ĐỀ THI THỬ hóa học QUÓC GIA lần 2 - CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG

6 426 1
ĐỀ THI THỬ hóa học QUÓC GIA lần 2 - CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG TỔ HÓA HỌC ĐỀ THI MINH HỌA-KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12, N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; AL = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng ở trạng thái cơ bản của nguyên tử X là 3s 2 3p 1 . Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là A. 13. B. 14. C. 12. D. 11. Câu 2: Cho các dung dịch có cùng nồng độ 0,1M: HCl, NaCl, NaOH, HNO 3 . Dung dịch có giá trị pH lớn nhất là A. HCl. B. NaOH. C. HNO 3 . D. NaCl. Câu 3: Cho phản ứng: 3 4 3 3 3 2 ( ) .Fe O HNO Fe NO NO H O+ → + + Nếu hệ số của Fe 3 O 4 bằng 3 thì hệ số của HNO 3 bằng A. 27. B. 28. C. 10. D. 14. Câu 4: Cân bằng hóa học sau được thực hiện trong bình kín A(k) + B(k) 2D(k); ΔH<0 ˆ ˆ † ‡ ˆ ˆ Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi A. giảm nhiệt độ của hệ. B. giảm áp suất của hệ. C. cho thêm chất xúc tác vào hệ. D. cho thêm chất D vào hệ. Câu 5: Dung dịch nào dưới đây tác dụng được với CaCO 3 ? A. HCl. B. NaCl. C. NaOH. D. Na 2 S. Câu 6: Hỗn hợp khí nào dưới đây tồn tại ở điều kiện thường? A. H 2 và F 2 . B. Cl 2 và O 2 . C. SO 2 và H 2 S. D. HCl và NH 3 . Câu 7: Cho 250 ml dung dịch X gồm Na 2 CO 3 và NaHCO 3 phản ứng với dung dịch H 2 SO 4 dư, thu được 2,24 lít khí CO 2 (đktc). Cho 500 ml dung dịch X phản ứng với dung dịch BaCl 2 dư, thu được 15,76 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của NaHCO 3 trong X là A. 0,40M. B. 0,16M. C. 0,24M. D. 0,08M. Câu 8: Trong phòng thí nghiệm, hiđro clorua được điều chế bằng cách A. cho dung dịch NaCl vào dung dịch H 2 SO 4 loãng. B. sục khí SO 2 vào nước clo. C. sục khí H 2 S vào nước clo. D. cho H 2 SO 4 đặc vào NaCl tinh thể, đun nóng. Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 0,52 gam hỗn hợp hai kim loại trong dung dịch H 2 SO 4 loãng, thu được 0,336 lít khí (đktc) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối trung hòa). Khối lượng muối trong Y là A. 2,00 gam. B. 2,40 gam. C. 3,90 gam. D. 1,96 gam. 1 Câu 10: Cho 30 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch H 2 SO 4 loãng, dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H 2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là A. 4,0. B. 12,8. C. 26,0. D. 6,4. Câu 11: Nguyên tử kim loại và ion kim loại đều tác dụng được với ion Fe 2+ là A. Cu và Ag + . B. Zn và Ag + . C. Cu và Zn 2+ . D. Ag và Cu 2+ . Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch hỗn hợp H 2 SO 4 và CuSO 4 . (b) Nhúng thanh đồng vào dung dịch FeCl 3 . (c) Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO 4 . (d) Nhúng thanh niken vào dung dịch AlCl 3 . Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13: Sục khí CO 2 đến dư vào dung dịch NaAlO 2 thì A. thu được kết tủa màu trắng dạng keo. B. có kết tủa màu trắng dạng keo, sau đó tan hết. C. thu được kết tủa màu đỏ nâu. D. không có hiện tượng gì. Câu 14: Hòa tan hết 20,9 gam hỗn hợp gồm M và M 2 O (M là kim loại kiềm) vào nước, thu được dung dịch X chứa 28 gam chất tan và 1,12 lít khí H 2 (đktc). Kim loại M là A. Li. B. Na. C. K. D. Rb. Câu 15: Chất nào sau đây làm mềm được nước có tính cứng toàn phần? A. HCl. B. NaOH. C. Na 3 PO 4 . D. Ca(OH) 2 . Câu 16: Thành phần chính của quặng manhetit là A. FeCO 3 . B. FeS 2 . C. Fe 2 O 3 . D. Fe 3 O 4 . Câu 17: Hợp chất của crom đều thể hiện tính chất lưỡng tính là A. CrO 3 và Cr(OH) 2 . B. CrO và Cr(OH) 2 . C. CrO 3 và Cr(OH) 3 . D. Cr 2 O 3 và Cr(OH) 3 . Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 12,84 gam hỗn hợp gồm Fe, Al và Mg có số mol bằng nhau trong dung dịch HNO 3 loãng (dư), thu được dung dịch X chứa 75,36 gam muối và hỗn hợp khí Y gồm N 2 , N 2 O, NO và NO 2 . Trong Y, số mol N 2 bằng số mol NO 2 . Biết tỉ khối của Y so với H 2 bằng 18,5. Số mol HNO 3 đã tham gia phản ứng là A. 1,275 mol. B. 1,080 mol. C. 1,140 mol. D. 1,215 mol. Câu 19: Cho 1,83 gam hỗn hợp gồm Ba và Na vào 100 ml dung dịch CuSO 4 0,5M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa và 0,448 lít khí H 2 (đktc). Giá trị của m là A. 4,55. B. 4,29. C. 4,05. D. 5,08. Câu 20: Cho dãy chất: Ca 3 (PO 4 ) 2 , BaSO 4 , KNO 3 , CuO, Cr(OH) 3 , AgCl và BaCO 3 . Số chất trong dãy không tan trong dung dịch HNO 3 loãng là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 21: Cho các phản ứng: (a) Cl 2 + NaOH → (b) Fe 2 O 3 + HCl → 2 (c) FeO + HCl → (d) CuO + HNO 3 → Số phản ứng tạo ra hai muối là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 22: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al phản ứng hết với dung dịch HNO 3 , thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO 2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch sau phản ứng là A. 5,69 gam. B. 3,79 gam. C. 8,53 gam. D. 9,48 gam. Câu 23: Chia 33,6 gam hỗn hợp X gồm a gam Cu và b gam kim loại R (phần trăm khối lượng của Cu trong X lớn hơn 32%) thành hai phần bằng nhau: - Phần một: phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 4,704 lít khí H 2 (đktc). - Phần hai: phản ứng hoàn toàn với dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng (dư), thu được 8,82 lít khí SO 2 (ở điều kiện tiêu chuẩn, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của b gần giá trị nào nhất sau đây? A. 10,5. B. 23,5. C. 7,6. D. 21,8. Câu 24: Hòa tan 7,2 gam một hỗn hợp gồm hai muối sunfat của một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ vào nước dư, thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl 2 phản ứng vừa đủ với X, thu được 11,65 gam kết tủa và dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 6,50. B. 7,00. C. 8,20. D. 5,95. Câu 25: Hòa tan hết hỗn hợp gồm 0,01 mol Cu 2 S; 0,04 mol FeCO 3 và x mol FeS 2 bằng dung dịch HNO 3 vừa đủ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít (đktc) hỗn hợp hai khí, trong đó có một khí màu nâu đỏ và dung dịch chỉ chứa muối của Cu 2+ , Fe 3+ với một anion. Giá trị của V là A. 47,488. B. 46,592. C. 51,072. D. 50,176. Câu 26: Hidrocacbon X mạch hở, có phân tử khối bằng 52, phản ứng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 tạo ra kết tủa. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Chất X có mạch cacbon phân nhánh. B. Trong phân tử chất X có một nhóm –CH 3 . C. Trong phân tử chất X có một liên kết đôi. D. Chất X có số nguyên tử cacbon lớn hơn số nguyên tử hidro. Câu 27: Để xác định nguyên tố X trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ Y, người ta đốt cháy chất Y, sản phẩm thu được đem sục vào nước vôi trong dư, thấy xuất hiện kết tủa. Nguyên tố X là A. cacbon. B. nitơ. C. hiđro. D. oxi. Câu 28: Hidrocacbon nào dưới đây không làm mất màu dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường? A. Etilen. B. Axetilen. C. Toluen. D. Stiren. Câu 29: Chất X là anđehit mạch hở. Một thể tích hơi X cộng hợp tối đa ba thể tích khí H 2 , thu được chất Y. Một thể tích hơi Y tác dụng với Na dư, thu được một thể tích khí H 2 (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Chất X thuộc loại A. anđehit no, ba chức, mạch hở. B. anđehit đơn chức, mạch hở, phân tử có hai liên kết C=C. C. anđehit hai chức, mạch hở, phân tử có một liên kết C=C. D. anđehit đơn chức, mạch hở, phân tử có ba liên kết C=C. 3 Câu 30: Khi đun nóng ancol bậc ba X với H 2 SO 4 đặc, thu được nước và một anken duy nhất (là chất khí ở điều kiện thường). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, hấp thụ hết sản phẩm thu được vào dung dịch chứa 0,27 mol Ca(OH) 2 , thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là A. 14. B. 22. C. 27. D. 8. Câu 31: Phản ứng hóa học: C 6 H 5 ONa + CO 2 + H 2 O → C 6 H 5 OH + NaHCO 3 (C 6 H 5 - là gốc phenyl) chứng tỏ A. phenol có tính axit yếu hơn axit cacbonic. B. phenol có tính axit mạnh hơn axit cacbonic. C. phenol có tính oxi hóa mạnh hơn axit cacbonic. D. phenol có tính oxi hóa yếu hơn axit cacbonic. Câu 32: Oxi hóa 10,2 gam hỗn hợp hai anđehit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được hỗn hợp hai axit cacboxylic đơn chức (hiệu suất các phản ứng 100%). Để trung hòa hỗn hợp hai axit này cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức hai anđehit là: A. HCHO, CH 3 CHO. B. C 2 H 3 CHO, C 3 H 5 CHO. C. CH 3 CHO, C 2 H 5 CHO. D. C 2 H 5 CHO, C 3 H 7 CHO. Câu 33: Chất nào dưới đây không phản ứng được với axit axetic? A. NaHCO 3 . B. K 2 O. C. Cu(OH) 2 . D. NaCl. Câu 34: Dãy chất nào dưới đây được xếp theo chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử hiđro trong nhóm chức? A. phenol, axit fomic, axit axetic, ancol etylic. B. phenol, ancol etylic, axit fomic, axit axetic. C. axit fomic, axit axetic, ancol etylic, phenol. D. ancol etylic, phenol, axit axetic, axit fomic. Câu 35: Cho 2,07 gam chất hữu cơ A có công thức C 7 H 6 O 3 tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ. Sau đó làm khô, phần bay hơi chỉ có nước, phần rắn khan chứa 2 muối. Nung 2 muối này trong oxi dư thì thu được 2,385 gam Na 2 CO 3 và m gam hỗn hợp khí và hơi. Số đồng phần cấu tạo của A là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 36: Este X hai chức, mạch hở có công thức phân tử C 6 H 8 O 4 không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc, được tạo ra từ ancol Y và axit cacboxylic Z. Đun Y với H 2 SO 4 đặc ở 170 o C không tạo ra được anken; Y không phản ứng với Cu(OH) 2 ở điều kiện thường. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Trong X có ba nhóm –CH 3 . B. Chất Z không làm mất màu dung dịch brom. C. Chất Y là ancol etylic. D. Trong phân tử chất Z có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi. Câu 37: Khi thủy phân một triglixerit X, thu được các axit béo gồm axit oleic, axit panmitic, axit stearic. Thể tích khí O 2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam X là A. 16,128 lít. B. 20,160 lít. C. 17,472 lít. D. 15,680 lít. Câu 38: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Saccarozơ có phản ứng tráng bạc. 4 B. Saccarozơ bị thủy phân trong dung dịch axit khi đun nóng. C. Saccarozơ bị hóa đen khi tiếp xúc với H 2 SO 4 đặc. D. Mỗi mắc xích trong phân tử xenlulozơ có ba nhóm -OH. Câu 39: Ứng với công thức phân tử C 5 H 13 N có bao nhiêu amin bậc một, mạch cacbon không phân nhánh, là đồng phân cấu tạo của nhau? A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 40: Cho a gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 0,1M, thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần 100 ml dung dịch KOH 0,55M. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X, thu được hỗn hợp Z gồm CO 2 , H 2 O và N 2 . Cho Z vào bình đựng dung dịch Ba(OH) 2 dư, thấy khối lượng bình tăng 7,445 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là A. 3,255. B. 2,135. C. 2,695. D. 2,765. Câu 41: Thủy phân hoàn toàn tetrapepit mạch hở Gly – Val – Ala – Gly, thu được bao nhiêu loại amionaxit? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 42: Cho 9,1 gam hợp chất X có công thức phân tử C 3 H 9 O 2 N tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 2,24 lít khí Y (đktc) làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Đốt cháy hoàn toàn Y trong O 2 dư, thu được 8,8 gam CO 2 . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của X là A. HCOONH 3 C 2 H 5 . B. CH 3 COONH 3 CH 3 . C. HCOONH 3 C 2 H 3 . D. CH 2 =CHCOONH 4 . Câu 43: Các tơ nào sau đây đều có nguồn gốc từ xenlulozơ? A. Tơ visco và tơ axetat. B. Tơ tằm và tơ visco. C. Tơ tằm và tơ axetat. D. Tơ nilon-6 và tơ nilon-6,6. Câu 44: Cho các nhận xét sau: (a) Phenol (C 6 H 5 OH) và anilin đều phản ứng với nước brom tạo kết tủa. (b) Anđehit phản ứng với H 2 (xúc tác Ni, t o ) tạo ra ancol bậc một. (c) Axit fomic tác dụng với dung dịch KHCO 3 tạo ra CO 2 . (d) Etylenglicol, axit axetic và glucozơ đều hòa tan được Cu(OH) 2 ở điều kiện thường. (e) Anđehit fomic và phenol được dùng để tổng hợp nhựa novolac. Số nhận xét đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 45: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C 4 H 6 O 4 , không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Cho a mol X phản ứng với dung dịch KOH dư, thu được ancol Y và m gam một muối. Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol Y, thu được 0,2 mol CO 2 và 0,3 mol H 2 O. Giá trị của a và m lần lượt là A. 0,10 và 16,60. B. 0,12 và 24,40. C. 0,10 và 13,40. D. 0,20 và 12,80. Câu 46: Oxi hóa 25,6 gam CH 3 OH, thu được hỗn hợp sản phẩm X gồm HCHO, HCOOH, H 2 O và 6,4 gam CH 3 OH dư. Chia X thành hai phần bằng nhau: - Phần một: phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 đun nóng, thu được m gam Ag. 5 - Phần hai: phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của m là A. 64,8. B. 108,0. C. 129,6. D. 32,4. Câu 47: Hỗn hợp X gồm ancol etylic và ancol đơn chức Y có tỉ lệ số mol tương ứng là 3:1. Chia m gam X thành hai phần bằng nhau: - Phần một: phản ứng hết với Na dư, thu được 2,24 lít khí H 2 (đktc). - Phần hai: đem đốt cháy hoàn toàn trong 0,775 mol khí O 2 (dư), thu được tổng số mol các chất khí và hơi bằng 1,225 mol. Giá trị của m là A. 21,2. B. 10,6. C. 17,8. D. 16,6. Câu 48: Hỗn hợp X gồm một ancol và một axit cacboxylic đều no, đơn chức, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 51,24 gam X, thu được 101,64 gam CO 2 . Đun nóng 51,24 gam X với xúc tác H 2 SO 4 đặc, thu được m gam este (hiệu suất phản ứng este hóa bằng 60%). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây? A. 25,5. B. 28,5. C. 41,8. D. 47,6. Câu 49: Hợp chất hữu cơ X (thành phần nguyên tố gồm C, H, O) có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 28,98 gam X phản ứng được tối đa 0,63 mol NaOH trong dung dịch, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được 46,62 gam muối khan Z và phần hơi chỉ có H 2 O. Nung nóng Z trong O 2 dư, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 1,155 mol CO 2 ; 0,525 mol H 2 O và Na 2 CO 3 . Số công thức cấu tạo của X là A. 3. B. 10. C. 8. D. 5. Câu 50: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO 2 , O 2 , SO 2 , HCl, N 2 đi qua dung dịch Ca(OH) 2 dư. Khí đi ra khỏi dung dịch Ca(OH) 2 được dẫn tiếp vào dung dịch H 2 SO 4 đặc, thu được hỗn hợp khí X. Biết các phản ứng và quá trình hấp thụ xảy ra hoàn toàn. Hỗn hợp khí X gồm A. N 2 và CO 2 . B. N 2 và SO 2 . C. CO 2 và SO 2 . D. O 2 và N 2 . HẾT 6 . TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG TỔ HÓA HỌC ĐỀ THI MINH HỌA-KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 20 15 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12, N =. NaOH. D. Na 2 S. Câu 6: Hỗn hợp khí nào dưới đây tồn tại ở điều kiện thường? A. H 2 và F 2 . B. Cl 2 và O 2 . C. SO 2 và H 2 S. D. HCl và NH 3 . Câu 7: Cho 25 0 ml dung dịch X gồm Na 2 CO 3 và. 1,155 mol CO 2 ; 0, 525 mol H 2 O và Na 2 CO 3 . Số công thức cấu tạo của X là A. 3. B. 10. C. 8. D. 5. Câu 50: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO 2 , O 2 , SO 2 , HCl, N 2 đi qua dung dịch Ca(OH) 2 dư. Khí

Ngày đăng: 28/07/2015, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan