TRƯỜNG THPT VÂN CANH Bình Định ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2013 2014 MÔN VĂN

12 914 1
TRƯỜNG THPT VÂN CANH Bình Định  ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2013 2014 MÔN VĂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT VÂN CANH KHUNG MA TRẬN ĐỀ - ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2014 (01) LỚP 12 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN - MÔN : NGỮ VĂN Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Đọc hiểu Bài thơ Sóng -Xuân Quỳnh Xác định được chủ đề của đoạn thơ trong bài thơ Sóng. Nhận diện đúng các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và cảm nhận cái hay trong đoạn thơ đó. Có cái nhìn bao quát về thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, nhất là những bài thơ viết về tình yêu đôi lứa. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 5% 1 0,5 5% 3 3,0 30% 1 1,0 10% 6 5,0 50% Làm văn (Hs chọn một trong hai câu) - Biết vận dụng những kiến thức đã học để làm tốt bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, từ khâu phân tích đề, lập dàn ý, xác định được hiện tượng đời sống cần bàn bạc , nhận xét, đánh giá và biết huy động các kiến thức, những trải nghiệm của bản thân, các thao tác nghị luận và các phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận xã hội có hiệu quả. - Nắm vững và biết vận dụng những kiến thức về truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành để làm tốt bài văn nghị luận phân tích một đoạn trích văn xuôi, từ khâu phân tích đề, lập dàn ý, viết thành bài văn hoàn chỉnh. - Trọng tâm là phân tích được những giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Qua bút pháp hiện thực và lãng mạn, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp ngạo nghễ, hào hùng của thiên nhiên Tây Nguyên trong mưa bom bão đạn của kẻ thù. Số câu Số điểm 1 5,0 1 5,0 1 5,0 Tỉ lệ % 50% 50% 50% Tổng số câu T.số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 5% 1 0,5 5% 3 8,0 80% 2 6,0 60% 7 10,0 100% SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014 (01) TRƯỜNG THPT VÂN CANH MÔN : NGỮ VĂN – LỚP : 12 (Cơ bản) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Phần I – Đọc hiểu (5 điểm) Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi sau: "Con sóng dưới lòng sâu, Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được". Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả của bài thơ đó là ai? (0,5 điểm) Câu 2: Nêu chủ đề của đoạn thơ? (0,5 điểm) Câu 3: Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên? (1,0 điểm) Câu 4: Theo anh/chị, đoạn thơ hấp dẫn người đọc ở hình ảnh nào? Vì sao? (1,0 điểm) Câu 5: Đoạn thơ trên miêu tả những đối tượng nào? (1,0 điểm) Câu 6: Hãy kể tên những bài thơ về đề tài tình yêu trong thơ ca giai đoạn 1945 – 1975 mà anh/chị biết. (1,0 điểm) Phần II – Viết (5 điểm): HS chọn 1 trong 2 câu sau để làm bài: Câu 1: Tháng ba và tháng tư vừa qua nhiều sự kiện xảy ra như vụ biến mất của máy bay MH 370 (Malaysia), vụ chìm phà (Hàn Quốc) hay gần đây qua năm ngày nghỉ lễ đã có 117 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông. Hàng trăm người thiệt mạng vì các sự cố tai nạn vừa qua. Từ những sự việc, con số trên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình. Câu 2: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn văn sau: “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng ” (Trích “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành) Hết GV: Hà Huyền Hoài Hà SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI THỬ TN THPT NĂM 2014 (01) TRƯỜNG THPT VÂN CANH MÔN : NGỮ VĂN – LỚP : 12 (Cơ bản) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Đáp án Điểm I. Đọc hiểu Đọc đoạn thơ và trả lời các hỏi: 5,00 Câu 1 Sóng – Xuân Quỳnh 0,50 Câu 2 Nỗi nhớ da diết, cháy bỏng, khôn nguôi của người con gái trong chiến tranh… 0,50 Câu 3 Hs xác định được 4 phép tu từ nào trong đoạn thơ mà đúng vẫn đạt điểm tối đa (ẩn dụ, nhân hoá, điệp, đối, …) 1,00 Câu 4 Sóng nhớ bờ - hình ảnh gợi cảm, đẹp đẽ - tình yêu mãnh liệt của người con gái… 1,00 Câu 5 Con sóng thiên nhiên – con sóng tâm hồn 1,00 Câu 6 Hs nêu đúng tên 4 bài thơ viết về đề tài tình yêu trong thơ ca 1945-1975 sẽ đạt 1,00 điểm tối đa (Núi đôi, Quê hương, Màu tím hoa sim, Hương thầm, …) II. Viết (Hs chọn 1 trong 2 câu) 5,00 Câu 1 Tháng ba và tháng tư vừa qua nhiều sự kiện xảy ra như vụ biến mất của máy bay MH 370 (Malaysia), vụ chìm phà (Hàn Quốc) hay gần đây qua năm ngày nghỉ lễ đã có 117 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông. Hàng trăm người thiệt mạng vì các sự cố tai nạn vừa qua. Từ những sự việc, con số trên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình. a.Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. * Lưu ý: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách miễn sao đáp ứng đúng yêu cầu đề ra. b.Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết của học sinh về vấn đề “tai nạn giao thông” hiện nay ở thế giới và Việt Nam cả đường hàng không, đường biển, đường bộ, học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau miễn đáp ứng các ý sau: - Nêu vấn đề cần nghị luận : “tai nạn giao thông” hiện nay. 1,00 - Hs lần lượt trình bày các ý sau: + Thực trạng giao thông hiện nay ở Việt Nam và thế giới. + Nêu một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng đau lòng đó. + Hậu quả của tai nạn giao thông. + Đưa ra các giải pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông. 0,50 0,50 1,00 1,00 - Hs rút ra bài học cho bản thân (chấp hành đúng luật giao thông, tuyên truyền, …) 1,00 Câu 2 Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn văn sau: “Trong rừng …” 5,00 a.Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận văn học về một đoạn trích văn xuôi. * Lưu ý: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách miễn sao đáp ứng đúng yêu cầu đề ra. b.Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết của học sinh về truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hình tượng cây xà nu, rừng xà nu trong đoạn trích “Trong rừng … cho làng… ” 1,00 Học sinh lần lượt phân tích các giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: - Về nội dung: + Rừng xà nu tiêu biểu cho vẻ đẹp của núi rừng Tây Nguyên (qua dáng vóc, hình khối, hương thơm, ), là đối tượng của sự hủy diệt, tàn phá của kẻ thù, … + Rừng xà nu là biểu tượng cho nỗi đau thương, mất mát của người dân Tây Nguyên trong chiến tranh ,mang sức sống mãnh liệt tượng trưng cho tinh thần kiên cường bất khuất của con người Tây Nguyên. - Về nghệ thuật: + Các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, … + Lời văn giàu sức tạo hình, giàu nhạc điệu, … + Sự hài hòa về màu sắc, đường nét, hình khối trong bút pháp miêu tả hình tượng góp phần làm cho đoạn văn mang âm hưởng sử thi. 1,00 1,00 1,00 - Đánh giá nghệ thuật xây dựng hình tượng rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành (bút pháp hiện thực, lãng mạn, sử thi,…) - Hình tượng rừng xà nu nổi bật trong đoạn trích và xuyên suốt tác phẩm, tạo nên một không gian nghệ thuật đặc sắc, vừa bi tráng, vừa giàu chất thơ - Đoạn trích tiêu biểu cho phong cách văn xuôi Nguyễn Trung Thành. 1,00 * Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được những yêu cầu kỹ năng và kiến thức nêu trên, có cảm xúc chân thành, không sáo rỗng hoặc chép bài văn mẫu. Hết SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT VÂN CANH KHUNG MA TRẬN ĐỀ - ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2014 (02) LỚP 12 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN - MÔN : NGỮ VĂN Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Đọc hiểu văn học Tóm tắt được một tác phẩm văn xuôi nước ngoài truyện ngắn “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê. Nêu được ý nghĩa nhan đề “Ông già và biển cả”. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 2,0 20% 1 2,0 20% Làm văn - Biết vận dụng những kiến thức về cách thức triển khai của bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý để phân tích đề, lập dàn ý, nhận diện tư tưởng đạo lý cần bàn bạc – danh dự, nhận xét, đánh giá và biết huy động các kiến thức, những trải nghiệm của bản thân, các thao tác nghị luận và các phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận xã hội có hiệu quả. - Nắm vững và biết vận dụng những kiến thức về truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài để làm tốt bài văn nghị luận phân tích nhân vật văn học, từ khâu phân tích đề, lập dàn ý, viết thành bài văn hoàn chỉnh. - Trọng tâm là phân tích được những đặc điểm, tính cách, tâm hồn, của nhân vật A Sử đại diện cho giai cấp thống trị miền núi Tây Bắc trong xã hội cũ. Thấy được bút pháp xây dựng nhân vật đặc sắc, độc đáo của Tô Hoài. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 3,0 30% 1 5,0 50% 2 8,0 80% Tổng số câu T.số điểm Tỉ lệ % 1 2,0 20% 2 8,0 80% 3 10 100% SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014 (02) TRƯỜNG THPT VÂN CANH MÔN : NGỮ VĂN – LỚP : 12 (Cơ bản) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (2,0 điểm) Tóm tắt truyện ngắn “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê và nêu ý nghĩa nhan đề ? Câu 2. (3,0 điểm) Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn khoảng 400 từ bàn về câu nói của liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm: “Danh dự là viên ngọc vô giá, đừng để ai chà đạp lên nó dù người đó có là ai, dù họ có quyền lực đến mức nào đi chăng nữa” . ( Trích “Nhật kí Đặng Thùy Trâm”) Câu 3. (5,0 điểm) Phân tích nhân vật A Sử trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Hết SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI THỬ TN THPT NĂM 2014 (02) TRƯỜNG THPT VÂN CANH MÔN : NGỮ VĂN – LỚP : 12 (Cơ bản) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Đáp án Điểm Câu 1 Tóm tắt truyện ngắn “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê và nêu ý nghĩa nhan đề ? 2,00 Trên cơ sở hiểu biết của học sinh về truyện ngắn “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê, học sinh có thể tóm tắt nhiều cách khác nhau miễn đảm bảo các ý sau: - Tóm tắt truyện ngắn “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê: Suốt tám mươi tư ngày liền, ông già Xan-ti-a-gô không kiếm được con cá nào. Mọi người dân trong làng chài ấy xem lão đã “đi đứt” vì gặp vận rủi. Vào ngày thứ tám mươi lăm, ông lão chèo thuyền ra khơi trước khi trời sáng. Lần này lão đi thật xa. Thế rồi, một con cá lớn tính khí kì quặc mắc mồi. Đây là một con cá kiếm khổng lồ mà ông hằng mong ước. Khi mặt trời mọc vào ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Sau cuộc vật lộn cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm, Xan-ti-a gô giết được con cá. Con cá dài hơn chiếc thuyền của lão. Lão nghĩ nó sẽ mang lại vận may cho mình. Nhưng lúc ông già quay vào bờ, từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo rỉa thịt con cá kiếm. Ông lão phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập. Khi ông già mệt rã rời quay vào bờ thì con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương. - ÝnPghĩa nhan đề: + Phần nổi: miêu tả cuộc săn bắt có một không hai. + Phần chìm: Ông lão là hình ảnh người lao động có khát vọng đẹp. Biển cả là khung cảnh kì vĩ tương ứng với môi trường hoạt động sáng tạo của con người. 1,00 1,00 Con cá kiếm không chỉ là con mồi mà còn là biểu tượng cho ước mơ, lí tưởng của con người. Cuộc đi câu là hành trình theo đuổi một khát vọng to lớn vượt ra ngoài giới hạn của con người. * Lưu ý: Học sinh phải viết thành đoạn văn hoàn chỉnh, diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi thông thường về diễn đạt. Câu 2 Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn khoảng 400 từ bàn về câu nói của liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm: “Danh dự là viên ngọc vô giá, đừng để ai chà đạp lên nó dù người đó có là ai, dù họ có quyền lực đến mức nào đi chăng nữa” . ( Trích “Nhật kí Đặng Thùy Trâm”) 3,00 a.Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý. * Lưu ý: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách miễn sao đáp ứng đúng yêu cầu đề ra. b.Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết của học sinh về vấn đề “danh dự” hiện nay, học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau miễn đáp ứng các ý sau: - Nêu vấn đề cần nghị luận “danh dự” hiện nay. 0,50 - Giải thích ngắn ngọn câu nói : + Danh dự là tiếng tăm tốt của một người là hình ảnh một người trong con mắt của những người khác, là yếu tố để đánh giá nhân cách một con người. + “Viên ngọc quý” đây là cách diễn đạt thể hiện sự quan trọng, quý giá của danh dự. + “Đừng để ai chà đạp lên …” là lời khuyên, lời nhắc nhở cần phải giữ gìn, bảo vệ danh dự với thái độ kiên quyết. - Chứng minh, bình luận : + Mỗi người cần có ý thức phấn đấu để hoàn thiện bản thân, muốn vậy phải biết coi trọng danh dự. Tác giả của những lời này, liệt sĩ -bác sĩ Đặng Thùy Trâm chính là tấm gương của sự coi trọng danh dự. (dc) + Danh dự của một người chủ yếu là do người đó tạo nên. Đó là kết quả của sự tạo dựng cũng như gìn giữ. Bởi vậy cần có ý thức sâu sắc về việc giữ gìn bảo vệ, không để người khác xúc phạm. (dc) 0,50 0,75 0,75 - Nêu ý nghĩa, bài học nhận thức và hành động: + Câu nói của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm hàm chứa một triết lí sống, thể hiện một quan niệm sống đẹp của tất cả mọi người nói chung, đặc biệt là thế hệ trẻ nói chung : biết coi trọng danh dự - đó cũng chính là nhân cách của mỗi người. + Cần phải biết không ngừng học tập, tu dưỡng cả về nhận thức, hành động , biết tôn trọng mình, tôn trọng mọi người – đó cũng chính là cách sống có ý nghĩa , bảo toàn được danh dự chung và riêng. 0,50 * Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được những yêu cầu kỹ năng và kiến thức nêu trên, có cảm xúc chân thành, không sáo rỗng hoặc chép bài văn mẫu. Câu 3 Phân tích nhân vật A Sử trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. 5,00 a.Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận văn học – Nghị luận về một tác phẩm văn xuôi – Phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi. * Lưu ý: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau miễn sao đáp ứng đúng các yêu cầu đề ra. b.Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết của học sinh về truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: nhân vật A Sử truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. 0,50 Học sinh lần lượt phân tích các đặc điểm của nhân vật A Sử: - Lai lịch A Sử – con trai Pá Tra – giàu, ác nhất Hồng Ngài. - Những nét tính cách tiêu biểu của A Sử: + Độc ác, háo sắc: (Tô Hoài cho A Sử xuất hiện – bóng đêm – bàn tay – chân dung của một kẻ cướp. kẻ lừa đảo – lừa bắt Mị - vùi dập Mị làm tan vỡ tình yêu đẹp, …) ( Ác với Mị – người vợ hờ - nô lệ - bàn tay trói vợ …) (Vùi dập biết bao cô gái Mèo ở Hồng Ngài) + Tự cao, hống hách, thủ đoạn: (Với bố Mị, xấc xược – chủ nợ - con nợ chứ không phải quan hệ bố vợ - con rể) (Với dân làng – phá cuộc vui, ném đá vào nhà dân, …) (A Sử, kẻ phạm tội = quan xử kiện – con trời) (Cũng giống như cha hắn, A Sử dùng cường quyền, thần quyền để hà hiếp, bóc lột dân lành, biến họ thành nô lệ, hủy diệt khát vọng sống … của họ) 1,00 1,50 1,50 - Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật A Sử của nhà văn Tô Hoài (nhân vật phản diện, hành động độc đáo, đặc sắc …) - Liên hệ bản thân – nhận thức về tội ác của giai cấp thống trị miền núi Tây Bắc, thấy được tính ưu việt của xã hội ta. 0,50 [...]...* Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được những yêu cầu kỹ năng và kiến thức nêu trên, có cảm xúc chân thành, không sáo rỗng hoặc chép bài văn mẫu Hết Vân Canh, ngày 08/05 /2014 Giáo viên : Hà Huyền Hoài Hà . SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT VÂN CANH KHUNG MA TRẬN ĐỀ - ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2014 (01) LỚP 12 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN - MÔN : NGỮ VĂN Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng. 1 0,5 5% 3 8,0 80% 2 6,0 60% 7 10,0 100% SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2014 (01) TRƯỜNG THPT VÂN CANH MÔN : NGỮ VĂN – LỚP : 12 (Cơ bản) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài:. Hết SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT VÂN CANH KHUNG MA TRẬN ĐỀ - ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2014 (02) LỚP 12 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN - MÔN : NGỮ VĂN Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

Ngày đăng: 28/07/2015, 11:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan