Đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 chọn lọc số 23

6 1.3K 2
Đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 chọn lọc số 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THỦY ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC: 2013-2014 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi có: 01 trang I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI: (8.0 điểm) Câu 1: (4.0 điểm) Tại sao nói : Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông nam Á ? Câu 2: (4.0 điểm) Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến cuối thế kỉ XX chia làm mấy giai đoạn? Vị trí, ý nghĩa của phong trào trong sự phát triển quan hệ quốc tế? II: PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM: (12.0 điểm) Câu 3 (3,0 điểm) Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? Câu 4 ( 4,5 điểm) Trình bày những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX. Vì sao những đề nghị cải cách đó không trở thành hiện thực? Câu 5 (4,5 điểm). Hãy trình bày hoàn cảnh lịch sử và những nét mới của phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Hết Họ và tên thí sinh:…………………………………….SBD:…………. Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm./. Đề chính thức PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THỦY HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC: 2013-2014 MÔN: LỊCH SỬ (HDC có: 04 trang) I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI: ( 8.0 điểm) Câu 1: (4.0 điểm) Tại sao nói : Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông nam Á ? - Yêu cầu thi sinh nêu được các nội dung sau: - Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh” và vấn đề Campuchia đã được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là mở rộng thành viên ASEAN. 1,0 - Tháng 7-1992,Việt Nam và Lào chính thức tham gia Hiệp ước Bali (1976). Đây là bước đi đầu tiên tạo cơ sở để Việt Nam hòa nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam Á. Tháng 7-1995 Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành viên thứ 7 của ASEAN 0.5 - Tháng 7-1997 Lào và Mianma gia nhập ASEAN 0.5 - Tháng 4-1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này 0.5 - Như thế ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, mười nước Đông Nan Á cùng đứng trong một tổ chức thống nhất 0.5 - Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh. Một chương mới được mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á 1,0 Câu 2: (4.0 điểm) Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến cuối thế kỉ XX chia làm mấy giai đoạn? Vị trí, ý nghĩa của phong trào trong sự phát triển quan hệ quốc tế? - Yêu cầu thi sinh nêu được các nội dung sau: * Các giai đoạn: - Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX. 0.5 - Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX. 0.5 - Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX. 0,5 * Vị trí: - Là một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại các lực lượng phản cách mạng và chủ nghĩa đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai. 0,5 * Ý nghĩa: - Từng bước phá vỡ hệ thống thuộc địa - một trong những cơ sở tồn tại của chủ nghĩa đế quốc, thu hẹp phạm ảnh hưởng của Mĩ và các nước phương Tây, từng bước xói mòn trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 1,0 - Phong trào đã đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập và ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, … 0,5 - Tất cả các quốc gia độc lập tiếp tục đấu tranh để thiết lập một thế giới công bằng, góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh của các dân tộc 0,5 II. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM: ( 12,0 điểm) Câu 3 (3,0 điểm) Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? - Yêu cầu thi sinh nêu được các nội dung sau: *Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì: - Về quy mô: Địa bàn hoạt động rộng lớn hơn các cuộc khởi nghĩa khác gồm Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình thậm chí sang cả địa phận nước Lào. 0,75 - Về lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng là những người có tài chỉ huy và tập hợp lực lượng do đó đã huy động mức cao nhất sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân. 0,5 - Về thời gian: Kéo dài 10 năm, gây cho địch nhiều tổn thất 0,5 - Trình độ tổ chức: Tổ chức chặt chẽ , biết sử dụng phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động sáng tạo biết tự chế tạo súng trường theo kiểu Pháp 0,75 - Về lực lượng: Lực lượng đông đảo bao gồm cả các dân tộc thiểu số ở mìên núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hoá 0,5 Câu 4 ( 4,5 điểm) Trình bày những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XI X. Vì sao những đề nghị cải cách đó không trở thành hiện thực? - Yêu cầu thi sinh nêu được các nội dung sau: * Những đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX: - Năm 1868: Trần Đình Túc và Nguyễn HuyTề xin mở cửa biển Trà Lý ( Nam Định); Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. 0,75 - Năm 1872: Viện Thương Bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài. 0,5 - Đặc biệt từ năm 1863- 1871: Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi 30 bản điều trần lên triều đình đề cập đến một loạt các vấn đề như: chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục 0,75 - Vào các năm 1887 và 1882: Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản " Thời vụ sách" lên Vua Tự Đức đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. 0,5 * Những đề nghị cải cách đó không trở thành hiện thực vì: - Các đề nghị cải cách cuối thế kỷ XIX vấn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại đó là: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam - mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc Pháp; giữa nông dân với địa chủ phong kiến. 1,0 - Triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh, nên đã không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sự cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện. Sự bảo thủ, trì trệ của triều Nguyễn đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới làm cho xã hội lâm vào vòng luẩn quẩn, bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến. 1,0 Câu 5 (4,5 điểm). Hãy trình bày hoàn cảnh lịch sử và những nét mới của phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. - Yêu cầu thi sinh nêu được các nội dung sau: * Hoàn cảnh lịch sử: - Đầu thế kỉ XX, CNTB chuyển sang giai đoạn CNĐQ, tác động đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới 0,25 - Những luồng tư tưởng mới từ bên ngoài ảnh hưởng đến con đường cứu nước Việt Nam (Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản, Cuộc vận động duy tân ở Trung Quốc, ). 0,5 - Phong trào đấu tranh theo hệ tư tưởng phong kiến không còn phù 0,25 hợp - Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (1897 - 1914) tác động đến kinh tế, xã hội Việt Nam, làm xuất hiện những giai cấp và tầng lớp mới (Công nhân, tư sản, tiểu tư sản…). 0,5 * Những nét mới của phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX: - Về tư tưởng: Các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đều đoạn tuyệt với tư tưởng phong kiến, tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản tiến bộ. 0,5 - Lãnh đạo phong trào: Văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…) 0,5 - Lực lượng tham gia: Gồm nhiều tầng lớp mới như công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc… 0,5 - Mục tiêu đấu tranh: Không chỉ đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc mà còn đề cập đến các vấn đề như chống phong kiến, cải cách, canh tân đất nước, phát triển xã hội. 0,5 - Hình thức: Ngoài đấu tranh vũ trang còn có các hình thức dấu tranh cải cách, canh tân, mít tinh, biểu tình, mở trường học 0,5 - Quy mô: phong trào không chỉ diễn ra trong nước mà còn cả nước ngoài. 0,5 * Ghi chú: Chỉ cho điểm tối đa những trường hợp bài làm của thí sinh có bố cục hợp lý, khoa học, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, các kiến thức đảm bảo chính xác . TẠO THANH THỦY ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC: 2013-2014 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi có: 01 trang I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI: (8.0. sinh: …………………………………….SBD:…………. Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm./. Đề chính thức PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THỦY HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC: 2013-2014 MÔN: LỊCH SỬ (HDC có: 04. trang) I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI: ( 8.0 điểm) Câu 1: (4.0 điểm) Tại sao nói : Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông nam Á ? - Yêu cầu thi sinh nêu được

Ngày đăng: 28/07/2015, 16:10

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan