câu hỏi ôn tập môn tâm lý có đáp án

8 9.4K 123
câu hỏi ôn tập môn tâm lý có đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phần: Lý luận chung. 1. Hoạt động vui chơi, mà trung tâm là trò chơi Đóng vai theo chủ đề đã gây ra những biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ, nó chi phối toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ Mẫu Giáo. Bằng sự hiểu biết của mình về hoạt động vui chơi của trẻ Mẫu Giáo, anh/chị hãy chứng minh nhận định trên. Trò chơi đã gây ra những biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ, nó chi phối toàn bộ đời sống tâm lý trẻ và các dạng hoạt động khác (học tập, lao động): - Hoạt động vui chơi ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự trưởng thành tính tự chủ của quá trình tâm lý: chú ý và ghi nhớ có chủ định - Tình huống trò chơi và những hành động của vai trò ảnh hưởng thường xuyên tới sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo. - Vui chơi ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ - Trò chơi ĐVTCĐ có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo. - Trò chơi ĐVTCĐ có tác động rất mạnh đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo - Phẩm chất ý chí của trẻ mẫu giáo dc hình thành mạnh mẽ trong trò chơi đặc biệt là trò chơi ĐVTCĐ.: + Nhập vào vai chơi, trẻ phải điều chỉnh hành vi của mình phục tùng những yêu cầu bắt buộc của cuộc chơi, theo quy tắc của trò chơi. Từ đó mà trẻ biết điều tiết hành vi của mình theo chuẩn mực xã hội thông qua vai mình đóng. +Qua trò chơi trẻ em còn hình thành 1 số phẩm chất ý chí như tính mục đích, tính kỉ luật, tính dũng cảm. Tóm lại, Hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ thực sự đóng vai trò chủ đạo. Trò chơi là phương tiện phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Nó tạo ra những nét tâm lý đặc trưng của tuổi mẫu giáo, khiến cho nhân cách trẻ mẫu giáo mang tính độc đáo. Vì vậy, việc tổ chức các trò chơi cho trẻ là cực kỳ quan trọng và có ý nghĩ giáo dục to lớn. Tổ chức trò chơi là tổ chức cuộc sống cho trẻ, trò chơi là phương tiện để trẻ học làm người 2. Tại sao cho rằng cơ chế chủ yếu của sự hình thành và phát triển tâm lý con người đó là cơ chế lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội? Từ đó, anh/chị rút ra bài học kinh nghiệm gì cho bản thân trong quá trình rèn luyện trở thành một nhân viên công tác xã hội? (tr 26-27) Ở động vật: - Có 2 kinh nghiệm: KN loài dc mã hóa trong gen di truyền và kinh nghiệm cá thể do chính động vật tạo ra trong quá trình sống với mục đích thích nghi. VDMH - Những kinh nghiệm này gắn liền với từng cá thể và sẽ mất cùng cá thể. VDMH Ở con người: - Khác với loài động vật, con người có kinh nghiệm lịch sử, đó là những kinh nghiệm được tích lũy trong suốt chiều dài phát triển của xã hội. - Ngoài ra, con người tác động vào môi trường sẽ để lại dấu ấn của mình bằng các sản phẩm của hoạt động và hình thành kinh nghiệm xã hội. KNXH là những kinh nghiệm dc hình thành và tồn tại trg các mqh giữa các chủ thể cùng sống trg XH đương thời. - Quá trình phát triển cá nhân là quá trình cá nhân lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội, tái hiện những năng lực, phương thức hành vi của con người, biến chứng thành kinh nghiệm riêng của bản thân với mục đích tạo ra sự hình thành và phát triển tâm lý cá nhân. - Kinh nghiệm LS-XH là nguồn gốc và nội dung của sự hình thành và phát triển tâm lý người. - Mỗi dân tộc có nền VH riêng => dấu ấn riêng. Cho ví dụ minh họa Bài học kinh nghiệm (tự viết) 3. Trình bày quy luật sự phát triển tâm lý của cá nhân diễn ra không đồng đều? Phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự không đồng đều trong quá trình triển tâm lý cá nhân. Sự phát triển tâm lý diễn ra không đồng đều - Xét trong tiến trình phát triển của cá thể. + Sự phát triển về thể chất và tâm lý của cá thể diễn ra không đồng đều qua các giai đoạn phát triển từ sơ sinh đến trưởng thành. Trong tiến trình phát triển có những giai đoạn phát cảm: * Có nhiều điều kiêh thuận lợi nhất, đặc biệt là sự chín muồi của hệ thần kinh. * Tăng khả năng tiếp thu của trẻ đối với những tác động bên ngoài. * Có những điều kiện thuận lợi nhất để phát triển các phẩm chất tâm lý và các thuộc tính tâm lý theo 1 xu hướng nào đó. + Co sự ko đồng đều về thời điểm trưởng thành, tốc độ, mức độ phát triển giữa các cấu trúc tâm lý trg quá trình phát triển ở mỗi cá nhân. - Xét trg sự phát triển của trẻ này và trẻ khác + Có sự ko đồng đều giữa các cá nhân trong quá trình phát triển tâm lý cả về tốc độ và mức độ. Trẻ em đều trải qua những giai đoạn như nhau, nhưng ở mỗi trẻ lại khác nhau về: * Tốc độ, nhịp độ phát triển sớm hoặc chậm * Tốc độ nắm vững từng dạng hoạt động riêng, việc phát triển và bộc lộ các quá trình và phẩm chất tâm lý khác nhau + Sự ko đều trg phát triển tâm lý giữa các cá nhân còn thể hiện ở những khác biệt về tính cách, hứng thú, đam mê tạo ra khuynh hướng phát triển riêng Nguyên nhân dẫn đến sự không đồng đều trong quá trình phát triển phát triển tâm lý cá nhân. - Điều kiện sinh học (giải thích và cho ví dụ minh họa) - Môi trường sống, gd gia đình, nhà trường (giải thích và cho ví dụ minh họa) - Hoàn cảnh phát triển riêng - Tính tích cực hoạt động của cá nhân 4. Trình bày quy luật tính mềm dẻo và khả năng bù trừ trong sự phát triển tâm lý. Nêu lên ý nghĩa của quy luật đối với sự hình thành và phát triển tâm lý của con người Tính mềm dẻo và khả năng bù trừ. Hệ thần kinh của trẻ em rất mềm dẻo. Dựa trên tính mềm dẻo của hệ thần kinh mà tác động của giáo dục có thể làm thay đổi tâm lí trẻ. Tính mềm dẻo cũng tạo khả năng bù trừ, khi một chức năng tâm lí hoặc sinh lí nào đó yếu hoặc thiếu thì những chức năng tâm lí khác được tăng cường, phát triển mạnh hơn để bù đắp hoạt động không đầy đủ của chức năng bị yếu hay bị hỏng. một ví dụ sau: khuyệt tật của thị giác được bù đắp bằng sự phát triển mạnh mẽ hoạt động của thính giác. Trí nhớ kém có thể được bù trừ bằng tính tổ chức cao, tính chính xác của hoạt động. Ý nghĩa: Đó là một số quy luật cơ bản của sự phát triển tâm lí trẻ em. Nhưng những quy luật đó chỉ là một xu thế của sự phát triển tâm lí của trẻ có thể xảy ra. Những quy luật đó có sau so với ảnh hưởng của môi trường (trong đó có giáo dục). Sự phát triển và ngay cả tính độc đáo của những xu thế đó cũng phụ thuộc vào điều kiện sống của trẻ em (trước hết là giáo dục). Sự phát triển tâm lí của trẻ em không tuân theo quy luật sinh học, mà tuân theo quy luật xã hội. Dù có bộ óc tinh vi đến đâu chăng nữa, nhưng không sống trong xã hội loại người thì trẻ cũng không thể trở thành thực thể người với đầy đủ tính xã hội của nó. 5. Điều kiện sinh học bao gồm các yếu tố nào? Phân tích vai trò của điều kiện sinh học đối với sự hình thành và phát triển tâm lý con người. Từ đó, anh/chị rút ra kết luận cần thiết. *Điều kiện sinh học bao gồm các yếu tố nào? Điều kiện sinh học là cơ sở vật chất, cơ sở di truyền mà trẻ nhận được từ cha mẹ mình. Ngoài những yếu tố di truyền ra, điều kiện sinh học còn bao gồm những yếu tố bẩm sinh. Đặc điểm bẩm sinh thường hình thành trong quá trình phát triển của bào thai. Cách sống của cha mẹ, cách ăn uống, chế độ nghỉ ngơi, lao động, bệnh tật, những cơn xúc động thần kinh, ảnh hưởng của tia phóng xạ, chất độc hóa học, virút HIV từ cha mẹ v.v đều có thể ảnh hưởng đến con cái. Tất cả sự dao động của "môi trường cha mẹ" đó gây ra những sự thay đổi trong chức năng và đôi khi trong cấu trúc giải phẫu của cơ thể thai nhi. * Phân tích vai trò của điều kiện sinh học đối với sự hình thành và phát triển tâm lý con người. Từ đó, anh/chị rút ra kết luận cần thiết - Vai trò của điều kiện sinh học đối với sự phát triển tâm lí của trẻ Ngay từ khi lọt lòng đứa trẻ đã có một hệ thần kinh của con người, có một bộ não có khả năng trở thành cơ quan hoạt động tâm lí cực kì quan trọng và phức tạp chỉ riêng con người mới có. Bộ não của con người cùng với đặc điểm các cơ quan của cơ thể là tiền đề vật chất để một cá thể trở thành một con người. Cấu tạo của bộ não người và động vật khác xa hẳn nhau. Bộ não người với hơn 15 tỉ tế bào thần kinh ở vào cấp độ cao nhất trong các động vật, đã trở thành một cơ quan có khả năng tạo nên những cơ quan chức năng. Chính chúng là thực thể vật chất của những năng lực và chức năng chuyên biệt hình thành trong quá trình con người lĩnh hội thế giới sự vật và hiện tượng những công trình văn hóa do nhân loại sáng tạo ra. Điều kiện sinh học là tiền đề vật chất, là phương tiện để nảy sinh và phát triển tâm lí của trẻ ở mức độ nào là điều vẫn còn được tranh cãi nhiều, phụ thuộc nhiều vào điều kiện sống và giáo dục. Ngày nay, chúng ta thừa nhận rằng tính di truyền có thể bất lợi đối với sự phát triển năng lực trí tuệ. Bởi vì sự phát triển của quá trình nhận thức chủ yếu tùy thuộc vào điều kiện học tập và giáo dục của họ. Một trong những đặc điểm của các cơ quan chức năng của vỏ não đặc biệt ở trẻ em khi hệ thần kinh còn mềm dẻo là chúng có khả năng cải tổ lại và từng thành phần của chúng có thể bị thay đổi bởi thành phần khác, nhưng khi đó hệ thống chức năng ấy vẫn còn như một thể hoàn chỉnh. Nói cách khác chúng có khả năng bù trừ cao vô cùng. Ví dụ người mù thì phát triển chức năng thính giác và xúc giác, trẻ câm phát triển khẩu hình v.v Dựa vào đặc điểm này của các cơ quan chức năng của não người ta có thể tiến hành công tác bù trừ − phục hồi chức năng cho những trẻ bị khiếm khuyết một số cơ quan chức năng nào đó, càng sớm càng tốt (can thiệp sớm). 6. Anh/chị hiểu như thế nào về hoạt động chủ đạo? Phân tích một ví dụ chứng tỏ hoạt động chủ đạo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý cá nhân trong một giai đoạn lứa tuổi nhất định. Từ đó, rút ra các kết luận cần thiết trong sự hình thành và phát triển tâm lý người. Anh/chị hiểu như thế nào về hoạt động chủ đạo? Phân tích một ví dụ chứng tỏ hoạt động chủ đạo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý cá nhân trong một giai đoạn lứa tuổi nhất định. Nhưng sự phát triển tâm lí phụ thuộc không phải vào những hoạt động nói chung mà phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động chủ đạo. ở mỗi lứa tuổi có một hoạt động chủ đạo nhất định, đó là hoạt động có những đặc điểm sau đây : a) Là hoạt động có đối tượng mới mẻ, chưa hề có trước đó. Chính đối tượng mới này tạo ra những cái mới (hay những cấu tạo mới) trong tâm lí, tức là tạo ra sự phát triển (theo đúng nghĩa của thuật ngữ này). b) Là hoạt động có khả năng chi phối toàn bộ đời sống tâm lí của trẻ. Những quá trình tâm lí của trẻ được cải tổ, được tổ chức lại bằng hoạt động này. c) Là hoạt động có khả năng chi phối các hoạt động khác diễn ra đồng thời và tạo ra những nét đặc trưng trong tâm lí của trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển. Tóm lại, "Hoạt động chủ đạo đó là hoạt động mà sự phát triển của nó quy định những biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lí và trong các đặc điểm tâm lí của nhân cách đứa trẻ ở giai đoạn phát triển nhất định của nó" (A.N. Lêônchiev). Vì vậy, nếu trong giai đoạn hoặc thời kì phát triển nào đó, hoạt động chủ đạo không được thực hiện tốt thì dù các hoạt động khác có thể được tổ chức tốt đến mấy cũng không bù đắp được sai sót của giai đoạn ấy và ảnh hưởng cả đến sự phát triển của giai đoạn sau. 7. Cảm giác về sự trưởng thành là nét đặc trưng trong nhân cách của lứa tuổi thiếu niên, phân tích biểu hiện và tác động của cảm giác này đến mối quan hệ giữa thiếu niên và người lớn. Theo anh/chị, người lớn cần có thái độ như thế nào trong quan hệ với thiếu niên? Tuổi thiếu niên có vị trí và ý nghĩa đặc biệt trong suốt quá trình phát triển của cả đời. Điều này được thể hiện ở những đặc điểm sau: -Thứ nhất: đây là thời kỳ quá độ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, thời kì trẻ ở “ ngã ba đường” của sự phát triển. Trong thời kì này, nếu sự phát triển được định hướng đúng, được tạo thuận lợi thì trẻ em sẽ trở thành cá nhân thành đạt, công dân tốt. Ngươc lại, nếu không được định hướng đúng, bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực thì sẽ xuất hiện hàng loạt nguy cơ dẫn trẻ đến bờ bên bờ của sự phát triển lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách. -Thứ hai: thời kì mà tính tích cực xã hội của trẻ em được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong việc thiết lập các quan hệ bình đẳng với người lớn và bạn ngang hàng, trong việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị xã hội, thiết kế tương lai của mình và những kế hoạch hành động cá nhân tương ứng. -Thứ ba: trong suốt thời kì tuổi thiếu niên đều diễn ra sự cấu tạo lại, cải tổ lại, hình thành các cấu trúc mới về thể chất, sinh lí, về hoạt động, tương tác xã hội và tâm lý, nhân cách. Từ đó hình thành cơ sở nền tảng và các vạch chiều hướng cho sự trưởng thành thực thụ của cá nhân. -Thứ tư : tuổi thiếu niên là giai đoạn khó khăn, phức tạp và đầy mâu thuẫn trong quá trình phát triển. Tác động: Sự phức tạp thể hiện qua tính hai mặt của hoàn cảnh phát triển của trẻ: một mặt có những yếu tố thúc đẩy phát triển tính cách của người lớn. Mặt khác hoàn cảnh sống của các em có những yếu tố kìm hãm sự phát triển tính người lớn: phần lớn thời gian các em bận học, ít có nghĩa vụ khác với gia đình, nhiều bậc cha mẹ quá chăm sóc trẻ, không để các em phải chăm lo công việc gia đình. 8. Hãy phân tích sự phát triển tự ý thức của học sinh trung học phổ thông. Từ đó, hãy nêu lên ý nghĩa của tự ý thức đối với sự phát triển nhân cách của học sinh trung học phổ thông. (202, 203) *Hình ảnh thân thể: -Ngay từ tuổi dậy thì, thiếu niên đả quan tâm đến cơ thể của mình, thái độ này vẫn được duy trì trong suốt thời kì thanh niên, (phân tích và giải thích những biểu hiện của hình ảnh thân thể). *Khả năng tự đánh giá bản thân gồm 4 đặc điểm: -Tự đánh giá của học sinh THPT có chủ kiến rõ ràng và có sự đối chiếu với các chuẩn mực chung cùa xã hội. Tuy nhiên, do khả năng nhận thức bản thân chưa thực sự khái quát và sâu sắc nên nhiều thanh niên chưa đánh giá đúng, khách quan về bản thân mình. -Sự phân tích về các phẩm chất tâm lí của mình là một trong những đặc trưng điển hình của lứa tuổi này. -Tự đánh giá của thanh niên đã có chiều sâu và khái quát hơn nhiều so với lứa tuổi thiếu niên. (giải thích) -Sự tự đánh giá của thanh niên được thực hiện theo 2 cách: +So sánh mức độ kì vọng, mong muốn của bản thân với kết quả đạt được. +Thanh niên tự đánh giá các phẩm chất tâm lý của mình đối chiếu với các ý kiến đánh giá xung quanh. -Xét trong sự phát triển của trẻ này và trẻ khác +Có sự không đồng đều giữa các cá nhân trong quá trình phát triển tâm lý cả về tốc độ và mức độ. Trẻ em đều trải qua những giai đoạn như nhau nhưng ở mỗi trẻ lại khác nhau về: ●Tốc độ, nhịp độ phát triển nhanh hoặc chậm ●Tốc độ nắm vững từng dạng hoạt động riêng, việc phát triển và bộc lộ các quá trình và phẩm chất tâm lý khác nhau. +Sự không đồng đều trong phát triển tâm lý giữa các cá nhân còn thể hiện ở những khác biệt về tính cách, hứng thú, đam mê tạo ra khuynh hướng phát triển riêng. Nguyên nhân: -Điều kiên sinh học (giải thích, vd) -Hoàn cảnh phát triển riêng -Tích cực hoạt động của cá nhân ( giải thích, vd). . sự phát triển tâm lý của cá nhân diễn ra không đồng đều? Phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự không đồng đều trong quá trình triển tâm lý cá nhân. Sự phát triển tâm lý diễn ra không đồng đều -. trong tâm lý của trẻ, nó chi phối toàn bộ đời sống tâm lý trẻ và các dạng hoạt động khác (học tập, lao động): - Hoạt động vui chơi ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự trưởng thành tính tự chủ của quá trình tâm. Phần: Lý luận chung. 1. Hoạt động vui chơi, mà trung tâm là trò chơi Đóng vai theo chủ đề đã gây ra những biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ, nó chi phối toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ

Ngày đăng: 29/07/2015, 10:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan