Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 11 chọn lọc số 1

4 983 8
Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 11 chọn lọc số 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 1 NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Văn – Lớp 11 ( Ngày thi: 13/11/2012) (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang Câu 1 (4 điểm) Lỗi lầm và sự biết ơn. Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người xảy ra cuộc tranh luận và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”. Họ đi tiếp tục, thấy một ốc đảo và quyết định bơi đến. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát còn bây giờ anh lại khắc lên đá ?” Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ nhanh chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”. Vậy, mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. (“Hạt giống tâm hồn”- Tập 4, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2004) Suy nghĩ và bình luận về ý nghĩa của câu chuyện trên. Câu 2 (6 điểm) Nói về Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Khuyến, SGK Ngữ văn 11 nâng cao có viết: “Về văn học, giữa hai ông có những nét vừa giống nhau lại vừa khác nhau.” Anh (chị) hãy chứng minh ý kiến trên. ………….……… HẾT………………… Họ và tên thí sinh:…………………………………………… SBD…………… Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm SỞ GD- ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ Đáp án đề số 1 ĐĐÁP ÁN KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG -VÒNG I NĂM HỌC 2012- 2013 Môn: Ngữ văn - Lớp 11 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Đáp án gồm 3 trang ………………… Câu 1 (4 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng 1. Nắm vững nội dung và yêu cầu của đề. 2. Biết vận dụng kết hợp một số thao tác tư duy trong lập luận với thao tác chính là bình luận. 3. Không mắc những lỗi cơ bản về dùng từ, viết câu, bố cục chặt chẽ sáng sủa. II. Yêu cầu về kiến thức 1. Phát hiện và hiểu được ý nghĩa của vấn đề mà câu chuyện muốn đề cập: biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác và biết khắc ghi những ân nghĩa mà người khác làm cho mình. 2. Thể hiện được những suy nghĩ riêng của cá nhân - Trong cuộc sống ai cũng có lúc gây ra lỗi lầm dù bản thân mình không mong muốn. Vì vậy mỗi con người nên rộng lòng tha thứ cho người khác để họ có cơ hội sửa sai. “Học cách viết những đau buồn thù hận lên cát…” nghĩa là phải biết quên đi những nỗi đau do người khác gây ra. Vị tha và bao dung với người khác cũng là cách giải thoát chính mình thoát khỏi nỗi đau buồn và lòng thù hận, giúp bản thân cảm thấy thanh thản và tĩnh tâm, sống lạc quan, yêu đời… - Phải biết khắc ghi những ân nghĩa vào lòng, phải biết ơn những người đã đem đến cho mình những điều tốt đẹp, có nghĩa là “phải biết khắc ghi ân nghĩa vào đá”. KL: Đó là truyền thống tốt đẹp và cũng là đạo lí của con người Việt Nam. 3. Xác định thái độ sống của bản thân: Phải biết sống vị tha, phải biết ghi lòng tạc dạ những điều tốt đẹp mà người khác đem tới cho mình để cuộc sống trở nên tốt đẹp và ý nghĩa hơn. III. Biểu điểm - Điểm 4: Hiểu đề, nêu được các yêu cầu cơ bản, diễn đạt tốt, bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc… Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 3: Hiểu đề, nêu được các nội dung cơ bản. Diễn đạt khá. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2: Hiểu đề, nêu được các nội dung tuy nhiên diễn đạt chưa lưu loát, chưa có dẫn chứng và phân tích cụ thể. - Điểm 1: Nội dung sơ lược. Diễn đạt lúng túng và còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Lạc đề Câu 2 (6 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng 1. Nắm vững cách làm bài văn nghị luận văn học 2. Không mắc những lỗi cơ bản về dùng từ, viết câu, bố cục chặt chẽ sáng sủa. II. Yêu cầu về kiến thức 1. Giới thiệu khái quát Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Khuyến là hai tác gia tiêu biểu cho giai đoan nửa cuối thế kỉ XIX, tuy tuổi tác và hoàn cảnh sống khác nhau nhưng trong văn chương lại có nhiều điểm tương đồng bên cạnh sự khác biệt. 2. Sự giống nhau - Tác phẩm đều giống nhau khi cùng thể hiện tiếng nói yêu nước thiết tha. - Hai tác giả đều dùng văn chương làm vũ khí đấu tranh, làm phương tiện bộc lộ tình cảm của mình đối với dân tộc. 3. Sự khác nhau - Nguyễn Đình Chiểu trực diện đương đầu với thực dân Pháp cùng bọn tay sai trong những ngày đầu kháng chiến, tác phẩm đa dạng và phong phú về mặt thể loại. Còn Nguyễn Khuyến thì mang một nỗi u hoài trước sự đổi thay của thời cuộc, gửi lòng mình vào những dòng thơ tâm sự, vào những bức phác thảo cảnh làng quê và trào lộng thói đời đen bạc. - Văn chương của Nguyễn Đình Chiểu thì bộc trực còn văn chương Nguyễn Đình Chiểu lại thâm trầm. - Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu thấm đẫm nước mắt còn tác phẩm của Nguyễn Khuyến thì nước mắt trào ra trong tiếng cười. - Nguyễn Đình Chiểu sáng tác bằng chữ Nôm và dùng nhiều thể văn còn Nguyễn Khuyến chủ yếu sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. III. Biểu điểm - Điểm 5, 6: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Cách trình bày, nêu vấn đề sáng tạo, rõ ràng, lập luận thấu đáo. Văn viết có hình ảnh và sắc sảo. Có thể mắc vài lỗi nhỏ về chính tả và lỗi thông thường về diễn đạt. - Điểm 3, 4: Bài làm đáp ứng các yêu cầu nêu trên. Cách trình bày, nêu vấn đề đúng đắn, rõ ràng, lập luận thấu đáo. Văn viết trong sáng, mạch lạc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả và diễn đạt. - Điểm 1, 2: Bài làm nêu vấn đề còn chung chung, trình bày lập luận chưa thấu đáo. Văn viết chưa rõ ý, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 0: Lạc đề. (Trên đây là một vài gợ ý về thang điểm. Các giám khảo cần cân nhắc và chú ý việc tìm hiểu đề, trân trọng khả năng phát hiện và cảm thụ riêng cũng như cách diễn đạt sáng tạo của học sinh. Điểm của bài thi là điểm của từng câu cộng lại, tính lẻ đến 0,5) . LÔ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 1 NĂM HỌC 2 012 -2 013 Môn: Văn – Lớp 11 ( Ngày thi: 13 /11 / 2 012 ) (Thời gian làm bài 12 0 phút, không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang . bộ coi thi không được giải thích gì thêm SỞ GD- ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ Đáp án đề số 1 ĐĐÁP ÁN KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG -VÒNG I NĂM HỌC 2 012 - 2 013 Môn: Ngữ văn - Lớp 11 Thời. Khuyến, SGK Ngữ văn 11 nâng cao có viết: “Về văn học, giữa hai ông có những nét vừa giống nhau lại vừa khác nhau.” Anh (chị) hãy chứng minh ý kiến trên. ………….……… HẾT………………… Họ và tên thí sinh: ……………………………………………

Ngày đăng: 30/07/2015, 20:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan