ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

13 1K 3
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI Đề tài : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Môn: Thương mại điên tử Giảng viên: Trần Hà Uyên Thi Tên sinh viên:Nguyễn Thị Thu Thảo Lớp: K46A-QTKD TM Huế,tháng 3 năm 2014. 1 Mục lục: Phần mở đầu I Tổng quan về thương mại điện tử 1.Thương mại điện tử là gì ? 2. Những tiện ích và bất lợi của thương mại điện tử 2.1. Tiện ích 2.2. Những thách thức của thương mại điện tử đặt ra 2.3. Ưu và nhược điểm của dịch vụ khách hàng trực tuyến 3. Các phương tiện hiện đại của thương mại điện tử 3.1. Điện thoại 3.2. Máy điện báo (Telex) và máy Fax 3.3. Truyền hình 3.4. Thiết bị kĩ thuật thanh toán điện tử 3.5. Mạng nội bộ và liên mạng nội bộ 3.6. Internet và Web 4.Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử 4.1. Thư tín điện tử 4.2. Thanh toán điện tử 4.3. Trao đổi dữ liệu điện tử 5. Lợi ích của thương mại điện tử II Thực trạng tình hình phát triển thương mại điện tử 1. Tình hình về hạ tầng cơ sở cho thương mại điện tử Việt Nam 2. Tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong những năm gần đây. 2 PHẦN MỞ ĐẦU Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã và đang đem lại những chuyển biến mạnh mẽ trên toàn thế giới. Việc áp dụng công nghệ thong tin trong hoạt động kinh tế đem lại những lợi ích to lớn cho toàn xã hội. Thương mại điện tử (TMĐT) là lĩnh vực hoạt động kinh tế không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp. Họ không cần phải mất nhiều thời gian , công sức, tiền bạc…cho những giao dich kinh tế.Việc áp dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh là 1 xu thế tất yếu của thời đại.Tuy nhiên,có rất nhiều người dân còn chưa hiểu rõ về bản chất,lời ích cuả TMĐT cũng như là cách áp dụng chúng.Do đó, quá trình phát triển TMĐT ở Việt Nam đang gặp phải nhiều khó khăn,vướng mắt đòi hỏi cần phải có những giải pháp để khắc phục tình trạng đó. I.Tổng quan về TMĐT: 1.Thương mại điện tử là gì? -TMĐT là việc thực hiện mua bán hàng hóa ,dịch vụ với sự trợ giúp của viễn thong và các thiết bị của viễn thông. -Hiện nay có nhiều quan điểm về TMĐT nhưng tập trung lại có 2 quan điểm lớn được đề cập đến nhiều nhất: -Theo nghĩa rộng, thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lí và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh. Thương mại điện tử gồm nhiều hành vi trong đó hoạt động mua bán hàng hóa va dịch vù qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kĩ thuật số trên mạng,chuyển tiền điện tử,vận đơn điện tử,đấu giá thương mại,hợp tác thiết kế,…Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hang hóa(hàng tiêu dung,các thiết bị chuyên dụng…) thương mại dịch vụ(dịch vụ cung cấp thông tin,dịch vụ pháp lí tài chính, )và các hoạt động truyền thông (chăm sóc sức khỏe,giáo dục)… -TMĐT có thể được hiểu là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử,chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng. -Theo nghĩa hẹp,TMĐT bao gồm các hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng internet,là hình thức mua bán hang hóa được bày tại các trang web trên internet với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng.Có thể nói rằng thương mại điện tử đang trở thành 1 cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người. -Theo Tổ chức Thương Mại Thế Giới(WTO): Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hang và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như các thông tin số hóa thông qua mạng Internet. 3 -Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế của Liên Hợp Quốc, Thương mại điện tử được định nghĩa là sơ bộ các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet. -Như vậy,thương mại điện tử là chỉ bao gồm các hoạt động thương mại được thực hiện thôn qua mạng Internet mà không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax, telex… 2.Những tiện ích và bất lợi của thương mại điện tử: 2.1.Tiện ích: -Trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp, bên cạnh những phương tiện quảng cáo truyền thống như ti vi, báo, tạp chí…Internet đóng vai trò quan trọng và là một phương tiện hiệu quả,tiết kiệm trong việc xây dựng nhận thức của người dung đối với một thương hiệu.Người làm Marketing có thể sử dụng tất cả những ứng dụng của trang web, nhằm quảng cáo tăng cường quan hệ với công chúng,xây dựng những cọng đồng trên mạng để tạo những ấn tượng tốt cho thương hiệu. -Marketing điện tử khuyến khích người tiêu dung tham gia tích cực vào phát triển thương hiệu,đọc thông tin về sản phẩm và hướng dẫn cụ thể cách sử dụng.Tóm lại thương mại điện tử có nhiều lới ích đó là: +Thu thập được nhiều thông tin +Giảm chi phí sản xuất +Giảm chi phí bán hang,tiếp thị và giao dịch +Giúp thiết lập củng cố đối tác +Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức +Giảm ách tắc và tai nạn giao thông. 2.2.Những thách thức đặt ra cho thương mại điên tử: -Vấn đề an ninh và mã hóa -Độ tin cây thấp và rủi ro cao trong giao dịch thương mại điện tử -Thiếu đội ngủ cán bộ có trình độ kinh doanh và tin học cần thiết -Thiếu mô hình kinh doanh thương mại điện tử phù hợp -Trở ngại văn hóa trong phát triển thương mại điện tử -Đối tượng tham gia thương mại điện tử giới hạn trong nhóm người thuộc tầng lớp tri thức và thu nhập cao 4 -Rủi ro xuất phát từ gian lận thương mại,nguy cơ hang giả rất cao trong thương mại điện tử. -Các vấn đề luật pháp 2.3.Ưu và nhược điểm của dịch vụ khách hang trực tuyến: Nói chung Iternet cho phép bạn tạo thuận tiện hơn cho khách hàng khi giao dich với bạn. Bởi vì họ có thể mua bán từ máy tính của hojbaats kì lúc nào họ muốn ngày hay đêm? Chương trình hỗ trợ khách hàng trực tuyến dĩ nhiên là khác với phương pháp truyền thống,nên nó có một vài tiện ích khác biệt: -Các chi phí trong quá trình tiến hành công việc mua bán thấp -Tính hiệu quả được cải thiện nhờ đưa lên website những chỉ dẫn đặt hàngvà danh sách các câu hỏi thường gặp. -Tỉ lệ khách hàng tăng nếu bạn tạo cho việc mua bán trực tuyến dễ dàng và thuận lợi hơn so với phương thức kinh doanh trực tuyến. Bên cạnh đó,cũng có một vài bất lợi đối với dịch vụ khách hàng trực tuyến đó là: -Mối quan hệ giữa bạn với khách hàng ít được cá nhân hóa bởi đó là bản chất của mua bán trực tuyến- trong khi khách hàng rất mong đợi điều đó từ bạn. Họ sẽ nhanh chóng tìm đến những thương nhân ở các trung tâm buôn bán lớn có khả năng thỏa mãn điều mong đợi của họ để mua cùng loại sản phẩm đó. -Đội ngũ hỗ trợ tư vấn khách hàng phải có kiến thức chuyên môn cao hơn vì họ phải biết cách giao dịch với khách hàng trong một môi trường ảo. -Bạn sẽ cần phải đầu tư một khoảng tiền lớn để trang bị công nghệ và các giải pháp phần mềm cho cửa hang trực tuyến của mình. 3.Các phương tiện hiện đại của TMĐT: 3.1.Điện thoại: Điện thoại là một phương tiện phổ thông dễ sử dụng và thương mở đầu cho các cuộc giao dịch thương mại.Một số loại dịch vụ có thể cung cấp qua điện thoại như:dịch vụ bưu điện, hỏi đáp,ngân hàng,tư vấn,giải trí.Với sự phát triển của điện thoại di động,lien lạc qua vệ tinh ứng dụng của điện thoại đang và sẽ trở nên rộng rãi hơn. Tuy nhiên trên quan điểm kinh doanh,công cụ diện thoại có mặt hạn chế là chỉ truyền tải được mọi cuộc giao dịch cuối cùng cũng phải kết thúc bằng giấy tờ.Ngoài ra chi phí giao dịch điện thoại,nhất là điện thoại đường dài và điện thoại nước ngoài vẫn còn cao. 3.2.Máy điện báo(Telex) và máy Fax: 5 Máy Fax có thể thay thế dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống, Ngày nay nó gần như đã thay thế máy Telex chỉ truyền được lời văn. Nhưng máy Fax có một số hạn chế như: không thể truyền tải dược âm thanh,chưa truyền được các hình ảnh phức tạp,ngoài ra giá máy và chi phí sử dụng còn cao. 3.3.Truyền hình: Truyền hìh đóng vai trò qua trọng trong thương mại,nhất là trong quáng cáo hàng hóa,ngày càng có nhiều người mua hàng nhờ quảng cáo trên truyền hình.Song truyền hình chỉ là một công cụ viễn thông “một chiều”,qua truyền hình khách hàng không thể tìm được các chào hàng, không thể đàm phán với người bán về các điều khoản mua bán cụ thể.Nay máy thu hình được nói kết hợp với máy tính điện tử thì công cụ của nó được mở rộng hơn. 3.4.Thiết bị kĩ thuật thanh toán điện tử: Mục tiêu cuối cùng của mọi cuộc mua bán là người mua nhận được hang và người bán nhận được số tiến trả cho số hang đó.Thanh toán, vì thế là khâu bậc nhất quan trọng của thương mại,và thương mại điện tử không thể thiếu được công cụ thanh toán điện tử thông qua các công cụ thanh toán điện tử và chuyển tiền điện tư mà bản chất là các phương tiện tự động chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác. Thanh toán điện tử sử dụng rộng rãi ở các may rút tiền tự động,thẻ tín dụng, các loại thẻ mua hàng… 3.5.Mạng nội bộ và liên mạng nội bộ: Theo nghĩa rộng,mạng nội bộ là toàn bộ thông tin của một xí nghiệp và các liên lạc đủ kiểu giữa các máy tính điện tử trong cơ quan xí nghiệp đó,cộng với lien lạc di động.Theo nghĩa hẹp đó là mạng kết nối nhiều máy tính ở gần nhau, hoặc kết nối các máy tính trong một khu vực rộng lớn hơn. Hai hay nhiều mạng nội bộ lien kết với nhau sẽ tạo thành lien mạng nội bộ và tạo ra một cộng đồng điện tử liên xí nghiệp. 3.6.Internet và Web: Internet tạo ra bước chuyển mới của ngành truyền thông,chuyển từ thế giới “một mạng ,một dịch vụ” sang thế giới “một mạng,nhiều dịch vụ” đã trở thành công cụ quan trọng nhất của thương mại điện tử.Ngày nay nói tới thương mại điện tử thường có nghĩa là nói tới Internet và Web, vì thương mại đã và đang trong quá trình toàn cầu hóa và hiệu quả hóa,và các xu hướng ấy đều đòi hỏi phải sử dụng triệt để Internet và Web như các phương tiện đã được quốc tế hóa cao độ và có hiệu quả sử dụng cao. 4.Các hình thức hoạt động của TMĐT: 4.1.Thư tín điện tử: 6 Các đối tác sử dụng hòm thư điện tử để gửi cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng ,gọi là thư tín điện tử.đây là một dạng thông tin “phi cấu trúc”,nghĩa là không phải tuân thủ một cấu trúc đã thỏa thuận. 4.2.Thanh toán điện tử: Thanh toán điện tử là thanh toán thông qua thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt,việc trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản,trả tiền mua hang bằng thẻ mua hang, thẻ tín dụng… -Trao đổi dữ lieu điện tử tài chính -Tiền mặt Internet -Túi tiền điện tử -Thẻ thông minh -Giao dịch ngân hang số hóa 4.3.Trao đổi dữ liệu điện tử: Trao đổi dữ liệu điện tử(electronic data interchange,gọi tắt là EDI): là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác,giữa các công ti hay tổ chức đã thỏa thuận buôn bán với nhau theo cách này một cách tự động mà không có sự can thiệp của con người. EDI đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trên bình diện toàn cầu,chủ yếu phục vụ cho mua và phân phối hang.EDI chủ yếu được thực hiện thông qua các mạng ngoại bộ,và thường được gọi là “thương mại võng mạng” 5.Lợi ích của TMĐT: 5.1.Nắm được thông tin phong phú: Thương mại điện tử trước hết giúp cho các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế-thương mại(gọi chung là thông tin thị trường),nhờ đó có thể xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thé phát triển của thi trường. 5.2.Giảm chi phí sản xuất: Thương mại điện tử giúp giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng.Các văn phòng không giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều,chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần.Điều quan trọng hơn là các nhân viên có năng lực được giai phóng khỏi công đọa sự vụ, có thể tập trung vào ngiên cứu phát triển đưa đến những lợi ích to lớn và lâu dài. 5.3.Giảm chi phí bán hang và tiếp thị: 7 Thương mại điện tự giúp giảm thấp ci phí bán hàng và chi phí tiếp thị bằng phương tiện Web/Internet. 5.4.Giảm chi phí giao dịch: Thương mại điện tử giúp người tiêu thụ và doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch(giao dich được hiểu là quá trình từ quảng cáo,tiếp xúc ban đầu,giao dịch đặt hàng,giao dịch thanh toán). 5.5.Giúp thiết lập và củng cố quan hệ đối tác: Thông qua mạng,các thành tố tham gia (người tiêu thụ. doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ) có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau, gần như không còn khoảng cách về địa lí và thời gian nữa.nhờ đó cả sự hợp tác và quản lí đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục. 5.6.Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế só hóa: II.Thực trạng tình hình phát triển thương mại điện tử ở nước ta: 1 Tình hình về hạ tầng cơ sở cho thương mại điện tử ở Việt Nam: 1.1.Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin (Information Technology) gồm hai nhánh: tính toán và truyền thông,trên cơ sở của một nền công nghiêp điện lực vững mạnh,là nền tảng của “kinh tế số hóa” nói chung và “thương mại điện tử” nói riêng. Về công nghệ tính toán,người Việt Nam đã biết đến máy tính điện tử từ năm 1968. Đầu những năm 1980, máy vi tính bắt đầu được nhập khẩu vào Việt Nam, mở đầu một thời kì phát triển nhanh việc tin học hóa trong nước. Từ năm 1995 là năm bắt đầu triển khai Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin,cũng là lúc các coog ti hàng đầu thế giới như IBM, Compaq, HP …bắt đầu tham gia thị trường Việt Nam.hiện nay hầu như mọi cơ quan nhà nước đều sử dụng máy tính cá nhân. Tại nhiều cơ quan và doanh nghiệp, dữ liệu có cấu trúc đã được quản lí bằng nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau, đang xây dựng 6 cơ sở quốc gia cỡ lớn phục vụ mục tiêu tin học hóa quản lí Nhà nước. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức bổ trợ cho công việc người sử dụng PCs là chính,chưa có tác dụng nhiều trong việc giải quyết các mối liên hệ giữa người này với người khác với người khác, tổ chức này với tổi chức khác – mà đây chính là đặc trưng của ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay. Tới năm 1993,gần 99% máy tính nằm trong các tổ chức nhà nước.Hiện nay bức tranh phân bố đã thay đổi với tỉ lệ gần đúng sau đây: 75% ở các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp,10% ở các cơ quan nghiên cứu và quốc phòng,10% ở các cơ sở giáo dục, 8 và 5% ở các gia đình.Trong tổng số máy đã nhập vào tới nay và máy lắp ráp trong nước,nhiều máy đã thôi hoạt động vì hỏng hoặc không còn phù hợp về tính năng nên theo ước tính số máy thực tế sđang hoạt động hiện nay chỉ khoảng 350 nghìn chiếc.Tức là cường độ trang bị máy mới đạt khoảng gần 5 máy/1000 người với các máy bình quân tương đối thấp. Cường độ sử dụng máy còn thấp: ở nhiều cơ quan đơn vị, máy tính chủ yếu được dùng để đánh chữ là chủ yếu. Trang bị thông tin ở các cơ quan, doanh nghiệp và gia đình mất cân đối nghiêm trọng: phần cứng chiếm 80% tổng chi phí ( lẽ ra ở giai đoạn này phần mềm phải chiếm 35% mới đúng.Nếu tính cả xây dựng đề án, đào tạo,triển khai, bảo hành… cũng thuộc các yếu tố phần mềm thì tỉ trọng phải lên tới 60% mới hợp lí). Khách hàng chưa chua quan niệm phần mềm là quan trọng và thiết yếu trong sử dụng thiết bị tin học. Vì vậy phần mềm sản xuất ra khó bán được. Việt Nam gia nhập mạng toàn cầu tương đối chậm: tháng 11 năm 1997 mới chính thức bắt đầu nối mạng internet, tới đầu năm 1999 mới có khoảng 17 nghìn thuê bao, chủ yếu qua 3 nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn là VDC (Công ty dịch vụ gia tăng và truyền số liệu) , FPT ( công ty phát triển đầu tư công nghệ) và Netnam ( viện công nghệ thông tin, thuộc trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia). Đến nay. Việt Nam có khoản 150 nghìn thuê bao và phát triển với tốc độ tăng them khoảng 7000-8000 thuê bao/tháng. Tóm lại.tuy có tốc độ tăng trưởng cao trong vài năm gần đây nhưng ền coog nghệ tính toán của Việt Nam vần còn nhỏ bé, đặc biệt là công nghệ phần mềm. Ngành truyền thông Việt Nam gần đây tăng trưởng tới 70%/năm .Liên lạc viễn thông qua vệ tinh đã được ứng dụng, sử dụng vệ tinh thuê của nước ngoài.Các thiết bị và công nghệ điều khiển tiên tiến đã được áp dụng trong ngàng địa chính, ngành hàng không… Năm 1993, Tổng cục bưu chính viễn thông đã lập một mạng toàn quốc truyền dữ liệu trên X.25, gọi là mạng VIETPAC, nối 32 tỉnh,thành phố (tức một nửa tỉnh thành cả nước), mạng này không đủ đáp ứng nhu cầu truyền dữ liệu ngày càng tăng nên gần đây Tổng cục đã phát triển một mạng khung toàn quốc tên là VNN nối với Internet và mạng nội bộ của các cơ quan nhà nước và tư nhân. Nhờ các mạng nội bộ và mạng quốc gia, công việc quản lí một số ngành đã được tin học hóa.Tuy nhien tính tin cậy của truyền thông còn thấp và chi phí còn rất cao so với mức trung bình của người dân, vì vậy tính phổ cập chưa cao. 1.2.Cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực: Gồm các chuyên gia công nghệ và đông đảo quần chúng. Cho tới 1980, nước ta chưa có khoa tin học nào tại các trường đại học, cũng chưa có hệ thống đào tạo chuyên gia và cán bộ cho ngành này. 9 Lực lượng chuyên gia công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay được chia làm một số nhóm: +Các chuyên gia kiến thức cao, được đào taọ ở nước ngoài hoặc các nhà toán học nhiều năm qua đã chuyển hướng sang tin học. +Các cán bộ được đào tao từ khoa tin học của các trường đại học, mỗi năm ra trường trên 1000 người.Theo đánh giá của Hội tin học Việt Nam, trong vài năm gần đây, các sinh viên chuyên ngành tin học khi tốt nghiệp ra trường đã có trình độ khá cao và trình độ được nâng lên khá nhanh sau khi học được sử dụng vào thực tế. +Một lực lượng đông đảo thanh niên đã qua đào tạo tin học trong khi học phổ thông và đại học, hoặc đào tạo tại các trường, các trung tâm tin học trong toàn quốc. +Ngòi ra cần tính tới đội ngũ Việt kiều làm tin học.Lực lương này được các đánh giá là giỏi, nhiều người có trình độ rất cao, Ưu điểm chính của lực lượng làm tin học ở nước ta được đánh giá là thông minh, cần cù, sáng tạo và thích ứng nhanh với các xu hướng phát triển mới của công nghệ thông tin. Tuy nhiên lực lượng làm chuyên gia tin học của ta cũng có một số nhược điểm: +Cho đến nay, các nước Đại học trong nước chủ yếu đào tạo cán bộ làm phần mềm. Đó là do phần cứng đòi hỏi hạ tầng cơ sở mà ta chưa có, mặt khác cũng thiếu thầy để dạy. Vì vậy, hiệ nay ta đang thiếu chuyên gia phần cứng. +Trong lĩnh vực phần mềm, các chuyên gia Việt Nam chưa đủ năng lực để xử lí các hệ thống và các ứng dụng toàn cục quy mô lớn. Nguyên nhân chủ yếu là hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin toàn quốc chưa hình thành vững chắc nên chưa có môi trường thuận lợi cho tin học hệ thống được ứng dụng vầ phát triển ở Việt Nam. +Lực lượng cán bộ đào tạo từ các trường khá phong phú nhưng chưa tận dụng được, lực lương đã qua đào tạo không thể tập hợp lại với nhau trong các đề án lớn để phát triển. 1.3.Hạ tầng cơ sở kinh tế: Qua hơn mười năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực kinh tế. Nền kinh tế ổn định, cơ bản thoát khỏi khủng hoảng và đạt được tỉ lệ tăng trưởng nhờ vào cải cách kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên nhìn chung nền kinh tế vẫn còn là “nông nghiệp lạc hậu”. Hơn 70% dân số Việt Nam sống ở nông thôn và 2/3 lực lượng lao động của đất nước hiện còn làm nông nghiệp. Năng suất lao động còn thấp so với khu vực và thế giới, tỉ lệ họ nghèo đói còn ở mức cao(18%), thất nghiệp còn nhiều (khoảng 27% số người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm). Nhờ có những chính sách của Chính phủ về nông nghiệp và phát triển nông thôn trong những năm gần đây, nền nông nghiệp Việt Nam đã phần nào được cải thiện, tổng sản phẩm nông nghiệp thời kì 93-95 đã tăng 17,5% so với thời kì 89-92. 10 [...]... phương thức mua sắm thích hợp 12 Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam 2013 có khoảng 36% người Việt Nam đang sử dụng Internet và hơn một nữa trong số này có mua sắm online Tính theo số tueetj đối, với việc Việt Nam sẽ cán mốc 90 triệu dân vào tháng mười một này,mõi năm sẽ có khoảng 18 triệu người Việt tham gia mua sắm qua kênh thương mại điện tử Số tiền mà người Việt trả cho việc mua sắm online... Chính phủ đã ban hànhNghị định 55/2001/NĐ-CP về quản lí, cung cấp và sử dụng Internet thay thế cho Nghị định 21/CP cũ II Tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam: Trong năm 2012 là năm có nhiều thay đổi trong hệ thống pháp luật liên quan tới lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) Nghị định về Chống thư rác và Nghị định về Chữ ký số được sửa đổi bổ sung, trong đó Nghị định về Chống thư rác sửa đổi... thẻ: Thẻ ngân hàng đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến tại Việt Nam với tốc độ phát triển nhanh chóng Đến cuối tháng 6/2012, lượng thẻ phát hành đạt khoảng 47,22 triệu, trong đó thẻ ghi nợ chiếm tới 94% Về cơ cấu thẻ theo loại hình, hiện thẻ ghi nợ và thẻ nội địa vẫn chiếm đa số trong tổng lượng thẻ phát hành tại Việt Nam Để thẻ ngân hàng có thể trở thành một phương tiện thanh toán thật... lạc hậu,tỉ lệ thất nghiệp còn ở mức cao, chưa tạo ra động lực thực tế để tiết kiệm cao độ chi phí vật chất và thời gian +Mức sống không cho phép dân chúng và doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng các phương tiện của “kinh tế số hóa”, không đủ tiền đề để trang bị các phương tiện của thương mại điện tử và trả các chi phí dịch vụ “ thương mại điện tử 1.4.Hạ tầng pháp lí: Chính phủ cũng có luật quản lí các hệ... xuống còn 11,8% vào tháng 9/2012) Đây là một tiền đề quan trọng cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử tại Việt Nam Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng, tuy nhiên tỷ lệ cũng như giá trị thanh toán bằng thẻ ngân hàng trong tương quan với các phương tiện khác vẫn còn rất thấp, chiếm khoảng 0,2% tổng giá trị thanh toán không dùng tiền mặt 11 +Hệ thống ngân hàng phục vụ hoạt... giáo dục, tổ chức phi lợi nhuận, cơ quan nhà nước (tên miền gov.vn, edu.vn, org.vn, và các tên miền không có tính chất kinh doanh khác), thì ước lượng khoảng 55,2% số tên miền “.vn” (tương đương 124.730 tên miền) là do các doanh nghiệp đăng ký - Đến năm 2013,tình hình thương mại diện tử ở nước ta như sau: Ở trong nước, các doanh ngiệp Việt Nam cũng ngày càng quan tâm hơn đến việc xây dựng và cải thiện... Việt Nam cũng ngày càng quan tâm hơn đến việc xây dựng và cải thiện chất lượng website, từng bước xem đây là kênh quan trọng, hiệu quả và tiết kiệm để quảng bá thương hiệu, sản phẩm và chăm sóc khách hàng Theo hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, trong 3.193 doanh nghiệp được khảo sát có 42% doanh nghiệp cho biết đã xây dựng website TMĐT riêng.Yir lệ doanh nghệp chấp nhận đặt hàng qua website là 29%... tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã và đang triển khai Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” Ngày 28/08/2012, Ngân hàng thương mại CP Nhà Hà Nội (Habubank) được sát nhập vào Ngân hàng thương mại CP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), làm giảm tổng số Ngân hàng thương mại CP từ 35 ngân hàng cuối năm 2011 xuống còn 34 ngân hàng vào cuối năm 2012 +Thống... quần, giày dép, mỹ phẩm, nhóm hàng công nghệ, nhóm hàng đồ gia dụng và vé máy bay Chỉ 4% người mua hàng không hài lòng về hiệu quả mà thương mại điện tử mang lại, nhưng có tới 77% chung mối lo ngại về việc mua phải sản phẩm kém chất lượng hoặc không hài lòng về mức giá niêm yết trên kênh mua sắm 13 ...Trên quan điểm “kinh tế số hóa nói chung” và thương mại điện tử nói riêng,hạ tầng cơ sở kinh tế như trên đặt ra hàng loạt vấn đề, trong đó đáng kể nhất là: +Do năng lực kinh tế thấp và cách làm kinh tế còn lạc hậu, hệ thống tiêu chuẩn theo đúng nghĩa vẫn . của thương mại điện tử 4.1. Thư tín điện tử 4.2. Thanh toán điện tử 4.3. Trao đổi dữ liệu điện tử 5. Lợi ích của thương mại điện tử II Thực trạng tình hình phát triển thương mại điện tử . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI Đề tài : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Môn: Thương mại điên tử . đầu I Tổng quan về thương mại điện tử 1 .Thương mại điện tử là gì ? 2. Những tiện ích và bất lợi của thương mại điện tử 2.1. Tiện ích 2.2. Những thách thức của thương mại điện tử đặt ra 2.3.

Ngày đăng: 28/07/2015, 14:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan