giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam

225 866 1
giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn về giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỤC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ¸µ BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM Mã số: 54-07-KHKT-RD Cơ quan quản lý: Bộ Thông tin và Truyền thông Đơn vị chủ trì: Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin Hà Nội – 2007 BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỤC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ¸µ BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM Mã số: 54-07-KHKT-RD Cơ quan quản lý: Bộ Thông tin và Truyền thông Đơn vị chủ trì: Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin Chủ trì đề tài: ThS. Đào Thị Minh Tham gia: TS. Lê Quốc Hưng ThS. Nguyễn Thị Nguyệt ThS. Lê Thành Trung CN. Ngô Thị Thúy Vân Hà Nội – 2007 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Kể từ khi công nghệ thông tin (CNTT) bắt đầu chiếm lĩnh trên thị trường thế giới, các sản phẩm phần cứng, phần mềm từng bước thâm nhập và cho đến nay đã thâm nhập hầu hết vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống, xã hội. Cụm từ “ứng dụng Công nghệ thông tin” bắt đầu xuất hiện và dần dần trở thành quen thuộc với mọi người trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Đặc biệt ở Việt Nam, cụm từ này hầu như không thể thiếu trong các chủ trương, định hướng, văn bản, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Và đương nhiên là hành động đi kèm theo hoàn toàn được quan tâm. Trong chục năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng thúc đẩy mảng ứng dụng CNTT vào mọi mặt trong đời sống, xã hội. Ngày 17/10/2000 Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá , trong đó xác định: "CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội thế giới hiện đại. Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.” Chỉ thị 58 đề ra mục tiêu đến năm 2010 CNTT Việt Nam “đạt trình độ tiên tiến trong khu vực” và có chủ trương rất rõ về ứng dụng CNTT : “Ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt, đón đầu rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước”; và “Mọi lĩnh vực hoạt động, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng đều phải ứng dụng CNTT để phát triển”. Bộ Chính trị đã yêu cầu các cấp, các ngành triển khai thực hiện 5 nhiệm vụ và giải pháp sau đây: 1) Ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả CNTT trong toàn xã hội; 2) Tạo môi trường thuận lợi cho ứng dụng CNTT và phát triển CNTT; 3) Đẩy mạnh đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho ứng dụng và phát triển CNTT; 4) Đẩy nhanh việc xây dựng mạng thông tin quốc gia, bao gồm hệ thống viễn thông và Internet Việt Nam; 5) Tăng cường, đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực CNTT. Trên cơ sở Chỉ thị 58, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản, quyết định về chương trình, kế hoạch phát triển ứng dụng CNTT cho từng giai đoạn (các văn bản này sẽ được tóm tắt lại trong phần 2.1, chương 2 của đề tài này) và dài hạn. Tuy nhiên, sau 2 giai đoạn 5 năm (2001-2005), và những diễn biến trong vài năm gần đây, Ứng dụng CNTT ở Việt Nam hiện nay dường như đang gặp những trở ngại và thách thức rất lớn. Có thể thấy rằng, từ cơ quan quản lý nhà nước nói chung đến các đơn vị, tổ chức thực hiện triển khai các ứng dụng CNTT đều còn lúng túng trong việc định hướng, hướng dẫn và triển khai việc thúc đẩyứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động. Ngay cả đến các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội lại càng lúng túng hơn trong việc ứng dụng như thế nào và thế nào gọi là ứng dụng CNTT có hiệu quả… Để tháo gỡ một phần những vướng mắc và những thách thức này thì việc tìm hiểu thực trạng, nhu cầu, định hướng phát triển và các kiến nghị của các cơ quan, đoàn thể để từ đó làm cơ sở đề xuất được các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT phát triển hơn nữa là rất cần thiết. Đây chính là lý do cơ bản để đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT tại Việt Nam”. 1.2 MỘT SỐ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Do điều kiện hạn chế về kinh phí cũng như nhân lực thực hiện đề tài, đề tài này không tham vọng nhiều vào việc sẽ ra được các giải pháp tổng thể để thúc đẩy ứng dụng CNTT về mọi mặt trong đời sống, xã hội của đất nước Việt Nam trên cơ sở khảo sát tổng thể thực địa thực tế mà sẽ giới hạn trong một số điều kiện cụ thể sau: - Nghiên cứu thực trạng được thông qua các báo cáo thực tế của các tỉnh thành, bộ ngành… cũng như dựa trên “Báo cáo tổng kết 5 năm (2001-2005) thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2006-2010” được diễn ra trong tháng 6 năm 2007 vừa qua. - Nghiên cứu các văn bản đã được ban hành trong nước, các kinh nghiệm, học hỏi từ một số nước láng giềng thông qua các tài liệu cũng như các khóa học nước ngoài của một số thành viên thực hiện đề tài. - Các ý kiến góp ý của một số chuyên gia về CNTT trong nước về phương hướng phát triển ứng dụng CNTT trong thời gian tới. - Các nhóm giải pháp sẽ được tập trung nhiều vào việc phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về CNTT của Bộ Thông tin và Truyền thông (trước đây là Bộ Bưu chính, Viễn thông). 1.3 NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CẦN ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI a. Mục tiêu: Nhằm tìm ra một số giải pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT tại các bộ ngành, tỉnh thành, doanh nghiệp và các hiệp hội trên cơ sở hiện trạng, nhu cầu và những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước để có giải pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT hiệu quả hơn. b. Nội dung: - Một số lý luận, sở cứ để thúc đẩy ứng dụng CNTT (văn bản, thực tiễn trong nước và ngoài nước). - Tìm hiểu thực trạng, những nguyên nhân, nhu cầu và kiến nghị của các cơ quan, 3 tổ chức . (sẽ lấy tài liệu từ một số các bộ ngành, các tỉnh thành và Hiệp hội thông qua các báo cáo tổng kết 58 và dự thảo kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2007-2010 của các tỉnh thành và bộ ngành .). - Đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực (đối với Bộ Thông tin và Truyền thông: chủ yếu đề xuất các giải pháp về chính sách quản lý để thúc đẩy ƯDCNTT). c. Kết quả: Các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy mạnh ƯDCNTT tại Việt Nam. Chương 2 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VĂN BẢN NHÀ NƯỚC VÀ THỰC TIỄN NƯỚC NGỒI LIÊN QUAN ĐẾN ỨNG DỤNG CNTT 2.1 MỘT SỐ VĂN BẢN NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN Sự ra đời của cơng nghệ thơng tin và truyền thơng (CNTT-TT) được xem như cuộc cách mạng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của mỗi nước trên thế giới, Việt Nam khơng có lý do gì để đứng ngồi cuộc cách mạng này. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng với những cơ hội và thách thức đan xen của Việt Nam, CNTT-TT càng khẳng định rõ vị trí mang tính quyết định thành cơng trong q trình phát triển kinh tế của đất nước. Có thể nói đây là xu thế, là sức ép khách quan buộc chúng ta phải thúc đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT. Việc thúc đẩy ứng dụng CNTT là một q trình lâu dài, có thành cơng nhưng cũng gặp khơng ít khó khăn và thất bại. Đảng và Chính phủ ta đã thể hiện rõ quyết tâm thơng qua các định hướng chiến lược, luật và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. 2.1.1 Hệ thống văn bản luật hiện có liên quan đến CNTT Ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã sớm thấy được ý nghĩa chiến lược và vai trò quan trọng của CNTT-TT đối với q trình CNH-HĐH đất nước. Nhìn lại tổng thể, từ năm 1975, ngay sau khi thống nhất đất nước, Chính phủ đã hai lần ra nghị quyết: Nghị quyết số 173-CP/1975 về tăng cường ứng dụng tốn học và máy tính điện tử trong quản lý Nhà nước đã được ban hành và Nghị quyết số 245-CP/1976 về tăng cường quản lý và sử dụng máy tính điện tử trong cả nước. Bước đầu nâng cao nhận thức trong tồn xã hội về vai trò của máy tính đối với phát triển đất nước. Năm 1981, Bộ Chính trị trong Nghị quyết số 37-NQ/TW đã chỉ rõ phải “hết sức chú trọng phục vụ thơng tin cho lãnh đạo và quản lý, đúng nhu cầu và bằng những hình thức thích hợp, góp phần nâng cao chất quyết định của các cấp ”. Năm 1991, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 26- NQ/TW về phát triển khoa học và cơng nghệ trong sự nghiệp đổi mới đất nước, khẳng định cơng nghệ thơng tin là phương tiện chủ lực để Việt Nam rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước cơng nghiệp tiên tiến. Năm 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 49/CP và Kế hoạch Tổng thể về phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90, với mục tiêu chung là “xây dựng những nền móng bước đầu vững chắc cho một kết cấu hạ tầng về CNTT trong xã hội, có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thơng tin trong quản lý Nhà nước và trong các hoạt động kinh tế - xã hội, đồng thời tích cực xây dựng ngành cơng nghiệp CNTT thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, góp phần chuẩn bị cho nước ta có vị trí xứng đáng trong khu vực khi bước vào thế kỷ 21 ” nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hố, an ninh, chính trị, xã hội của đất nước. Tháng 7/1999 Chính phủ đã ra quyết định thành lập Ban 5 Mở đầu là Chỉ thị 58/CT-TW đã tạo ra một môi trường pháp lý mới cho ứng dụng CNTT ở nước ta, tiếp tục triển khai định hướng của Đảng. Trong những năm đầu của Thế kỷ XXI, Nhà nước đã tích cực ban hành các văn bản pháp luật để ngày càng củng cố môi trường pháp lý cho ứng dụng và phát triển CNTT. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về CNTT-TT được ban hành từ năm 2001 đến nay được ghi trong Phụ lục 1. Trong đó phải kể đến 4 văn bản mức luật liên quan trực tiếp ứng dụng và phát triển CNTT, 16 nghị định của Chính phủ, 25 quyết định của Thủ tướng, nhiều quyết định, chỉ thị, thông tư của các Bộ ngành đã ban hành tạo hành lang pháp lý để triển khai phát triển CNTT-VT và Internet của Việt Nam. 2.1.2 Các văn bản chính có liên quan đến thúc đẩy ứng dụng CNTT Theo quan điểm thúc đẩy ứng dụng CNTT nhằm phục vụ tốt nhất lợi ích của người dân và doanh nghiệp để phát triển đất nước theo chỉ đạo định hướng của Đảng, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, Đảng và Nhà nư ớc đã ban hành những văn bản như đã nêu trên (Phụ lục 1). Với những văn bản chính liên quan đến thúc đẩy ứng dụng CNTT, Nhóm nghiên cứu căn cứ vào các văn bản đã được ban hành, chia văn bản theo những nhóm, cần thiết để thúc đẩy ứng dụng CNTT, như sau: (1) sự quyết tâm của lãnh đạo; (2) nguồn nhân lực; (3) xây dựng và đảm bảo trao đổi dữ liệu, hạ tầng CNTT và truyền thông; (4) xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu; (5) tuyên truyền và nhận thức; (6) nguồn tài chính; và (7) cơ chế tổ chức và quản lý thực hiện. 1) Sự quyết tâm của lãnh đạo Sau khi Chỉ thị 58 ra đời, một loạt các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành làm cơ sở ban đầu tạo môi trường xây dựng nền tảng cho ứng dụng CNTT trong nhiều hoạt động của Nhà nước. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi từ quy trình hoạt động truyền thống sang phương thức mới có sử dụng CNTT-TT là quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo kiên quyết đưa ra tầm nhìn chiến lược, mục tiêu và kế hoạch thúc đẩy ứng dụng CNTT, tiếp đó có chính sách, biện pháp nhằm đạt được kết quả mong muốn đã đặt ra. Các nhà lãnh đạo vừa có chức năng đảm đương vai trò lãnh đạo chính trị, hiểu biết những phức tạp liên quan đến nhà nước điện tử (Nhóm nghiên cứu quy định gọi nhà nước điện tử với nghĩa nhà nước ứng dụng CNTT-TT vào các hoạt động của cơ quan nhà nước, trong các hoạt động giao dịch giữa cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp) và cả những thay đổi về tổ chức do ảnh hưởng của CNTT-TT. Những yếu tố này là rất cần thiết cho khả năng xây dựng, phát triển và sự thành công về ứng dụng CNTT. Các nhà lãnh đạo khẳng định tầm nhìn ứng dụng CNTT, xác định rõ những mục tiêu chính và những kết quả mong muốn, đưa ra các ưu tiên trong các thành phần của từng giai đoạn ứng dụng CNTT, huy động sự ủng hộ của chính quyền, huy động được các nguồn nhân lực và tài chính cần thiết. Thêm nữa, là họ chịu trách nhiệm đối với quá trình thực hiện các kết quả của quá trình này. 6 Vì mục tiêu của ứng dụng CNTT là bao gồm cả hỗ trợ cải cách hành chính trên một diện rộng, ứng dụng CNTT sẽ gây một ảnh hưởng lớn đến quản lý hành chính của chính phủ, do đó sẽ phải chịu một sự tranh luận rất mạnh trong nội bộ chính phủ, do đó yêu cầu lãnh đạo phải có sự cam kết và quyết tâm thực hiện. Những điều kiện trên có thể xem như những tiêu chí cần thiết đối với lãnh đạo ở các cấp, đặc biệt ở cấp Trung ương cần vào cuộc với các tiêu chí này để chỉ đạo từ trên xuống. Tuy nhiên, đi cùng các tiêu chí này nhà lãnh đạo cần có những quyền hạn đủ mạnh, tích hợp cả về chính trị, hành chính và tài chính để thực thi và chịu trách nhiệm, là đối tượng điều chỉnh của những chế tài thích hợp trước nhiệm vụ thực hiện. Vấn đề này được đề cập đến trong Luật công nghệ thông tin, đặc biệt Nghị định Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước đã quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan Nhà nước (Điều 44, Chương IV, Nghị định 64/2007/NĐ-CP). 2) Nguồn nhân lực Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc triển khai ứng dụng CNTT ở bất cứ đâu, ở bất cứ một nước nào đó là trình độ và khả năng của con người. Khả năng của con người trong quá trình ứng dụng CNTT có thể chia làm ba thành phần: thành phần thứ nhất liên quan đến những người quản lý thực hiện các dự án CNTT-TT, họ cần có những kỹ năng trong phạm vi quản lý nhà nước kết hợp với những kỹ năng về thông tin và CNTT-TT; thành phần thứ hai liên quan đến một cộng đồng lớn hơn - đó là các công dân, họ cần biết sử dụng CNTT để có thể thụ hưởng một cách tối đa những lợi ích từ các ứng dụng CNTT-TT; các doanh nghiệp, họ cần biết kết hợp chặt chẽ với CNTT để tận dụng lợi thế của những ứng dụng CNTT trong kinh doanh; thành phần thứ ba liên quan đến các doanh nghiệp CNTT, đặc biệt là các doanh nghiệp CNTT trong nước, họ cần có những kỹ năng cần thiết để trở thành chuyên gia CNTT đắc lực hợp tác với đơn vị có nhu cầu đặt hàng (như khu vực chính phủ…) trong việc xây dựng các ứng dụng CNTT cho công tác nghiệp vụ của họ. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan yêu cầu một loạt những kỹ năng mà các cơ quan truyền thống có thể chưa có. Những kỹ năng các cơ quan cần có để thực hiện có thể được chia thành những mảng sau: - Phát triển các hệ thống thông tin: Những công việc thuần túy thuộc về kỹ thuật như xây dựng các phần mềm ứng dụng, xây dựng CSDL, xây dựng thiết lập các mạng máy tính, viễn thông . là những công việc nền tảng thường để các công ty CNTT chuyên nghiệp cung cấp. Hoạt động này liên quan đến khái niệm thuê nguồn lực bên ngoài (outsourcing). Các cơ quan, tổ chức của nhà nước ứng dụng CNTT cần tập trung năng lực của mình để xác định loại hệ thống nào và những ứng dụng gì các cơ quan thấy cần thiết và có thể làm được. - Quản lý chương trình, dự án: Những sáng kiến về ứng dụng CNTT trong các cơ quan có khuynh hướng phức tạp vì với một dịch vụ công cụ thể nào đó không chỉ liên quan tới một cơ quan chức năng, mà còn liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau và các cơ quan tham gia với những vai trò khác nhau. Việc quản lý thực hiện một sáng kiến ứng dụng CNTT, điều phối giữa các cơ quan và những chủ thể liên quan khác nhau, 7 đảm bảo thời hạn và các kết quả theo kế hoạch, đồng thời việc bao quát toàn bộ quá trình đòi hỏi các cơ quan có những kỹ năng quản lý chương trình, dự án. Thực tế ở nước ta việc phối kết hợp hoạt động giữa các cơ quan, nhất là giữa các cơ quan chính phủ cũng còn nhiều hạn chế. ứng dụng CNTT - Quản lý thay đổi: Đi kèm với là cải cách tổ chức, phải đào tạo lại kỹ năng và bố trí lại nguồn nhân lực trong nội bộ các cơ quan. Trong bối cảnh này, việc phản ứng lại những thay đổi có thể diễn ra. Đòi hỏi cần có những chuyên gia từ phía chính phủ có kỹ năng quản lý thay đổi để hướng dẫn các cơ quan chính phủ trong suốt quá trình cơ cấu lại tổ chức này. - Quản lý việc mua sắm CNTT và truyền thông, quản lý việc thuê nhân lực bên ngoài: Chính phủ cần phải là "người mua thông minh" cơ sở hạ tầng và dịch vụ CNTT-TT, có khả năng xác định cụ thể nhu cầu của mình, quản lý quá trình mua sắm, quản lý các nhà cung cấp . Ứng dụng CNTT - Việc duy trì và vận hành dịch vụ CNTT: là công cụ hỗ trợ cho việc cung cấp thông tin và dịch vụ mọi lúc, ở mọi nơi. Điều này sẽ gây chuyển biến lớn về thời gian và tổ chức so với việc phân phối dịch vụ theo kiểu truyền thống. Vậy các cơ quan cần thiết có những kỹ năng mới để đảm bảo tính liên tục và chất lượng dịch vụ. ứng dụng CNTT - Quản lý quan hệ khách hàng: mở ra khả năng làm cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân gần gũi với nhau hơn và trực tiếp hơn trong việc phân phối, thụ hưởng các dịch vụ. Điều này đòi hỏi cơ quan cần có kỹ năng quản lý quan hệ khách hàng, đặc biệt ở các cơ quan chính phủ. Đây là kỹ năng thường chỉ có ở các doanh nghiệp. Để đương đầu với những thách thức trên, ở Việt Nam, các cơ quan chính phủ cần có kế hoạch và xem xét lại những tiêu chuẩn tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại các công chức. Cần có chính sách phù hợp như chức danh, chế độ tiền lương ưu đãi, đào tạo và đào tạo lại . để thu hút và không mất các công chức có năng lực phù hợp với thực tế ứng dụng CNTT hiện nay. Đối với giáo dục cộng đồng, cần có chính sách xã hội hoá giáo dục công dân điện tử và doanh nhân điện tử. Đối với lực lượng chuyên gia về CNTT, cần phải xây dựng cho họ một năng lực thực sự có thể cung cấp được những giải pháp toàn diện đặc biệt trong những bài toán cần ứng dụng CNTT, đặc biệt về Chính phủ điện tử (CPĐT). Chúng ta là nước nghèo, việc thuê các chuyên gia nước ngoài là rất đắt và chúng ta đang cần tìm kiếm thị trường mà thị trường trong nước lại đánh mất là một điều cần xem xét. Cần có chiến lược kêu gọi đồng bào Việt kiều trở về đất nước giúp đỡ xây dựng hoặc giúp quản lý các chương trình, dự án CNTT. Một điều rất quan trọng nữa là việc đào tạo các nhà quản lý CNTT, các nhà lãnh đạo CNTT và thông tin (CIO) của các cơ quan chính phủ. Vấn đề này được đề cập đến trong: - Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định của Thủ tướng Chính phủ só 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005. - Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước (Chương II, mục 3). 8 - Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin từ nay đến năm 2010 (Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 331/QĐ-TTg ngày 06/4/2004). - Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26/10/2007). 3) Xây dựng và đảm bảo trao đổi dữ liệu, hạ tầng CNTT-TT Kinh nghiệm của các nước và trong nước cho thấy rằng khung quy chế trao đổi thông tin là một trong những yếu tố quyết định cho việc xây dựng thành công hệ thống ứng dụng CNTT. Quy chế về trao đổi thông tin là một việc phải làm để tạo nền tảng cho đa số các ứng dụng CNTT trong các cơ quan, tổ chức phải tuân theo. Có thể nói, trường hợp ứng dụng CNTT không tuân thủ khung quy chế trao đổi thông tin được quy định gần như không có cơ hội hội nhập và tồn tại. Quá trình ứng dụng CNTT đòi hỏi phải thiết lập một loạt các tiêu chuẩn mang tính pháp lý và quy chế thích hợp, đặc biệt trong các cơ quan chính phủ, nhằm: - Tích hợp và chia sẻ các hệ thống dữ liệu bên trong và giữa các cơ quan. - Bảo vệ sự riêng tư và an toàn thông tin cho các bên tham gia hệ thống đặc biệt là khu vực tư nhân khi họ sử dụng hệ thống thông tin công. - Hỗ trợ việc trao đổi trực tuyến, tương tác và giao dịch giữa các cơ quan chính phủ, công dân và doanh nghiệp. - Giao tiếp với người dân và doanh nghiệp có thể thực hiện thông qua nhiều thiết bị tuỳ theo người sử dụng lựa chọn như máy tính, điện thoại di động . Nhiều nơi trên thế giới, điều làm người ta lo ngại đối với việc ứng dụng CNTT, đặc biệt sử dụng hệ thống thông tin công, là vấn đề an toàn, an ninh môi trường truyền và lưu trữ thông tin điện tử. Một cuộc khảo sát tại Mỹ cho thấy đa số người dân đều có nguyện vọng tăng cường hơn nữa các dịch vụ hành chính trực tuyến của chính phủ. Những dịch vụ mà họ thấy cần có sự ưu tiên trực tuyến là đăng ký kinh doanh, cấp thẻ môn bài, bằng lái xe, nộp thuế và khoản phạt, các thủ tin xin nhập học hay xin việc làm. Hầu hết mọi người dân Mỹ đều tin rằng các dịch vụ này được cung cấp trực tuyến sẽ cải thiện hoạt động của chính phủ, người dân tin sau 10 năm nữa ảnh hưởng của CPĐT chủ yếu mang tính tích cực hơn là tiêu cực. Tuy nhiên, với khoảng 2 phần 3 người dân lại mong muốn quá trình tiến triển các dịch vụ công của chính phủ chậm lại vì họ quan tâm và e ngại vấn đề bảo mật, riêng tư và khả năng truy cập [Reports based on findings of surveys conducted by Hart-Teeter for The Council for Excellence in Government, January 2001]. Cần đảm bảo bằng hệ thống luật pháp để bảo vệ thông tin, sự riêng tư, tội phạm máy tính trong thời đại số. Luật về quyền sở hữu trí tuệ cần phải bao gồm cả việc bảo vệ quyền sở hữu nội dung điện tử. Cần có luật pháp áp dụng cho "những thủ tục điện tử" tương đương với các thủ tục giấy tờ truyền thống như chứng minh thư nhân dân, ký và lưu trữ hồ sơ. Do vậy, cần có luật về dịch vụ điện tử trong chính phủ, trong đó bao gồm chữ ký điện tử, xác thực điện tử và cho phép lưu giữ bản ghi điện tử. Trong mọi thành phần của các hệ thống ứng dụng CNTT đều đòi hỏi cần có sự chuyển dịch theo hướng tăng cường chia sẻ thông tin trong nội bộ và giữa các cơ quan chính phủ, để làm được như vậy, cần thiết phải xây dựng luật để xác nhận và điều chỉnh 9 [...]... khi Việt Nam lúc này được xếp hạng 105) [UN2005] Cổng thông tin chính phủ http://www.egypt.gov.eg với thông tin liên quan tới gần 700 dịch vụ Mặc dù tại thời điểm này phần lớn các bộ của Ai Cập chưa liên kết với cổng thông tin chính phủ nhưng nhiều bộ ngành đã xây dựng cổng thông tin riêng rất hữu dụng và hiệu quả như cổng thông tin về đầu tư http://www investment.gov.eg, cổng thông tin về Thông tin. .. Luật CNTT, Nghị định 64 liên quan đến ứng dụng CNTT Nhóm nghiên cứu xin tóm tắt những nội dung chính của Luật CNTT và Nghị định 64, cơ sở phápthực hiện thúc đẩy ứng dụng CNTT hiện nay ở Việt Nam a) Luật CNTT: ngày 29/5/2006, Luật CNTT số 67/2006/QH11 được Quốc Hội thông qua bao gồm 6 chương, 79 điều Luật quy định ứng dụng CNTT là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực... sách ưu tiên ứng dụng CNTT trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Ưu tiên dành một khoản ngân sách nhà nước để ứng dụng công nghệ thông tin trong một số lĩnh vực thiết yếu (tại Điều 5) 13 Ứng dụng CNTT được nêu trong Chương II, bao gồm: Mục 2: Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước (từ Điều 24 đến Điều 28) Việc ứng dụng CNTT trong... gồm: cung cấp, trao đổi, thu thập thông tin với tổ chức, cá nhân; chia sẻ thông tin trong nội bộ và với cơ quan khác của Nhà nước; cung cấp các dịch vụ công; các hoạt động khác theo quy định của Chính phủ Mục 3: Ứng dụng CNTT trong thương mại (từ Điều 29 đến Điều 33) Tổ chức, cá nhân có quyền ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại; có quyền thiết lập trang thông tin điện tử bán hàng bảo đảm các... cường học tập thông tin: Học tập suốt đời, hệ thống làm việc điện tử… 22 Tin học hóa trong các ngành: thương mại điện tử, • Tin học hóa trong các lĩnh vực công: các dịch vụ công trực tuyến, đổi mới các hoạt động công, nâng cấp CPĐT… b) Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin • Nâng cấp tính pháp lý và thể chế về phía xã hội thông tin, • Tăng cường tính an toàn và độ tin cậy trong mạng thông tin điều khiển,... thống thông tin và cung cấp hỗ trợ kỹ nghệ - Phát triển các công nghệ bảo mật thông tin 26 3) Quá trình xây dựng CPĐT ở Hàn Quốc rất coi trọng các hoạt động lập pháp có liên quan với CPĐT, đã ban hành “Luật mở rộng phổ cập mạng điện toán và thúc đẩy việc sử dụng (1986), “Luật cơ bản thúc đẩy tin học hoá” (1996), “Luật CPĐT” (2001) 4) Trong quá trình xây dựng CPĐT, Hàn Quốc rất coi trọng việc thông. .. vừa qua Chính phủ Việt Nam đã làm tốt thông qua một loạt những văn bản như pháp lệnh, nghị định, chỉ thị và thông tư đã được ban hành và đang được thực thi có hiệu quả đáng kể Đó là: - Luật công nghệ thông tin - Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 (Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/2/2006) - Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông (Số: 43/2002/PL-UBTVQH10 được công bố ngày 7/6/2002)... thông tin điện tử bán hàng chịu trách nhiệm về nội dung thông tin cung cấp trên trang thông tin điện tử; Cung cấp thông tin cho việc giao kết hợp đồng trên môi trường mạng; Giải quyết hậu quả do lỗi nhập sai thông tin thương mại trên môi trường mạng; Nhà nước khuyến khích thanh toán trên môi trường mạng Mục 4: Ứng dụng CNTT trong một số lĩnh vực (từ Điều 34-37) Nhà nước có chính sách khuyến khích ứng. .. đổi dữ liệu và thông tin theo kiến trúc chuẩn thông tin quốc gia; - Thực hiện các nguyên tắc về an toàn thông tin; - Quy định về kế hoạch ứng dụng CNTT và đầu tư cho ứng dụng CNTT được xem là đầu tư phát triển, hàng năm nhà nước có kế hoạch bố trí ngân sách cho ứng dụng CNTT - Chính sách phát triển và sử dụng nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước; - Quy định rõ trách nhiệm của người ứng đầu cơ quan... đạo ứng dụng CNTT, tổ chức các bộ máy chuyên trách về ứng dụng CNTT tại các bộ, ngành và địa phương - Quy định về quy trình hoạt động ứng dụng CNTT phù hợp với chương trình cải cách hành chính của Chính phủ Kết luận: Nghị định 64 ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước hiện nay, cơ sở pháp lý mang tính hệ thốngđầy đủ những yếu tố cần thiết để thúc đẩy . trì: Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin Hà Nội – 2007 BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỤC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ¸µ . MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM Mã số: 54-07-KHKT-RD Cơ quan quản lý: Bộ Thông tin và

Ngày đăng: 13/04/2013, 11:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan