Nghiên cứu biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công khi đào đường hầm qua vùng địa chất yếu

126 1.3K 6
Nghiên cứu biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công khi đào đường hầm qua vùng địa chất yếu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu và mục đích của đề tài 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THI CÔNG ĐƯỜNG HẦM TRONG VÙNG ĐỊA CHẤT YẾU 4 1.1. Đặc điểm thi công đường hầm 4 1.1.1. Chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện địa chất và địa chất thủy văn 4 1.1.2. Phương pháp thi công 5 1.1.3. Tổ chức thi công 6 1.2. Những sự cố thường gặp thi công đường hầm qua địa chất yếu 7 1.2.1. Sự cố đường hầm trên thế giới 9 1.2.2. Các sự cố đường hầm trong nước 11 1.3. Ảnh hưởng của biện pháp xử lý đến tiến độ thi công 17 CHƯƠNG 2. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ĐỊA CHẤT YẾU TRONG ĐƯỜNG HẦM . 18 2.1. Các phương pháp đào đường hầm 18 2.1.1. Phương pháp khoan nổ truyền thống: 20 2.1.2. Phương pháp NATM. 21 2.2. Các biện pháp xử lý khi gặp vùng địa chất yếu. 23 2.2.1. Vì chống thép 25 2.2.2. Gia cố dạng treo 26 2.2.3. Gia cố trước 35 2.3. Phương pháp xác định thời thời gian cho các công đoạn đào hầm 41 2.3.1. Công đoạn đào 41 2.3.2. Công đoạn xúc chuyển 43 2.3.3. Chống đỡ tạm. 45 2.3.4. Công đoạn xây vỏ đường hầm 47 2.3.5. Tốc độ đào hầm. 49 CHƯƠNG 3. BIỆN PHP ĐY NHANH TIẾN Đ THI CÔNG ĐƯ ỜNG HẦM KHI QUA VÙNG ĐỊA CHẤT YẾU 51 3.1. Phương pháp lập tiến độ thi công trong đào đường hầm 51 3.2. Các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công khi đào đường hầm qua vùng địa chất yếu 52 3.2.1. Khoan lỗ thăm dò 52 3.2.2. Lựa chọn biện pháp chống đỡ hợp lý. 53 3.2.3. Tăng chiều dài đường hầm trong một chu kỳ khoan nổ 54 3.2.4. Dự báo các sự cố có thể xảy ra khi gặp địa chất yếu và đề ra giải pháp 54 3.2.5. Công tác chuẩn bị 56 3.3. Bài toán về giải pháp chống đỡ. 57 3.3.1. Đặc trưng ổn định của các đường hầm đào trong khối đá yếu 57 3.3.2. Biểu hiện biến đổi theo thời gian của đá 69 3.3.3. Lựa chọn kết cấu chống đỡ 71 CHƯƠNG IV: P DỤNG CHO MT ĐƯỜNG HẦM THỦY ĐIỆN 103 4.1. Giới thiệu về thủy điện Buôn Kuốp 103 4.2. Các phương pháp thi công 108 4.2.1. Công tác khoan nổ 108 4.2.2. Công tác bốc xúc gương hầm 108 4.2.3. Công tác gia cố hầm 109 4.3. Ứng dụng nghiên cứu trên đề ra giải pháp 110 4.3.1. Khoan thăm dò 110 4.3.2. Chọn giải pháp chống đỡ 110 4.3.3. Tăng chiều dài đường hầm trong một chu kỳ khoan nổ. 114 4.3.4. Công tác dự phòng 117 4.3.5.Công tác chuẩn bị 117 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 118 KẾT LUẬN 118 KIẾN NGHỊ 120 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Biểu đồ tỷ lệ các dạng phá hủy xảy ra trong đường hầm trên thế giới 8 Hình 1.2. Đường hầm thoát nước Hull, Anh,1999 9 Hình 1.3. Tàu điện ngầm ở Taegu, Hàn Quốc, 2000 11 Hình 1.4. Sạt lở vách hầm tại lý trình K0+35 hầm số 1, thủy điện Buôn Kuốp 12 Hình 1.5. Sạt sụt tại lý trình K0+40 hầm số 1, thủy điện Buôn Kuốp 12 Hình 1.6. Sạt sụt tại lý trình K7+24 hầm số 1, thủy điện Buôn Kuốp 14 Hình 1.7. Sạt sụt tại lý trình K34+60 hầm số 1, thủy điện Buôn Kuốp 14 Hình 1.8. Sạt sụt tại lý trình K0+5 hầm 2, thủy điện Buôn Kuốp 15 Hình 2.1. Các phương pháp thi công ngầm 18 Hình 2.2. Sơ đồ tổng quát phương pháp thi công ngầm 19 Hình 2.3. Phương pháp khoan nổ truyền thống 21 Hình 2.4. Trình tự thi công NATM 22 Hình 2.5. Vì chống thép 25 Hình 2.6. Máy phun bê tông 29 Hình 2.7. Neo gia cố trước 36 Hình 2.8. Sơ đồ bố trí ống thép 37 Hình 2.9. Thi công một ô(vòm) bảo vệ bằng ống thép 37 Hình 2.10. Ống thép vượt trước 39 Hình 2.11. Phụt vữa gia cố trước 40 Hình 3.3. Phân loại khối đá theo Bieniawski. 62 Hình 3.4. Phân loại khối đá theo Grimmstad và Barton 64 Hình 3.5. Biểu hiện biến dạng dòn, dẻo 68 Hình 3.6. Khối đá bị nén ép xung quanh đường hầm gây phá hủy khung chống 70 Hình 3.7.Các thành phần cơ bản của phương pháp đường đặc tính 75 Hình 3.8. Đường hầm tiết diện tròn đào trong khối đá tuân theo tiêu chuẩn bền Mohr-Coulomb chịu trạng thái ứng suất thủy tĩnh và áp lực bên trong (Carranza- Torres, 2003) 85 Hình 3.9. Hệ thống chống đỡ bằng vì thép hình và vỏ bê tông 90 Hình 3.10. Đường cong biến dạng tải trọng điển hình của neo xác định bằng thí nghiệm kéo một thanh neo cơ học dài 2m, đường kính 2.5cm 91 Hình 3.11. Ảnh hưởng của kết cấu chống hỗn hợp 93 Hình 3.12. Quy trình xác định giải pháp đào và chống giữ đường hầm 94 Hình 3.13. Sơ đồ dự đoán biểu hiện mất ổn định của đường hầm, biến dạng biên hầm dự kiến và loại hình kết cấu chống sử dụng 96 Hình 3.14. Phân loại mức độ biến dạng theo Hoek (2000) 97 Hình 3.15. Biểu đồ xác định trị số áp lực chống giữ yêu cầu tương ứng với các trị số biến dạng khác nhau của đường hầm tiết diện trong trong trạng thái ứng suất thủy tĩnh (Hoek, 1998) 100 Hình 3.16. Lựa chọn loại hình kết cấu chống theo trị số áp lực chống giữ yêu cầu 101 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Những sự cố thường gặp trong thi công hầm qua địa chất yếu 7 Bảng 2.1. Các phương pháp thi công đào hầm (tách bóc đất/đá) 23 Bảng 2.2. Các giải pháp bảo vệ hay chống tạm 24 Bảng 2.3. Tác dụng và hiệu quả của neo 27 Bảng 2.4. Tác dụng và hiệu quả của bê tông phun 32 Bảng 2.5. Tác dụng và hiệu quả của bê tông phun tăng cường sợi thép 35 Bảng 3.1. Bảng tổng hợp một số sự cố 55 Bảng 3.2. Các hệ thống phân loại khối đá điển hình 59 Bảng 3.3. Các nhóm khối đá theo Barton, Lien và Lunde 64 Bảng 3.4. Trị số ứng suất vòng σz phụ thuộc vào trị số k0 67 Bảng 3.5. Dự kiến biểu hiện mất ổn định đường hầm và loại hình kết cấu chống thích hợp . 99 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển chung của đất nước, năng lượng điện ngày càng trở thành một nhu cầu cấp thiết cho xã hội. Trong điều kiện tự nhiên của Việt Nam là một nước có hệ thống sông ngòi lớn và đa dạng, rất phù hợp với việc phát triển các công trình thuỷ điện thì năng lượng từ thuỷ điện sẽ đóng một vai trò rất lớn trong hệ thống chế tạo năng lượng điện của nước ta. Tổng kết các nghiên cứu về quy hoạch thuỷ điện ở nước ta cho thấy tổng trữ năng lý thuyết của các con sông đựơc đánh giá đạt 300 tỷ KWh/năm. Tuy nhiên việc xây dựng các công trình thủy điện gặp những khó khăn nhất định, bởi ở những nơi địa hình - địa chất tốt các công trình cũ đã được xây dựng, các công trình mới đôi khi phải đặt ở những vùng có địa chất yếu, đặc biệt là với công trình đường hầm thuỷ điện thường trải dài qua các vùng địa chất khác nhau. Trong quá trình thi công xây dựng đường hầm thuỷ điện qua vùng có địa chất yếu luôn gắn liền với nguy cơ xảy ra các sự cố dẫn tới thiệt hại về người, là nguyên nhân chính làm chậm tiến độ thi công và tăng giá thành công trình. Vì vậy việc xử lý địa chất yếu trong công trình hầm thuỷ điện là một vấn đề cấp bách hiện nay. Xử lý địa chất yếu trong hầm thuỷ điện khác với các công trình hở truyền thống. Khi đi qua vùng địa chất yếu cần đề ra biện pháp chống đỡ kịp thời. Ứng với mỗi điều kiện địa chấ t khác nhau cần đề ra những biện pháp thi công thích hợp. Do hiện trường chật chội lại phải đồng thời tiến hành nhiều công đoạn nên việc đẩy nhanh tiến độ là vô cùng khó khăn. Vì vậy chúng ta phải nghiên cứu ra biện pháp thi công khoa học bảo đảm dây chuyền công tác nhịp nhàng, chặt chẽ, đồng bộ. “Nghiên cứu biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công khi đào đường hầm qua vùng có địa chất yếu” trên cơ sở công nghệ thi công khắc phục vùng địa chất yếu và biện pháp thi công khoa học là thiết thực và không thể thiếu trong giai đoạn hiện nay. 2 2. Mục đích nghiên cứu và mục đích của đề tài Nghiên cứu biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công khi đào đường hầm qua vùng có địa chất yếu làm rõ các nội dung sau: 1. Tổng quan về giải pháp xử lý địa chất yếu trong thi công đường hầm. 2. Nghiên cứu về công nghệ thi công khi đào qua vùng địa chất yếu. 3. Nghiên cứu biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công. 4. Ứng dụng tính toán cụ thể cho một dự án trong thực tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đường hầm thủy điện. Phạm vi nghiên cứu: Đào đường hầm qua vùng địa chất yếu 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận: Tiếp cận trên cơ sở đánh giá nhu cầu: Hiện nay nhu cầu xây dựng đường hầm thủy điện ở nước ta là rất lớn. Nhiều công trình phải đi qua vùng địa chất yếu cần xử lý kịp thời để tránh xảy ra sự cố gây thiệt hại về người, vật chất và làm chậm tiến độ thi công. Tiếp cận trên cở sở đảm bảo nhu cầu hiện hành: Hiện nay Việt Nam chỉ có tiêu chuẩn thiết kế, thi công đường hầm theo quy phạm của Liên Xô cũ, trong đó còn thiếu phần tiêu chuẩn cho đường hầm qua vùng địa chất yếu. Tiếp cận với thực tiễn công trình: Trong thực tiễn xây dựng hiện nay các đường hầm qua vùng địa chất yếu đều bị chậm tiến độ thi công do biện pháp xử lý hoặc do sự cố xảy ra. Do vậy đề tài sẽ giải quyết các yêu cầu trên. Phương pháp nghiên cứu: 3 Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập từ các đề tài, dự án liên quan đến xử lý địa chất yếu trong đường hầm. Thu thập từ mạng internet và các nguồn khác. Phương pháp đối chứng: Sau khi thực hiện xong kết quả nghiên cứu, đem kết quả so sánh với thực tiễn công trình. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THI CÔNG ĐƯỜNG HẦM TRONG VÙNG ĐỊA CHẤT YẾU 1.1. Đặc điểm thi công đường hầm Đường hầm là loại công trình được xây dựng ngầm dưới mặt đất, bản thân đường hầm chỉ là một không gian dài, nằm ngang hoặc gần nằm ngang, tiếp xúc với mặt đất ở hai đầu hầm. Do vậy thi công đường hầm có những đặc điểm khác so với thi công các công trình trên mặt đất. Thuật ngữ “Đường hầm thủy điện” nói chung là những đường hầm dùng để đưa nước từ nguồn tự nhiên hoặc nhân tạo đến nhà máy và chuyển nước từ nhà máy ra. Công trình đường hầm thủy điện thường được đào qua núi trên một tuyến dài nằm ngang và đi qua nhiều khu vực địa chất khác nhau. Việc hầm phải đi qua một khu vực địa chất yếu nào đó trên tuyến là khó tránh khỏi. Do đó đường hầm thủy điện thường có những đặc điểm sau: 1.1.1. Chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện địa chất và địa chất thủy văn Địa chất công trình có ý nghĩa quyết định đối với việc chọn tuyến và vị trí đặt công trình ngầm và kết cấu của nó. Ngoài ra nó còn quyết định tới phương pháp thi công, tiến độ thi công và giá thành công trình. Chi phí và tính khả thi của dự án bị chi phối rất lớn bởi địa chất và địa chất thủy văn. Trong thi công hở các hố khoan thăm dò được tiến hành trực tiếp trên móng công trình. Còn trong thi công ngầm thì các hố khoan không trực tiếp vào gương đào mà chỉ nằm trên nóc hầm. Mọi chỉ tiêu tính toán thiết kế đều suy từ các nõn khoan trên, nên rất dễ dẫn đến sai lầm. Công tác khoan thăm dò, xác định địa chất của tuyến hầm không thể dọc theo tuyến và chỉ có tính chất điểm nên việc xác định chính xác các khu vực địa chất yếu gây bất lợi cho công trình thường không đầy đủ. Trong thi công đường hầm yêu cầu khảo sát địa chất nhiều hơn, chi tiết hơn so với kỹ thuật nền móng trong thi công hở. Phải hiểu cả địa chất khu vực, kể cả địa mạo thể hiện kiến tạo (nếp lồi và nếp lõm). 5 Khi nghiên cứu cấu trúc địa chất của vùng và điều kiện xây dựng công trình cần làm rõ thành phần thạch học (khoáng vật và hóa học), các đặc điểm trầm tích (cấu trúc và nguồn gốc), đặc điểm cấu tạo (thế nằm và phân bố của các phần), sự phổ biến, độ lớn và thế nằm của các khối đá núi khác nhau, tính bảo tồn và mức độ phong hóa của chúng. Sự tồn tại, đặc trưng và xu thế của cấu trúc uốn nếp và kiến tạo khác nhau, vùng bị cà nát, các hang Karst, đặc trưng và xu thế của các hệ thống khe nứt chính, khả năng trương nở của đá núi. Các điều kiện về chỉ tiêu kỹ thuật thay đổi ở phạm vi rộng như thời gian, mùa, tốc độ và hướng chất tải đôi khi rất bất thường. Sự tồn tại của các túi nước dưới đất, sự phân bố và tính ổn định của chúng, tính thấm nước của đá núi (hệ số thấm), phân bố của áp lực nước ngầm theo tuyến đường hầm, tính chất hóa học và tính xâm thực của nước, khả năng và hệ quả mối liên hệ của nước ngầm và nước mặt trong thời gian xây dựng và khai thác công trình ngầm. Nước ngầm là điều kiện khó khăn nhất, đặc biệt nước ngầm có áp rất khó xử lý (thực tế đã gặp nước ngầm trên 100atm), dự báo nước ngầm trong quá trình thi công là rất khó khăn. Trong quá trình thi công phải yêu cầu kiểm tra địa chất, địa chất thủy văn trước khi đào, trong quá trình đào, sau khi xây dựng vỏ hầm. Luôn đối chiếu sự phân tầng địa chất, những điểm xuất hi ện dòng nước ngầm (lượng và áp lực) và những điều kiện thực tế gặp phải trong quá trình đào với các số liệu dự báo của đơn vị địa kỹ thuật để điều chỉnh về thiết kế kết cấu, về phương pháp thi công. Ngoài ra còn phải xem xét tới tính chứa khí của đá núi (khả năng thoát khí hay phụt khí cùng với đất đá), các điều kiện địa nhiệt, tính cơ lý của đá núi của đá núi có xét tính nứt nẻ, độ ẩm, phong hóa (độ bền, tính biến dạng, các thông số chống cắt…). Trạng thái ứng suất - biến dạng của đá núi ở vùng có công trình (có xét đến ảnh hưởng của hoạt động động đất của vùng xây dựng và hoạt động kiến tạo mới nhất). 1.1.2. Phương pháp thi công Kỹ thuật đào ngầm luôn khác so với kỹ thuật đào hở do điều kiện các lực mới xuất hiện phải chống đỡ. Khối lượng đào trong thi công công trình ngầm rất lớn: đào thân hầm, hầm giao thông, hầm thông gió, xử lý tiếp cận cửa vào, mở thêm cửa 6 hầm, các giếng thăm dò. Đường hầm thủy điện thường là đường hầm qua núi nên phương pháp thi công chủ yếu là phương pháp khoan nổ. Trong một vài trường hợp có thể sử dụng máy đào. Khi thi công đường hầm trong địa chất yếu khối đá yếu luôn đòi hỏi chống đỡ kịp thời. Vì vậy vấn đề cần lưu ý nhất là phương phương pháp chống đỡ tạm. Phương pháp chống đỡ tạm có ý nghĩa quyết định đến việc thành công của đào đường hầm. Ứng với mỗi phương pháp đào, chống đỡ tạm đường hầm thì luôn đòi hỏi thiết bị chuyên dụng riêng để thực hiện như: Máy khoan có nhiều mũi, có thể thay đổi cần khoan theo chiều cao, dài, góc; Máy phun vữa bê tông dạng khô, dạng ướt; máy đào trong đường hầm; máy xúc trong đường hầm 1.1.3. Tổ chức thi công Công tác tổ chức thi công trong đường hầm bị hạn chế bởi bề mặt công tác. Đường hầm chỉ có hai mặt công tác là cửa vào và cửa ra, mọi công việc phải tiến hành trong đường hầm nên tốc độ thi công bị hạn chế. Việc liên hệ giữa đường hầm với các xí nghiệp mặt đất chỉ qua hai cửa hầm, rất khó cho việc tăng thêm thiết bị, tăng thêm người, tăng thêm vật tư vì không gian hẹp. Khi thi công đường hầm qua vùng địa chất yếu việc tăng thêm thiết bị, nhân lực, vật tư là điều khó tránh khỏi. Một vấn đề thường thấy khi thi công đường hầm qua địa chất yếu đó là thiết bị, vật tư và nhân lực có khả năng để xử lý loại địa chất yếu ngoài dự kiến thường thiếu hoặc chuẩn bị không đầy đủ. Hậu quả là tiến độ thi công luôn bị kéo dài. Đào đường hầm qua vùng địa chất yếu thường có phương pháp thi công khác với toàn tuyến. Dẫn đến việc tổ chức thi công phải thay đổi về bố trí hiện trường, tiến độ kế hoạch thi công, quản lý kế hoạch, quản lý kỹ thuật Nếu công tác chuẩn bị không đầy đủ có thể dẫn tới bị động trong quá trình tổ chức thi công. Đối với các đường hầm trong thủy điện toàn bộ việc tổ chức thực hiện thi công đường hầm sẽ phụ thuộc vào vào bảng thời gian thi công của cả hệ thống công trình thủy điện. Nếu có một đập lớn, đường hầm sẽ được lập tiến độ hoàn thành trong một đến hai năm trước khi xong đập, sao cho có khả năng tích nước càng nhanh [...]... hỏi phải có đội ngũ thi công có trình độ và kinh nghiệm Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng ở hầu hết các dạng đất đá 2.2 Các biện pháp xử lý khi gặp vùng địa chất yếu Theo phương pháp thi công phương pháp đào phù hợp với từng nền địa chất được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.1 Các phương pháp thi công đào hầm (tách bóc đất/đá) Độ bền cao Đá rắn cứng Độ bền trung bình Đá bở rời/đất Độ bền thấp... móc thi t bị hỗ trợ thi công KẾT LUẬN: 1 Công tác khoan thăm dò xác định điều kiện địa chất, địa chất thủy văn trong xây dựng đường hầm thường gặp nhiều khó khăn và không đầy đủ Nhất là việc xác định đầy đủ các khu vực địa chất yếu dọc tuyến đường hầm 2 Các sự cố trong quá trình thi công đường hầm qua địa chất yếu thường xảy ra với tần xuất xuất hiện lớn Việc khắc phục các sự cố đó luôn làm tiến độ thi. .. thi công chậm đi rất nhiều và làm tăng kinh phí đào đường hầm 3 Phương pháp chống đỡ tạm có ý nghĩa quyết định đến việc thành công của đào đường hầm qua vùng địa chất yếu Việc xác định phương pháp và thời gian chống đỡ phù hợp sẽ khắc phục được các sự cố có thể xảy ra 4 Thi công đường hầm qua địa chất yếu luôn đòi hỏi phải tăng cường nhân lực, vật tư và máy móc thi t bị do phải tăng cường các biện pháp. .. trước khi đập được hoàn thành Khi đó việc kéo dài thời gian thi công khi đường hầm gặp địa chất yếu sẽ là một vấn đề bất lợi lớn Nó có thể sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ của toàn bộ hệ thống 1.2 Những sự cố thường gặp thi công đường hầm qua địa chất yếu Sự cố trong thi công đường hầm là những biểu hiện, sự kiện làm thay đổi thậm chí phá vỡ hoàn toàn chức năng sử dụng của các hạng mục, kết cấu của đường hầm. .. hoá); Các phương pháp thi công Phương pháp thi công thông thường khoannổ mìn máy đào xúc, máy xới máy đào lò Phương pháp thi công đặc biệt máy khoan hầm TBM máy khi n đào SM RH hở có khi n đào toàn gương Hình 2.1 Các phương pháp thi công ngầm đào từng phần gương 19 Nói chung các phương pháp thi công ngầm rất đa dạng về loại hình, phương thức phối hợp công nghệ cũng như những giải pháp riêng biệt theo... việc tổ chức thi công gặp nhiều khó khăn và tiến độ thi công bị kéo dài 18 CHƯƠNG 2 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ĐỊA CHẤT YẾU TRONG ĐƯỜNG HẦM 2.1 Các phương pháp đào đường hầm Để xây dựng các công trình ngầm bằng các phương pháp thi công ngầm đã có hàng loạt các phương thức khác nhau được phát triển Có thể chia thành hai dạng sau: (1) Các phương pháp thông thường (hay thông dụng); (2) Các phương pháp thi công bằng... năng kinh tế và tiến bộ kỹ thuật Trên hình 2.2 giới thi u sơ đồ tổng quát về các phương thức thi công ngầm Hình 2.2 Sơ đồ tổng quát phương pháp thi công ngầm 20 Thông thường đường hầm đường hầm trong công trình thủy điện thường đào trong nền địa chất đá Phương pháp đào hầm trong nền địa chất đá thường sử dụng phương pháp khoan - nổ Phương pháp khoan nổ có thể tách ra làm hai dạng: Phương pháp mỏ truyền... của biện pháp xử lý đến tiến độ thi công Công tác xử lý, khắc phục sự cố trong đường hầm luôn gặp nhiều khó khăn do đặc tính đất đá vùng xảy ra sự cố đã bị pháp hủy nghiêm trọng Trước khi có thể tiến hành xử lý sự cố xảy ra đều phải có thời gian chờ để địa chất khu đó ổn định rồi mới tiến hành giải pháp khắc phục sự cố Các biện pháp xử lý khu vực xảy ra sự cố luôn phức tạp trong cả tính toán lẫn thi công. .. biệt và có sử dụng các biện pháp gia cố chống đỡ đặc biệt Các biện pháp gia cố đặc biệt như các biện pháp làm tăng khả năng nhận tải của khối đất/đá, các 24 biện pháp có thể sử dụng trước khi đào hoặc trong quá trình đào, biện pháp được áp dụng đối với đường hầm có điều kiện địa chất yếu, khối đất/đá rời rạc có thời gian ổn định sau khi khai đào khoảng chống là rất nhỏ Các giải pháp gia cố, kết cấu chống... các giải pháp thi t kế trong giai đoạn trước khi thi công không đòi hỏi ở mức độ cao nhất, chúng thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung trong suốt quá trình thi công dựa trên kết quả quan trắc thu được Trình tự thi công: Hình 2.4 Trình tự thi công NATM 23 Ưu, nhược điểm Ưu điểm của phương pháp là tận dụng được hết khả năng chịu lực của khối đá xung quanh hầm Nhưng quá trình tính toán, thi công phức . ĐƯ ỜNG HẦM KHI QUA VÙNG ĐỊA CHẤT YẾU 51 3.1. Phương pháp lập tiến độ thi công trong đào đường hầm 51 3.2. Các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công khi đào đường hầm qua vùng địa chất yếu 52. Nghiên cứu biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công khi đào đường hầm qua vùng có địa chất yếu trên cơ sở công nghệ thi công khắc phục vùng địa chất yếu và biện pháp thi công khoa học là thi t. 1. Tổng quan về giải pháp xử lý địa chất yếu trong thi công đường hầm. 2. Nghiên cứu về công nghệ thi công khi đào qua vùng địa chất yếu. 3. Nghiên cứu biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công. 4.

Ngày đăng: 30/07/2015, 12:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Mục đích nghiên cứu và mục đích của đề tài

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

    • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THI CÔNG ĐƯỜNG HẦM TRONG VÙNG ĐỊA CHẤT YẾU

      • 1.1. Đặc điểm thi công đường hầm

        • 1.1.1. Chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện địa chất và địa chất thủy văn

        • 1.1.2. Phương pháp thi công

        • 1.1.3. Tổ chức thi công

        • 1.2. Những sự cố thường gặp thi công đường hầm qua địa chất yếu

          • Hình 1.1. Biểu đồ tỷ lệ các dạng phá hủy xảy ra trong đường hầm trên thế giới

          • (Sự cố kỹ thuật trong xây dựng công trình ngầm dự báo, phòng ngừa và khắc phục – TS.Nguyễn Văn Quyển)

          • 1.2.1. Sự cố đường hầm trên thế giới

            • Hình 1.2. Đường hầm thoát nước Hull, Anh,1999

            • Hình 1.3. Tàu điện ngầm ở Taegu, Hàn Quốc, 2000

            • 1.2.2. Các sự cố đường hầm trong nước

              • Hình 1.4. Sạt lở vách hầm tại lý trình K0+35 hầm số 1, thủy điện Buôn Kuốp

              • Hình 1.5. Sạt sụt tại lý trình K0+40 hầm số 1, thủy điện Buôn Kuốp

              • Hình 1.6. Sạt sụt tại lý trình K7+24 hầm số 1, thủy điện Buôn Kuốp

              • Hình 1.7. Sạt sụt tại lý trình K34+60 hầm số 1, thủy điện Buôn Kuốp

              • Hình 1.8. Sạt sụt tại lý trình K0+5 hầm 2, thủy điện Buôn Kuốp

              • 1.3. Ảnh hưởng của biện pháp xử lý đến tiến độ thi công

              • CHƯƠNG 2. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ĐỊA CHẤT YẾU TRONG ĐƯỜNG HẦM

                • 2.1. Các phương pháp đào đường hầm

                  • Hình 2.1. Các phương pháp thi công ngầm

                  • Hình 2.2. Sơ đồ tổng quát phương pháp thi công ngầm

                  • 2.1.1. Phương pháp khoan nổ truyền thống:

                    • Hình 2.3. Phương pháp khoan nổ truyền thống

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan