Nghiên cứu bào chế và xác định một số thành phần hóa học của cao đặc phương thuốc tam diệu thang gia giảm

62 508 0
Nghiên cứu bào chế và xác định một số thành phần hóa học của cao đặc phương thuốc tam diệu thang gia giảm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀPhong thấp là một chứng bệnh mạn tính khá phổ biến ở Việt Nam. Điều trịbằng thuốc tân dược có tác dụng nhanh, mạnh nhưng có nhiều tác dụng phụ. Ngược lại, điều trị bằng thuốc cổ truyền không những có tác dụng tốt mà lại khắc phục những nhược điểm của tân dược. Tam diệu thang là một phương thuốc có hiệu lực mạnh trong y dược học cổ truyền trong điều trị chứng phong thấp nhiệt tí tương đương thể viêm khớp cấp tính, bệnh gout. Vấn đề được đặt ra là dùng dạng bào chếnào là thuận tiện và hợp lý. Dạng thuốc thang không thuận tiện cho bệnh nhân và không kiểm soát được tác dụng. Vậy để phát huy tính an toàn và hiệu quả của thuốc cổ truyền, có thể sử dụng lâu dài, giá cả phù hợp, việc nghiên cứu bào chế bài thuốc thành dạng bào chế hiện đại là cần thiết, trong đó dạng cao đặc như một bán thành phẩm trung gian để bào chế các dạng khác.Tiếp nối những nghiên cứu và kết quả của khoá luận tốt nghiệp dược sĩ 2012 và của đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường về phương thuốc Tam diệu thang gia giảm, đề tài “Nghiên cứu bào chế và xác định một số thành phần hoá học củacao đặc phương thuốc Tam diệu thang gia giảm” được tiếp tục thực hiện với mục tiêu: Bào chế cao đặc Tam diệu thang bằng phương pháp sắc và phương pháp chiết nóng với dung môi nước và ethanol. Định tính một số thành phần hóa học trong các mẫu cao bằng phương pháp hoá học và sắc kí lớp mỏng. Định lượng Berberin và Palmatin trong các mẫu cao bằng sắc kí lớp mỏng.

BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HƢƠNG THẢO NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CAO ĐẶC PHƢƠNG THUỐC TAM DIỆU THANG GIA GIẢM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ HÀ NỘI – 2013 BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HƢƠNG THẢO NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CAO ĐẶC PHƢƠNG THUỐC TAM DIỆU THANG GIA GIẢM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Bùi Hồng Cường Nơi thực hiện: Bộ môn Dược học cổ truyền Thời gian thực hiện: 1/2013– 5/2013 HÀ NỘI – 2013 LỜI CẢM ƠN Với lòng cảm phục và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới: Người thầy – Ts. Bùi Hồng Cường, Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường đại học Dược Hà Nội. Người thầy đã luôn quan tâm, tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khoá luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các chị kĩ thuật viên, cán bộ đang công tác tại bộ môn Dược học cổ truyền, đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khoá luận này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập của mình. Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2013 Sinh viên Nguyễn Thị Hương Thảo MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÍ HIỆU VIẾT TẮT Trang ĐẶT VẤN ĐỀ …. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN…………………………………………… 2 1.1. Tóm lược về bệnh viêm khớp cấp tính …………………………… 2 1.2. Phương thuốc Tam diệu thang gia giảm……………………………. 3 1.3. Thông tin cơ bản về các vị thuốc…………………………………… 5 1.3.1. Hoàng bá……………………………………………………… 5 1.3.2. Thương truật…………………………………………………… 7 1.3.3. Ngưu tất……………………………………………………… 8 1.3.4. Dây đau xương………………………………………………… 9 1.3.5. Hương phụ…………………………………………………… 10 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU … 12 2.1. Nguyên liệu và phương tiện nghiên cứu………………………… 12 2.2. Nội dung nghiên cứu……………………………………………… 13 2.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………. 14 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN……… 16 3.1. Bào chế cao đặc………………………………………………… 16 3.2. Định tính các thành phần hoá học………………………………… 17 3.2.1.Định tính bằng phản ứng hoá học………………………………. 17 3.2.2 Định tính bằng sắc kí lớp mỏng……………………………… 19 3.3. Định lượng Berberin và Palmatin trong cao và vị thuốc………… 33 3.4. Bàn luận…………………………………………………………… 38 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………… ……. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ber Berberin CN100 Cao chiết nước 100 o C CN80 Cao chiết nước 80 o C dd Dung dịch DĐVN Dược điển Việt Nam DX Dây đau xương Et30% Cao chiết ethanol 30% ở 80 o C Et60% Cao chiết ethanol 60% ở 80 o C Et90% Cao chiết ethanol 90% ở 80 o C H Hiệu suất HB Hoàng bá HP Hương phụ NT Ngưu tất NXB Nhà xuất bản Pal Palmatin SKLM Sắc kí lớp mỏng TT Thuốc thử TTr Thương truật X Độ ẩm DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Hiệu suất bào chế và độ ẩm cao đặc………………………. 17 Bảng 3.2. Kết quả định tính các nhóm chất …………………………. 18 Bảng 3.3. Khối lượng mẫu nghiên cứu chiết xuất alkaloid………… 20 Bảng 3.4. Thể tích dịch phun mẫu nghiên cứu……………………… 21 Bảng 3.5. Kết quả phân tích alkaloid bằng sắc kí lớp mỏng………… 24 Bảng 3.6. Thể tích dịch phun mẫu nghiên cứu………………………. 26 Bảng 3.7. Kết quả phân tích flavonoid bằng sắc kí lớp mỏng………. 28 Bảng 3.8. Kết quả phân tích saponin bằng sắc kí lớp mỏng………… 33 Bảng 3.9. Thể tích dịch phun mẫu nghiên cứu……………………… 35 Bảng 3.10. Hàm lượng Berberin và Palmatin trong các mẫu………. 37 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1. Phương thuốc Tam diệu thang gia giảm…………… 12 Hình 2.2. Hệ thống thiết bị sắc kí lớp mỏng hiệu năng cao… 13 Hình 3.1. Sắc kí đồ alkaloid hiện màu bằng TT Dragendorff 22 Hình 3.2. Sắc kí đồ alkaloid quan sát ở bước sóng 254 nm và 366 nm… 23 Hình 3.3. Sắc kí đồ flavonoid quan sát ở 254 nm và 366 nm……. 27 Hình 3.4. Sắc kí đồ flavonoid hiện màu bằng TT KOH/EtOH… 28 Hình 3.5. Sắc kí đồ saponin hiện màu bằng TT vanillin/acid sulfuric 31 Hình 3.6. Sắc kí đồ saponin quan sát ở 254 nm và 366 nm……… 32 Hình 3.7. Sắc kí đồ định lượng alkaloid quan sát ở 254 nm và 366 nm…. 36 Hình 3.8. Sắc kí đồ định lượng alkaloid hiện màu bằng TT Dragendorff… 37 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Phong thấp là một chứng bệnh mạn tính khá phổ biến ở Việt Nam. Điều trị bằng thuốc tân dược có tác dụng nhanh, mạnh nhưng có nhiều tác dụng phụ. Ngược lại, điều trị bằng thuốc cổ truyền không những có tác dụng tốt mà lại khắc phục những nhược điểm của tân dược. Tam diệu thang là một phương thuốc có hiệu lực mạnh trong y dược học cổ truyền trong điều trị chứng phong thấp nhiệt tí tương đương thể viêm khớp cấp tính, bệnh gout. Vấn đề được đặt ra là dùng dạng bào chế nào là thuận tiện và hợp lý. Dạng thuốc thang không thuận tiện cho bệnh nhân và không kiểm soát được tác dụng. Vậy để phát huy tính an toàn và hiệu quả của thuốc cổ truyền, có thể sử dụng lâu dài, giá cả phù hợp, việc nghiên cứu bào chế bài thuốc thành dạng bào chế hiện đại là cần thiết, trong đó dạng cao đặc như một bán thành phẩm trung gian để bào chế các dạng khác. Tiếp nối những nghiên cứu và kết quả của khoá luận tốt nghiệp dược sĩ 2012 và của đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường về phương thuốc Tam diệu thang gia giảm, đề tài “Nghiên cứu bào chế và xác định một số thành phần hoá học của cao đặc phương thuốc Tam diệu thang gia giảm” được tiếp tục thực hiện với mục tiêu: - Bào chế cao đặc Tam diệu thang bằng phương pháp sắc và phương pháp chiết nóng với dung môi nước và ethanol. - Định tính một số thành phần hóa học trong các mẫu cao bằng phương pháp hoá học và sắc kí lớp mỏng. - Định lượng Berberin và Palmatin trong các mẫu cao bằng sắc kí lớp mỏng. 2 Chƣơng 1. TỔNG QUAN 1.1. Tóm lƣợc về bệnh viêm khớp cấp tính: 1.1.1. Quan điểm y học hiện đại về bệnh viêm khớp cấp tính: Viêm khớp cấp tính là giai đoạn cấp của viêm khớp, gồm: viêm khớp do thấp và viêm khớp do vi khuẩn [3]. ● Triệu chứng: bệnh nhân bị các chứng sưng, nóng, đỏ, đau các khớp. Tuỳ từng chứng bệnh cụ thể mà viêm một hay nhiều khớp, có đối xứng hay không đối xứng và có thêm các triệu chứng ngoài khớp khác [3]. ● Nguyên nhân: với sự tham gia của nhiều yếu tố:  Yếu tố tác nhân gây bệnh: do virus, vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn), ký sinh trùng, nấm [3], [21].  Yếu tố cơ địa: giới tính, tuổi ( 70- 80% là nữ, 60- 70% trên 30 tuổi) [21].  Yếu tố di truyền: yếu tố viêm khớp dạng thấp (yếu tố kháng nguyên kết hợp với tổ chức HLA DR4) [21].  Yếu tố thuận lợi: người mệt mỏi, suy yếu, chấn thương, lạnh ẩm kéo dài, mắc bệnh truyền nhiễm [21]. ● Nguyên tắc điều trị: gồm điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng [3], [21].  Điều trị nguyên nhân: tùy theo nguyên nhân mà bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng những loại thuốc điều trị khác nhau.  Điều trị triệu chứng: Biện pháp không dùng thuốc: Cho khớp nghỉ ngơi, tránh lạnh, ẩm, nên làm việc nhẹ. Tăng cường vận động, tập luyện điều trị vật lí, tùy theo bệnh và giai đoạn bệnh. Chế độ dinh dưỡng phù hợp [3], [21]. Biện pháp dùng thuốc [3], [21]: Thuốc giảm đau thông thường, thuốc kháng viêm không steroid, corticoid. Nhận xét: Thuốc tân dược có hiệu lực nhanh, mạnh, chủng loại phong phú nhưng chủ yếu là thuốc chống viêm và kháng sinh, có nhiều tác dụng không mong muốn (đặc biệt là gây viêm loét dạ dày). 3 1.1.2. Quan điểm y học cổ truyền về chứng phong thấp nhiệt tý: ● Triệu chứng: các khớp sưng, nóng, đỏ, đau, ngày nhẹ đêm nặng, co duỗi cử động khó khăn, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ, nước tiểu vàng, mạch hoạt, sác [18], [21]. ● Nguyên nhân: Phong thấp (chứng tý) do cơ thể yếu bị "Phong", "Hàn", "Thấp", "Nhiệt" thừa cơ xâm nhập kinh lộ, cơ nhục, khớp xương, làm tổn thương huyết mạch và tâm, đưa đến sưng đỏ, đau nhức, nặng nề, tê bại trong cơ thể, các khớp xương, chân tay, Phong hàn thấp ngưng trệ trong cơ thể lâu ngày đều có thể hoá nhiệt mà sinh ra chứng nhiệt tý [18]. ● Điều trị: khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết, lợi niệu, trừ thấp (thanh nhiệt, khu phong, hoá thấp) [18], [21]. ● Một số phương thuốc điều trị phong thấp nhiệt tý: Bạch hổ quế chi thang gia giảm, Quế chi thược dược tri mẫu thang gia giảm [18], Thấp khớp cấp tán, Tam diệu thang gia vị, Tứ vật hợp tam diệu gia vị thang, Nhiệt thấp thang, Nhị diệu tán,…[7], [10], [15]. 1.2. Phƣơng thuốc Tam diệu thang gia giảm: 1.2.1. Thành phần: Hoàng bá 10g Thương truật 15g Hương phụ ( chế ) 15g Ngưu tất 15g Dây đau xương 20g Một số vị khác, tổng khối lượng 1 thang là 110g. 1.2.2. Công năng, chủ trị của phƣơng thuốc: - Công năng: thanh nhiệt táo thấp [10], [15]. - Chủ trị: phong thấp nhiệt tý (viêm khớp cấp tính do tăng acid uric) [15], thấp nhiệt rót xuống, gân cốt đau nhức, đầu gối sưng đau nhức, hai chân lỏng, thấp nhiệt mà đới hạ, hạ bộ nhọt do thấp, tiểu tiện ngắn đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn [10]. 1.2.3. Một số kết quả đã nghiên cứu về phƣơng thuốc:  Về đặc điểm các vị thuốc: Đặc điểm hình thái và đặc điểm bột dược liệu nghiên cứu phù hợp với mô tả trong DĐVN IV [20]. [...]... acid acetic đặc, acid sulfuric 1N, acid hydrochloric đặc, toluene, natri hydroxyd… 2.2 Nội dung nghiên cứu: - > Nghiên cứu bào chế cao đặc phương thuốc Tam diệu thang gia giảm: chiết xuất bằng nước và ethanol với các nồng độ 30%, 60%, 90%; bào chế dạng cao đặc -> Nghiên cứu định tính một số thành phần của cao đặc phương thuốc: Chiết xuất một số nhóm chất từ cao đặc và vị thuốc Định tính một số nhóm chất...  Về bào chế: Đã bào chế được cao đặc của phương thuốc Tam diệu thang gia giảm bằng phương pháp sắc đạt các chỉ tiêu chung của DĐVN IV về thể chất, hình thức và độ ẩm [5], [20] Cụ thể: từ 2003,55 g dược liệu phương thuốc thu được 741,11 g cao đặc đạt các chỉ tiêu chung của DĐVN IV về thể chất, hình thức, độ ẩm  Về thành phần hoá học: Đã xác định thành phần các nhóm chất hoá học trong cao đặc và các... mb Nghiên cứu định tính một số thành phần: Mẫu nghiên cứu: Các mẫu cao đặc phương thuốc, các vị thuốc - Chiết các nhóm chất từ cao và các vị thuốc bằng dung môi thích hợp - Định tính các nhóm chất bằng thuốc thử chung của từng nhóm chất theo phương pháp thường quy [6], [11], [16], [17] - Định tính so sánh các mẫu cao đặc và các vị thuốc bằng sắc ký lớp mỏng [24], [61] Nghiên cứu định lượng Berberin và. .. bằng: phương pháp hoá học, sắc kí lớp mỏng -> Nghiên cứu định lượng Berberin và Palmatin trong các mẫu cao đặc phương thuốc bằng sắc kí lớp mỏng 14 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu: Bào chế cao đặc bài thuốc: - Phương pháp: sắc, chiết nóng với dung môi: nước, ethanol các độ: 30%, 60%, 90%, cô đến dạng cao đặc, bảo quản trong hai lớp túi PE [9], [14] Tính hiệu suất chiết - Xác định độ ẩm cao đặc: Phương. .. Tiếp nối những kết quả của các nghiên cứu trước về phương thuốc, đề tài này tiếp tục nghiên cứu các nội dung sau: - Bào chế cao đặc: chiết xuất bằng 2 phương pháp sắc và chiết nóng ở 80oC với 2 dung môi nước và ethanol các độ 30%, 60%, 90% - Định tính các nhóm chất hoá học trong các mẫu cao bằng phương pháp hoá học và sắc kí lớp mỏng - Định lượng Berberin và Palmatin trong các mẫu cao bằng sắc kí lớp... Hiệu suất bào chế cao giảm dần từ cao chiết nước 100oC đến cao chiết ethanol 90% + Hiệu suất bào chế cao lớn nhất: cao chiết nước 100oC (30,22%±2,52) + Hiệu suất bào chế cao nhỏ nhất: cao chiết ethanol 90% (12,20%±0,21) Không có sự khác biệt nhiều về hiệu suất giữa các mẫu cao chiết nước 80oC, cao chiết ethanol 30% và cao chiết ethanol 60% - Thể chất tương đồng giữa các mẫu cao - Các mẫu cao đặc đạt... kín Bảo quản nơi khô, mát Quy trình bào chế được thực hiện lặp lại 3 lần (3 mẻ) Kiểm tra độ ẩm của cao đặc: Phương pháp mất khối lượng do làm khô [1] Kết quả nghiên cứu về thể chất, màu sắc, mùi vị, độ ẩm và hiệu suất của các mẫu cao đặc được trình bày ở bảng 3.1; số liệu bào chế, độ ẩm từng mẻ được trình bày ở phụ lục 1: 17 Bảng 3.1 Hiệu suất bào chế và độ ẩm cao đặc CN100 CN80 Et30% Et60% Et90% 292,54... 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên liệu và phƣơng tiện nghiên cứu 2.1.1 Nguyên liệu: Dược liệu đã chế biến được cung cấp bởi Phòng chẩn trị Phùng Gia Đường (số 4, ngõ 99, phố Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội) ( Hình 2.1) 1 2 4 3 5 Hình 2.1 Phương thuốc Tam diệu Thang gia giảm 1: Hoàng bá, 2: Ngưu tất, 3: Thương truật, 4: Hương phụ chế, 5: Dây đau xương Đặc điểm hình thái và đặc điểm bột... mẫu cao có alcaloid, flavonoid, saponin, acid hữu cơ, polysaccharid, đường khử 3.2.2 Định tính bằng sắc ký lớp mỏng: Mẫu nghiên cứu: Các mẫu cao đặc và các vị dược liệu: Hoàng bá, Ngưu tất, Thương truật, Dây đau xương, Hương phụ a, Chiết xuất và định tính nhóm tách bằng cloroform 1 (chủ yếu alcaloid): Mẫu nghiên cứu: Các mẫu cao đặc, Hoàng bá, Dây đau xương * Mẫu thử: Chiết alcaloid từ các mẫu cao đặc. .. tiêu chung theo DĐVN IV về thể chất, hình thức, độ ẩm 3.2 Định tính các thành phần hoá học: 3.2.1 Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hoá học: Kết quả được tóm tắt ở bảng 3.2: 18 Bảng 3.2 Kết quả định tính các nhóm chất trong các vị thuốc và các mẫu cao đặc Mẫu nghiên cứu T Nhóm Phản ứng T chất HB NT TTr DX HP -TT Mayer CN Et Et Et 100 định tính CN 80 30% 60% 90% +++ - - ++ ++ +++ ++ ++ ++ +++ . quả của khoá luận tốt nghiệp dược sĩ 2012 và của đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường về phương thuốc Tam diệu thang gia giảm, đề tài Nghiên cứu bào chế và xác định một số thành phần hoá học. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HƢƠNG THẢO NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CAO ĐẶC PHƢƠNG THUỐC TAM DIỆU THANG GIA GIẢM KHÓA LUẬN TỐT. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HƢƠNG THẢO NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CAO ĐẶC PHƢƠNG THUỐC TAM DIỆU THANG GIA GIẢM KHÓA LUẬN TỐT

Ngày đăng: 28/07/2015, 18:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan