Dòng họ của người hmông trắng ở xã sà phìn, huyện đồng văn, tỉnh hà giang

26 598 2
Dòng họ của người hmông trắng ở xã sà phìn, huyện đồng văn, tỉnh hà giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI SẦM THỊ DƯƠNG DÒNG HỌ CỦA NGƯỜI HMÔNG TRẮNG Ở XÃ SÀ PHÌN, HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành: Dân tộc học Mã số: 60 22 70 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC HÀ NỘI - 2014 Công trình được hoàn thành tại: Học viện khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS: PHẠM QUANG HOAN Phản biện 1: : Phản biện 2: Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội vào hồi giờ ngày tháng năm 2014. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên địa bàn tỉnh Hà Giang có ba nhóm Hmông cư trú gồm Hmông Trắng, Hmông Hoa và Hmông Xanh, trong đó đông nhất là nhóm Hmông Trắng. Với dân số 244.277 người, chiếm 31% dân số, người Hmông có dân số đông nhất tỉnh, cư trú tập trung ở 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Người Hmông ở Hà Giang là một những trong chủ nhân văn hóa của vùng đất cao nguyên đá Đồng Văn, đồng thời văn hóa tộc người Hmông góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa của các dân tộc ở tỉnh Hà Giang. Dòng họ của người Hmông mang những đặc thù riêng, đặc biệt là tính cố kết dòng họ đã làm nên bản sắc văn hóa của tộc người này. Sự cố kết dòng họ liên/xuyên biên giới, liên/xuyên quốc gia vừa thể hiện mặt tích cực nhưng cũng chứa đựng những hạn chế nhất định. Nghiên cứu về dòng họ người Hmông góp phần cung cấp cơ sở khoa học giúp cấp ủy, chính quyền địa phương vận dụng hài hòa giữa luật tục và pháp luật, giữa tính tự quản bằng luật tục với tính phổ biến bằng pháp luật, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, thông qua việc xây dựng các quy ước trong từng thôn bản nhằm thực hiện tốt các hoạt động tự quản tại cơ sở, triển khai có hiệu quả các chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa phương. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, các thế lực thù địch triệt để thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình” nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta thông qua việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền Vùng người Hmông là một trong những mục tiêu mà các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng tâm lý dân tộc, điều kiện kinh tế khó khăn, sự cả tin và thiếu hiểu biết của một bộ phận đồng bào để xúi giục họ đi ngược lại các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước như: di cư tự do, theo đạo trái phép, mưu đồ xây dựng Vương quốc Hmông Vì vậy, việc nghiên cứu về dòng họ người Hmông càng trở nên cấp thiết, không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có giá trị thực tiễn sâu sắc. Tóm lại, dòng họ là một trong những thiết chế cơ bản và quan trọng nhất của cộng đồng người Hmông cả trong xã hội truyền thống và hiện nay. Nghiên cứu về dòng họ của người Hmông, tìm ra những mối quan hệ chính chi phối trong dòng họ, vai trò và bản sắc của dòng họ làm cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng chính sách dân tộc, góp phần giúp đồng bào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo tồn văn hóa, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ những lý do trên đây, tôi chọn vấn đề: Dòng họ của người Hmông Trắng ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu đặc điểm, mối quan hệ và vai trò của dòng họ người Hmông Trắng ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. - Nêu nên những mặt tích cực và hạn chế trong quan hệ dòng họ người Hmông, từ đó đề xuất cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đồng thời kiến nghị một số giải pháp trong tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc Hmông. 3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Dòng họ của người Hmông Trắng ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu sâu về 5 dòng họ: Vương, Sùng, Vừ, Lầu, Ly. - Địa bàn nghiên cứu: xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. 4. Nguồn tư liệu của luận văn Tư liệu chủ yếu của luận văn được thu thập từ nghiên cứu điền dã tại xã Sà Phìn, ngoài ra còn kế thừa tài liệu đã được công bố của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, kế thừa từ các đề tài nghiên cứu khoa học về dòng họ Hmông, các số liệu báo cáo của Trung ương và địa phương liên quan đến đề tài. 5. Đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu cung cấp tư liệu mới về dòng họ người Hmông, giúp các cơ quan chức năng có thêm cơ sở thực tiễn tham khảo trong xây dựng và cụ thể hóa chính sách dân tộc, đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người Hmông, bảo tồn sự đa dạng văn hóa cổ truyền của các dân tộc Việt Nam. 6. Nội dung, bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn có 3 chương sau: Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp và khái quát về địa bàn nghiên cứu Chương II: Các mối quan hệ dòng họ của người Hmông Trắng ở xã Sà Phìn Chương III: Vai trò của dòng họ người Hmông Trắng ở xã Sà Phìn Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Từ thế kỷ XVII, các nhà khoa học Phương Tây đã bắt đầu nghiên cứu về dòng họ, những người đi đầu đặt nền móng nghiên cứu về dòng họ phải nói đến Bacophen, Mac Lennan và L.Morgan. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của họ là một số tộc người sinh sống ngoài các nước Phương Tây. Luận văn giới thiệu tổng quan về một số công trình nghiên cứu cơ bản mang tính lý thuyết gồm: Bức khảm văn hóa Châu Á của Grant Evans; Nhân học - một quan điểm về tình trạng nhân sinh, của Emily A.Schultz và Robert H.Lavenda; Nhập môn lý thuyết nhân học của Robert Layton; Một số vấn đề lý thuyết và phương pháp nghiên cứu nhân học. Bên cạnh đó tác giả luận văn cũng khái quát một số nghiên cứu về người Hmông gồm Lịch sử người Mèo của F.M. Savina; Những đặc điểm của thuật saman của người Mèo Trắng ở Đông Dương của Guy Morechand; Một làng người Hmông Xanh ở Thượng Lào của Jacques Lemoine; Các vấn đề dân tộc Hmông hiện nay: 10 điểm chính của Gary Lee và Nick Tapp. 1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước Do vị trí đặc biệt của tộc người Hmông trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, nên vấn đề người Hmông đã được nhiều nhà khoa học, các tổ chức trính trị, xã hội quan tâm nghiên cứu trên nhiều chiều cạnh. Có rất nhiều công trình nghiên cứu giới thiệu về người Hmông, dòng họ người Hmông cũng như các vấn đề khác liên quan đến tộc người này. Tiêu biểu có các tác giả như: Phạm Quang Hoan, Nguyễn Ngọc Thanh, Vương Duy Quang, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Văn Thắng, Cư Hoà Vần, Hoàng Nam, Trần Hữu Sơn, Từ tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài cho thấy rằng, vấn đề người Hmông và dòng họ người Hmông ở Việt Nam đã được nghiên cứu khá chi tiết và tổng thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu về dòng họ người Hmông ở Hà Giang còn rất hiếm cũng như chưa có một khảo cứu điểm chuyên biệt nào về dòng họ của người Hmông trên địa bàn một xã. Luận văn đi sâu tìm hiểu về dòng họ người Hmông Trắng ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. 1.2. Cơ sở lý thuyết 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản Luận văn làm rõ nội hàm hai khái niệm cơ bản đó là dòng họ và quan hệ dòng họ. Theo Vương Duy Quang, dòng họ người Hmông được hiểu như sau: xét trên hệ thống thân tộc, khái niệm dòng họ của người Hmông bao gồm những người đàn ông thuộc các thế hệ khác nhau sinh ra từ một ông tổ và vợ con của họ. Cụ thể hơn, đó là tất cả những người theo trực hệ tính từ chắt của Ego (xinhz nzưr). Để diễn tả hình tượng từ một ông tổ sinh ra ấy, đồng bào dùng thuật ngữ iz trôngs Hmôngz - “cùng một cây người”. Theo tiếng Hmông trôngs có nghĩa là cây, ở đây hàm ý chỉ một cộng đồng. Từ trôngs lại phân ra thành nhỏ hơn. Tác giả luận văn cho rằng mỗi dòng họ Hmông được xem như một đơn vị cố kết cộng đồng huyết thống theo dòng cha. Tiêu chuẩn để nhận ra dòng họ là các vị tổ tiên mà dòng họ thờ phụng. Ông tổ là người đã chết mà người già ở thế hệ cao nhất trong phả hệ còn nhớ. Quan hệ dòng họ Hmông là một thực thể vừa mang tính sinh học vừa mang tính xã hội, kết nối những con người - các thành viên trong dòng họ với nhau và các mối quan hệ này cũng biến đổi qua thời gian. 1.2.1. Lý thuyết nghiên cứu Luận văn tiếp cận nghiến cứu thông qua hai lý thuyết là lý thuyết chức năng cấu trúc và lý thuyết tiếp biến văn hóa. Việc sử dụng hai lý thuyết trên để tiếp cận nghiên cứu về dòng họ người Hmông, là sự tương hỗ “vừa đủ” để giải thích một cách biện chứng sự tồn tại và biến đổi của thiết chế dòng họ - một nét đặc trưng văn hóa của tộc người này. Lý thuyết chức năng cấu trúc có giá trị trong việc nghiên cứu và giải thích sự tồn tại lâu bền của các thiết chế xã hội, nhưng lại ít có giá trị cho việc nghiên cứu và giải thích sự biến đổi của chúng. Ngược lại, lý thuyết tiếp biến văn hóa lại cho phép giải thích quá trình biến đổi văn hóa, trong đó có thiết chế dòng họ của người Hmông ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu Để cập nhật và có đầy đủ tư liệu thực tế, tác giả luận văn đã tiến hành điền dã dân tộc học tại địa bàn nghiên cứu với các kỹ thuật như quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, chụp ảnh, vẽ sơ đồ và xây dựng phả hệ của các dòng họ Điền dã dân tộc học cũng là phương pháp chủ đạo mà đề tài đã sử dụng, ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp tổng quan, phân tích tài liệu; phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh,… để làm sáng tỏ các vấn đề dòng họ của người Hmông. 1.3. Khái quát về người Hmông ở xã Sà Phìn 1.3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Nằm trên quốc lộ 4C - con đường Hạnh Phúc nối liền Hà Giang - Đồng Văn, xã Sà Phìn nằm ở phía Tây Bắc huyện Đồng Văn, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Nam giáp xã Lũng Táo, phía Đông giáp xã Sính Lủng và phía Tây giáp xã Sảng Tủng. Xã có chiều dài tuyến đường biên giới 5,493 km, với 5 cột mốc chính và 1 cột mốc phụ. Toàn xã có 11 thôn, trong đó có 2 thôn biên giới. Tổng diện tích tự nhiên là 1.830 ha. 1.3.2. Lịch sử tộc người, dân số và sự phân bố dân cư Người Hmông di cư vào Việt Nam giai đoạn sớm nhất cách ngày nay trên 350 năm (14 đời), đó là nhóm người Hmông đầu tiên từ Quý Châu xuống Vân Nam, Trung Quốc rồi vào vùng đất Mèo Vạc, Đồng Văn của tỉnh Hà Giang. Giai đoạn thứ hai cách ngày nay khoảng 200 năm (10 đời). Giai đoạn thứ 3 cách đây khoảng 150 năm (khoảng 6 -7) đời. Những nhận định trên cũng tương đồng với tài liệu điền dã ghi chép về gia phả các dòng họ người Hmông tại địa bàn đề tài nghiên cứu, dòng họ đến xã Sà Phìn sớm nhất đã được 9 - 10 đời (họ Vương, Sùng, Ly) và muộn nhất được 6 - 7 đời (họ Lầu, Vừ). Đồng Văn là huyện có tỷ lệ người Hmông đông nhất tỉnh, với dân số chiếm 87,12% dân số toàn huyện (60.893/69.823 người). Sà Phìn là một trong những xã của huyện Đồng Văn có 100% dân số là người Hmông Trắng, với tổng dân số 2.804 khẩu/574 hộ, trong đó có 1.405 nữ và 1.399 nam. 1.3.3. Một số đặc điểm về kinh tế Luận văn giới thiệu khái quát các đặc điểm kinh tế cơ bản về trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công, kinh tế khai thác tự nhiên, các hoạt động trao đổi, mua bán của người Hmông ở xã Sà Phìn. 1.3.4. Một số đặc điểm xã hội Luận văn giới thiệu khái quát về đặc điểm làng bản, các loại hình gia đình và các mối quan hệ trong gia đình của người Hmông ở xã Sà Phìn. 1.3.5. Một số đặc điểm văn hóa Tác giả luận văn khái quát về một số đặc điểm văn hóa vật chất của người Hmông ở xã Sà Phìn gồm nhà cửa, trang phục, đồ dùng sinh hoạt, ăn uống của người Hmông ở xã Sà Phìn. Tiểu kết chương 1 Với mục đích cung cấp cái nhìn tổng thể cho toàn luận văn, chương 1 giới thiệu những nghiên cứu về người Hmông và dòng họ người Hmông; đồng thời nêu rõ các lý thuyết nghiên cứu được đề tài áp dụng, gồm lý thuyết chức năng cấu trúc và lý thuyết tiếp biến văn hóa, sự tương hỗ bổ trợ giữa hai lý thuyết đã giúp đề tài có cách tiếp cận khoa học và đầy đủ hơn khi lý giải các vấn đề về dòng họ người Hmông ở xã Sà Phìn. Phương pháp nghiên cứu chính của luận văn là điền dã dân tộc học, đã giúp thu thập được nguồn tư liệu mới phong phú, góp phần làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu. Chương 2 CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA DÒNG HỌ NGƯỜI HMÔNG TRẮNG Ở XÃ SÀ PHÌN 2.1. Đặc điểm dòng họ 2.1.1. Quan niệm về dòng họ của người Hmông Dòng họ của người Hmông là quan hệ có tính chất đặc biệt, vừa mang nét chung khi xét về cách xác định thân tộc bằng huyết thống, vừa có tính đặc thù tộc người ở nguyên tắc“thôngx xênhv, thôngx đangz”(cùng họ, cùng ma). Đồng bào có câu:“cái ăn cái ở thì theo người khác được, còn cúng ma thì không theo người khác được”. Vì thế dù đi bất cứ nơi đâu, người Hmông vẫn giữ được tục làm ma của dòng họ. Để nhận nhau làm anh em, ngoài điểm chung cùng tên họ, nhất định phải có chung cách cúng ma thì mới có cùng ông tổ chung. Khi hai người đàn ông Hmông gặp nhau, để biết có phải là anh em hay không, trước hết phải hỏi tên họ, ví dụ: cùng họ Vàng, thì sẽ hỏi tiếp là Vàng Hmông, Vàng Hmông Hán hay Vàng giả? (Vàng Hmông là nguyên gốc người Hmông không học cách làm ma của người Hán; Vàng Hmông Hán tức đã học [...]... riêng Chương 3 VAI TRÒ CỦA DÒNG HỌ NGƯỜI HMÔNG TRẮNG Ở XÃ SÀ PHÌN 3.1 Vai trò của dòng họ trong quản lý xã hội 3.1.1 Vai trò của dòng họ trong việc kiểm soát các mối quan hệ giữa các thành viên trong dòng họ và giữa các dòng họ trong địa bàn cư trú Mọi ứng xử của cá nhân đều nằm trong quy chuẩn của luật tục dòng họ và mọi mối quan hệ của các thành viên được điều chỉnh bởi luật tục tộc họ Điều đó cho thấy... điểm dòng họ, các mối quan hệ và vai trò của dòng họ, luận văn phân tích làm rõ vai trò và các giá trị của dòng họ người Hmông ở Hà Giang nói chung và người Hmông Trắng ở xã Sà Phìn nói riêng Ngày nay, mặc dù nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, nhưng luật tục tộc họ Hmông không vì thế mà mất đi, ngược lại, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng hài hòa luật tục Hmông bằng quy ước trên cơ sở quy định của. .. thường là những người có độ tuổi ngoài 50 trở đi (phải là những người đã được đặt tên già), am hiểu phong tục tập quán Hầu hết các công việc lớn trong dòng họ trước khi trưởng họ đưa ra quyết định đều phải thông qua ý kiến của hội đồng người cao tuổi, điều này thể hiện tính cộng đồng rất mạnh của dòng họ người Hmông Ý kiến của hội đồng người cao tuổi là ý chí của cả dòng họ, trưởng họ phải nghe theo... trưởng thôn phải là trưởng dòng họ đó Đối với những thôn có nhiều dòng họ thì trưởng thôn thường là trưởng của dòng họ có số dân đông hơn và có uy tín hơn các dòng họ khác Trong truyền thống cho đến hiện nay, người có uy tín trong dòng họ người Hmông luôn có liên hệ chặt chẽ với trưởng thôn, bản 2.3 Các mối quan hệ dòng họ 2.3.1 Quan hệ dòng họ trong hoạt động kinh tế Từ truyền thống đến hiện nay, dòng. .. dòng họ người Hmông đến xã Sà Phìn khoảng trên 200 năm 2.1.3 Các dấu hiệu nhận biết dòng họ 2.1.3.1 Các kiêng kỵ liên quan đến truyền thuyết Các dòng họ người Hmông ở xã Sà Phìn có những kiêng kỵ gắn liền với truyền thuyết tộc họ, nội dung cốt truyện có nét tương đồng với dòng họ người Hmông nói chung Điển hình nhất là câu truyện của họ Giàng (Dương), liên quan đến kiêng kỵ đàn ông trong dòng họ không... lý xã hội của dòng họ người Hmông rất mạnh Thông qua luật tục, những người đứng đầu dòng họ: trưởng họ, cho đar khuô, bà cô và các bậc cha chú quản lý thành viên trong dòng họ mình Ngày nay, bên cạnh những quy định của pháp luật, quy ước, luật tục dòng họ vẫn còn nguyên giá trị, trong cộng đồng từng dòng họ vẫn duy trì những quy định riêng và các thành viên tự giác tuân thủ 3.1.2 Vai trò của dòng họ. .. không tranh phần ma nhà), phải có áo dài và áo hoa đá nhux đaz, khèn, trống, cành tul sil làm nhà mới, làm nhà gỗ giả (có dòng họ làm quan tài giả) cho người được cúng, địa điểm làm lễ thường ở ngã ba đường 2.2 Tổ chức và quản lý của dòng họ Tổ chức dòng họ của người Hmông được quản lý bằng luật tục tộc họ và được điều hành bởi những người đứng đầu dòng họ, bao gồm trưởng họ, bà cô và người cầm quyền ma,... quản lý xã hội Hmông ngày càng hữu hiệu Các quy định của tộc họ Hmông gắn liền với nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi thành viên trong đời sống, đồng bào Hmông tự nguyện tuân theo và thực hành nghiêm túc KẾT LUẬN Thiết chế xã hội quan trọng nhất của người Hmông chính là dòng họ - đó là mạng lưới quan hệ mở, người dòng họ sống ở đâu thì lề luật dòng họ vươn tới đó Như vậy, sự cố kết tộc người. .. người có uy tín trong dòng họ người Hmông 3.2.4 Công tác phát huy vai trò của người có uy tín Trên địa bàn xã Sà Phìn hiện nay có 11 người có uy tín, trong đó họ Sùng 4 người, họ Vàng 4 người, họ Vừ 2 người và họ Lầu /1 người Để phát huy vai trò của lực lượng người có uy tín, xã đã cơ cấu bố trí họ tham gia vào các tổ chức đoàn thể thôn, các tổ hòa giải, tranh thủ ý kiến của người có uy tín trong việc... họ là anh em, có nghĩa là cùng một ông tổ sinh ra 2.1.2 Quá trình hình thành dòng họ Qua nghiên cứu 5 dòng họ người Hmông ở xã Sà Phìn gồm Vương, Sùng, Lầu, Ly, Vừ và lập cây phả hệ của từng dòng họ, cho thấy họ Vương và họ Sùng đến vùng đất Sà Phìn sớm hơn cả, họ Vừ và họ Lầu đến muộn nhất Xét từ cây phả hệ các dòng họ, qua lời kể của các cụ già và các bài cúng có thể xác định được thời điểm các dòng . VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI SẦM THỊ DƯƠNG DÒNG HỌ CỦA NGƯỜI HMÔNG TRẮNG Ở XÃ SÀ PHÌN, HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành: Dân tộc học Mã số:. chuyên biệt nào về dòng họ của người Hmông trên địa bàn một xã. Luận văn đi sâu tìm hiểu về dòng họ người Hmông Trắng ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. 1.2. Cơ sở lý thuyết 1.2.1 nghiên cứu. Chương 2 CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA DÒNG HỌ NGƯỜI HMÔNG TRẮNG Ở XÃ SÀ PHÌN 2.1. Đặc điểm dòng họ 2.1.1. Quan niệm về dòng họ của người Hmông Dòng họ của người Hmông là quan hệ có tính chất đặc

Ngày đăng: 30/07/2015, 10:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan