Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý đê điều trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Liêm - Hà Nội

90 1.8K 8
Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý đê điều trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Liêm - Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng cùng các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Thủy Lợi; Chi cục Đê điều và PCLB Hà Nội. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và các ý kiến đóng góp của các Thầy giáo, Cô giáo của Khoa Kinh tế và Quản lý trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Do trình độ, kinh nghiệm, điều kiện thực hiện và thời gian nghiên cứu hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp. Luận văn được hoàn thành tại Khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Thủy Lợi. Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2012 Tác giả luận văn Phạm Anh Dũng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2012 Tác giả luận văn Phạm Anh Dũng MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8 1.1 Phân loại cấp đê 8 1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống đê điều Hà Nội 8 1.1.2. Vai trò và tầm quan trọng của hệ thống đê điều 15 1.2 Nội dung công tác quản lý đê điều 19 1.3 Chất lượng công tác quản lý đê điều và tiêu chí đánh giá 20 1.3.1. Chất lượng công tác quản lý đê điều 20 1.3.2. Tiêu chí đánh giá 21 1.4 Những quy định hiện hành về công tác quản lý đê điều 24 1.4.1. Cơ quan quản lý đê điều 24 1.4.2. Qui định pháp lý và văn bản pháp qui 27 1.5 Những bài học về công tác quản lý đê điều và phòng chống lụt bão 31 1.5.1. Thuận lợi 32 1.5.2. Khó khăn 34 1.5.3. Những bài học kinh nghiệm 35 CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU TẠI HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI 39 2.1 Đặc điểm điểm nghiên cứu 39 2.1.1. Lịch sử hình thành 39 2.1.2. Vị trí địa lý 40 2.1.3. Văn hóa – Xã hội 41 2.1.4. Kinh tế 41 2.1.5. Tình hình phát triển đô thị 42 2.2 Hiện trạng hệ thống đê điều huyện Từ Liêm, Hà Nội 44 2.2.1. Đặc điểm đê điều Hà Nội 44 2.2.2. Hiện trạng các công trình đê điều 46 2.2.3. Tình hình đô thị hóa ở Hà Nội ảnh hưởng đến công tác bảo vệ đê điều . 50 2.2.4. Thống kê số trường hợp vi phạm Luật đê điều, pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão 51 2.3 Thực trạng công tác quản lý đê điều tại huyện Từ Liêm, Hà Nội 55 2.3.1. Một số kết quả đã đạt được 55 2.3.2. Hạn chế, tồn tại 59 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm 61 2.4 Đánh giá chất lượng công tác quản lý đê điều ở Từ Liêm, Hà Nội 62 2.4.1. Phân tích mối quan hệ giữa quản lý đê điều và việc đô thị hoá 62 2.4.2. Phân tích chính sách quản lý từ góc độ của Nhà nước, góc độ thực thi của người dân 64 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở HUYỆN TỪ LIÊM 66 3.1 Đề xuất công cụ về chính sách - pháp lý 66 3.1.1. Kiện toàn cơ quan quản lý cấp Nhà nước 66 3.1.2. Ban hành các văn bản pháp qui và chế độ chính sách của Nhà nước 67 3.1.3. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương 71 3.1.4. Tăng cường trách nhiệm của chính quyền các cấp trong quản lý về đê điều, kiên quyết xử lý các vi phạm đê điều 71 3.2 Đề xuất các công cụ mềm 72 3.2.1. Giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân 72 3.2.2. Đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đê điều 74 3.3 Đề xuất các công cụ gián tiếp 77 3.3.1. Phát triển công nghệ vật liệu xây dựng mới 77 3.3.2. Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng các hồ chứa ở thượng lưu các sông 77 3.4 Đề xuất việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý đê điều 78 3.4.1 Sử dụng phần mềm quản lý đê điều và PCLB 79 3.4.2. Xây dựng hệ thống thiết bị quan trắc nước ngầm, nước thấm trong thân đê và nền đê 79 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Công trình đê ở huyện Từ Liêm, Hà Nội 9 Hình2.1. Bản đồ địa lý huyện Từ Liêm, Hà Nội 40 Hình 2.2. Hình ảnh về khu đô thị Mỹ Đình - Từ Liêm 44 Hình 2.3. Kè Thuỵ Phương 48 Hình 2.4 Cống Liên Mạc 48 Hình 2.5. Hình ảnh về hệ thống cửa khẩu trên địa bàn huyện Từ Liêm 49 Hình 2.6. Hình ảnh sự phát triển 2 bên bờ sông Hồng 50 Hình 2.7. Xây nhà, lều quán trong phạm vi bảo vệ đê điều 52 Hình 2.8. Hình ảnh xâydựng công trình kiên cố trong phạm vi bảo vệ đê điều 52 Hình 2.9. Hình ảnh về việc đổ trạc thải vi phạm Luật đê điều 53 Hình 2.10. Hình ảnh về việc khai thác cát vi phạm Luật đê điều 53 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Bảng thông số kỹ thuật các cửa khẩu trên địa bàn huyện Từ Liêm 49 Bảng 2.2. Thống kpê các trường hợp vi phạm Luật đê điều qua các năm 54 Bảng 2.3. Thống kê các trường hợp vi phạm Luật đê điều xử lý được qua các năm 54 1 MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, cho nên công tác xây dựng, bảo vệ hệ thống đê điều ở nước ta giữ vị trí rất quan trọng. Đê điều là công trình quan trọng được xây dựng, tu bổ và bảo vệ qua nhiều thế hệ nhằm ngăn nước lũ, nước biển, bảo vệ tính mạng của con người, tài sản của Nhà nước và của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, gắn với sự nghiệp quốc phòng, an ninh, chủ quyền và lợi ích quốc gia. Quá trình hình thành và phát triển, hệ thống đê điều luôn gắn liền với đời sống và hoạt động sản xuất của nhân dân từ đời này qua đời khác. Phần lớn các tuyến đê hiện nay đều kết hợp làm đường giao thông trong đó nhiều tuyến đê đi qua các khu du lịch, đô thị, dân cư. Trong quá trình phát triển, yêu cầu đối với hệ thống đê điều cũng như tác động trực tiếp của con người đối với đê ngày càng tăng và có những diễn biến ngày càng phức tạp. Như chúng ta đều biết, ven theo các con đê và ở bãi sông của các con đê sông ở Hà Nội nhiều làng mạc và các phố phường đã được hình thành và phát triển lâu đời. Ngày nay hòa chung với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của đất nước, các vùng dân cư này cũng phát triển không ngừng về mọi mặt, trong đó có sự phát triển không ngừng về các loại hình xây dựng như nhà ở, khu sản xuất, đường xá, cầu cống… Điều đó đã gây biết bao khó khăn cho công tác bảo vệ đê. Trước tình hình như vậy phải có biện pháp thay đổi, hoàn thiện công tác quản lý công trình đê điều để phù hợp với quá trình đô thị hóa. Mặc dù hệ thống đê điều đóng vai trò quan trọng như vậy, song nhiều tuyến đê xây dựng từ lâu hiện đã xuống cấp, không đủ sức chống chọi với mưa bão. Mặt khác, nhiều tuyến đê hiện đang chịu nhiều áp lực của con người phá hoại một cách vô ý thức và quá trình phát triển kinh tế thiếu tính bền vững, ví dụ như khai thác cát 2 ở lòng sông làm sụt lở bờ sông và ảnh hưởng đến chân đê, xây nhà ở ngay trong hành lang bảo vệ đê. Mặc dù Nhà nước đã ban hành Luật Đê điều, Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão; luật đã được phổ biến rộng rãi đến người dân. Nhưng ý thức chấp hành luật về đê điều của một bộ phận tổ chức, cá nhân ở các địa phương vẫn chưa chuyển biến và thậm chí còn có ảnh hưởng xấu. Thủ đô Hà Nội có địa bàn rộng, địa hình đa dạng và phức tạp, dân cư đông đúc, hệ thống đê điều, hồ đập nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ từ thượng nguồn sông Đà, sông Hồng và lũ rừng ngang từ Hòa Bình đổ về. Nhiều khu vực cả nội, ngoại thành địa hình thấp, nguy cơ úng ngập cao. Thành phố hiện có 20 tuyến đê chính với tổng chiều dài 469,913 km, trong đó 37,709 km đê Hữu Hồng là đê cấp đặc biệt; 211,569 km đê cấp I (hữu Hồng, tả Hồng, hữu Đuống, tả Đáy); 67,464 km đê cấp II (hữu Đà, tả Đáy, La Thạch, Ngọc Tảo, tả Đuống); 87,325 km đê cấp III (Vân Cốc, Tiên Tân, Quang Lãng, Liên Trung, hữu Cầu, tả - hữu Cà Lồ); 65,846 km đê cấp IV (tả Tích, tả Bùi, đường 6 Chương Mỹ, Mỹ Hà). Ngoài ra còn có 22 tuyến đê bối (trên sông chính) với tổng chiều dài 73,350 km và 96 hồ chứa nước các loại (không kể hồ trong nội thành), trong đó 5 hồ có dung tích trên 10 triệu m P 3 P, còn lại là từ 2 đến 5 triệu m P 3 P với nhiệm vụ cắt lũ và trữ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nhìn chung hệ thống đê điều, hồ đập có chất lượng không đồng đều. Mặc dù đã được đầu tư tu bổ nhiều, nhưng chất lượng các tuyến đê ở Hà Nội còn nhiều vấn đề tồn tại và ảnh hưởng đến khả năng chống lũ, vẫn có thể xảy ra những sự cố hư hỏng khi mực nước sông lên cao và kéo dài nhiều ngày. Địa chất nền các tuyến đê rất phức tạp, nhiều đoạn có địa chất nền xấu, các mùa lũ trước kia thường xuất hiện mạch sủi có thể nguy hiểm đến an toàn đê điều nếu không phát hiện và sử lý kịp thời. Trong thân đê có nhiều hiểm họa chưa phát hiện hết như tổ mối, tổ chuột… Hàng năm đã có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng nhưng cũng không thể khắc phục được. 3 Nhiều đoạn đê có mặt thoáng sông rộng, nhưng không có cây chắn sóng, nếu có lũ lớn kết hợp bão sẽ gây sóng lớn ảnh hưởng đến an toàn của đê. Diễn biến bờ bãi những năm gần đây: đã xuất hiện những khu vực bờ sông bị lở mạnh mất an toàn cho dân sinh và ảnh hưởng đến đê điều. Hệ thống đê điều Hà Nội còn nhiều tồn tại nên hoạt động quản lý đê điều là hoạt động hết sức quan trọng, nó diễn ra trong mọi thời kỳ, mọi hoàn cảnh, kéo dài quanh năm, đã trở thành một thế ứng xử thường trực của con người đối với môi trường thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Nhà nước ta từ Trung ương đến địa phương luôn quan tâm đến công tác này, đầu tư nhiều sức của, sức người để xây dựng nhiều công trình và thực hiện nhiều biện pháp, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý, tổ chức hệ thống điều hành, chỉ huy thống nhất, đồng thời tăng cường công tác lãnh đạo tư tưởng, tuyên truyền giáo dục để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức quản lý đê điều, phát huy tính tự giác của mọi người dân để triển khai thực hiện việc bảo vệ đê điều có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn những yếu kém, tồn tại trong quản lý đê điều ở Hà Nội. Tăng cường quản lý đê điều ở Hà Nội nhằm khắc phục những tồn tại, làm cho việc thực hiện công tác này có kế hoạch, nề nếp hơn, hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến quản lý đê điều, nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, huy động được mọi nguồn lực nhất là phát huy cao độ tính tự chủ, sáng tạo, sự tự giác tham gia của mọi người dân thủ đô. Chăm lo xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, công nhân kỹ thuật đủ về số lượng, có trình độ khoa học công nghệ và nghiệp vụ quản lý, tâm huyết, gắn bó lâu dài với sự nghiệp quản lý đê điều. Là một cán bộ làm việc tại Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội, qua luận văn này, tác giả muốn kết hợp một số kinh nghiệm trong quá trình công tác và các kiến thức đã tiếp thu được qua quá trình học tập để trình bày một số phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý đê điều ở Hà Nội và mạnh dạn kiến nghị một số 4 giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về đê điều ở Hà Nội hiện nay, đóng góp vào việc cải cách hành chính, tăng cường sự quản lý của nhà nước, làm tốt hơn công tác quản lý đê điều và phòng chống lụt bão ở Hà Nội trong thời gian sắp tới, góp phần vào công cuộc xây dựng Thủ đô theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. II. Mục đích của đề tài Đề tài Luận văn cao học có mục đích nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý đê điều trong quá trình đô thị hóa như: - Xác định thực trạng của công tác và cơ chế quản lý đê điều hiện nay ở Hà Nội; - Phân tích mối quan hệ giữa quản lý đê điều và việc phát triển kinh tế cũng như đô thị hóa; - Phân tích chính sách quản lý từ góc độ của nhà nước, góc độ thực thi của người dân; - Đề xuất các giải pháp để nâng cao công tác quản lý đê điều trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Liêm - Hà Nội. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hệ thống công trình đê điều, những nhân tố ảnh hưởng đến công tác này trên địa bàn huyện Từ Liêm và việc thực thi các điều luật trong Luật đê điều, Pháp lệnh Phòng, chống lụt bão. Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung: Công tác tổ chức và quản lý hệ thống công trình đê điều. - Không gian: Trên địa bàn huyện Từ Liêm gồm 4 xã có đê đi qua (xã Thượng Cát, Liên Mạc, Thụy Phương và Đông Ngạc) IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Chọn địa điểm nghiên cứu: Hệ thống công trình đê điều ở huyện Từ Liêm. [...]... pháp nâng cao công tác quản lý đê điều trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Liêm, Hà Nội Việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao công tác quản lý đê điều không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn mang tính thực tế cao góp phần đề xuất một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế hiện nay VI Kết quả dự kiến đạt được - Phân tích những nguyên nhân của phát triển kinh tế và đô thị hóa mà ảnh hưởng... đến công tác quản lý đê điều - Hoàn thiện cơ chế chính sách trong công tác quản lý đê điều trên địa bàn huyện Từ Liêm để phù hợp với tình hình đô thị hóa VII Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 3 chương, 11 hình và 3 bảng biểu Luận văn thạc sĩ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế Tài Nguyên thiên nhiên và môi trường với đề tài Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý đê điều trong quá trình đô thị hóa ở. .. quản lý đê điều và tiêu chí đánh giá 1.3.1 Chất lượng công tác quản lý đê điều Trong những năm gần đây công tác quản lý đê điều đã đạt được những kết quả nhất định: 21 - Tập trung quản lý, thống nhất chỉ đạo, triển khai kịp thời những chủ trương của Thành phố về công tác đê điều; - Chủ động trong công tác quản lý đê điều, phòng chống lụt bão; - Tham mưu đầy đủ, cụ thể với Thành phố trong quá trình đầu... khảo sát thực tế tại địa bàn huyện Từ Liêm trên cơ sở tổng hợp các tài liệu mà tác giả đã thu thập được; - Phân tích chỉ rõ các hạn chế trong công tác quản lý đê điều trên địa bàn huyện Từ Liêm hiện nay để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đê điều V Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đê điều Hà Nội đã có cách đây hàng ngàn năm Đê không chỉ là công trình vĩ đại, là thiên anh... điều; - Chính sách trong quản lý đê điều c) Cấp cộng đồng: - Sự tham gia của nhân dân trong công tác thực hiện vi phạm Luật Đê điều, Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão trên địa bàn; - Tham gia thi công, giám sát thi công các công trình đê điều; - Tham gia bảo vệ các công trình đê điều; tre chắn sóng… Phương pháp nghiên cứu được áp dụng là: - Đánh giá hiệu quả công tác quản lý đê điều trong những năm trước... đê điều, hộ đê, cứu hộ đê; đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ cho những người làm công tác đê điều; - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kinh nghiệm về quản lý, bảo vệ đê điều cho cộng đồng; - Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đê điều; giải quyết khiếu nại, tố cáo về đê điều; - Chỉ đạo thực hiện quan hệ quốc tế trong lĩnh vực đê điều. [4] 1.3 Chất lượng công tác quản lý đê. .. tiếp quản lý Nhà nước về đê điều trên địa bàn Hà Nội Sau đây là vài nét khái quát về Chi cục Đê điều và PCLB Hà Nội Chi cục đê điều và PCLB Hà Nội được thành lập theo quyết định số 2028/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2008 của UBND thành phố Hà Nội Chức năng của Chi cục Đê điều và PCLB Hà Nội có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội và UBND thành phố Hà Nội. .. Sở tổ chức thực hiện; 25 2) Thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đê điều và Phòng chống lụt bão trên địa bàn thành phố Hà Nội trong đó quản lý trực tiếp công trình đê điều từ cấp 3 trở lên, phối hợp giúp UBND các quận, huyện thực hiện quản lý công trình đê điều cấp 4; 3) Kiểm tra hướng dẫn việc thực hiện Luật đê điều, Pháp lệnh phòng chống lụt bão và các Nghị quyết, quyết định pháp quy được ban hành... Phương pháp thu thập thông tin được tiến hành ở ba cấp a) Cấp Huyện, xã: - Tình hình phối hợp trong xử lý các trường hợp vi phạm Luật Đê điều, Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão trên địa bàn; - Tình hình huy động sự tham gia của nhân dân địa phương trong xây dựng, quản lý và sử dụng các công trình đê điều, công tác phòng, chống lụt bão b) Cấp Chi cục, Hạt Quản lý đê: - Công trình đê điều; - Chính sách trong. .. Quản lý về lãnh thổ có: (i) Ủy ban nhân dân thành phố, (ii) Ủy ban nhân dân các quận, huyện có đê và (iii) Ủy ban nhân dân các xã, phường có đê Cơ quan quản lý về chuyên ngành có: (i) Bộ Nông nghiệp & PTNT, (ii) Cục Quản lý đê điều, (iii) Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, (iv)Chi cục quản lý đê điều Hà Nội và (v)Hạt quản lý đê điều b) Quản lý chuyên ngành Chi cục đê điều và PCLB Hà Nội . - Đề xuất các giải pháp để nâng cao công tác quản lý đê điều trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Liêm - Hà Nội. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở HUYỆN TỪ LIÊM 66 3.1 Đề xuất công cụ về chính sách - pháp lý 66 3.1.1. Kiện toàn cơ quan quản lý cấp Nhà nước. văn cao học có mục đích nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý đê điều trong quá trình đô thị hóa như: - Xác định thực trạng của công tác và cơ chế quản lý đê điều

Ngày đăng: 30/07/2015, 12:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

    • I. Tính cấp thiết của đề tài

    • II. Mục đích của đề tài

    • III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

    • V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

    • VI. Kết quả dự kiến đạt được

    • VII. Cấu trúc của luận văn

    • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

      • 1.1 Phân loại cấp đê

        • 1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống đê điều Hà Nội

          • Hình 1.1. Công trình đê ở huyện Từ Liêm, Hà Nội

          • 1.1.2. Vai trò và tầm quan trọng của hệ thống đê điều

          • 1.2 Nội dung công tác quản lý đê điều

          • 1.3 Chất lượng công tác quản lý đê điều và tiêu chí đánh giá

            • 1.3.1. Chất lượng công tác quản lý đê điều

            • 1.3.2. Tiêu chí đánh giá

            • 1.4 Những quy định hiện hành về công tác quản lý đê điều

              • 1.4.1. Cơ quan quản lý đê điều

              • 1.4.2. Qui định pháp lý và văn bản pháp qui

              • 1.5 Những bài học về công tác quản lý đê điều và phòng chống lụt bão

                • 1.5.1. Thuận lợi

                • 1.5.2. Khó khăn

                • 1.5.3. Những bài học kinh nghiệm

                • CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU TẠI HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI

                  • 2.1 Đặc điểm điểm nghiên cứu

                    • 2.1.1. Lịch sử hình thành

                    • 2.1.2. Vị trí địa lý

                      • Hình2.1. Bản đồ địa lý huyện Từ Liêm, Hà Nội

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan