Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Xây Dựng Sao Mai An Giang.docx

27 1.1K 14
Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Xây Dựng Sao Mai An Giang.docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Xây Dựng Sao Mai An Giang

Trang 1

MỤC LỤC:

I/ PHẦN MỞ ĐẦU……… 2

1 Lý do chọn đề tài……….2

2 Mục tiêu nghiên cứu ………3

3 Phương pháp nghiên cứu………3

4 Phạm vi nghiên cứu……… 3

II/ PHẦN NỘI DUNG………4

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SAO MAI AN GIANG………4

1 Lịch sử hình thành……….4

2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh……… 5

3 Sơ đồ tổ chức của công ty……… 6

PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY……… 7

1 Phân tích khái quát về tài sản (Bảng cân đối kế tóan) ………7

2 Phân tích khái quát về nguồn vốn……… 8

3 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn……… 9

4 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty……… 11

PHẦN 3: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH……… 24

III/ PHẦN KẾT LUẬN………26

Trang 2

I/ PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam từ hơn thập kỉ qua kéo theo sự thay đổi sâu sắc trong các doanh nghiệp và nhất là trong phương thức quản lý Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh, cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, tất yếu doanh nghiệp dù bất cứ loại hình nào cũng phải đối mặt với những khó khăn và thử thách và phải chấp nhận quy luật đào thải từ phía thị trường Thế thì doanh nghiệp phải làm gì để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt?

Đứng trước những thử thách đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên vật chất cũng như nhân lực của mình

Để thực hiện điều đó thì tự bản thân doanh nghiệp phải hiểu rõ được “tình trạng sức khỏe” của mình để điều chỉnh quá trình kinh doanh cho phù hợp, và không có gì khác hơn phản ánh một cách chính xác “sức khỏe” của doanh nghiệp ngoài tình hình tài chính Có thể nói rằng tài chính như là dòng máu chảy trong cơ thể doanh nghiệp, mà bất kỳ sự ngưng trệ nào cũng ảnh hưởng xấu đến toàn bộ doanh nghiệp Bởi vì, trong quá trình hoạt động từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, các vấn đề nảy sinh đều liên quan đến tài chính

Hơn nữa, trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay, để kinh doanh ngày càng hiệu quả, tồn tại bền vững và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường thì mỗi doanh nghiệp phải xây dựng phương hướng, chiến lược kinh doanh và mục tiêu trong tương lai Đứng trước hàng loạt những chiến lược được đặt ra đồng thời doanh nghiệp phải đối diện với những rủi ro Do đó để lựa chọn những chiến lược phù hợp với nguồn lực của mình và hạn chế những rủi ro thì tự bản thân doanh nghiệp phải thấy được những biến động về tài chính

Trang 3

trong tương lai của doanh nghiệp mình, trên cơ sở đó tiến hành hoạch định ngân sách tạo nguồn vốn cần thiết cho quá trình hoạt động kinh doanh

Đánh giá đúng nhu cầu về vốn, tìm được nguồn tài trợ, sử dụng chúng một cách hiệu quả là vấn đề quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào Nhận thức được tầm quan

trọng đó, em quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty XâyDựng Sao Mai An Giang” Thông qua việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính tại

công ty để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tài chính cho tương lai và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu là nhằm làm rõ thực trạng tài chính tại doanh nghiệp, để từ đó chỉ ra những điểm mạnh cũng như những bất ổn của công ty Đồng thời giúp doanh nghiệp nhìn thấy trước những biến động tình hình tài chính trong tương lai của mình mà có biện pháp đối phó thích hợp Bao gồm những nội dung cụ thể như sau:

o Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty o Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

o Kiến nghị giúp tình hình tài chính của công ty tốt hơn trong những năm tới.

3 Phương pháp nghiên cứu

 Thu thập số liệu từ công ty, tài liệu từ sách báo

 Phương pháp được dùng để phân tích số liệu: Phương pháp so sánh là chủ yếu, ngoài ra còn dùng các phương pháp khác như: phân tích xu hướng (theo phương pháp hồi quy tuyến tính), phân tích theo tỷ tệ chung, phương pháp liên hệ cân đối và thay thế liên hoàn.

4 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về tình hình tài chính của công ty xây dựng Sao Mai trong những năm 2007 – 2009, và lập kế hoạch tài chính cho năm 2010 dựa trên bảng cân đối kế toán và bảng báo các kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2007-2009.

Trang 4

II/ PHẦN NỘI DUNG

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SAO MAI AN GIANG.1 Lịch sử hình thành

- Tiền thân của Công ty chúng tôi là “Công ty Liên Doanh Kiến Trúc” trực thuộc

Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang, thành lập vào năm 1988.

- Qua nhiều năm thử thách và phát triển vững vàng trên thương trường xây dựng Năm 1997 chúng tôi đã mạnh dạn tách ra và thành lập Công ty Cổ phần, đó là

“Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Sao Mai Tỉnh An Giang” mở ra một

bước tiến mới, một doanh nghiệp mới, lớn mạnh không ngừng và tràn đầy hứa hẹn.

- Khi nói đến Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Sao Mai, là nói đến một

trong các Công ty Hàng Đầu trên lãnh vực đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật xây dựng chất lượng cao

- Khác với các hình thái khác, Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Sao Mai là

một doanh nghiệp cổ phần có nguốn vốn rất năng động và không giới hạn

- Với đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư có chuyên môn giỏi, tư duy khá mới mẻ, nhạy bén và đầy sáng tạo, trên một ngàn công nhân lành nghề và đội ngũ lao động phổ thông khá phong phú hoạt động khắp nơi trên toàn quốc và đã vươn ra thị trường ngoài nước.

- Tên công ty : Công ty Cổ phần xây dựng Sao Mai An Giang - Vốn điều lệ : 49.563.000.000 đ

- Trụ sở chính: 326 Hùng Vương, TP Long Xuyên, Tỉnh An Giang

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 5203000036 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tỉnh An Giang cấp ngày 28/11/2005.

- Loại cổ phiếu : Cổ phiếu phổ thông

Trang 5

 Các công ty con và công ty liên kết:

- Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Đa Quốc Gia (I.D.I) - Công ty Đầu tư du lịch và phát triển Thủy Sản

- Công ty TNHH Dũng Thịnh Phát.

2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, đường ống cấp thóat nước, công trình thủy lợi, xây lấp điện nước, san lấp mặt bằng…

- Trang trí nội thất, kinh doanh bất động sản, nhà hàng và dịch vụ du lịch - Nuôi trồng và chế biến thủy sản.

Trang 6

3 Sơ đồ tổ chức của công ty

PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNGTY

1 Phân tích khái quát về tài sản (Bảng cân đối kế tóan)

Tài sản ngắn hạn 480,769,534,232548,968,460,419374,022,864,122

Tiền và các khoản tương đương tiền196,239,942,37430,456,966,2396,100,557,369Các khoản phải thu ngắn hạn92,546,610,110206,086,851,824105,457,943,197

Trang 7

Nhìn vào 3 năm, tổng tài sản của công ty tăng khá cao vào năm 2008, và giảm vào năm 2009, nhưng cao hơn 2007 Điều này cho thấy qui mô hoạt động của công ty tương đối tốt Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là:

Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2008 cao hơn năm 2007, 113,540,241,714 đồng Nhưng đến năm 2009 thì các khoản phải thu ngắn hạn lại giảm đi 100,628,908,627 đồng Bên cạnh đó, các khoản phải thu tài dài hạn thì có xu hướng tăng 2008 đến 2009 TSCĐ và Đầu tư dài hạn tăng 169,301,934,798 đồng Do khoản đầu tư TC dài hạn tăng đột biến 103,448,340,942 đồng, trong đó có khoản công ty đầu tư vào công ty con I.D.I

Từ năm 2007 đến năm 2009, tài sản cố định xu hướng tăng từ 31,534,655,863 đồng (2008) và tăng thêm 29,244,650,244 đồng (2009), chứng tỏ công ty đang phát triển, nâng cao năng lực sản xuất Trong đó tài sản cố định hữu hình tăng 1,778,952,330 đồng(2008) và giảm 2,465,843,110 đồng(2009); do công ty đầu tư xây dựng về nhà cửa, vật kiến trúc, mua nhiều máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị quản lý Vì vậy, chi phí xây dựng dở dang tăng 67,694,352,140 đồng vào 2008, đến năm 2009 tăng 31,652,801,350 đồng Do trong năm công ty tiếp tục đầu tư để hoàn thành các hạng mục công trình chuẩn bị đưa vào hoạt động trong tương lai.

Bên cạnh đó, hàng tồn kho của công ty vẫn chưa giảm nhưng có tăng vào 2008 và giảm một số nhỏ vào 2009.

Trang 8

2 Phân tích khái quát về nguồn vốn

Tổng nguồn vốn năm 2008 tăng 237.500.860.000 đồng Điều này chứng tỏ Công ty đã huy động được một nguồn vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu mở rộng và đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Đến năm 2009 giảm so với năm 2008 là 112.221.320.000 đồng, nhưng công ty vẫn kinh doanh tốt.

Các nguyên nhân tăng nguồn vốn :

Trong năm công ty đã huy động thêm nguồn vốn góp bằng cách phát hành thêm hơn 1 triệu cổ phiếu ra công chúng Điều này cũng đã mang lại cho công ty một khoản thặng dư lớn, quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tăng góp phần làm tăng đáng kể nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty.

Các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn đều tăng: phải trả người bán tăng mạnh, vay ngắn hạn và vay dài hạn tăng, mà phần thuế phải nộp cho Nhà nuớc tăng 34.074.782.960 đồng góp phần làm tăng tổng nguồn vốn của công ty Năm 2008 vay ngắn hạn của công ty tăng lên khá cao do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính có những giai đoạn công ty thiếu vốn nên tăng cường vay vốn để mua vật liệu và duy trì hoạt động kinh doanh.

3 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Phân tích mối quan hệ cân đối này là xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm khái quát tình hình phân bổ, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo tốt nhất cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Trang 9

Tài sảnNguồn vốnChênh lệch

Năm 2008 664.513.262.800 871.427.534.676 206.914.271.800 Năm 2009 652.801.380.700 759.206.213.840 106.404.833.100

Phần tài sản gồm: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trừ các khoản phải thu; TSCĐ và đầu tư dài hạn.

Phần nguồn vốn gồm: Nợ phải trả; Nguồn vốn chủ sở hữu.

Qua bảng số liệu trên ta thấy mặc dù trong năm 2008 nợ phải trả tăng lên 213.642.077.500 đồng (do khoản phải trả nội bộ và thuế phải nộp tăng lên) nhưng vốn của công ty vẫn dư ra 206.914.271.800 đồng Năm 2009 vốn dư ra 106.404.833.100 đồng Từ đó cho thấy công ty luôn luôn đủ vốn để trang trải trong hoạt động của công ty mà chưa thấy có dấu hiệu khó khăn về vốn.

Tuy nhiên trong quan hệ kinh doanh thường xảy ra trường hợp các doanh nghiệp này là chủ nợ của đơn vị này nhưng lại là con nợ của đơn vị kia Hay cụ thể hơn trong quá trình hoạt động để tạo quan hệ lâu dài các doanh nghiệp có thể để vốn dư thừa của mình cho các đơn vị khác chiếm dụng

Như vậy trong bảng CĐKT lúc nào cũng có sự cân bằng giữa phần nguồn vốn và phần tài sản Sự cân bằng này được đảm bảo bởi nguyên tắc cơ sở : Tài sản nào cũng được hình thành từ một nguồn vốn; nguồn vốn nào cũng được sử dụng để tạo tài sản của doanh nghiệp Ta phân tích vốn luân lưu qua bảng bên dưới để rõ hơn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn hình thành nên nó.

V ố nluân chuy ể n thườ ng xuyên=TSNH −N ợ NH

Tài sản ngắn hạn 480,769,534,232548,968,460,419374,022,864,122

Nợ ngắn hạn 216,861,857,658 419,072,137,579 262,597,833,481

Trang 10

VLĐ thường xuyên 263,907,676,574 129,896,322,840 111,425,030,641

Từ đó cho thấy tổng tài sản lưu động của 3 năm đều lớn hơn nợ ngắn hạn Chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty rất tốt, có thể trang trải được các khoản ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh Tài sản cố định của công ty luôn được đảm bảo Điều này rất thuận lợi cho Công ty trong việc đi vay vốn tín dụng khi cần.

Năm 2008 vốn luân chuyển giảm so với năm 2007 đến năm 2009 vốn luân chuyển tiếp tục giảm so với năm 2008 và 2007 do công ty không huy động thêm vốn Điều này ảnh hưởng không tốt đến việc kinh doanh của công ty.

Kết luận: Qua phân tích chung tình hình tài chính từ việc đánh giá khái quát, mối

quan hệ cân đối đến việc kết cấu vốn và nguồn vốn của công ty cho phép ta có những nhận xét như sau:

Tình hình tài chính của công ty là khá tốt tuy gặp nhiều khó khăn trong năm 2008, do nợ phải trả tăng cao Việc phân bổ vốn nhìn chung đã hợp lý Tuy khoản nợ phải thu còn cao, một phần do tính chất của công ty là đầu tư bất động sản, vào thời điểm cuối năm, công ty xúc tiến việc xây dựng nên công nợ phải thu tăng cao hàng tồn kho lớn, đây có thể là chiến lược của công ty hàng tồn kho quá nhiều cũng là điều đáng lưu ý.Công ty đã có sự đầu tư về cả chiều rộng và chiều sâu rất tốt.

Nguồn vốn chủ sở hữu 2009 giảm nhưng cao hơn 2007, các khoản nợ phải trả giảm, tỷ suất lợi nhuận cũng tăng, tất cả đều thể hiện một khả năng tài chính khá tốt của công ty.

4 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH

Trang 11

Giá vốn hàng bán 136,024,181,933239,128,574,797450,919,582,579Lợi nhuận gộp 67,300,124,50841,518,397,31096,006,030,129Doanh thu tài chính 213,039,032 7,342,242,5469,833,481,659Chi phí tài chính5,282,634,74013,043,896,51620,373,196,117Trong đó: chi phí lải vay 5,282,634,74010,911,059,05014,736,703,712Lợi nhuận từ họat động tài chính-5,069,595,708-5,701,653,970-10,539,714,458Lợi nhuận nhận của CTy liên kết 467,343,635 9,581,515,45310,497,019,894

Tổng lợi nhuận trước thuế 53,282,131,43825,286,174,82568,250,757,620

Thuế TNDN 11,371,252,121 3,021,158,581 7,792,358,171

Tổng lợi nhuận sau thuế 41,910,879,31722,265,016,24460,458,399,449

Lãi cơ bản trên cổ phiếu 12,594 4,495 10,807 số cổ phiếu đang lưu hành 3,327,871 4,956,300 5,594,508

a Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Năm 2007, công ty đạt mức tổng lợi nhuận trước thuế là 53,282,131,438 đồng, do đóng

góp rất lớn của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đến năm 2008, hoạt động sản xuất kinh doanh lỗ 37,535,712,333 đồng làm tổng lợi nhuận giảm Nguyên nhân tình hình này là: do doanh thu thuần tăng ít và giá vốn hàng bán cũng gia tăng khá cao, làm cho lợi nhuận gộp giảm Trong đó chủ yếu do chi phí bán hàng tăng khá lớn do công ty thực hiện chính sách khen thưởng cho hoạt động bán hàng, chính sách lương theo kết quả kinh doanh để tạo động lực mới trong kinh doanh Ngòai ra chi phí quản lý doanh nghiệp giảm

Năm 2009, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng rất cao 41,527,225,644 đồng làm tổng lợi nhuận gia tăng tương ứng Nguyên nhân là: do doanh thu thuần và giá vốn hàng bán tăng khá cao, làm lợi nhuận gộp tăng cao, trong đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý

Trang 12

cũng tăng cao, vì tăng cường đầu tư cho hoạt động xúc tiến bán hàng như là quảng cáo, tiếp xúc và tìm hiểu khách hàng và khảo sát thị trường

Tóm lại, ta thấy ngoại trừ năm 2008 công ty đều cố gắng giữ vững lợi nhuận tăng đều.

b Lợi nhuận từ hoạt động tàichính

Năm 2007, hoạt động tài chính lỗ -5,069,595,708 đồng Sang năm 2008, họat động tài chính tiếp tục lỗ 632,058,262 đồng làm tổng lợi nhuận giảm Tình hình này là do:chi phí tài chính tăng, trong đó chi phí lãi vay tăng khá cao do công ty tăng khoản vay ngắn hạn Ngòai ra, thu nhập tài chính cũng tăng khá cao Đến năm 2009, tình hình họat động tài chính của công ty vẫn tiếp tục giảm.

Nhìn chung qua ba năm ta thấy hoạt động tài chính không được tốt hầu như đều bị lỗ và

khoản lỗ này đang có chiều hướng tăng dần sẽ làm hạn chế mức độ tăng tổng lợi nhuận.

c Lợi nhuận từ hoạt động khác

Năm 2008, hoạt động này lỗ và giảm rất khá lớn là 41,759,733 đồng Mặc dù thu nhập cũng tăng là 240,112,571 đồng, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với chi phí tăng khá cao 218,872,304 đồng, do thanh lý một số tài sản hỏng và hao hụt nhiều trong qua trình xây dựng.

Năm 2009, lợi nhuận từ hoạt động khác tăng tương đối cao 521,852,710 đồng góp phần tăng tổng lợi nhuận Nguyên nhân do thu nhập khác và chi phí khác tăng rất lớn, nhưng chi phí khác có tăng với mức độ thấp hơn thu nhập khác Khoản thu nhập này tăng chủ yếu do thu nhập từ thanh lý tài sản tăng.

Như vậy, ta thấy rằng trong những năm qua hoạt động tương đối tốt Mặc dù ở năm 2007,

có thu được lợi nhuận nhưng vẫn thấp so với khoản bị lỗ ở những năm khác sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tổng lợi nhuận.

Trang 13

d Phân tích biến động của dòng tiền qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Năm 2007, Công ty thu tiền từ phát hành cổ phiếu được 158,331,960,000 đồng nên tiền cuối kỳ còn 196,238,942,374 đồng; Công ty cũng sử dụng một phần nguồn tiền từ hoạt động tài chính cho hoạt động kinh doanh là 6,177,253,984 đồng và hoạt động đầu tư là 14,877,583,888 đồng Điều đó thể hiện công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính rất hữu hiệu: phát hành cổ phiếu đúng thời cơ, để có nguồn sử dụng cho hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư.

Năm 2008, Công ty sử dụng tiền rất có hiệu quả: dùng toàn bộ tiền từ hoạt động tài chính đầu kỳ 113,188,464,222 đồng cho hoạt động kinh doanh 152,146,398,860 đồng và hoạt

Ngày đăng: 23/09/2012, 12:19

Hình ảnh liên quan

PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TÀICHÍNH CỦA CÔNG TY - Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Xây Dựng Sao Mai An Giang.docx

2.

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TÀICHÍNH CỦA CÔNG TY Xem tại trang 6 của tài liệu.
1. Phân tích khái quát về tài sản (Bảng cân đối kế tóan) - Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Xây Dựng Sao Mai An Giang.docx

1..

Phân tích khái quát về tài sản (Bảng cân đối kế tóan) Xem tại trang 6 của tài liệu.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2007 2008 2009 - Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Xây Dựng Sao Mai An Giang.docx

2007.

2008 2009 Xem tại trang 7 của tài liệu.
Kết luận: Qua phân tích chung tình hình tàichính từ việc đánh giá khái quát, mối quan hệ cân đối đến việc kết cấu vốn và nguồn vốn của công ty cho phép ta có những nhận  xét như sau: - Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Xây Dựng Sao Mai An Giang.docx

t.

luận: Qua phân tích chung tình hình tàichính từ việc đánh giá khái quát, mối quan hệ cân đối đến việc kết cấu vốn và nguồn vốn của công ty cho phép ta có những nhận xét như sau: Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan