đề thi thử đáp án và ma trận ngữ văn 12

8 1.5K 8
đề thi thử đáp án và ma trận ngữ văn 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ma trận đề thi thử số 1( có đáp án) - Môn Văn Kỳ thi Quốc gia THPT 2015 Mức độ Chủ đề Biết Hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số I. Đọc hiểu Nêu nội dung chính của văn bản. Hiểu tác dụng của hình thức nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 0,5 5% 2 1,5 15% 3 2,0 20% II. Làm văn Vận dụng kiến thức xã hội và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận về 2 đoạn thơ trong chương trình Ngữ Văn 12 Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 3,0 30% 1 5,0 50% 2 7,0 70% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 1 0,5 5% 3 4,5 45% 1 5,0 50% 5 10,0 100% 1 Đề thi thử Thời gian làm bài: 180 phút Câu I (2,0 điểm) Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “dòng sông trắng - lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bãng lãng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy. Có một nhà thơ từ Hà Nội đã đến đây, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông, ném mẩu thuốc lá xuống chân cầu, hỏi với trời, với đất, một câu thật bâng khuâng: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Trích Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau : 1. Nêu ý chính của văn bản? 2. Các từ ngữ gạch chân tinh tế , khí phách, nỗi quan hoài vạn cổ , thắm thiết tình người có hiệu quả diễn đạt như thế nào?. 3. Câu hỏi Ai đã đặt tên cho dòng sông? có ý nghĩa gì ?. Câu II (3,0 điểm): Tuyên dương 16 thanh niên tham gia cứu nạn tại Lào Cai Ngày 6/9/2014, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên TP Hà Nội đã gặp mặt, tuyên dương 16 thanh niên, sinh viên tham gia đã cứu nạn trong vụ tai nạn xe khách xảy ra ngày 1/9/2014 tại xã Tòng Sành, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. 16 thanh niên, sinh viên được tuyên dương là thành viên của nhóm du lịch mạo hiểm Phong Vân đang trên đường từ Hà Nội lên Sa Pa du lịch. Trực tiếp chứng kiến vụ tai nạn thảm khốc là chiếc xe khách lao xuống vực khiến 12 người tử nạn và 41 người khác bị thương, cả nhóm đã kịp thời thông báo tới các đơn vị chức năng tham gia ứng cứu và dùng đèn pin, điện thoại soi đường, mò mẫm xuống vực sâu gần 200 mét để cấp cứu, hỗ trợ các nạn nhân trên chuyến xe gặp nạn… (Theo cand.com.vn) Trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra từ thông tin trên (bài viết khoảng 600 từ) Câu III (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau: Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm 2 Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc" Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi" ( Trích Mặt đường khát vọng- Chương Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm) Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức. ( Trích Sóng – Xuân Quỳnh) HƯỚNG DẪN CHẤM A. Hướng dẫn chung 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm thi phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất trong tổ. 3. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00 điểm). 4. Sửa lỗi và nhận xét ưu, khuyết điểm bài làm của thí sinh. B. Hướng dẫn chấm cụ thể I. Đọc hiểu (2,0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng - Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản; - Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức Câu 1 (0,5 điểm) Ý chính của văn bản: Tác giả ca ngợi sông Hương là dòng sông của thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ. Câu 2 (0,5 điểm) Các từ ngữ gạch chân tinh tế , khí phách, nỗi quan hoài vạn cổ , thắm thiết tình người có hiệu quả diễn đạt : vừa ca ngợi sông Hương là nguồn cảm hứng của thi ca, đồng thời phát hiện ra phong cách nghệ thuật độc đáo của mỗi nhà thơ khi viết về sông Hương Câu 3 (1,0 điểm) Câu hỏi Ai đã đặt tên cho dòng sông? có ý nghĩa : không phải để hỏi nguồn gốc của một danh xưng địa lý thông thường mà là một sự nhấn mạnh, ẩn chứa niềm tự hào sâu sắc về dòng sông quê hương. Tác giả gợi mở cho người đọc những hướng trả lời khác nhau bằng trải nghỉệm văn hóa của bản thân. Tên riêng của một dòng sông có thể do một cá nhân nào đó đặt ra, qua năm tháng, danh xưng của tác giả bị mai một, nó trở thành tài sản chung của cộng đồng, Tuy nhiên, cái tên đích thực của dòng sông phải là danh từ gắn với biểu tượng văn hóa, tinh thần, chiều sâu lịch sử của một dân tộc. Ở khía cạnh này, chính 3 những người dân bình thường – những người sáng tạo ra văn hóa, văn học, lịch sử là những người “ đã đặt tên cho dòng sông” ( Nếu không có câu dẫn, cả phần đọc hiểu – 0,25đ) II. Làm văn (3,0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng : Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống qua một bản tin. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức : Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài, cần làm rõ được những ý chính sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận: Giới thiệu tóm tắt nội dung bản tin. Khẳng định đây là hiện tượng tốt, cần học tập và nêu gương.(0,5đ) -Phân tích + Tai nạn giao thông là điều không ai mong muốn. 16 thanh niên, sinh viên trên đã có mặt kịp thời, vượt qua nỗi sợ hãi, tìm mọi cách để cứu người bị nạn. (0,5đ) + Hành động này thể hiện tinh thần nhân ái cao cả, một lối sống đẹp của tuổi trẻ hiện nay.(0,5đ) -Bình luận + Việc cứu người bị tai nạn giao thông của nhóm thanh niên, sinh viên là một hành động có ý nghĩa tích cực, phát huy truyền thống thương người của dân tộc, biết lựa chọn đúng đắn mối quan hệ giữa quyền lợi cá nhân ( đi du lịch) với việc tham gia cứu hộ, cứu nạn, không hề tính toán thiệt hơn; bộc lộ trí thông minh, sáng tạo của tuổi trẻ, có kĩ năng sống khi xử lí hiệu quả tình huống nguy hiểm trong cuộc sống. Đó là kết quá của quá trình được giáo dục từ gia đình, nhà trường và ý thức tu dưỡng rèn luyện nhân cách của bản thân. (0,5đ) - Phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm của một bộ phân thanh niên hiện nay. Hậu quả: bị xã hội lên án, bạn bè xa lánh, xuống dốc đạo đức, vi phạm pháp luật…(0,5đ) Đề xuất phương hướng hành động: học tập và rèn luyện đạo đức, có kĩ năng sống để xử lí tình huống thực tế… (0,5đ) Lưu ý: - Nếu thí sinh có những suy nghĩ, kiến giải riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. - Nếu thí sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cơ bản thì vẫn đạt điểm tối đa. - Không cho điểm những bài làm có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực. III. Làm văn (5,0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng - Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, đặc biệt là so sánh để tìm ra nét tương đồng và dị biệt độc đáo của hai đoạn thơ. - Vận dụng tốt các thao tác lập luận; - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; - Khuyến khích những bài viết sáng tạo. 2. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu biết về 2 tác giả Nguyễn Khoa Điềm và Xuân Quỳnh, chương V Đất Nước và bài thơ Sóng, thí sinh có thể phân tích và so sánh để phát hiện nét tương đồng và dị biệt giữa 2 đoạn thơ như đề ra. Sau đây là một số gợi ý: a/Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm) - Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Đất Nước thuộc chương V trong chín chương của trường ca Mặt đường khát vọng, được sáng tác năm 1971 ở chiến khu Bình-Trị-Thiên, là một trong những tác phẩm xuất sắc của thơ ca chống Mỹ. Đoạn thơ gồm 6 câu thuộc phần một của chương Đất Nước ( trích thơ) 4 - Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường, được xem là một trong số những thi sĩ viết thơ tình hay nhất trong nền thơ Việt Nam từ sau năm 1975. Tình yêu trong thơ chị vừa nồng nhiệt, táo bạo vừa thiết tha, say đắm, dịu dàng; vừa hồn nhiên, giàu trực cảm vừa lắng sâu những trải nghiệm suy tư. Sóng được sáng tác n ăm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968), là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ độc đáo của chị. Đoạn thơ gồm 6 câu thuộc phần giữa của bài thơ ( trích thơ) b/Về đoạn thơ trong Đất Nước (1,5 điểm) b.1/ Về nội dung (1,0 điểm): Các cách định nghĩa nghệ thuật về Đất Nước. - Ở lần định nghĩa thứ nhất, cả Đất và Nước đều là không gian tồn tại rất thân thuộc, rất riêng tư gắn bó của “anh” và “em”. Kết hợp chất liệu thực tế, diễn tả giản dị, cách giải thích tỉ mỉ của nhà thơ khiến ta hình dung ra được một cách cụ thể: Đất Nước là con đường, mái trường, dòng sông, bến nước…gắn bó thân thuộc với đời sống học tập, sinh hoạt của con người. Đất nước còn gắn bó với những tình cảm riêng tư, chứng kiến tình yêu lứa đôi với bao niềm thương, nỗi nhớ, nhất là nỗi nhớ thầm của người con gái trong tình yêu. - Ở lần định nghĩa thứ hai, từ không gian gần gũi, Đất Nước trở nên xa xôi, mênh mông như huyền ảo. Nhà thơ đã đưa Đất Nước từ của thần linh trở thành Đất Nước của nhân dân.Từ đó có thể hiểu rằng: Đất nước là núi, là rừng, là sông, là biển với tài nguyên phong phú. b.2/ Về nghệ thuật (0,5 điểm) - Đọan thơ sử dụng sáng tạo các yếu tố ca dao, truyền thuyết dân gian, với cấu trúc ngôn ngữ “ Đất là…, Nước là…Đất Nước là…”, nhà thơ đã định nghĩa bằng cách tư duy “chiết tự” để giải thích, cắt nghĩa hai tiếng Đất Nước thiêng liêng. - Giọng thơ trữ tình- chính luận… c/Về đoạn thơ trong bài Sóng (1,5 điểm) c.1/ Về nội dung (1,0 điểm) - Nhà thơ suy tư về nỗi nhớ của con sóng. Nỗi nhớ choáng ngợp cả không gian “ dưới lòng sâu – trên mặt nước”, trải dài theo thời gian “ ngày đêm không ngủ được”. Dù ở bất kì đâu, sóng cũng chỉ có một nơi để nhớ, để thương đó là bờ. - Mượn hình tượng sóng nhớ bờ để diễn tả nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thoả, Xuân Quỳnh còn bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ của mình một cách chân thành, bạo dạn “Lòng em nhớ đến anh - Cả trong mơ còn thức”. Nỗi nhớ tràn cả vào trong cõi vô thức. c.2/ Về nghệ thuật (0,5 điểm) - Lối điệp cú pháp kết hợp với hình thức đối lập: trên - dưới; ngày – đêm; thức - ngủ…đã góp phần thể hiện một nỗi nhớ cháy bỏng, da diết của sóng với bờ hay cũng chính là nỗi nhớ của người con gái khi yêu. - Sóng là hình ảnh ẩn dụ. Đến khổ thơ này, em đã tách ra khỏi sóng để diễn tả chân thực nỗi nhớ lạ lùng, biểu hiện của lòng chung thuỷ của người con gái trong tình yêu. d/Về sự tương đồng và khác biệt (1,5 điểm) - Tương đồng: Ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, hai thi phẩm, trong đó có h ai đoạn thơ đề hướng đến vẻ đẹp tình yêu đôi lứa. Nỗi nhớ không chỉ là xúc cảm, là biểu hiện thường nhật trong tình yêu lứa đôi mà đó còn là vẻ đẹp của nhân tính, là thước đo của một tình yêu thuỷ chung, son sắc. Mỗi đoạn thơ đều gồm 6 câu, thể hiện cảm hứng lãng mạn, một trong những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975. (0,5 điểm) - Khác biệt: Ở Đất Nước, sử dụng thể thơ tự do, đậm đặc chất văn hoá dân gian, Đất Nước được cảm nhận bằng tình yêu lứa đôi, nghiêng về phía không gian riêng tư, khiến cho việc lí giải Đất Nước trở nên gần gũi, thân thuộc, mới mẻ. Ở Sóng, với thể thơ ngũ ngôn truyền thống, nhà thơ diễn tả trực tiếp tình cảm lứa đôi, thông qua nỗi nhớ của người con gái vừa nồng nàn, vừa mãnh liệt . (0,5 điểm) - Lí giải: (0,5 điểm) + Điểm giống nhau: Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ. Phải chăng vì thế mà khi viết về tình yêu, cả Nguyễn Khoa Điềm và Xuân Quỳnh đều diễn tả nỗi nhớ da diết, cháy bỏng đang trào dâng trong trái tim người con gái đang yêu. 5 + Điểm khác nhau: Nguyễn Khoa Điềm viết về Đất Nước ở tuổi 28- tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và tình yêu nước thiết tha. Xuân Quỳnh viết bài thơ Sóng khi mới 25 tuổi – cái tuổi đầy căng sự sống, dạt dào tình yêu. Vì vậy khi đối diện với sóng, chị như thấy rõ tình yêu và nỗi nhớ đang trào dâng trong trái tim mình. Sự khác nhau giữa hai đoạn thơ còn có thể lí giải bởi sự khác nhau về phong cách thơ của hai tác giả. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư và dồn nén xúc cảm, mang màu sắc chính luận, thể hiện tâm tư của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Hồn thơ Xuân Quỳnh là một hồn thơ giàu nữ tính, là lời tự hát khi hạnh phúc, lời tự bạch khi muốn bày tỏ. Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng. Trên đây là một trong những bộ đề luyện tập được : GIỚI THIỆU trong WEBSITE DẠY- HỌC VÀ ÔN TẬP TRONG KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 NGỮ VĂN 12 1. Tiện ích của phần mềm : - Với giáo viên: sẽ có thêm tư liệu để sọan giảng các trích đọan, không cần tìm thêm tư liệu bên ngoài, chỉ cần lấy tư liệu hình ảnh, diễn ngâm…ngay trên trang web để bổ sung cho bài giáo án điện tử. Với trang Website này, thầy cô và các em học sinh có đầy đủ tư liệu để đọc hiểu tác phẩm văn học, xem tranh minh hoạ ; nghe nhạc và làm bài tập trắc nghiệm v.v. Thầy cô sẽ trích xuất từ trang web này những hình ảnh, nhạc để liên kết vào bài soạn giáo án điện tử của mình, làm cho bài soạn thêm phần phong phú. -Với học sinh : có thể sử dụng trang web để đọc hiểu rộng hơn về chương trình Ngữ Văn lớp 12 . Các em sẽ tự ôn thi Quốc gia THPT theo sự hướng dẫn cụ thể. 2. Các phần chính của phần mềm: 2.1/ Phần Bài tập trắc nghiệm của trang web gồm có: - Trắc nghiệm Phần Văn - Trắc nghiệm Tiếng Việt -Trắc nghiệm Làm văn: Mục đích phần trắc nghiệm khách quan là hỗ trợ học sinh tự học thông qua tự kiểm tra kiến thức đã học. Làm bài tập trắc nghiệm, học sinh chỉ cần đưa trỏ chuột vào các thanh tiêu đề, liên kết với các bài, đánh dấu chọn vào câu đúng. Mỗi đề đưa ra đều có 04 lựa chọn. Học sinh khi tự học, sẽ làm bài trực tiếp trên máy tính. Cuối bài tập đều có đáp án và tính câu đúng theo tỉ lệ %, bao nhiêu phần trăm đúng là sẽ tính ra điểm. Ví dụ: đúng 100% được tính 10 điểm. Thầy cô cũng dựa vào hệ thống bài tập trắc nghiệm để thiết kế câu hỏi Đọc hiểu văn bản trong PISA. Trang web cũng chuyển toàn bộ bài tập trắc nghiệm sang tập tin word ( có đáp án) để thầy cô chỉnh sửa và in ấn. 2.2/ Phần Cùng đọc hiểu văn bản của trang web gồm nhiều thư mục . Cụ thể : 2.2.1/Hỏi đáp Ngữ văn 12: Đây là phần giúp giáo viên dạy tiết ôn tập và học sinh có kiến thức để làm bài về tác gia, tác phẩm, ý nghĩa nhan đề, nội dung và nghệ thuật chính của tác phẩm. Chỉ cần liên kết vào trong từng câu hỏi, sẽ có phần gợi ý trả lời. 6 2.2.2/ Chân dung nhà văn : Đây là phần tư liệu giúp hiểu thêm về cuộc đời của các nhà văn, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm trong chương trình thông qua những mẩu chuyện có thật, những giai thoại, những bài phỏng vấn hoặc chính nhà văn nói về tác phẩm của mình. 2.2.3/Ôn tập nghị luận văn học: Gồm nghị luận về thơ ( HKI- có phần bài tập và đáp án Đọc hiểu) và nghị luận về tác phẩm văn xuôi ( HKII) 2.2.4/Bồi dưỡng thi học sinh Giỏi (trong dia CD 2) : Gồm những đề thi và gợi ý làm bài giúp GV và học sinh có cơ sở luyện tập để dự thi học sinh giỏi cấp Tỉnh đạt kết quả cao. 2.3/ Phần Audio-Phim và hình ảnh: Gồm một số tư liệu sát với chương trình SGK Văn 12 đề thầy cô khi dạy minh hoạ trực tiếp trên phần mềm hoặc trích xuất ra để soạn giáo án điện tử. 3- Cấu hình để ứng dụng chương trình: - Công cụ sử dụng: Microsoft Office FrontPage 2003 dưới ngôn ngữ *.html - Cấu hình tối thiểu: Pentium III ; 256 Mb Ram, độ phân giải 800x600 với 256 màu; hệ điều hành MS Windows 98, Internet Explorer 6. - Cấu hình yêu cầu để sử dụng hiệu quả các chức năng trình duyệt, âm thanh và đồ hoạ: Card âm thanh, loa, Ram 256 Mb, DirectX 8, Internet Explorer 6, màn hình 32 bit. - Chương trình không yêu cầu phải cài đặt. - Tập tin thực thi (EXE): van12.exe ( Biểu tượng hình tròn màu vàng) 4 - Hướng dẫn sử dụng: -Toàn bộ chương trình đều tự thực thi trên CD. Vì thế, chương trình sẽ tự động chạy khi được đưa vào ổ đĩa CD-Rom. Tuy nhiên, nếu chương trình không tự chạy do đã chép vào một Folder, ta mở Folder ra, chọn biểu tượng tập tin thực thi van12.exe, nhấp chuột, trang web sẽ hiện ra trang chủ. -Lưu ý: Nếu máy tính đang chạy chương trình quét vi rút Bkav, bạn hãy tắt chương trình này trước. Nếu không, hệ thống sẽ báo lỗi. -Trước khi chạy chương trình không phải cài thêm bất kì chương trình phụ nào. - Giao diện Tiếng Việt, sử dụng bảng mã Unicode, đẹp mắt, trực quan, rõ ràng, dễ hiểu. 5/ Cách mở ổ đĩa: a. Cách 1: nếu đã tắt chương trình diệt virus Bkav:Bạn thử như sau. Giả sử bạn đưa đĩa Văn HKII vào ổ đọc. Chờ khoảng 3.4 giây xem ổ đĩa có bật sáng ko? Sau đó bạn click vào Mycomputer, xem máy có nhận ra trong ổ đọc có hình trái tim màu đỏ và có dòng chữ VĂN 12 HKII không? ( xem huong dan 1). Nếu có , bạn click chuột phải mở đĩa ra sẽ thấy các file như hình hướng dẫn 2. Bạn bấm vào biểu tượng hình tròn màu vàng có chữ Văn 12.exe, tiếp tục mở và nhấn ok, 7 b. Cách 2: không cần tắt BKaV - Chép toàn ổ đĩa CD vào ổ cứng. - Theo đường dẫn :AutoPlay\Docs\Trang Chu_HomePage. Bấm vào Trang Chu_HomePage ( chạy bằng Internet Explorer) 6/ Thầy ( cô ) nào có nhu cầu chia sẻ 50 bài tập Đọc hiểu này, xin liên hệ qua địa chỉ Email nguyenhieudung1968@gmail.com hoặc gọi DĐ Số 01223745614 được giải đáp. Thầy(cô) vui lòng khi gửi Email ghi rõ Họ và tên:………… Địa chỉ nơi công tác ( Trường, xã, huyện, tỉnh…) , số Di động cá nhân để được phản hồi những thông tin chi tiết hơn. Nội dung Bài tập được tích hợp trong 2 đĩa CD Phầm mềm hỗ trợ Dạy và ôn thi Ngữ văn 12 năm 2014-2015. Cảm ơn quý Thầy/ Cô quan tâm việc giảng dạy Ngữ văn theo phát triển năng lực học sinh. 8 . Ma trận đề thi thử số 1( có đáp án) - Môn Văn Kỳ thi Quốc gia THPT 2015 Mức độ Chủ đề Biết Hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng số I. Đọc hiểu Nêu nội dung chính của văn bản. Hiểu. chuột vào các thanh tiêu đề, liên kết với các bài, đánh dấu chọn vào câu đúng. Mỗi đề đưa ra đều có 04 lựa chọn. Học sinh khi tự học, sẽ làm bài trực tiếp trên máy tính. Cuối bài tập đều có đáp án. ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng. Trên đây là một trong những bộ đề luyện tập được : GIỚI THI U trong WEBSITE DẠY- HỌC VÀ ÔN TẬP TRONG KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 NGỮ VĂN 12 1. Tiện ích của phần

Ngày đăng: 29/07/2015, 21:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan