưởng vào sức mạnh, chiến thắng của dân tộc và khát vọng xây dựng đất nước hòa bình, tươi đẹp… 1,0 * Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng: - Phán ánh được những vấn đề sống còn của dân tộc, những bức tranh hiện thực rộng lớn: cả ba bài thơ đều tập trung thể hiện hình tượng Tổ quốc; phản ánh quá trình vận động cách mạng đi từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến cuộc kháng chiến chống Mĩ – cả dân tộc không chịu áp bức, nô lệ, chiến đấu hy sinh giành độc lập tự do cho đất nước. - Thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn: lòng yêu nước, tình cảm cách mạng, tình quân dân, tình đồng chí đồng đội… - Viết về những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của cả dân tộc; tiêu biểu cho lí tưởng của cả cộng đồng: người lính, người cán bộ cách mạng, quần chúng cách mạng, trong đó đặc biệt đề cao thế hệ trẻ với trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc… 1,5 * Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn tạo nên giọng điệu ngợi ca, trang trọng, tráng lệ, hào hùng: thể hiện qua cách sử dụng hình ảnh, ngôn 1,0 BY ĐỖ BÌNH THPT LIỄN SƠN, LẬP THẠCH, VĨNH PHÚC 1 ngữ, các thủ pháp nghệ thuật (đối lập, cường điệu…)… * Lưu ý: Học sinh lựa chọn dẫn chứng phù hợp trong ba tác phẩm: “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” – trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, phân tích để làm sáng tỏ những luận điểm trên. 4 Đánh giá chung (1,0 điểm) - Lí giải nguyên nhân khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trở thành đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975: Văn học giai đoạn này tồn tại và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt – cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt 30 năm. Không khí cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần công dân, tinh thần chiến sĩ của người cầm bút. - Khuynh hướng sử thi đòi hỏi người cầm bút cần nhìn con người và cuộc đời không chỉ bằng con mắt của cá nhân mình mà chủ yếu là bằng con mắt có tầm bao quát của lịch sử, dân tộc và thời đại. - Người đọc cần đặt giai đoạn văn học này vào hoàn cảnh ra đời để đánh giá đúng vai trò, giá trị của nó trong lịch sử văn học dân tộc. - Tuy nhiên khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cũng dẫn đến những hạn chế nhất định của văn học giai đoạn này như cái nhìn một chiều và một số tác phẩm thiếu tính nghệ thuật, thiên về sự minh họa giản đơn… 0,25 0,25 0,25 0,25 HẾT BY ĐỖ BÌNH THPT LIỄN SƠN, LẬP THẠCH, VĨNH PHÚC 1 . của sự im lặng: - Im lặng là một cách xử thế khôn ngoan vì: + Im lặng để giữ bí mật cho quốc gia, cho công việc, cho một ai đó. + Im lặng để lắng nghe người khác, để học hỏi, để thể hiện sự tôn. điểm): Đánh giá về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 có ý kiến cho rằng: “Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời. Lên tiếng để bênh vực cho cái tốt, cái yếu bị chà đạp. + Lên tiếng để bày tỏ tình yêu thương, động viên, chia sẻ, giúp đỡ người khác. + Lên tiếng để mang niềm vui, tiếng cười cho cuộc đời. 0,5 4

Ngày đăng: 30/07/2015, 22:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan