ĐỀ THI THỦ THPT QG môn hóa LẦN 3- CHUYÊN BIÊN HÒA-HÀ NAM

6 1.4K 5
ĐỀ THI THỦ THPT QG môn hóa LẦN 3- CHUYÊN BIÊN HÒA-HÀ NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HÒA (Đề thi gồm 6 trang) ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM HỌC 2014-2015 MÔN : HÓA HỌC (Thời gian làm bài: 90 phút) Mã đề 822 Nguyên tử khối của một số nguyên tố: Na = 23; K = 39; Mg = 24; Ca = 40; Ba = 137; Al = 27; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; S = 32; O = 16; Cl = 35,5; Br = 80;C = 12; H = 1; N = 14; P = 31. Câu 1: Có các nhận xét sau: 1; Khi sục khí O 2 vào dung dịch FeSO 4 thì dung dịch này bị đổi màu. 2; MnO phản ứng với dung dịch HCl đặc tạo được khí Cl 2 . 3; Cl 2 có khả năng tẩy màu và sát khuẩn. 4; Đơn chất S được tạo ra khi cho SO 2 phản ứng với H 2 S. Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Nhận xét nào sau không đúng? A. Phân lân là phân bón chứa phot pho. B. Phân đạm ure tan tốt trong H 2 O. C. Độ dinh dưỡng của phân đạm được tính bằng phần trăm khối lượng của N 2 O 5 trong phân D. Phân bón NPK là phân hỗn hợp. Câu 3: Hỗn hợp X gồm một anken và hai ankađien kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho 0,3 mol hỗn hợp X qua dung dịch brom dư thấy có 64,0 gam brom đã phản ứng và khối lượng dung dịch brom tăng 11,56 gam. Vậy công thức của các chất trong hỗn hợp X là: A. C 2 H 4 , C 3 H 4 và C 4 H 6 B. C 3 H 6 , C 4 H 6 và C 5 H 8 C. C 2 H 4 , C 4 H 6 và C 5 H 8 D. C 4 H 8 , C 3 H 4 và C 4 H 6 Câu 4: Cho hỗn hợp 2 axit hữu cơ A, B tác dụng vừa đủ NaHCO 3 thì thu được 8,96 lít khí CO 2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên và cho toàn bộ sản phẩm vào dung dịch Ca(OH) 2 thu được 20 gam kết tủa và dung dịch X. Đun dung dịch X lại thu được kết tủa, nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 5,6 gam chất rắn. Công thức của A, B là: A. C 2 H 5 COOH, CH 3 COOH B. HCOOH, HOOC-COOH C. CH 3 COOH, HCOOH D. HCOOH, HO-COOH Câu 5: Khi ủ than tổ ong một khí rất độc, không màu, không mùi được tạo ra, đó là khí nào sau? A. CO 2 B. SO 2 C. CO D. H 2 Câu 6: Trong các chất: Mg, KHCO 3 , CuS và Cu, số chất phản ứng được với dung dịch HCl, tạo chất khí là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4. Câu 7: Cho sơ đồ các phản ứng sau: A + B → C + D A + O 2 → Fe 2 O 3 + F F + D → X + H 2 O D + O 2 → F + H 2 O F + G + H 2 O → B + H 2 SO 4 . Biết rằng G là đơn chất, điều kiện thường ở trạng thái lỏng, X là đơn chất, điều kiện thường ở trạng thái rắn, màu vàng. Trong các chất A,C, B, F và X, số chất phản ứng được với dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng là 1 Mã đề 822 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8: Dãy gồm các kim loại khi cho vào dung dịch AgNO 3 giải phóng được Ag là A. Al, Fe, Cu B. Na, Zn, Fe C. Mg, K, Ca D. Cu, Ba, Mg Câu 9: Nhiệt độ nóng chảy giảm dần theo thứ tự A. Cr >Na >Cs B. Cs>Cr> Na C. Na>Cs>Cr D. Cs>Na>Cr Câu 10: Thủy phân 0,2 mol etylaxetat trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Khối lượng ancol tạo ra sau phản ứng có giá trị là A. 34,66gam B. 45,50gam C. 14,72 gam D. 7,36 gam Câu 11: Este X mạch hở, đơn chức, có phản ứng tráng bạc, phản ứng với dung dịch KOH thu được ancol isopropylic. Tỉ khối của X so với H 2 có giá trị là A. 36 B. 44 C. 50 D. 37 Câu 12: Este nào sau được điều chế trực tiếp từ axit và ancol ? A. vinyl fomat B. etyl axetat C. phenyl axetat D.vinyl axetat Câu 13: Este X mạch hở, có phân tử khối nhỏ hơn 170. Thủy phân hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 16,4 gam một muối Y và một ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn lượng Z trên cần x lít O 2 (đktc), thu được 0,3 mol CO 2 và 7,2 gam H 2 O. Giá trị của m và x tương ứng là A.17,8 và 11,2 B. 19 và 10,08. C. 16 và 8,96 D. 18,4 và 15,68 Câu 14: Nhựa novolac được tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng giữa phenol và A. ancol etylic B. axit axetic C. axetanđehit D. anđehit fomic Câu 15: Dung dịch X chứa a mol CuSO 4 và 0,4 mol KCl. Điện phân dung dịch X (màng ngăn, điện cực trơ) đến khi có 17,4 gam chất được giải phóng ở anot thì cũng thoát ra 2,24 lít khí ở catot(đktc). Giá trị của a là A. 0,1 B. 0,2 C. 0,3 D. 0,4 Câu 16: Thể tích khí thoát ra (đktc) khi cho một hỗn hợp gồm 0,4 mol Al và 0,2 mol K vào 0,1 lít dung dịch NaOH 0,5M đến phản ứng hoàn toàn là A. 6,72 lít B. 10,64 lít C. 8,96 lít D. 10,08 lít Câu 17 : Có các nhận xét sau: 1; Hỗn hợp gồm Ba và Al có số mol bằng nhau, có thể tan hoàn toàn được vào H 2 O dư. 2; Cả hai kim loại Al và Cr đều tan được vào dung dịch KOH dư. 3; Khối lượng riêng của Na nhỏ hơn của nước nhưng lớn hơn của dầu hỏa. 4; Trong công nghiệp Fe được điều chế chủ yếu bằng cách điện phân dung dịch FeCl 3 . 5; Các kim loại Al, Li đều nhẹ hơn H 2 O. Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 18: Trieste A mạch hở, tạo bởi glixerol và 3 axit cacboxylic đơn chức X,Y,Z. Đốt cháy hoàn toàn a mol A thu được b mol CO 2 và d mol H 2 O. Biết b = d + 5a và a mol A phản ứng vừa đủ với 72 gam Br 2 (trong dung dịch), thu được 110,1 gam sản phẩm hữu cơ. Cho a mol A phản ứng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được x gam muối. Giá trị của x là: A. 48,5 B. 49,5 C. 47,5 D. 50,5 Câu 19: Đốt cháy một ancol A thu được CO 2 và H 2 O có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 11: 6. Số ancol thỏa mãn điều kiện trên là: A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 2 Mã đề 822 Câu 20: Khi crackinh nhiệt đối với 1 mol Octan, người ta thu được hỗn hợp X gồm CH 4 15%; C 2 H 4 50%; C 3 H 6 25%, còn lại là C 2 H 6 , C 3 H 8 , C 4 H 10 (theo thể tích). Thể tích dung dịch Br 2 1 M cần phản ứng vừa đủ hỗn hợp X là: A. 4,0 mol B. 1,0 mol C. 2,0 mol D. 3,0 mol Câu 21: Có các nhận xét sau: 1; Hàm lượng cacbon trong gang lớn hơn trong thép. 2; Cho gang (hợp kim của Fe và C) vào dung dịch HCl xuất hiện sự ăn mòn điện hóa 3; Trong môi trường kiềm Cr +3 bị Cl 2 oxihóa đến Cr +6 . 4; Kim loại Cu được tạo ra khi cho CuO phản ứng với khí NH 3 hoặc H 2 ở nhiệt độ cao. Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 22: Phát biểu nào nào sau đây không đúng về crom và hợp chất của nó? A. Màu của dung dịch K 2 Cr 2 O 7 thay đổi khi cho dung dịch HI hoặc dung dịch KOH vào. B. Cr(OH) 2 vừa tan được vào dung dịch KOH, vừa tan được vào dung dịch HCl. C. Ancol etylic nguyên chất bốc cháy khi tiếp xúc với CrO 3 . D. Kim loại Zn khử được ion Cr 3+ trong dung dịch về Cr 2+ . Câu 23: (cấp độ 2) Có các phản ứng sau: 1; Fe 3 O 4 + HCl 4; Ba(OH) 2 +Ca(HCO 3 ) 2 2; Cl 2 + KOH. 5; FeO + HCl . 3; Fe(NO 3 ) 2 + HCl. 6; FeSO 4 + HCl + O 2 . Trong các phản ứng trên, số phản ứng tạo ra hai muối là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 24: Hỗn hợp X gồm Al, Fe. Cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl dư, thu được V 1 lít H 2 (đktc). Cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch KOH dư, thu được V 2 lít H 2 (đktc). Biết rằng V 2 = ¾ V 1 . Cho 1,1 gam hỗn hợp X vào dung dịch chứa 0,15 mol AgNO 3 , 0,1 mol Cu(NO 3 ) 2 thu được x gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là A. 22,6 B. 18,3 C. 9,72 D. 12,5 Câu 25: Điện phân Al 2 O 3 nóng chảy trong bể điện phân với anot là C(grafit), thu được x gam Al ở catot và 26,88 lít hỗn hợp khí Q (đktc). Tỉ khối của Q so với H 2 bằng 16. Lấy 4,032 lít khí Q (đktc) sục vào dung dịch Ba(OH) 2 dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được 5,91 gam kết tủa. Giá trị của x là: A. 54 B. 32,4. C. 48,1. D. 54,5. Câu 26: Nguyên tố X thuộc chu kì 2, nhóm IVA. Tổng số hạt mang điện có trong nguyên tử X là A. 6 B. 9 C. 12 D. 24 Câu 27: Giá trị pH của dung dịch Ca(OH) 2 0,005M là A. 2 B. 4 C. 12 D. 10 Câu 28: Trong các chất: Mg(OH) 2 , Al, KHSO 3 và KNO 3 , số chất thuộc loại chất lưỡng tính là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 29: Liên kết hóa học trong phân tử nào sau là liên kết cộng hóa trị có cực? A. Br 2 B. HCl C. O 2 D. KCl. Câu 30: Có các thí nghiệm sau: 1; Cho Cu vào dung dịch H 2 SO 4 (loãng) 2; Cho MnO 2 vào dung dịch HCl đặc 3; Cho Al vào dung dịch Ba(OH) 2 4; Nung KNO 3 ở nhiệt độ cao (600 O C) Trong các thí nghiệm trên, các thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa- khử là: 3 Mã đề 822 A. 1,2,3,4 B. 1,3 C. 2,4 D. 2,3,4 Câu 31: Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch Br 2 ? A. stizen B. Axetilen C. p-xilen D. Buta-1,3-đien Câu 32: số liên kết xich ma có trong phân tử etilen là A. 1 B. 2 C. 3 D. 5 Câu 33: X là một hiđrocacbon mạch phân nhánh, có phân tử khối nhỏ hơn của toluen. Đốt cháy m gam X cần 16,8 lít O 2 ở đktc. Sản phẩm cháy được hấp thụ hết vào 0,8 lít dung dịch Ba(OH) 2 1M(dư) (D=1,1g/cm 3 ), thu được x gam kết tủa và 793,6 gam dung dịch Y. Khi cho 0,1 mol X phản ứng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , sau một thời gian phản ứng thu được 28 gam kết tủa. Giá trị của x và công thức cấu tạo của X là A. 59,1 và CH≡C-CCH 3 =CH-CH 3 . B. 98,5 và CH≡C-CH=CH 2 . C. 118,2 và CH≡C-CHCH 3 -C≡CH. D. 78,8 và CH≡C-CCH 3 =C=CH 2 . Câu 34: Nhận xét nào sau không đúng về phenol(C 6 H 5 OH)? A. Phenol tan được vào dung dịch KOH. B. Phenol phản ứng với dung dịch Br 2 , tạo kết tủa C. Tính axit của phenol nhỏ hơn của axit cacbonic . D. Trong công nghiệp phenol được sản xuất trực tiếp từ benzen. Câu 35: Cho sơ đồ phản ứng Biết rằng chất A phản ứng được với Na tạo H 2 . Nhận xét nào sau về A,B trong sơ đồ trên không đúng? A. Chất B không tan trong H 2 O. B. Nhiệt độ sôi của B nhỏ hơn nhiệt độ sôi của A. C. Chất A được dùng trong công nghiệp dược phẩm và y tế. D. Cả A,B đều làm mất màu dung dịch Br 2 . Câu 36: Số axit hữu cơ, là đồng phân cấu tạo của nhau, có cùng công thức phân tử C 5 H 10 O 2 là A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 37: Khi oxihóa 0,4 mol CH 3 CHO bằng O 2 dư (có xúc tác thích hợp), để phản ứng tạo axit hữu cơ xảy ra với hiệu suất bằng 100%. Khối lượng axit tạo ra có giá trị là A. 14,4 gam B. 24,0 gam C. 12,5 gam D. 16,4 gam Câu 38: Chất nào sau là ancol bậc nhất? A. etanol B. ancol sec-butylic C. hexan-2-ol D. ancol isopropylic Câu 39: Axit hữu cơ X mạch hở, có phân tử khối nhỏ hơn 100. Trong X có phần trăm khối lượng của C bằng 9 lần phần trăm khối lượng của H. Thể tích O 2 ở đktc cần lấy để đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X có giá trị là A. 13,44 lít B. 6,72 lít C. 11,2. D. 8,96 Câu 40: Có các nhận xét sau: 1; Cả sacarozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. 2; Amilopectin có cấu trúc mạch không nhánh. 3; Trong một phân tử glucozơ có 5 nhóm OH 4; Tinh bột chỉ bị thủy phân trong môi trường kiềm, không bị thủy phân trong môi trường axit. 4 Mã đề 822 Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 41: Nhận xét nào sau đúng về glyxin? A. Điều kiện thường glyxin là chất lỏng, tan tốt trong H 2 O. B. Dung dịch glyxin trong H 2 O làm đỏ quì tím. C. Glyxin bị thủy phân trong môi trường kiềm, không bị thủy phân trong môi trường axit. D. Glyxin là chất lưỡng tính Câu 42: Nhận xét nào sau về amin không đúng? A.Metylamin và etylamin điều kiện thường là chất khi, có mùi khai giống amoniac. B. Tính bazơ của benzylamin lớn hơn của anilin. C. Anilin phản ứng với dung dịch Br 2 tạo kết tủa. D. Anilin không tan vào H 2 O nhưng tan tốt vào dung dịch KOH. Câu 43: Aminoaxit X, mạch hở, có công thức H 2 N-R(COOH) x (trong đó R là gốc hiđrocacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần y lít O 2 ở đktc, tạo ra N 2 , 0,6 mol CO 2 và 0,7 mol H 2 O. Giá trị tương ứng của m và y là A. 32,2 và 17,92 B. 27,6 và 15,68. C. 17,8 và 16,8 D. 8,9 và 13,44 Câu 44: Chất hữu cơ X mạch hở, có thành phân gồm (C,H,O), chỉ chứa một loại nhóm chức không phản ứng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 . Đun nóng X với dung dịch NaOH dư thu được hai chất hữu cơ là Y và Z. Chất Y phản ứng với NaOH(CaO,t o ) thu được hiđrocacbon D. Cho D phản ứng với H 2 O thu được chất Z. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần x lít O 2 (đktc). Sản phẩm sau cháy được sục vào dung dịch chứa 0,28 mol Ba(OH) 2 , đến phản ứng hoàn toàn, thu được y gam kết tủa. Giá trị tương ứng của x và y là A. 15,68 và 17,91. B. 13,44 và 11,82. C. 11,2 và 15,55. D. 11,2 và 17,91. Câu 45: Trong các chất: sacarozơ; axetilen; toluen, axit fomic, etyl fomat, và fructozơ, số chất phản ứng được với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 tạo đươc kết tủa là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 46: X là dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 , Y là dung dịch Ba(OH) 2 . Trộn 200ml dung dịch X với 300ml dung dịch Y thu được 8,55 gam kết tủa. Trộn 200ml dung dịch X với 500ml dung dịch Y thu được 12,045 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch X và Y lần lượt là A. 0,075 M và 0,1 M B. 0,15 M và 0,05M C. 0,02M và 0,12 M D. 0,05M và 0,2M Câu 47: Hòa tan a gam CuSO 4 .5H 2 O vào nước được dung dịch X. Cho 4,44 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch X . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A có khối lượng 6,48 gam và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp oxit có khối lượng 4,2 gam. Giá trị của a là A. 17,5 B. 11,25 C. 18,75 D. 12 Câu 48: Có 400 ml dung dịch X chứa Ba 2+ , HCO 3 - , K + , Cl - 0,6 mol, Na + 0,2 mol. Cho 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaHSO 4 thu được 1,12 lít khí và 11,65 gam kết tủa. Cô cạn 300 ml dung dịch X còn lại thì thu được m gam chất rắn khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là: A. 53,275 B. 54,975 C. 47,025 D. 50,325 5 Mã đề 822 Câu 49: Hòa tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam HNO 3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và V lit (đktc) hỗn hợp khí B (gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3:2). Cho 500ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe, Cu trong A và giá trị của V lần lượt là A. 72,41%; 27,59% và 5,6 B. 48,28%; 51,72% và 6,72 C. 67,59%; 32,41% và 4,48 D. 57,93%; 42,07% và 8,96 Câu 50: Trong phòng thí nghiệm khí Cl 2 được điều chế bằng cách cho dung dịch HCl đặc vào bình chứa MnO 2 , thu khí Cl 2 bằng phương pháp đẩy khí. Khi lượng Cl 2 đã lấy đủ dùng, để tránh làm ô nhiễm môi trường, lượng khí Cl 2 dư được loại bỏ bằng cách cắm ống dẫn khí Cl 2 tạo ra vào dung dịch nào sau? A. NaCl B. AgNO 3 C. Ca(OH) 2 D. HNO 3 6 Mã đề 822 . TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HÒA (Đề thi gồm 6 trang) ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM HỌC 2014-2015 MÔN : HÓA HỌC (Thời gian làm bài: 90 phút) Mã đề 822 Nguyên tử khối của. phản ứng oxi hóa- khử là: 3 Mã đề 822 A. 1,2,3,4 B. 1,3 C. 2,4 D. 2,3,4 Câu 31: Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch Br 2 ? A. stizen B. Axetilen C. p-xilen D. Buta-1 ,3- ien Câu. chất thuộc loại chất lưỡng tính là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 29: Liên kết hóa học trong phân tử nào sau là liên kết cộng hóa trị có cực? A. Br 2 B. HCl C. O 2 D. KCl. Câu 30: Có các thí nghiệm

Ngày đăng: 28/07/2015, 21:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan