Bài tập pháp luật

16 851 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Bài tập pháp luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việc đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can của Cơ quan điều tra huyện X là đúng hay sai

Đề bài số 5: A tố giác và yêu cầu xử lý hình sự đối với B về hành vi gây thương tích cho mình tại công an huyện X, qua xác minh xét thấy hành vi của B có dấu hiệu tội phạm, cơ quan điều tra huyện X tỉnh Y ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với B về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 BLHS và đề nghị viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can. Câu hỏi: Câu 1: Việc đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can của Cơ quan điều tra huyện X là đúng hay sai? Tại sao? Câu 2: Trong quá trình điều tra, do xác định B có biểu hiện của bệnh tâm thần nên Thủ trưởng Cơ quan điều tra huyện X đã ra quyết định trưng cầu giám định. Theo kết luận của Hội đồng giám định, Thủ trưởng Cơ quan điều tra huyện X đã ra quyết định đưa B vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc. Hỏi các quyết định nói trên của Thủ trưởng Cơ quan điều tra huyện X là đúng hay sai? Tại sao? Câu 3: Giả sử sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra đã ra quyết định đình chỉ điều tra vì cho rằng B mắc bệnh tâm thần không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Xét thấy quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra là không có căn cứ và đầy đủ căn cứ để truy tố B về tội phạm đã khởi tố, Viện kiểm sát huyện X đã ra quyết định hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố B về tội cố ý gây thương tích. Hỏi việc làm của Viện kiểm sát huyện X là đúng hay sai? Tại sao? Câu 4: Giả sử Viện kiểm sát huyện X ra quyết định truy tố B về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 BLHS và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án huyện X, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, Tòa án thấy có căn cứ xác định B phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều 104 BLHS, Tòa án phải giải quyết như thế nào? Tại sao? 1 Câu 5: Khi bắt đầu phiên tòa, đại diện hợp pháp của người bị hại đề nghị Hội đồng xét xử thay đổi 1 trong 2 Hội thẩm vì cho rằng Hội thẩm này có quan hệ thân thích với người bào chữa của B. Hội đồng xét xử phải giải quyết như thế nào nếu thấy lý do của đại diện hợp pháp của người bị hại đưa ra là đúng? Câu 6: giả sử tại phiên tòa, người bào chữa phải đưa tài liệu mới xác định khi phạm tội B mới 17 tuổi 6 tháng, tài liệu này không thể xác định rõ tại phiên tòa được, Hội đồng xét xử phải giải quyết như thế nào? Tại sao. Câu 7: Giả sử, khi tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo khai thêm đồng phạm trong vụ án chưa được khởi tố điều tra, Hội đồng xét xử giải quyết như thế nào? Câu 8: giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, có căn cứ cho rằng ngoài hành vi cố ý gây thương tích B còn cùng bạn là C trộm cắp tài sản của người khác xét thấy cần phải điều tra, Hội đồng xét xử phải giải quyết như thế nào? Câu 9: Giả sử trong thời hạn luật định, chỉ có B kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Khi tranh luận tại phiên tòa, B rút toàn bộ kháng cáo; đại diện hợp pháp của người bị hại yêu cầu tăng bồi thường thiệt hại, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải giải quyết như thế nào? Câu 10: Xác định chủ thể có thẩm quyền giám đốc thẩm trong trường hợp bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Y bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. 2 Câu 1: Việc đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can của Cơ quan điều tra huyện X là đúng hay sai? Tại sao? Trước hết cần phải xem xét về quyết đinh khởi tố vụ án, khởi tố bị can của cơ quan điều tra là có căn cứ pháp luật hay không? Theo quy định tại Điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS): “Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây: 1. Tố giác của công dân;…”. Dựa trên tình huống đưa ra ta có thể thấy có hành vi tố giác và yêu cầu xử lý hình sự của A đối với B về hành vi gây thương tích của B cho mình. Và Cơ quan điều tra huyện X đã phát hiện ra hành vi của B có dấu hiệu tội phạm của tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự. Do đó theo quy định tại Điều 100 và khoản 1 Điều 104 BLTTHS Cơ quan điều tra có quyền khởi tố vụ án hình sự đối với B về tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, cùng với quyết định khởi tố vụ án hình sự, cơ quan điều tra huyện X cũng đồng thời đưa ra quyết định khởi tố bị can. Có thể thấy mặc dù thẩm quyền khởi tố bị can cũng thuộc về Cơ quan điều tra nhưng quyết định khởi tố bị can chỉ được tiến hành “khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội ”- khoản 1 Điều 126 BLTTHS. Nghĩa là khi cơ quan điều tra sau khi khởi tố vụ án hình sự, sau quá trình Điều tra đã có chứng cứ xác định B thực hiện hành vi phạm tội và cụ thể đó là tội phạm gì, quy định ở điều khoản nào của BLHS, thời gian địa điểm phạm tội cũng như thủ đoạn phương tiện phạm tội, lỗi, có hay không các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự hoặc miễn trách nhiệm hình sự,… thì sẽ ra quyết định khởi tố bị can với B. Nhưng trong tình huống đưa ra Cơ quan điều tra huyện X sau khi kiểm tra xác minh nguồn tin về tội phạm, xác định có dấu hiệu của tội phạm mà chưa tìm ra được chứng cứ chứng minh được tội phạm đã tiến hành ra quyết định khởi tố bị can. Như vậy, quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra là chưa có căn cứ pháp luật. 3 Thứ hai, về việc gửi quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can tới Viện kiểm sát đề nghị phê chuẩn. Theo quy định tại khoản 3 Điều 104 BLTTHS:“… quyết định khởi tố kèm theo tài liệu liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, …phải được gửi tới Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố;…” và điểm 7.1 mục 7 Thông tư 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP Ngày 07 tháng 9 năm 2005 về quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì: “… Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo các tài liệu có liên quan cho Viện kiểm sát cùng cấp…”. Căn cứ theo như quy định này thì Viện kiểm sát có vai trò rất quan trọng là thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố vụ án hình sự, đảm bảo mọi tội phạm được phát hiện phải bị khởi tố, việc khởi tố vụ án là đúng căn cứ và hợp pháp chứ không có quy định nào về phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án. Nên việc yêu cầu viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án của cơ quan điều tra huyện X là sai. Do vậy, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố cơ quan điều tra huyện X phải gửi quyết định khởi tố vụ án về tội cố ý gây thương tích đến viện kiểm sát để xem xét quyết định khởi tố. Nếu quyết định khởi tố không có căn cứ và không hợp pháp Viện kiểm sát có quyền: “…2. Trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không có căn cứ thì Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố đó; …” (khoản 2 Điều 109 BLTTHS). Về quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra huyện X. Theo quy định tại khoản 4 Điều 126 BLTTHS: “Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi 4 tố. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.” . Mặc dù, như đã phân tích ở trên quyết định khởi tố bị can của cơ quan huyện X là chưa có căn cứ tuy nhiên theo quy định của pháp luật Cơ quan điều tra huyện X vẫn có quyền việc yêu cầu Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của mình để Viện kiểm sát có thể kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố, bảo đảm việc điều tra được khách quan, toàn diện và đầy đủ. Vì thế cho nên việc đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra huyện X là đúng. 2. Trong quá trình điều tra, do xác định B có biểu hiện của bệnh tâm thần nên Thủ trưởng Cơ quan điều tra huyện X đã ra quyết định trưng cầu giám định. Theo kết luận của Hội đồng giám định, Thủ trưởng Cơ quan điều tra huyện X đã ra quyết định đưa B vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc. Hỏi các quyết định nói trên của Thủ trưởng Cơ quan điều tra huyện X là đúng hay sai? Tại sao? Trong trường hợp trên, Thủ trưởng cơ quan huyện X đã đưa ra hai quyết định, đó là: - Ra quyết định trưng cầu giám định; - Ra quyết định đưa B vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc.  Đối với quyết định thứ nhất – Quyết định trưng cầu giám định: Theo tinh thần của Thông tư liên tịch số 03/TTLT ngày 24/9/1997 của Bộ Nội vụ - Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng – Bộ Tài chính – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì Cơ quan điều tra thụ lý vụ án phải trưng cầu Hội đồng giám định pháp y tâm thần khi có nghi ngờ đối tượng có biểu hiện của bệnh tâm thần. Cũng theo quy định tại Khoản 1 Điều 311 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì: “Khi có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có 5 năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 13 của Bộ luật hình sự thì tùy theo giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải trưng cầu giám định pháp y.” Và Khoản 1 Điều 312: “Đối với vụ án có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 311 của Bộ luật này, Cơ quan điều tra phải làm sáng tỏ: a) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra; b) Tình trạng tâm thần và bệnh tâm thần của người có hành vi nguy hiểm cho xã hội; c) Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội có mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình hay không.” Với căn cứ trên, xét thấy trong giai đoạn điều tra, thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định thuộc về Cơ quan điều tra. Do vậy, quyết định thứ nhất của Thủ trưởng cơ quan điều tra huyện X là đúng.  Đối với quyết định thứ hai: Quyết định đưa B vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc. Thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là một thủ tục đặc biệt được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự (2003 và Thông tư liên tịch số 03/TTLT ngày 24/ 9/ 1997, luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân Điều 29 đã có những quy định khá đầy đủ. Theo tinh thần chung của các văn bản này thì: Trong giai đoạn điều tra, khi có nghi ngờ đối tượng bất thường về tâm thần cơ quan điều tra thụ lý vụ án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Nếu Hội đồng giám định kết luận họ không bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì vẫn tiến hành tố tụng theo thủ tục chung. Trong trường hợp Hội đồng giám định kết luận họ bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì cơ quan điều tra gửi yêu cầu áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cùng kết luận giám định do Viện kiểm sát cung cấp. Căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định và yêu cầu của cơ quan điều tra. Viện Kiểm sát ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc 6 chữa bệnh phải được gửi cho cơ quan điều tra thụ lý vụ án để tổ chức hoặc phối hợp với trại tạm giam (trong trường hợp đối tượng đang bị tạm giam) đưa người bị bắt buộc chữa bệnh đến cơ sở chuyên khoa y tế nêu trong quyết định. Nhận được quyết định bắt buộc chữa bệnh của Viện kiểm soát, cơ quan điều tra thụ lý vụ án phải ra quyết định tạm đình chỉ điều tra đối với bị can đã có quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (nếu đã khởi tố). Tại Khoản 2 Điều 311 BLTTHS cũng quy định rõ về thẩm quyền ra quyết định trong trường hợp này: “Căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố; Tòa án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử và thi hành án”. Từ đó, có thể khẳng định quyết định thứ hai của Thủ trưởng Cơ quan điều tra huyện X là sai vì vi phạm thẩm quyền. Trong giai đoạn điều tra, việc ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thuộc Viện kiểm sát. Câu 3: Giả sử sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra đã ra quyết định đình chỉ điều tra vì cho rằng B mắc bệnh tâm thần không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Xét thấy quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra là không có căn cứ và đầy đủ căn cứ để truy tố B về tội phạm đã khởi tố, Viện kiểm sát huyện X đã ra quyết định hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố B về tội cố ý gây thương tích. Hỏi việc làm của Viện kiểm sát huyện X là đúng hay sai? Tại sao? Việc làm của Viện kiểm sát là đúng vì: + Theo quy định tại khoản 4 Điều 164 BLTTHS quy định: "Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì huỷ bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố 7 thì huỷ bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố. Thời hạn ra quyết định truy tố được thực hiện theo quy định tại Điều 166 của Bộ luật này." + Theo khoản 5 và 6 Điều 112 BLTTHS thì: Viện kiểm sát nhân dân có quyền "5. Huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can; 6. Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án." Hơn nữa trong Điều 13 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2002 cũng quy định thẩm quyền trên của VKS trong quá trình tố tụng. Do đó Viện kiểm sát huyện X khi xem xét quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra thì thấy không có căn cứ và có đầy đủ căn cứ truy tố B về tội cố ý gây thương tích thì Viện kiểm sát huyện X có quyền ra quyết định hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra của cơ quan điều tra và ra quyết định truy tố B về tội cố ý gây thương tích . Nhưng ở đây phải chú ý về thời hạn được hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra, nếu quá thời hạn trên thì Viện kiểm sát không có quyền hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án và đưa B ra truy tố nữa. Câu 4: Giả sử Viện kiểm sát huyện X ra quyết định truy tố B về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 BLHS và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án huyện X, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, Tòa án thấy có căn cứ xác định B phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều 104 BLHS, Tòa án phải giải quyết như thế nào? Tại sao? Theo đoạn 2 Điều 196 BLTTHS quy định về giới hạn xét xử của tòa án “ Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà viện kiểm sát đã truy tố”. Như vậy, tòa án không bị hạn chế bởi khung hình phạt nặng hơn, tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát truy tố trong cùng một điều luật, tức là với hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố. Tòa án có thể xét 8 xử theo khoản khác nặng hơn hoặc theo khoản khác nhẹ hơn so với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật. Trong trường hợp này, Viện kiểm sát truy tố B theo khoản 1 Điều 104, mà tòa án thấy có căn cứ xác định bị cáo B phạm tội theo khoản 2 Điều 104. Khoản 1, 2 Điều 104 BLHS quy định: “ 1, Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm … 2, Phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp qui định tại các điểm từ a đến điểm k khoản 1 điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm …” Theo quy định tại khoản 1, Điều 170 BLTTHS, tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Như vậy, tòa án nhân dân huyện X có đủ thẩm quyền xét xử đối với bị cáo có khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm. Đối với các trường hợp tòa án xét xử theo khoản mà có khung hình phạt nhẹ hơn khung hình phạt mà Viện kiểm sát đã đề nghị thì tòa án không phải báo trước cho Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng. Nhưng trong trường hợp này, khoản 2 điều 104 BLHS là khoản có khung hình phạt “từ hai năm đến bảy năm” nặng hơn so với khung hình phạt quy định tại khoản 1, điều 104 BLHS “từ sáu tháng đến ba năm” cho nên , để có thể xét xử, tòa án cần phải xem xét đây là trường hợp bắt buộc phải có người bài chữa cho bị cáo hay không, nếu cần cử người bào chữa cho bị cáo thì trước khi mở phiên tòa, tòa án phải làm các thủ tục để bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình đúng với quy định của pháp luật TTHS. Nếu đây là trường hợp không bắt 9 buộc phải cử người bào chữa cho bị cáo thì trong quyết định đưa vụ án ra xét xử tòa án không phải thông báo cho bị cáo biết khoản mà tòa xán xét xử đối với bị cáo. 5. Khi bắt đầu phiên tòa, đại diện hợp pháp của người bị hại đề nghị Hội đồng xét xử thay đổi một trong hai vị Hội thẩm vì cho rằng vị Hội thẩm này có quan hệ thân thích với người bào chữa của B, và lí do này là đúng, Hội đồng xét xử sẽ phải giải quyết như sau: Điều 202 BLTTHS 2003 quy định: “Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng phải được chủ tọa phiên tòa hỏi xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, thư kí Tòa án, Người giám định, người phiên dịch hay không. Nếu có người yêu cầu thì Hội đồng xét xử phải xem xét và quyết định.” Theo quy định của khoản 2 điều 43 BLTTHS 2003 “Những người sau có quyền thay đổi người tiến hành tố tụng : …2, Bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ …” Như vậy, khi bắt đầu phiên tòa đại diện hợp pháp của người bị hại đề nghị HĐXX thay đổi một trong hai vụ thẩm phán là phù hợp với quy định của pháp luật về quyền yêu cầu. Mặt khác, theo quy định tại khoản 3, Điều 42 “ Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu: … 3, Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ” Như vậy, lý do mà người đại diện hợp pháp của người bị hại đưa ra “cho rằng vị Hội thẩm này có quan hệ thân thích với người bào chữa của B” là phù hợp, vì trong trường hợp này, có thể vị hội thẩm sẽ không vô tư trong khi làm nhiệm vụ theo đó sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người bị hại. Căn cứ khoản 2 Điều 46 “ … Việc thay đổi thẩm phán, hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyêt định theo đa số” 10 [...]... bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lí vụ án để sửa chữa những vi phạm nghiêm trọng đó trong bản án và quyết định đã có 14 hiệu lực pháp luật, tránh tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội… Về nguyên tắc, bản án và quyết định của Tòa án khi có hiệu lực pháp luật phải đảm bảo tính ổn định và được... án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì nó phải được sửa chữa theo thủ tục giám đốc thẩm Các chủ thể có thẩm quyền giám đốc thẩm được qui định tại điều 279 BLTTHS năm 2003 Căn cứ vào khoản 2 điều 279 BLTTHS: “Tòa hình sự tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh Tòa... định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu” Có thể khẳng định chủ thể có thẩm quyền Giám đốc thẩm trong trường hợp bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Y bị kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm là Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Luật tố tụng hình sự - Trường Đại học Luật Hà Nội- NXB công an nhân dân năm 2006 15 2 Luật tố tụng hình... HĐXX vẫn có thể sử dụng nó làm căn cứ pháp luật để ra quyết định trả hồ sơ bổ sung Trong trường hợp này, tài liệu mới mà người bào chữa đưa ra chứng minh việc khi phạm tội, bị cáo mới chỉ 17 tuổi 6 tháng Theo bộ luật hình sự năm 1999 11 thì nếu B mới chỉ 17 tuổi 6 tháng, B sẽ được áp dụng các quy định đối với người chưa thành niên phạm tội Khi áp dụng các biện pháp này, hình phạt của B có thể sẽ bị... phúc thẩm do Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà thực hiện, còn tại phiên toà do Hội đồng xét xử thực hiện Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm” Như vậy ở tình huống trên, trong thời hạn luật định chỉ có B kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, nghĩa là trong vụ án không còn có kháng cáo, kháng nghị nào khác nên tại phiên toà phúc... cáo Mà điều 231 BLTTHS 2003 quy định là bị cáo có quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng Như vậy, bị cáo là người kháng cáo có quyền rút toàn bộ kháng cáo tại phiên toà phúc thẩm Theo đó, trong tình huống trên, B hoàn toàn có quyền rút toàn bộ kháng cáo tại phiên toà phúc thẩm 13 Đối với việc đại diện hợp pháp của người bị hại yêu cầu tăng bồi thường thiệt hại, vì trong thời hạn kháng cáo,... bạn là C trộm cắp tài sản của người khác xét thấy cần phải điều tra, Hội đồng xét xử phải giải quyết như thế nào? Câu 9: Giả sử trong thời hạn luật định, chỉ có B kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt Khi tranh luận tại phiên tòa, B rút toàn bộ kháng cáo; đại diện hợp pháp của người bị hại yêu cầu tăng bồi thường thiệt hại, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải giải quyết như thế nào? Theo khoản 1 điều 238 BLTTHS... hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 4 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2004/ NQ- HĐTP ngày 2/10/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những quy định chung” của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 5 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 04/2004/... quyết của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 04/2004/ NQ- HĐTP ngày 5/11/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “ xét xử sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 6 Tiến sĩ Võ Khánh Vinh- Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự - nxb Công an nhân dân 2004 tr 527-tr 530 16 ... bên Câu 7: Giả sử, khi tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo khai thêm đồng phạm trong vụ án chưa được khởi tố điều tra, Hội đồng xét xử giải quyết như thế nào? Theo quy định tại khoản 1 Điều 104, Bộ luật hình sự năm 2003: “…Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần . lại những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lí vụ án để sửa. lực pháp luật, tránh tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội… Về nguyên tắc, bản án và quyết định của Tòa án khi có hiệu lực pháp luật

Ngày đăng: 13/04/2013, 10:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan