Đường lối cách mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam

22 374 0
Đường lối cách mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1 Câu 1: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng CSVN 321930? M: Chủ Tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, vị lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc Việt Nam. Người đã gắn bó cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng nước nhà, cả cuộc đời vì nước vì dân. Có thể nói ít có ai có tấm lòng yêu nước thương dân vô bờ bến như Người. Đối với sự nghiệp cách mạng nước nhà, Người có công lao vô cùng to lớn và đã đi vào lịch sử dân tộc với những trang sử hào hùng, chói lọi nhất. Ngày 561911 tại Bến cảng Nhà Rồng chàng thanh niên Nguyễn Aí Quốc lấy tên là Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu cuộc hành trình của mình. Khác với những thanh niên cùng trang lứa đều chọn Nhật Bản làm nơi dừng chân thì Nguyễn Aí Quốc lại hướng tầm nhìn của mình về các nước phương Tây, trong đó có Pháp. Sỡ dĩ Người chọn phương Tây làm nơi đến vì Người muốn tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào để trở về giúp đỡ đồng bào mình, hơn nữa Người cũng muốn biết nước Pháp là một tên đế quốc như thế nào mà lại sang xâm lược nước ta và theo người muốn đánh thắng giặc Pháp xâm lược thì cần phải tìm hiểu rõ về chúng, “ biết địch biết ta trăm trận trăm thắng” T: Trong những năm đầu hoạt động cách mạng cho đến 1930. Nguyễn Aí Quốc đã có vai trò rất lớn đối với sự thành lập của Đảng CSVN. Vai trò đó được thể hiện ở các mặt sau đây: Khi rời Tổ Quốc. Người đã đi đến rất nhiều nước trên thế giới ở cả Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi nhưng ở đâu Người cũng hòa mình với cuộc sống của những người dân lao động cho nên Người rất thấu hiểu nỗi khổ của họ. Năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp, chọn Pari làm điểm dừng chân hoạt động. Tại đây, hoạt động đầu tiên của Người là đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam được sớm hồi hương trở về với gia đình. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã Hội Pháp, một đảng tiến bộ chủ trương chống lại các chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở các nước thuộc địa. Tháng 6 năm 1919, tại Hội nghị Vecsxai ở Pháp, Nguyễn Aí Quốc gửi tới Hội nghị Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam để tố cáo chính sách của thực dân Pháp và đòi chính phủ Pháp phải thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Thứ hai, Nguyễn Aí Quốc là người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam: Tháng 7 năm 1920. Nguyễn Aí Quốc đọc được Bản sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp. Người vui mừng đến phát khóc lên và muốn nói to lên như đang nói trước đông đảo quần chúng: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” . Nguyễn Aí Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Vì vậy tháng 121920 Người dự Đại hội Tua, tiến hành quốc tế thứ ba và tham gia Đảng CS Pháp. Thứ ba, Nguyễn Aí Quốc là người đã tích cực chuẩn bị tiền đề về chính trị, tư tưởng và tổ chức cách mạng cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam : Sau khi đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc thông qua việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và trở thành người cộng sản, từ 1921 trở đi Nguyễn Aí Quốc vừa hăng say hoạt động cách mạng, vừa học tập nghiên cứu lý luận để bổ sung và hoàn thiện tư tưởng cứu nước của mình, đồng thời tích cực tìm mọi cách để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam nhằm chuẩn bị tiền đề về chính trị, tư tưởng cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. Thứ Tư, Nguyễn Aí Quốc là người có công lao to lớn trong việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam: Sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản vào nữa sau 1929 ở Việt Nam lúc bấy giờ là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam, nhưng vì cả 3 tổ chức đều hoạt động riêng lẻ, công kích lẫn nhau, tranh giành địa bàn lẫn nhau nên đã gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Vì vậy, yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước để lãnh đạo cách mạng. Đúng vào thời điểm khó khăn phức tạp đó, lãnh tụ Nguyễn Aí Quốc đã xuất hiện như một vị cứu tinh của cách mạng và phong trào cộng sản Việt Nam. Với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản. Nguyễn Aí Quốc có quyền quyết định mọi vấn đề của phong trào cách mạng Đông Dương. Người quyết tâm thống nhất các lực lượng cộng sản ở Việt Nam để thành lập một Đảng cộng sản duy nhất. Thứ năm, Nguyễn Ái Quốc là người soạn thảo Bản Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam “ là đội tiên phong của vô sản giai cấp”. Đảng chủ trương tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Cùng với đó Điều lệ vắn tắt cũng được thông qua. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do lãnh tụ Nguyễn Aí Quốc khởi thảo và thông qua tại Hội nghị đã vạch ra phương hướng phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng XHCN. Đường lối đó là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Những văn kiện đó được xem là cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặt nền móng vững chắc cho con đường cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. K: Như vậy, có thể nói rằng công lao của Nguyễn Aí Quốc đối với cách mạng Việt Nam là rất lớn, nhất là giai đoạn trước năm 1930. Nguyễn Aí Quốc là người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc – con đường cách mạng vô sản; tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta nhằm chuẩn bị mọi mặt về tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam, đặc biệt chính Người đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam để thành lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời xác định đúng đắn đường lối cách mạng, thể hiện trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Người khởi thảo. Đó dược xem là cương lĩnh cách mạng đúng đắn của Đảng có tác dụng chỉ đạo xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nội dung của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: • Phương hướng chiến lược: làm CM tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới XH Cộng Sản. – Cách mạng TS dân quyền là cách gọi của cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân. – Hai nhiệm vụ chính là: Đánh đế quốc (nhiệm vụ dân tộc) và đánh phong kiến (nhiệm vụ dân chủ). – Giải quyết 2 mâu thuẫn: dân tộc với thực dân pháp; nông dân với phong kiến. • Nhiệm vụ: – Chính trị: đánh đổ đế quốc và phong kiến làm cho VN hoàn toàn độc lập, lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông. Trong đó đặt vấn đề đánh đổ để quốc giành lại độc lập dân tộc lên hàng đầu. – Kinh tế: thủ tiêu các thứ quốc trái, tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của tư bản, đế quốc Pháp như công nghiệp, vận tải, ngân hàng giao cho Chính phủ công nông binh quản lý. Tịch thu toàn bộ ruộng đát của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công, chia cho dân cày nghèo, xóa bỏ sưu thuế, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, thi hành luật ngày làm 8 giờ. – Văn hóa – xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền,… phổ thông giáo dục theo công nông hóa. – Lực lượng cách mạng: + Thu phục đông đảo bộ phận dân cày và dựa vào dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến. + Phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền dân cày (công hội – hợp tác xã) không nằm dưới quyền ảnh hưởng của tư bản quốc gia. + Phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông, thanh niên, Tân Việt… để kéo họ về phía cách mạng. + Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rỏ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng hoặc trung lập họ, bộ phận nào ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ. – Lãnh đạo cách mạng: giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng VN, Đảng CSVN là đội tiên phong của giai cấp VS, phải thu phục được đại bộ phận giai cấp mình, lãnh đạo được dân chúng. – Quan hệ quốc tế: CMVN là 1 bộ phận của CM thế giới, phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. Ý nghĩa: – Cương lĩnh chính trị đúng đắn là cơ sở để Đảng lãnh đạo phát triển CMVN. – Giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo CM diễn ra đầu thế kỷ XX. – Tập hợp được sức mạnh toàn dân tộc. – Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.  Mở ra con đường và phương hướng phát triển mới phù hợp với đất nước VN, phù hợp với sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ XH. Chương 2 Câu 2: Phân tích ưu, nhược điểm của Luận Cương tháng 101930 so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một tất yếu của lịch sử, là một bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Để xác lập đường lối, chiến lược, sách lược cơ bản của cách mạng Việt Nam và tôn chỉ mục đích, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam, cương lĩnh chính trị đã được vạch ra. Tại hội nghị thành lập Đảng từ ngày 3721930 ở Hương Cảng – Trung Quốc, các đại biểu đã nhất trí thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược văn tắt và Chương trình tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta Cương lĩnh Hồ Chí Minh. Sau đó, tháng 10.1930 cũng tại Hương Cảng Trung Quốc Ban chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ nhất đã thông qua Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo. Về ưu điểm, Luận Cương tháng 101930 có phương hướng cách mạng, phương pháp cách mạng, lãnh đạo cách mạng và quan hệ quốc tế được khẳng định lại và làm sáng tỏ hơn so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Phương hướng cách mạng: Ở Cương lĩnh chính trị là Tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Còn Luận cương tháng 10: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa . Phương pháp cách mạng: “Bạo lực chứ không cải lương” là phương pháp cách mạng của Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Nó được làm rõ hơn ở Luận Cương tháng 10: Võ trang bạo động để giành chính quyền là một nghệ thuật, “phải tuân theo khuôn phép nhà binh”. Lãnh đạo cách mạng: Trong Cương lĩnh chính trị giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo, Đảng là đội tiên phong còn Luận Cương tháng 10 cho rằng “Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng”. Quan hệ quốc tế: Cách mạng VN là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới là nội dung trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, xong ở Luận cương tháng 10 đã có bước tiến lớn hơn với cách mạng VN và cách mạng thế giới “Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới, giai cấp vô sản Đông Dương phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, mật thiết liên lạc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nhắm mở rộng và tăng cường lực lượng cho cuộc đấu tranh cách mạng ở Đông Dương”. Từ đó ta có thể thấy rõ Luận cương tháng 10 đã khẳng định lại cũng như làm sáng tỏ hơn nội dung ở Cương lĩnh chính trị. Về nhược điểm, Luận cương chính trị so với Cương lĩnh chính trị không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu lúc bấy giờ là mâu thuẩn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu, đánh giá không đúng vai trò của tầng lớp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc và chưa thấy được khả năng phân hóa, lôi kéo của một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc. Mâu thuẫn chính: Luận cương chính trị cho rằng mâu thuẫn trong xã hội chính là mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc, trong khi ở Cương lĩnh chính trị nhận định chính xác mâu thuẫn tồn tại ở Việt Nam bấy giờ là của toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Nhiệm vụ: “Đánh đổ phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập” trong Luận cương chính trị. Cương lĩnh chính trị ưu tiên nhiệm vụ chống đế quốc thực dân, xong còn chỉ cụ thể nhiệm vụ các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội. Lực lượng cách mạng: Luận cương chính trị đánh giá không đúng vai trò của tầng lớp tiểu tư sản, trí thức cũng như địa chủ, chỉ coi giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng lãnh đạo chính. Còn Cương lĩnh chính trị “Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam”. Nguyên nhân của những mặt khác nhau chủ yếu là do Luận cương chính trị chưa tìm ra và nắm vững những đặc điểm của xã hội thuộc địa, nửa phong kiến VN. Ngoài ra do nhận thức một cách giáo điều máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng ở thuộc địa, chịu ảnh hưởng trực tiếp khuynh hướng tả của Quốc tế Cộng sản và một số Đảng Cộng Sản trong thời điểm đó. Tóm lại, Luận cương đã thể hiện là một văn kiện tiếp thu được những quan điểm chủ yếu của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt, xác định được nhiệm vụ nòng cốt của cách mạng. Tuy nhiên, Luận cương cũng có những mặt hạn chế nhất định: Sử dụng một cách dập khuôn máy móc chủ nghĩa MácLênin vào cách mạng Việt Nam, còn quá nhấn mạnh đấu tranh giai cấp. Còn Cương lĩnh chính trị tuy còn sơ lược vắn tắt nhưng nó đã vạch ra phương hương cơ bản của cách mạng nước ta, phát triển từ cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng đắn sáng tạo, nhạy bén chủ nghĩa MácLênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt Nam, nó phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử. Hai cương lĩnh trên cùng với sự thống nhất về tổ chức có ý nghĩa hết sức to lớn cùng với sự ra đời của Đảng ta, là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta. Chúng là nền tảng cho những văn kiện nhằm xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận, tư tưởng. Chương 3 Câu 3: Hoàn cảnh lịch sử của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945. Đảng ta đã có đường lối như thế nào? Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đầu tiên trên thế giới do giai cấp công nhân lãnh đạo giành được thắng lợi, góp phần cùng Đồng minh dân chủ quốc tế đánh bại chủ nghĩa phátxít, kết thúc cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, đem lại hòa bình cho toàn thể nhân loại. Cách mạng Tháng Tám còn góp phần tích cực vào phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa, mở đầu cho kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Sau Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta đứng trước bối cảnh vừa có những thuận lợi cơ bản, vừa đứng trước những khó khăn to lớn, hiểm nghèo. Thuận lợi: Trên thế giới: + Ba dòng thác cách mạng phát triển mạnh mẽ. + Địa vị và uy tín của Liên Xô được nang cao, hệ thống XHCN phát triển, CNĐQ suy yếu. Trong nước: + Chính quyền về tay nhân dân, người dân làm chủ đất nước, đoàn kết xung quanh Đảng, Bác Hồ. + Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. + Đảng ta từ hoạt động bí mật trở thành Đảng cần quyền, lực lượng vũ trang được tăng cường. Khó khăn: Trên thế giới: + Liên Xô bị thiệt hạ nặng nề. vừa khôi phục đất nước vừa giúp đỡ các nước khác. + Trung Quốc nội chiến giữa Đảng Cộng Sản và Quốc Dân Đảng. + Mỹ hùng mạnh chi phối hệ thống đế quốc, âm mưa bá chủ thế giới. Trong nước: + Nạn đói, nạn dốt nặng nề, ngân quỹ quốc gia trống rỗng. Kinh nghiệm quản lý đất nước của cán bộ các cấp non yếu. Nền độc lập của nước ta chưa được quốc gia nào trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. + Với danh nghĩa Đồng minh các nước đế quốc ồ ạt kéo vào chiếm đóng Vn, chống phá chính quyền cách mạng nhằm xóa bỏ nền độc lập và chia cắt nước ta. + Phản động người Việt: Việt Quốc, Việt Cách..  Nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng: Về chỉ đạo chiến lược: Dân tộc giải phóng “Dân tộc là trên hết. Tổ quốc trên hết”. Không phải giành độc lập mà là giữ vững độc lập. Xác định kẻ thù: “Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược”, “lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược”. Về phương hướng, nhiệm vụ: “Củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân”. Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu “Hoa – Việt thân thiện” với Tưởng Giới Thạch, “Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” với Pháp. Đường lối của Đảng trong giai đoạn này rấ gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao và đã giành được những kết quả to lớn. Về chính trị xã hội: Xây dựng nền móng cho một chế độ xã hội mới. Về kinh tế, văn hóa: Phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, xây dựng ngân quỹ quốc gia. 1946 Giấy bạc cụ Hồ được phát hành, xóa bỏ nhiều tệ nạn xã hội và tập tục lạc hậu. Về bảo vệ chính quyền cách mạng: Kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào Nam tiến chi viện Nam Bộ, năn không cho quân Pháp đánh ra Trung Bộ. Ở miền Bắc lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù hòa với Tưởng va tay sai giữ vững chính quyền, tập trung lực lượng chống Pháp ở Miền Nam. Sau đó hòa với Pháp đuổi Tưởng về nước. Ngoài ra Đảng còn phát động nhiều chương trình cứu đói. Biện pháp trước mắt là tuần lễ vàng, ngày đồng tâm, hũ gạo cứu đói… Biến pháp lâu dài là chia ruộng đất cho người dân, tăng gia sản xuất, tấc đất tấc vàng.. Để giúp người dân xóa nạn mù chữ Đảng cũng đề ra “Bình dân học vụ”. Ý nghĩa: Với những chiến lược đúng đắn Đảng ta đã làm thất bại âm mưu của các nước Đế quốc, bảo vệ nền độc lập của đất nước, giữ vững chính quyền cách mạng; xây dựng nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới, chuẩn bị những điều kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến toàn quốc sau đó. Câu 4: Hoàn cảnh lịch sử của nước ta trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1964). Đường lối kháng chiến giai đoạn mới Bối cảnh nước ta sau tháng 71954 Thuận lợi: + Ba dòng thác cách mạng ngày càng lớn mạnh. + Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng làm căn cứ vững chắc cho cả nước, thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn sau 9 năm kháng chiến, có ý chí độc lập thống nhất tổ quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam. Khó khăn: + Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu làm bá chủ thế giới. + Sự bất đồng trong hệ thống XHCN. Nhất là Liên Xô và Trung Quốc. + Đất nước ta chia làm hai miền, kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu. Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. + Một Đảng lãnh đạo hai cuộc cách mạng khác nhau ở hai miền đất nước có chế độ chính trị khác nhau là đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau tháng 71954. Nội dung của Đường lối kháng chiến chống Mỹ của nước ta lúc bấy giờ Tháng 91954 Bộ chính trị ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của tình hình trong lúc cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, nước nhà tạm thời chia làm hai miền. Tại Hội nghị lần thứ bảy (tháng 31955) và lần thứ tám (tháng 81955) Trương ương Đảng nhận định: Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam. Tháng 11959 Hội nghị Trung ương lần thứ 15 ra nghị quyết về cách mạng Miền Nam gồm hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng XHCN ở Miền Bắc và cách mạng DTDC nhân dân ở Miền Nam. Hội nghị Trung ương lần thứ 15 đã mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên và thể hiện rõ bản lĩnh độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng trong những năm tháng khó khăn của cm. Đại hội lần thứ III của Đảng họp tại Hà Nội từ 51091960 đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng VN trong giai đoạn mới, cụ thể là: Mục tiêu chung: Thống nhất nước nhà. Nhiệm vụ chiến lược: Tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà. Mối quan hệ của cách mạng hai miền: quan hệ chặt chẽ, Miền Bắc là hậu phương lớn, miền Nam là tiền tuyến lớn. Con đường thống nhất đất nước: kiên trì con đường hòa bình, sẵn sàng vũ trang đối phó mọi tình thế. Triển vọng của cm VN: Thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về nhân dân ta, Nam Bắc nhất định sum họp một nhà. Ý nghĩa đường lối: Tài liệu trang 104. Câu 5: Hoàn cảnh lịch sử của nước ta trong kháng chiến chống Mỹ (1965 – 1975). Đường lối kháng chiến chống Mỹ. Từ đầu 1965 để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn và sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Mỹ đưa quân ào ạt vào miền Nam đồng thời dùng không quân, hải quân tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Đảng ta đã quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ trên phạm vi toàn quốc. Thuận lợi: + Cách mạng thế giới đang ở thế tiến công. + Miền bắc đạt được những thành tựu từ kế hoạch 5 năm, là hậu phương vững chắc cho miền Nam. + Miền Nam vượt qua những khó khăn và có bước phát triển mới. Khó khăn: + Sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc ngày càng gay gắt không có lợi cho cách mạng VN. + Mỹ ồ ạt đưa quân làm tăng cường sự tương quan lực lượng. Trước hành động gây “chiến tranh cục bộ” ở Miền Nam và chiến tranh phá hoại ở Miền Bắc, Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (31965) và lần thứ 12 (tháng 121965) đã đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên cả nước: Phương châm chỉ đạo chiến lược: Đẩy mạnh chiến tranh nhân dân chống chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam, phát động chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại ở Miền Bắc, thực hiện kháng chiến lâu dài dựa vào sức mình là chính. Tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam. Tư tưởng chỉ đạo và đấu tranh ở miền Nam: Giữ vững thế tiến công “tiếp tục kiên trì phương châm đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, triệt để vận dụng ba mũi giáp công” (Chính trị, quân sự và binh vận > Vận động binh lính trong đội ngủ kẻ thù). Đánh địch trên cả ba vùng chiến lực. Đấu tranh quân sự giữ một vị trí ngày càng quan trọng. Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kt và quốc phòng. Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc Miền Bắc XHCN, động viên sức người sức của cao nhất chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, tích cực đề phòng trong trường hợp Mỹ mở rộng “Chiến tranh cục bộ” ra cả nước, Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền: miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ cả nước. Phải đánh bại cuộc đấu tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Ra sức tăng cường lực lượng miền Bắc bảo đảm chi viện đắc lực cho miền Nam theo khẩu hiệu “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. => Đường lối kháng chiến chống Mỹ đã thể hiện quyết tâm chống Mỹ của nước ta, thể hiện sức mạnh của tiến công, tinh thần độc lập tự chủ của dân tộc, nắm vững tư tưởng và có phương châm chiến lược đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, nhờ đó cuộc kháng chiến cuối cùng giành thắng lợi vẻ vang. Chương 4 Câu 6: Quá trình bổ sung và phát triển nhận thức của Đảng ta về Công Nghiệp Hóa giai đoạn đổi mới Lịch sử công nghiệp hóa thế giới cho đến nay đã trải qua hơn 200 năm, kể từ cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ thứ XVIII ở nước Anh. Cuộc cách mạng công nghiệp này sau đó nhanh chóng lan rộng sang các nước Tây Âu và các nước khác như một trào lưu phát triển mới của thế giới. Khi đó, theo cách hiểu đơn giản, công nghiệp hóa đơn thuần chỉ là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc, nhằm biến một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội mà quá trình phát triển công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia có những sự khác biệt. Ở Việt Nam giai đoạn đổi mới, vấn đề công nghiệp hóa cũng góp phần rất lớn vào sự phát triển của đất nước. Đại hội VI của Đảng (tháng 121986) chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa trong thời kì trước đây. Chúng ta đã sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, cái tạo XHCN và quản lý kinh tế… Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế thiên về công nghiệp nặng, đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp. Chưa coi nông nghiệp mà mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Hội nghị Trung ương lần thứ VII (tháng 11994) đã có bước đột phá mới trong nhận thức về khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện” từ một nước có nền kinh tế lạc hậu trở thành một nước công nghiệp. Sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đại hội VIII của Đảng (61996) khẳng định nơpcs ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, cho phép nước ta chuyển sang thời kì mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đống thời nêu lên 6 quan điểm CNH. Đại hội IX (42001), Đại hội X (42006) và Đại hội XI (12011) của Đảng bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới về mục tiêu, con đường CNH rút ngắn ở nước ta. Công nghiệp hóa , hiện đại hóa gắn liền với kinh tế tri thức và phát triển bền vững. + CNH ở nước ta có thể cần rút ngắn tgian so với các nước đi trước. Muốn vậy chúng ta phải có bước đi tuần tự vừa có bước tiến nhảy vọt. + Phát triển nhanh, hiệu quả các sp đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. + Đẩy nhanh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Mục tiêu CNH – HĐH: Mục tiêu cơ bản là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kt hợp lý, quan hệ sx tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Quan điểm CNH – HĐH: Một là, CNH gắn với HĐH và CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Hai là, CNH – HĐH gắn với phát triển kt thị trường định hướng XHCN và hội nhập kt quốc tế. Ba là, lấy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Bốn là, Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của CNH – HĐH. Năm là, phát triển nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. CNH – HĐH bảo vệ quốc phòng an ninh. Tham khảo thêm: Tài Liệu p129 Chương 5 Câu 7: Việt Nam xác định được mô hình kinh tế tổng quát trong thời kì quá độ khi nào? Mô hình đó là gì? Mô hình đó như thế nào? Vì sao Việt Nam lại thực hiện mô hình đó? Đại hội IX của Đảng (42001) xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình tổng quát của nước ta trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường, phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của Việt Nam; là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc bản chất của chủ nghĩa xã hội, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Theo mô hình kinh tế này, động lực chung để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời coi trọng khuyến khích cả vật chất và tinh thần, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội. Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, những yếu tố, phương tiện và công cụ của kinh tế thị trường được sử dụng, phát triển để xây dựng chủ nghĩa xã hội, tính chất xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế ngày càng được hình thành rõ nét hơn trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Là bước chuyển quan trọng từ nhận thức kinh tế thị trường chỉ như một công cụ, một cơ chế quản lý đến nhận thức coi kinh tế thị trường như một chỉnh thể, là cơ sở kinh tế của sự phát triển theo định hướng XHCN. Ưu điểm của kinh tế thị trường là tạo điều kiện cho ai cũng có thể phát triển, phát huy sức mạnh sáng tạp của mình, thị trường có tính năng động cao. Khuyết điểm: Tính cạnh tranh cao, phân hóa giàu nghèo, cạnh tranh không lành mạnh và nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng khi có khủng hoảng kinh tế xảy ra. Kinh tế thị trường định hướng XHCN không phải là một nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, cũng không phải là một nền kinh tế tự do theo các nước TBCN, cũng như chưa hoàn toàn là nền kinh tế thị trường XHCN. Đó là một hình thức tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luận của kinh tế thị trường, vừa phải dựa trên cơ sở dẫn dắ chi phối bởi những nguyên tắc và bản chất của XHCN. Đây là nền kinh tế thị trường có tổ chức, có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, được nhân dân đồng tình và là chủ thể xây dựng; không phải là sự gán ghép khiên cưỡng, chủ quan giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, mà là sự nắm bắt và tự giác vận dụng sáng tạo xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay, tiếp thu có chọn lọc thành tựu của nền văn minh nhân loại, sử dụng và phát huy cao độ vai trò tích cực của kinh tế thị trường, đồng thời hạn chế tối đa những khuyết tật của tính tự phát trong kinh tế thị trường, nhằm thực hiện có kết quả mục tiêu từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, để Việt Nam có thể hội nhập thế giới, rút ngắn quá trình CNH, HĐH, sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đây cũng là thể hiện sự kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nền tảng tư tưởng của Đảng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quan hệ sản xuất không ngừng được đổi mới và hoàn thiện, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nhằm giải phóng triệt để và thúc đẩy phát triển mạnh lực lượng sản xuất, cải thiện nhanh đời sống của nhân dân, tạo ra sự đồng thuận ngày càng cao trong xã hội, tạo động lực thu hút mạnh mọi nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển, và giữ vững ổn định chính trị xã hội; lấy phát triển lực lượng sản xuất làm động lực để không ngừng hoàn thiện và đổi mới quan hệ sản xuất. Sự hình thành mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là kết quả của nhiều năm tìm tòi, đổi mới, tổng kết lý luận thực tiễn, đồng thời là sự khẳng định con đường và mô hình phát triển trong thực tiễn mang tính cách mạng, sáng tạo của Đảng và nhân dân ta. Ban đầu nước ta thực hiện chế độ bao cấp không phù hợp, sau đó Đảng ta mới có bước nhìn nhận khác hơn về kinh tế thị trường, cũng như do tác động của xu hướng phát triển của thế giới lúc bấy giờ: chú trọng hội nhập, mở cửa, không có tự phong bế chính mình. Đảng thấy được những ưu, khuyết điểm của kinh tế thị trường từ đó có cách sử dụng mô hình kinh tế đúng đắn với tình hình thực tế của Việt Nam so với các nước khác trên thế giới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ thực tiễn những thay đổi to lớn trong đời sống kinh tế, xã hội, nhân dân tin tưởng ở đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước ta ngày càng tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng rõ hơn, hệ thống quan điểm lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã từng bước được hình thành trên những nét rất cơ bản. Nhưng, đây là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn, phức tạp, vì rất mới mẻ, chưa có tiền lệ, còn nhiều vấn đề chưa rõ về cả lý luận và thực tiễn, phải vừa tiếp tục tìm tòi, đổi mới, vừa coi trọng tổng kết lý luận thực tiễn để làm sáng tỏ dần, trên cơ sở đó có những quyết sách phù hợp, đột phá, để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chương 6 Câu 8: Vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị của Đảng trong 3 giai đoạn Sơ lược về hệ thống chính trị: Trong xã hội có giai cấp, quyền lực của giai cấp cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các đảng chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân (giai đoạn 1945 – 1954) Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời đánh dấu sự hình thành ở nước ta một hệ thống chính trị cách mạng với các đặc trưng sau đây: Có nhiệm vụ thực hiện đường lối cách mạng “Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội”. Khẩu hiệu “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết” là cơ sở tư tưởng cho hệ thống chính trị giai đoạn này. Dựa trên nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc hết sức rộng rãi: không phân biệt giống nòi, giai cáp, tôn giáo, ý thức hệ, chủ thuyết; không chủ trương đấu tranh giai cấp. Đặt lợi ích của dân tộc là cao nhất. Có một chính quyền tự xác định là công bộc của dân, coi dân là chủ và dân làm chủ, cán bộ sống và làm việc giản dị, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Vai trò lãnh đạo của Đảng (từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 2 năm 1951) được ẩn trong vai trò của Quốc hội và Chính phủ, trong vai trò của cá nhân Hồ Chí Minh và các đảng viên trong Chính phủ. Có một Mặt trận (Liên Việt) và nhiều tổ chức quần chúng rộng rãi, làm việc tự nguyện, không hưởng lương và không nhận kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách Nhà nước, do đó không có điều kiện công chức hóa, quan liêu hoá. Cơ sở kinh tế chủ yếu của hệ thống chính trị dân chủ nhân dân là nền sản xuất tư nhân hàng hoá nhỏ, phân tán, tự cấp, tự túc; bị kinh tế thực dân và chiến tranh kìm hãm, chưa có viện trợ. – Đã xuất hiện (ở một mức độ nhất định) sự giám sát của xã hội dân sự đối với Nhà nước và Đảng; sự phản biện giữa hai đảng khác (Đảng Dân chủ và Đảng xã hội) đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhờ đó đã giảm thiểu rõ rệt các tệ nạn thường thấy phát sinh trong bộ máy công quyền. Hệ thống chuyên chính vô sản (giai đoạn 1955 – 1975 và 1975 – 198 Ở nước ta, khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự bắt đầu của thời kỳ thực hiện nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản. Bước ngoặt lịch sử này đã diễn ra trên miền Bắc cách đây hơn năm mươi năm và từ sau ngày 3041975 diễn ra trong phạm vi cả nước. Từ tháng 41975, với thắng lợi hoàn toàn và triệt để của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn tiến hành các mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước. Do đó hệ thống chính trị của nước ta cũng chuyển sang giai đoạn mới: từ hệ thống chuyên chính dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản trong phạm vi nửa nước (giai đoạn 19551975) sang hệ thống chuyên chính vô sản hoạt động trong phạm vi cả nước. Bước sang giai đoạn mới, Đại hội IV của Đảng nhận dịnh rằng, muốn đưa sự nghiệp cách mạng đến toàn thắng, “điều kiện quyết định trước tiên là phải thiết lập và không ngừng tăng cường chuyên chính vô sản, thực hiện và không ngừng phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động”. Chủ trương xây dựng: tài liệu 176 Hệ thống chính trị thời kì đổi mới có ý nghĩa và lý luận thực tiễn sâu sắc, thể hiện ở những vấn đề sau: Nhận thức mới về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị. Nhận thức mới về đấu tranh gc và về động lực chủ yếu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Nhận thức mới về mục tiêu đổi mới hệ thống chính trị thực chất là xây dựng nền dân chủ XHCN. Dân chủ vừa là động lực, vừa là mục tiêu của công cuộc đổi mới. Nhận thức mới về cơ cấu và cơ chế vạn hành của hệ thống chính trị. Nhận thức mới về vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị. Nhận thức mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền trong hệ thống chính trị. Mục tiêu, quan điểm: Tài liệu 181. ►Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận cấu thành và là hạt nhân chính trị lãnh đạo của hệ thống chính trị, là đảng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội. Trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và hệ thống chính trị luôn được thể hiện trong các bản Hiến pháp. Điều 4 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) tiếp tục khẳng định: Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa MácLê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. – Nội dung sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội đã được đề ra cụ thể từ Đại hội Đảng lần VI và được tiếp tục khẳng định tại Đại hội Đảng 7, 8, 9, 10 gồm: + Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn định hướng cho sự phát triển của toàn xã hội trong từng thời kỳ phát triển trên tất cả các lĩnh vực. + Đảng vạch ra những phương hướng và nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, củng cố và phát triển hệ thống chính trị, thiết lập hệ thống dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. + Đảng đề ra những quan điểm và chính sách về công tác cán bộ, phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng những Đảng viên ưu tú và những người ngoài Đảng có phẩm chất và năng lực giới thiệu với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội thông qua cơ chế bầu cử, tuyển chọn để bố trí vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị xã hội. + Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình thông qua các Đảng viên và tổ chức Đảng bằng cách giáo dục Đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, qua đó tập hợp giáo dục và động viên quần chúng tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, ủng hộ và tích cực thực hiện đường lối chính sách của Đảng, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước. + Đảng thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng đối với các Đảng viên, tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai lầm, lệch lạc. Đồng thời Đảng tiến hành tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm để không ngừng bổ sung và hoàn thiện các đường lối, chính sách trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực chất sự lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo chính trị mang tính định hướng, tạo điều kiện để Nhà nước và các tổ chức thành viên của hệ thống chính trị có cơ sở để chủ động sáng tạo trong tổ chức và hoạt động bằng những công cụ, phương pháp và biện pháp cụ thể của mình. Câu 9: Tại sao Việt Nam lại xây dựng chế độ một Đảng? Trong thời gian qua, với nhiều những lý lẽ ngụy biện không ít người có quan điểm là xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng đối lập nó giúp cho đất nước phát triển giàu mạnh thêm, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc, nhà nhà có cơm no áo mặc. Lợi dụng một số những sai lầm, yếu kém trong quá trình lãnh đạo xây dựng đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam, một số ít người đòi Đảng Cộng sản từ bỏ vai trò lãnh đạo mình. Một số người vin vào chủ nghĩa Mác cho rằng: mâu thuẫn là động lực của sự phát triển nên tuyên truyền Việt Nam muốn phát triển thì phải đa đảng, khi đó mới có sự cạnh tranh thì Việt Nam mới có thể phát triển… Vậy tại sao Việt Nam lại chọn chế độ “Một Đảng”? Trải qua một bề dày lịch sử đấu tranh lâu dài, khuynh hướng vô sản chính là người thắng lợi cuối cùng, do đó Đảng Cộng Sản chính là lựa chọn sáng suốt để lãnh đạo cách mạng cũng như đất nước VN. Một Đảng có thể giúp chúng ta tập trung sức mạnh dễ dàng đạt được mục đích thắng lợi, thử tưởng tượng khi VN đa Đảng, mỗi Đảng sẽ có một cách giải quyết riêng của mình. Đảng Cộng sản: chủ trương con đường xây dựng xã hội như hiện nay. Các đảng phái theo hướng dân chủ xã hội: áp dụng các mô hình Tây Âu và Bắc Âu. Các đảng phái theo khuynh hướng dân tộc như Quốc Dân đảng: có thể áp dụng các mô hình cổ điển của Đài Loan, Hàn Quốc (độc tài trong đa nguyên). Các đảng phái có khuynh hướng tôn giáo (Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Hòa Hảo) chủ trương tôn giáo tự trị, thậm chí là các vùng tự trị tôn giáo. Các đảng phái của các tộc người thiểu số chủ trương tự trị hoặc độc lập hoàn toàn cho các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Việt Bắc (thậm chí có khi còn chủ trương sát nhập một phần Việt Nam vào nước ngoài)…. Thực tiễn cách mạng cũng là minh chứng chính xác cho chế độ một Đảng ở nước ta. Trong lúc đất nước còn chập chững, còn trong chiến tranh loạn lạc, VN đã từng có rất nhiều Đảng như Đảng Dân Chủ, Đảng Xã Hội. Nhưng là chỉ có Đảng Cộng Sản mới đủ sức dẫn dắt Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ, thoát khỏi số phận bị áp bức bóc lột thành một quốc gia có nền độc lập, tự chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng và nhân dân Việt Nam là sự lựa chọn của lịch sử. Chúng ta không thể lấy lý thuyết và thực tiễn chính trị của các nước châu Âu (Anh, Pháp, Ý, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy…) hay Mỹ để áp dụng cho Việt Nam, bởi vì các nước đó có hoàn cảnh lịch sửxã hội khác xa với Việt Nam. Xét về đặc điểm xã hội, đa số các nước châu Âu đều không phải là các nước đa dân tộc, đa văn hoá, đa tôn giáo, vì vậy các mâu thuẫn xã hội ít phức tạp; xét về mặt lịch sử, hệ thống chính trị đa nguyên ở các nước đó đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm và đã trải qua những thời kỳ sóng gió để đạt được trình độ như ngày nay. Các nước có hoàn cảnh tương tự như Việt Nam (dân số đông, đa dân tộc, đa tôn giáo, cơ cấu xã hội phức tạp, các mâu thuẫn do lịch sử để lại còn căng thẳng) lựa chọn con đường đa nguyên về chính trị chỉ làm cho tình hình chính trị xã hội thêm phức tạp và vì vậy không có điều kiện để tập trung sức lực và trí tuệ phát triển kinh tế và thực hiện các cải cách dân sinh khác. Thực tế sân khấu chính trị của các nước như Philippin, Indonesia, Thái Lan, Pakistan, Myanmar… (và cả ở các nước khác ngoài châu Á, như Chi Lê, Venezuela, Peru, Bolivia v.v…) mấy chục năm vừa qua và đến nay khả năng khủng khoảng như vậy vẫn tiềm ẩn ở các nước trên (vụ đảo chính từng xảy ra ở Philippin là một ví dụ). Và cái chu trình dân chủ > (hỗn loạn) > độc tài (quân sự) > dân chủ >… cứ lặp đi lặp lại… và để đạt đến một trình độ dân chủ kiểu như hiện nay, các nước đó đã mất vài chục năm. Như vậy, nếu Việt Nam lựa chọn con đường đa nguyên ở thời điểm hiện nay thì lấy gì để đảm bảo Việt Nam không lặp lại con đường “dân chủ” mà các nước đó đã đi qua và phải mất mấy chục năm nữa mới có được một chế độ dân chủ kiểu như Thái Lan và để có nó Việt Nam phải trả giá bằng sự bất ổn về mặt xã hội và chậm phát triển về mặt kinh tế xã hội do không ổn định về mặt chính trị như thế nào? Đa nguyên đa Đảng không phải không có ưu điểm, nó có thể giúp mọi người hoàn thiện bản thân mình nhưng lại không đoàn kết, làm cho tình hình chính trị không ổn định, do đó nó không phù hợp với Việt Nam. Đa nguyên, đa đảng sẽ làm cho đất nước ta hỗn loạn, đây cũng chính là tiền đề cơ bản của cái gọi là “diễn biến hòa bình”, “cách mạng màu”, “cách mạng da cam”, “cách mạng đường phố” và “bạo loạn lật đổ” mà các thế lực thù địch với Việt Nam đã thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Trong con đường mà các thế lực thù địch vạch ra để lật đổ CNXH tại Việt Nam là phải thành lập được một tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản ở Việt Nam. Lịch sử quá khứ và tình hình hiện tại ở Philippin, Indonesia, Sri Lanca, Iraq, Pakistan, Thái Lan, Peru, Bolivia, Nam Tư và hàng loạt các nước khác cho thấy khi mà dân trí thấp, khi mà các mâu thuẫn về lịch sử, xã hội, tôn giáo và dân tộc phức tạp, khi mà các nhóm thiểu số đặt lợi ích cục bộ lên trên lợi ích quốc gia, khi mà các thế lực bên ngoài tìm mọi cách can thiệp chia rẽ để trục lợi, có không ít đảng phái lựa chọn các hình thức khác nhau (hợp pháp và phi pháp, bất bạo động và bạo động) để tạo ra sự hỗn lọan, gây sức ép nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của mình. Và lấy cái gì để đảm bảo điều đó không lặp lại ở Việt Nam? Nói tóm lại Đảng Cộng sản Việt Nam – một chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã và đang không ngừng xây dựng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế trong nền chính trị nhất nguyên là sự lựa chọn sáng suốt mà lịch sử đã chứng minh cho dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp cách mạng ở nước ta đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động. Những thành tựu không thể phủ nhận của nền chính trị nhất nguyên đã khẳng định và ngày càng củng cố vững chắc hơn vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, vì vậy với vai trò là một công dân chúng ta phải có nghĩa vụ học tập thật tốt, làm tốt bổn phận của mình và tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Chương 7 Câu 10: Trong quá trình hội nhập và phát triển văn hóa, Việt Nam cần làm gì để hòa nhập mà không hòa tan? Một thực tế đáng buồn đang tồn tại hiện nay là nền văn hóa Việt Nam vô cùng hỗn tạp. Bắt đầu không mấy vui vẻ nhưng cần thiết phải nhìn thẳng vào vấn đề để soi xét. Bước vào hội nhập, Việt Nam có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi từ các nền văn minh trên thế giới để từ đó tiếp thu, tích lũy được những gì là tiên tiến, hiện đại để áp dụng vào trong nước và đưa đất nước phát triển nhưng bên cạnh đó cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức. Hiện nay trào lưu văn hóa từ các nước du nhập vào nước ta khá phổ biến và ít nhều ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục Việt Nam. Mới đây văn hóa Hàn Quốc tràn ngập vào trong nước biểu hiện khá rõ nét: Đầu tiên phải nói đến là ẩm thực Hàn Quốc, Nhật Bản hàng loạt những nhà hàng, quán ăn mang đậm màu sắc ẩm thực xứ sở Kim chi mọc lên “như nấm” trên các con phố của các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Hội và thành phố Hồ Chí Minh, hay kể cả Cần Thơ.. Không chỉ về lĩnh vực ẩm thực mà cả về thời trang, âm nhạc hay cả về cách ứng xử người Việt cũng bị hòa tan rất nhiều. Vậy làm thế nào để Việt Nam có thể hòa nhập mà không hòa tan? Muốn không bị hòa nhập đầu tiên chúng ta phải giữ được bản sắc văn hóa dân tộc của chính mình. Khách du lịch tìm đến thăm Việt Nam không phải chỉ muốn ngắm nhìn danh lam thắng cảnh mà cũng có ý muốn nếm sơn hào hải vị hay ít ra một vài món ăn đặc biệt như “nem” (tức là nem rán ở miền Bắc hay chả giò ở miền Nam) hoặc “phở”. Tà áo dài Việt Nam, tà áo truyền thống của dân tộc chính là một nét văn hóa cần gĩn giữ, hãnh diện, thời thượng nhất mà người dân Việt Nam có được. Từ xưa, chúng ta vốn có lòng hiếu khách đặc biệt, trong xã hội có đủ tôn ti trật tự. Tình thương người, nhứt là đối với người lân cận láng giềng, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ “lá lành đùm là rách” chứ không phải “sống chết mặc bây”. Trong những trường hợp đặc biệt như quan hôn, tang tế thì cả làng xóm đều sẵn sàng giúp đỡ nhau. Người Việt có một nụ cười chào khách rất dễ thương. Nhiều du khách đã nhận thấy và chụp nhiều ảnh nụ cười trên môi những người già, trẻ, bé, lớn. Chúng ta nên giữ đừng cho nụ cười tắt trên môi chúng ta. Đi dự hội thảo, không đến quá trễ, không rời nơi họp quá sớm. Ở nơi công cộng nên có cách cư xử đúng mực, tôn trọng người khác. Tuyên truyền, phổ biến văn hóa hay, phù hợp cho người dân nhớ, lưu giữ và phát huy. Ví dụ Đờn cơ tài tử, chèo tuồng, cải lương, nghệ thuật múa rối nước, hát xẩm, nhã nhạc cung đình Huế… Đều là nền văn hóa đặc sắc cần được tuyên truyền rộng rãi vì lứa tuổi thanh thiếu niên ít có cơ hội tiếp xúc. Xóa bỏ nền văn hóa lạc hậu, cổ hủ, lỗi thời. Ví dụ quan niệm “tại gia tòng phụ xuất giá tòng phu phu tử tòng tử”. Xã hội ngày càng văn minh, nam nữ bình đ

Chương 1 Câu 1: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng CSVN 3/2/1930? M: Chủ Tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, vị lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc Việt Nam. Người đã gắn bó cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng nước nhà, cả cuộc đời vì nước vì dân. Có thể nói ít có ai có tấm lòng yêu nước thương dân vô bờ bến như Người. Đối với sự nghiệp cách mạng nước nhà, Người có công lao vô cùng to lớn và đã đi vào lịch sử dân tộc với những trang sử hào hùng, chói lọi nhất. Ngày 5/6/1911 tại Bến cảng Nhà Rồng chàng thanh niên Nguyễn Aí Quốc lấy tên là Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu cuộc hành trình của mình. Khác với những thanh niên cùng trang lứa đều chọn Nhật Bản làm nơi dừng chân thì Nguyễn Aí Quốc lại hướng tầm nhìn của mình về các nước phương Tây, trong đó có Pháp. Sỡ dĩ Người chọn phương Tây làm nơi đến vì Người muốn tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào để trở về giúp đỡ đồng bào mình, hơn nữa Người cũng muốn biết nước Pháp là một tên đế quốc như thế nào mà lại sang xâm lược nước ta và theo người muốn đánh thắng giặc Pháp xâm lược thì cần phải tìm hiểu rõ về chúng, “ biết địch biết ta trăm trận trăm thắng” T: Trong những năm đầu hoạt động cách mạng cho đến 1930. Nguyễn Aí Quốc đã có vai trò rất lớn đối với sự thành lập của Đảng CSVN. Vai trò đó được thể hiện ở các mặt sau đây: - Khi rời Tổ Quốc. Người đã đi đến rất nhiều nước trên thế giới ở cả Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi nhưng ở đâu Người cũng hòa mình với cuộc sống của những người dân lao động cho nên Người rất thấu hiểu nỗi khổ của họ. Năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp, chọn Pari làm điểm dừng chân hoạt động. Tại đây, hoạt động đầu tiên của Người là đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam được sớm hồi hương trở về với gia đình. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã Hội Pháp, một đảng tiến bộ chủ trương chống lại các chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở các nước thuộc địa. Tháng 6 năm 1919, tại Hội nghị Vecsxai ở Pháp, Nguyễn Aí Quốc gửi tới Hội nghị Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam để tố cáo chính sách của thực dân Pháp và đòi chính phủ Pháp phải thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. - Thứ hai, Nguyễn Aí Quốc là người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam: Tháng 7 năm 1920. Nguyễn Aí Quốc đọc được Bản sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo - cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp. Người vui mừng đến phát khóc lên và muốn nói to lên như đang nói trước đông đảo quần chúng: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” . Nguyễn Aí Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc. Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Vì vậy tháng 12/1920 Người dự Đại hội Tua, tiến hành quốc tế thứ ba và tham gia Đảng CS Pháp. Thứ ba, Nguyễn Aí Quốc là người đã tích cực chuẩn bị tiền đề về chính trị, tư tưởng và tổ chức cách mạng cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam : Sau khi đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc thông qua việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và trở thành người cộng sản, từ 1921 trở đi Nguyễn Aí Quốc vừa hăng say hoạt động cách mạng, vừa học tập nghiên cứu lý luận để bổ sung và hoàn thiện tư tưởng cứu nước của mình, đồng thời tích cực tìm mọi cách để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam nhằm chuẩn bị tiền đề về chính trị, tư tưởng cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam. Thứ Tư, Nguyễn Aí Quốc là người có công lao to lớn trong việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam: Sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản vào nữa sau 1929 ở Việt Nam lúc bấy giờ là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam, nhưng vì cả 3 tổ chức đều hoạt động riêng lẻ, công kích lẫn nhau, tranh giành địa bàn lẫn nhau nên đã gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Vì vậy, yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước để lãnh đạo cách mạng. Đúng vào thời điểm khó khăn phức tạp đó, lãnh tụ Nguyễn Aí Quốc đã xuất hiện như một vị cứu tinh của cách mạng và phong trào cộng sản Việt Nam. Với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản. Nguyễn Aí Quốc có quyền quyết định mọi vấn đề của phong trào cách mạng Đông Dương. Người quyết tâm thống nhất các lực lượng cộng sản ở Việt Nam để thành lập một Đảng cộng sản duy nhất. Thứ năm, Nguyễn Ái Quốc là người soạn thảo Bản Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam “ là đội tiên phong của vô sản giai cấp”. Đảng chủ trương tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Cùng với đó Điều lệ vắn tắt cũng được thông qua. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do lãnh tụ Nguyễn Aí Quốc khởi thảo và thông qua tại Hội nghị đã vạch ra phương hướng phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng XHCN. Đường lối đó là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Những văn kiện đó được xem là cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặt nền móng vững chắc cho con đường cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. K: Như vậy, có thể nói rằng công lao của Nguyễn Aí Quốc đối với cách mạng Việt Nam là rất lớn, nhất là giai đoạn trước năm 1930. Nguyễn Aí Quốc là người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc – con đường cách mạng vô sản; tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta nhằm chuẩn bị mọi mặt về tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam, đặc biệt chính Người đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam để thành lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời xác định đúng đắn đường lối cách mạng, thể hiện trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Người khởi thảo. Đó dược xem là cương lĩnh cách mạng đúng đắn của Đảng có tác dụng chỉ đạo xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nội dung của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: • Phương hướng chiến lược: làm CM tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới XH Cộng Sản. – Cách mạng TS dân quyền là cách gọi của cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân. – Hai nhiệm vụ chính là: Đánh đế quốc (nhiệm vụ dân tộc) và đánh phong kiến (nhiệm vụ dân chủ). – Giải quyết 2 mâu thuẫn: dân tộc với thực dân pháp; nông dân với phong kiến. • Nhiệm vụ: – Chính trị: đánh đổ đế quốc và phong kiến làm cho VN hoàn toàn độc lập, lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông. Trong đó đặt vấn đề đánh đổ để quốc giành lại độc lập dân tộc lên hàng đầu. – Kinh tế: thủ tiêu các thứ quốc trái, tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của tư bản, đế quốc Pháp như công nghiệp, vận tải, ngân hàng giao cho Chính phủ công nông binh quản lý. Tịch thu toàn bộ ruộng đát của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công, chia cho dân cày nghèo, xóa bỏ sưu thuế, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, thi hành luật ngày làm 8 giờ. – Văn hóa – xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền,… phổ thông giáo dục theo công nông hóa. – Lực lượng cách mạng: + Thu phục đông đảo bộ phận dân cày và dựa vào dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến. + Phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền dân cày (công hội – hợp tác xã) không nằm dưới quyền ảnh hưởng của tư bản quốc gia. + Phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông, thanh niên, Tân Việt… để kéo họ về phía cách mạng. + Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rỏ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng hoặc trung lập họ, bộ phận nào ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ. – Lãnh đạo cách mạng: giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng VN, Đảng CSVN là đội tiên phong của giai cấp VS, phải thu phục được đại bộ phận giai cấp mình, lãnh đạo được dân chúng. – Quan hệ quốc tế: CMVN là 1 bộ phận của CM thế giới, phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. Ý nghĩa: – Cương lĩnh chính trị đúng đắn là cơ sở để Đảng lãnh đạo phát triển CMVN. – Giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo CM diễn ra đầu thế kỷ XX. – Tập hợp được sức mạnh toàn dân tộc. – Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. ¬ Mở ra con đường và phương hướng phát triển mới phù hợp với đất nước VN, phù hợp với sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ XH. Chương 2 Câu 2: Phân tích ưu, nhược điểm của Luận Cương tháng 10/1930 so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một tất yếu của lịch sử, là một bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Để xác lập đường lối, chiến lược, sách lược cơ bản của cách mạng Việt Nam và tôn chỉ mục đích, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam, cương lĩnh chính trị đã được vạch ra. Tại hội nghị thành lập Đảng từ ngày 3-7/2/1930 ở Hương Cảng – Trung Quốc, các đại biểu đã nhất trí thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược văn tắt và Chương trình tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta - Cương lĩnh Hồ Chí Minh. Sau đó, tháng 10.1930 cũng tại Hương Cảng - Trung Quốc Ban chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ nhất đã thông qua Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo. Về ưu điểm, Luận Cương tháng 10/1930 có phương hướng cách mạng, phương pháp cách mạng, lãnh đạo cách mạng và quan hệ quốc tế được khẳng định lại và làm sáng tỏ hơn so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên. - Phương hướng cách mạng: Ở Cương lĩnh chính trị là Tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Còn Luận cương tháng 10: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa . - Phương pháp cách mạng: “Bạo lực chứ không cải lương” là phương pháp cách mạng của Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Nó được làm rõ hơn ở Luận Cương tháng 10: Võ trang bạo động để giành chính quyền là một nghệ thuật, “phải tuân theo khuôn phép nhà binh”. - Lãnh đạo cách mạng: Trong Cương lĩnh chính trị giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo, Đảng là đội tiên phong còn Luận Cương tháng 10 cho rằng “Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng”. - Quan hệ quốc tế: Cách mạng VN là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới là nội dung trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, xong ở Luận cương tháng 10 đã có bước tiến lớn hơn với cách mạng VN và cách mạng thế giới “Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới, giai cấp vô sản Đông Dương phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, mật thiết liên lạc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nhắm mở rộng và tăng cường lực lượng cho cuộc đấu tranh cách mạng ở Đông Dương”. Từ đó ta có thể thấy rõ Luận cương tháng 10 đã khẳng định lại cũng như làm sáng tỏ hơn nội dung ở Cương lĩnh chính trị. Về nhược điểm, Luận cương chính trị so với Cương lĩnh chính trị không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu lúc bấy giờ là mâu thuẩn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu, đánh giá không đúng vai trò của tầng lớp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc và chưa thấy được khả năng phân hóa, lôi kéo của một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc. - Mâu thuẫn chính: Luận cương chính trị cho rằng mâu thuẫn trong xã hội chính là mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt giữa một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc, trong khi ở Cương lĩnh chính trị nhận định chính xác mâu thuẫn tồn tại ở Việt Nam bấy giờ là của toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. - Nhiệm vụ: “Đánh đổ phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập” trong Luận cương chính trị. Cương lĩnh chính trị ưu tiên nhiệm vụ chống đế quốc thực dân, xong còn chỉ cụ thể nhiệm vụ các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội. - Lực lượng cách mạng: Luận cương chính trị đánh giá không đúng vai trò của tầng lớp tiểu tư sản, trí thức cũng như địa chủ, chỉ coi giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng lãnh đạo chính. Còn Cương lĩnh chính trị “Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam”. Nguyên nhân của những mặt khác nhau chủ yếu là do Luận cương chính trị chưa tìm ra và nắm vững những đặc điểm của xã hội thuộc địa, nửa phong kiến VN. Ngoài ra do nhận thức một cách giáo điều máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng ở thuộc địa, chịu ảnh hưởng trực tiếp khuynh hướng tả của Quốc tế Cộng sản và một số Đảng Cộng Sản trong thời điểm đó. Tóm lại, Luận cương đã thể hiện là một văn kiện tiếp thu được những quan điểm chủ yếu của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt, xác định được nhiệm vụ nòng cốt của cách mạng. Tuy nhiên, Luận cương cũng có những mặt hạn chế nhất định: Sử dụng một cách dập khuôn máy móc chủ nghĩa Mác-Lênin vào cách mạng Việt Nam, còn quá nhấn mạnh đấu tranh giai cấp. Còn Cương lĩnh chính trị tuy còn sơ lược vắn tắt nhưng nó đã vạch ra phương hương cơ bản của cách mạng nước ta, phát triển từ cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng đắn sáng tạo, nhạy bén chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt Nam, nó phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử. Hai cương lĩnh trên cùng với sự thống nhất về tổ chức có ý nghĩa hết sức to lớn cùng với sự ra đời của Đảng ta, là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta. Chúng là nền tảng cho những văn kiện nhằm xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận, tư tưởng. Chương 3 Câu 3: Hoàn cảnh lịch sử của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945. Đảng ta đã có đường lối như thế nào? Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đầu tiên trên thế giới do giai cấp công nhân lãnh đạo giành được thắng lợi, góp phần cùng Đồng minh dân chủ quốc tế đánh bại chủ nghĩa phát-xít, kết thúc cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, đem lại hòa bình cho toàn thể nhân loại. Cách mạng Tháng Tám còn góp phần tích cực vào phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa, mở đầu cho kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Sau Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta đứng trước bối cảnh vừa có những thuận lợi cơ bản, vừa đứng trước những khó khăn to lớn, hiểm nghèo. Thuận lợi: - Trên thế giới: + Ba dòng thác cách mạng phát triển mạnh mẽ. + Địa vị và uy tín của Liên Xô được nang cao, hệ thống XHCN phát triển, CNĐQ suy yếu. - Trong nước: + Chính quyền về tay nhân dân, người dân làm chủ đất nước, đoàn kết xung quanh Đảng, Bác Hồ. + Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. + Đảng ta từ hoạt động bí mật trở thành Đảng cần quyền, lực lượng vũ trang được tăng cường. Khó khăn: - Trên thế giới: + Liên Xô bị thiệt hạ nặng nề. vừa khôi phục đất nước vừa giúp đỡ các nước khác. + Trung Quốc nội chiến giữa Đảng Cộng Sản và Quốc Dân Đảng. + Mỹ hùng mạnh chi phối hệ thống đế quốc, âm mưa bá chủ thế giới. - Trong nước: + Nạn đói, nạn dốt nặng nề, ngân quỹ quốc gia trống rỗng. Kinh nghiệm quản lý đất nước của cán bộ các cấp non yếu. Nền độc lập của nước ta chưa được quốc gia nào trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. + Với danh nghĩa Đồng minh các nước đế quốc ồ ạt kéo vào chiếm đóng Vn, chống phá chính quyền cách mạng nhằm xóa bỏ nền độc lập và chia cắt nước ta. + Phản động người Việt: Việt Quốc, Việt Cách  Nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng: - Về chỉ đạo chiến lược: Dân tộc giải phóng “Dân tộc là trên hết. Tổ quốc trên hết”. Không phải giành độc lập mà là giữ vững độc lập. - Xác định kẻ thù: “Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược”, “lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược”. - Về phương hướng, nhiệm vụ: “Củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân”. Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu “Hoa – Việt thân thiện” với Tưởng Giới Thạch, “Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” với Pháp. Đường lối của Đảng trong giai đoạn này rấ gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao và đã giành được những kết quả to lớn. - Về chính trị - xã hội: Xây dựng nền móng cho một chế độ xã hội mới. - Về kinh tế, văn hóa: Phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, xây dựng ngân quỹ quốc gia. 1946 Giấy bạc cụ Hồ được phát hành, xóa bỏ nhiều tệ nạn xã hội và tập tục lạc hậu. - Về bảo vệ chính quyền cách mạng: Kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào Nam tiến chi viện Nam Bộ, năn không cho quân Pháp đánh ra Trung Bộ. Ở miền Bắc lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù hòa với Tưởng va tay sai giữ vững chính quyền, tập trung lực lượng chống Pháp ở Miền Nam. Sau đó hòa với Pháp đuổi Tưởng về nước. Ngoài ra Đảng còn phát động nhiều chương trình cứu đói. Biện pháp trước mắt là tuần lễ vàng, ngày đồng tâm, hũ gạo cứu đói… Biến pháp lâu dài là chia ruộng đất cho người dân, tăng gia sản xuất, tấc đất tấc vàng Để giúp người dân xóa nạn mù chữ Đảng cũng đề ra “Bình dân học vụ”. Ý nghĩa: Với những chiến lược đúng đắn Đảng ta đã làm thất bại âm mưu của các nước Đế quốc, bảo vệ nền độc lập của đất nước, giữ vững chính quyền cách mạng; xây dựng nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới, chuẩn bị những điều kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến toàn quốc sau đó. Câu 4: Hoàn cảnh lịch sử của nước ta trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1964). Đường lối kháng chiến giai đoạn mới Bối cảnh nước ta sau tháng 7/1954 - Thuận lợi: + Ba dòng thác cách mạng ngày càng lớn mạnh. + Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng làm căn cứ vững chắc cho cả nước, thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn sau 9 năm kháng chiến, có ý chí độc lập thống nhất tổ quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam. - Khó khăn: + Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu làm bá chủ thế giới. + Sự bất đồng trong hệ thống XHCN. Nhất là Liên Xô và Trung Quốc. + Đất nước ta chia làm hai miền, kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu. Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. + Một Đảng lãnh đạo hai cuộc cách mạng khác nhau ở hai miền đất nước có chế độ chính trị khác nhau là đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau tháng 7/1954. Nội dung của Đường lối kháng chiến chống Mỹ của nước ta lúc bấy giờ Tháng 9/1954 Bộ chính trị ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của tình hình trong lúc cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, nước nhà tạm thời chia làm hai miền. Tại Hội nghị lần thứ bảy (tháng 3/1955) và lần thứ tám (tháng 8/1955) Trương ương Đảng nhận định: Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam. Tháng 1/1959 Hội nghị Trung ương lần thứ 15 ra nghị quyết về cách mạng Miền Nam gồm hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng XHCN ở Miền Bắc và cách mạng DTDC nhân dân ở Miền Nam. Hội nghị Trung ương lần thứ 15 đã mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên và thể hiện rõ bản lĩnh độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng trong những năm tháng khó khăn của cm. Đại hội lần thứ III của Đảng họp tại Hà Nội từ 5-10/9/1960 đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng VN trong giai đoạn mới, cụ thể là: - Mục tiêu chung: Thống nhất nước nhà. - Nhiệm vụ chiến lược: Tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà. - Mối quan hệ của cách mạng hai miền: quan hệ chặt chẽ, Miền Bắc là hậu phương lớn, miền Nam là tiền tuyến lớn. - Con đường thống nhất đất nước: kiên trì con đường hòa bình, sẵn sàng vũ trang đối phó mọi tình thế. - Triển vọng của cm VN: Thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về nhân dân ta, Nam Bắc nhất định sum họp một nhà. Ý nghĩa đường lối: Tài liệu trang 104. Câu 5: Hoàn cảnh lịch sử của nước ta trong kháng chiến chống Mỹ (1965 – 1975). Đường lối kháng chiến chống Mỹ. Từ đầu 1965 để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn và sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Mỹ đưa quân ào ạt vào miền Nam đồng thời dùng không quân, hải quân tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Đảng ta đã quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ trên phạm vi toàn quốc. - Thuận lợi: + Cách mạng thế giới đang ở thế tiến công. + Miền bắc đạt được những thành tựu từ kế hoạch 5 năm, là hậu phương vững chắc cho miền Nam. + Miền Nam vượt qua những khó khăn và có bước phát triển mới. - Khó khăn: + Sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc ngày càng gay gắt không có lợi cho cách mạng VN. + Mỹ ồ ạt đưa quân làm tăng cường sự tương quan lực lượng. Trước hành động gây “chiến tranh cục bộ” ở Miền Nam và chiến tranh phá hoại ở Miền Bắc, Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3/1965) và lần thứ 12 (tháng 12/1965) đã đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên cả nước: - Phương châm chỉ đạo chiến lược: Đẩy mạnh chiến tranh nhân dân chống chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam, phát động chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại ở Miền Bắc, thực hiện kháng chiến lâu dài dựa vào sức mình là chính. Tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam. - Tư tưởng chỉ đạo và đấu tranh ở miền Nam: Giữ vững thế tiến công “tiếp tục kiên trì phương châm đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, triệt để vận dụng ba mũi giáp công” (Chính trị, quân sự và binh vận -> Vận động binh lính trong đội ngủ kẻ thù). Đánh địch trên cả ba vùng chiến lực. Đấu tranh quân sự giữ một vị trí ngày càng quan trọng. - Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kt và quốc phòng. Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc Miền Bắc XHCN, động viên sức người sức của cao nhất chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, tích cực đề phòng trong trường hợp Mỹ mở rộng “Chiến tranh cục bộ” ra cả nước, - Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền: miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ cả nước. Phải đánh bại cuộc đấu tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Ra sức tăng cường lực lượng miền Bắc bảo đảm chi viện đắc lực cho miền Nam theo khẩu hiệu “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. => Đường lối kháng chiến chống Mỹ đã thể hiện quyết tâm chống Mỹ của nước ta, thể hiện sức mạnh của tiến công, tinh thần độc lập tự chủ của dân tộc, nắm vững tư tưởng và có phương châm chiến lược đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, nhờ đó cuộc kháng chiến cuối cùng giành thắng lợi vẻ vang. Chương 4 Câu 6: Quá trình bổ sung và phát triển nhận thức của Đảng ta về Công Nghiệp Hóa giai đoạn đổi mới Lịch sử công nghiệp hóa thế giới cho đến nay đã trải qua hơn 200 năm, kể từ cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ thứ XVIII ở nước Anh. Cuộc cách mạng công nghiệp này sau đó nhanh chóng lan rộng sang các nước Tây Âu và các nước khác như một trào lưu phát triển mới của thế giới. Khi đó, theo cách hiểu đơn giản, công nghiệp hóa đơn thuần chỉ là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc, nhằm [...]... nó không phù hợp với Việt Nam Đa nguyên, đa đảng sẽ làm cho đất nước ta hỗn loạn, đây cũng chính là tiền đề cơ bản của cái gọi là “diễn biến hòa bình”, cách mạng màu”, cách mạng da cam”, cách mạng đường phố” và “bạo loạn lật đổ” mà các thế lực thù địch với Việt Nam đã thực hiện ở nhiều nước trên thế giới Trong con đường mà các thế lực thù địch vạch ra để lật đổ CNXH tại Việt Nam là phải thành lập... các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Việt Bắc (thậm chí có khi còn chủ trương sát nhập một phần Việt Nam vào nước ngoài)… - Thực tiễn cách mạng cũng là minh chứng chính xác cho chế độ một Đảng ở nước ta Trong lúc đất nước còn chập chững, còn trong chiến tranh loạn lạc, VN đã từng có rất nhiều Đảng như Đảng Dân Chủ, Đảng Xã Hội Nhưng là chỉ có Đảng Cộng Sản mới đủ sức dẫn dắt Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ, thoát... là người thắng lợi cuối cùng, do đó Đảng Cộng Sản chính là lựa chọn sáng suốt để lãnh đạo cách mạng cũng như đất nước VN - Một Đảng có thể giúp chúng ta tập trung sức mạnh dễ dàng đạt được mục đích thắng lợi, thử tưởng tượng khi VN đa Đảng, mỗi Đảng sẽ có một cách giải quyết riêng của mình * Đảng Cộng sản: chủ trương con đường xây dựng xã hội như hiện nay * Các đảng phái theo hướng dân chủ xã hội:... một quốc gia có nền độc lập, tự chủ Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng và nhân dân Việt Nam là sự lựa chọn của lịch sử - Chúng ta không thể lấy lý thuyết và thực tiễn chính trị của các nước châu Âu (Anh, Pháp, Ý, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy…) hay Mỹ để áp dụng cho Việt Nam, bởi vì các nước đó có hoàn cảnh lịch sử-xã hội khác xa với Việt Nam Xét về đặc điểm xã hội, đa số các... cách can thiệp chia rẽ để trục lợi, có không ít đảng phái lựa chọn các hình thức khác nhau (hợp pháp và phi pháp, bất bạo động và bạo động) để tạo ra sự hỗn lọan, gây sức ép nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của mình Và lấy cái gì để đảm bảo điều đó không lặp lại ở Việt Nam? Nói tóm lại Đảng Cộng sản Việt Nam – một chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã và đang không ngừng xây dựng và phát... một số ít người đòi Đảng Cộng sản từ bỏ vai trò lãnh đạo mình Một số người vin vào chủ nghĩa Mác cho rằng: mâu thuẫn là động lực của sự phát triển nên tuyên truyền Việt Nam muốn phát triển thì phải đa đảng, khi đó mới có sự cạnh tranh thì Việt Nam mới có thể phát triển… Vậy tại sao Việt Nam lại chọn chế độ “Một Đảng ? - Trải qua một bề dày lịch sử đấu tranh lâu dài, khuynh hướng vô sản chính là người... trương xây dựng hệ thống chính trị Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân (giai đoạn 1945 – 1954) Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời đánh dấu sự hình thành ở nước ta một hệ thống chính trị cách mạng với các đặc trưng sau đây: - Có nhiệm vụ thực hiện đường lối cách mạng “Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xoá bỏ những... yếu của hệ thống chính trị dân chủ nhân dân là nền sản xuất tư nhân hàng hoá nhỏ, phân tán, tự cấp, tự túc; bị kinh tế thực dân và chiến tranh kìm hãm, chưa có viện trợ – Đã xuất hiện (ở một mức độ nhất định) sự giám sát của xã hội dân sự đối với Nhà nước và Đảng; sự phản biện giữa hai đảng khác (Đảng Dân chủ và Đảng xã hội) đối với Đảng Cộng sản Việt Nam Nhờ đó đã giảm thiểu rõ rệt các tệ nạn thường... lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị - Nhận thức mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền trong hệ thống chính trị Mục tiêu, quan điểm: Tài liệu/ 181 ►Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận cấu thành và là hạt nhân chính trị lãnh đạo của hệ thống chính trị, là đảng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội Trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, vị trí,... chức Đảng bằng cách giáo dục Đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, qua đó tập hợp giáo dục và động viên quần chúng tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, ủng hộ và tích cực thực hiện đường lối chính sách của Đảng, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước + Đảng thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng . Bắc nhất định sum họp một nhà. Ý nghĩa đường lối: Tài liệu trang 104. Câu 5: Hoàn cảnh lịch sử của nước ta trong kháng chiến chống Mỹ (1965 – 1975). Đường lối kháng chiến chống Mỹ. Từ đầu 1965. cực thực hiện đường lối chính sách của Đảng, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước. + Đảng thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, chính. hội, nhân dân tin tưởng ở đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước ta ngày càng tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã

Ngày đăng: 28/07/2015, 13:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan