TRƯỜNG THPT BÌNH DƯƠNG Bình Định ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2013 2014 MÔN VĂN ĐỀ SỐ 2

5 771 0
TRƯỜNG THPT BÌNH DƯƠNG Bình Định  ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2013 2014 MÔN VĂN ĐỀ SỐ 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP (Số 2) TRƯỜNG THPT BÌNH DƯƠNG NĂM HỌC: 2013 – 2014 MÔN NGỮ VĂN . LỚP 12 ( BAN CƠ BẢN) Thời gian làm bài 120 phút ( không kể thời gian phát đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12. Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. Các câu h[i tự luận chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và tạo lập văn bản theo các thao tác và phương thức biểu đạt đ] học. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức : Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận trong thời gian 120 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1: Đọc hiểu văn học Nắm bắt những yêu cầu cơ bản khi đọc hiểu đoạn văn, đoạn thơ Xác định đúng những nét chính nội dung trong văn bản. Chú ý các hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật và các lỗi sai trong văn bản Xác định các biện pháp pháp tu từ, đặt nhan đề cho văn bản Sữa lại văn bản cho chuẩn xác; Nêu tác dụng các biện pháp tu từ sử dụng trong văn bản. Số câu Số điểm, tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm: 1 Số câu: 2 Số điểm: 1 Số câu: 2 Số điểm: 1 Số câu: 6 Số điểm= 30% Chủ đề 2: Nghị luận x] hội Nhận biết được một hiện tượng đời sống Hiểu được nội dung biểu hiện của một hiện tượng đời sống Vận dụng những kiến thức về đời sống, kết hợp các thao tác NL và phương thức biểu đạt, biết cách biết cách làm làm bài nghị luận xă hội về một hiện tượng đời sống Số câu Số điểm, tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 3 Số câu: 1 Số điểm= 30% Chủ đề 3: Nghị luận văn học Nhận biết được cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm. Hiểu được những nét tính cách và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn. Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác NL và phương thức biểu đạt, biết cách biết cách phân tích, cảm nhận nhân vật phân tích, cảm nhận nhân vật trong truyện ngắn. trong truyện ngắn. Số câu Số điểm, tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 4 Số câu: 1 Số điểm=40% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP (số 2) TRƯỜNG THPT BÌNH DƯƠNG NĂM HỌC: 2013 – 2014 MÔN NGỮ VĂN . LỚP 12 ( BAN CƠ BẢN) Thời gian làm bài 120 phút ( không kể thời gian phát đề) Đề này có 01 trang PHẦN I: ĐỌC HIỂU( 3 điểm) Câu 1: (1.5 điểm) Chỉ ra chỗ sai trong văn bản sau và sửa lại cho đúng. Nội dung của văn bản này nói về điều gì ? H]y đặt tên cho văn bản. Những chùm phượng đỏ rực đã nở trên những chùm cây. Thế là mùa hè đã đến! Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng. Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch. Mùa hè là khoảng thời gian nóng nực nhưng cây cối lại thi nhau khoe sắc, kết trái thơm ngon. Mùa hè cũng là mùa lá rụng. Mùa hè cũng là khoảng thời gian lũ học trò được nghỉ ngơi sau một năm căng thẳng, mệt mỏi. Nhưng mùa hè với học trò cuối cấp thật buồn đến lạ. Tuổi học trò của chúng tôi sẽ mãi mãi chỉ còn là kỷ niệm. Mai này áo trắng, tuổi thơ và những kỷ niệm sẽ chỉ còn trong ký ức mang theo suốt cả cuộc đời. Câu 2: ( 1. 5 điểm) Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của các biện pháp đó trong đoạn thơ sau: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm bông hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” ( Viếng lăng Bác – Viễn Phương) PHẦN II: VIẾT( 7 điểm) Câu 1: ( 3 điểm) Anh, chị h]y đọc lời tâm sự của “ Chàng H’ Mông đi lạc sang Pakistan và lòng tự trọng của người Việt” sau và từ đó viết một bài văn nghị luận khoảng 400 từ trình bày suy nghĩ mình về lòng tự trọng của con người trong cuộc sống. “Tôi là Vừ Già Pó, tôi ở Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Bây giờ tôi chỉ đi lao động Trung Quốc, tôi không phải là người xấu, người buôn bán hay trộm cắp, tôi bị bộ đội (Pakistan) bắt tôi về giam được 3 tháng. Bây giờ mong nước bạn đưa tôi về biên giới Việt Nam để tôi trở về nuôi con cái và gia đình. Gia đình tôi gồm: vợ tôi là Ly Thị Lía - xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, con gái cả là Vừ Thị Chúa cũng ở xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, con thứ hai là Vừ Thị Hờ, con thứ ba là Vừ Mí Súa, con thứ tư là Vừ Mí Chả và con thứ năm là Vừ Mí Vư là các con trai. Cả nhà tôi ở Khâu Vai còn 6 mẹ con, mong cơ quan chức năng đưa tôi về biên giới Việt Nam để chăm sóc vợ con tôi. Tôi không phải là người Trung Quốc, tôi mong cơ quan chức năng đưa tôi về Việt Nam, cơ quan chức năng hết bao nhiêu tiền tôi sẽ trả. Nay tôi nghèo tôi mới đi làm thuê, tôi không phải là người xấu, hay trộm cắp. Tôi là Vừ Già Pó - xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Vì ông Vư với ông Phình đưa tôi đi làm thuê chứ không phải tôi đi trộm cắp, nay tôi xin hãy đưa tôi về. Hết bao nhiêu tiền tôi sẽ trả song tôi phải về Việt Nam, tôi không phải là người Trung Quốc. Tôi xin cán bộ đưa tôi về Việt Nam để chăm sóc vợ con và gia đình. Xin hãy đừng làm gì tôi để tôi được trở về nước”. ( Bài viết của Khê Đồng đăng trên chuyên mục “ Đời sống” của trang www.baodatviet.vn, số ra Thứ Năm, ngày 3/4/2014) Câu 2: ( 4 điểm) Cảm nhận của anh, chị về nhân vật Việt trong tác phẩm “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Đáp án Điểm Phần I 3,0 Câu 1: a. Lỗi sai: + Dùng từ không đúng nghĩa: “Những chùm phượng đ[ rực đ] nở trên những chùm cây”. Thay chữ “chùm cây” bằng “vòm cây”. + “Mùa hè cũng là mùa lá rụng”. Câu này sai logic nên có thể b[ không sử dụng. b. Nội dung văn bản: nói về mùa hè và cảm xúc của học trò cuối cấp. c. Đặt tên cho văn bản: “Hè về” ; hoặc “Mùa hạ cuối” hoặc “Mùa hè trong tôi”… Câu 2: - Các biện pháp nghệ thuật: Động từ mạnh “thương trào”; Điệp ngữ “Muốn làm” 3 lần; ẩn dụ; liệt kê. (0.5 điểm) - Tác dụng: ( 1.0 điểm) + Sự lưu luyến của nhà thơ khi phải chia tay với lăng Bác. + Nhà thơ muốn hóa thân vào những sự vật như con chim, đóa hoa, cây tre để được sống m]i bên lăng Bác. + Ước nguyện cao nhất của nhà thơ là muốn làm một người con trung hiếu suốt đời theo lí tưởng của Bác. Mỗi ý 0,5 điểm Phần II Câu 1: 3,0 a. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận x] hội. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận… ). - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. b. Yêu cầu về kiến thức - Giới thiệu được vấn đề nghị luận: giới thiệu ngắn gọn về câu chuyện của người đàn ông H’Mông đi lạc sang Pakistan. Vấn đề đặt ra là lòng tự trọng, tinh thần yêu nước của con người Việt Nam. 0,5 - Giải quyết vấn đề: + Giải thích: Lòng tự trọng là gì? Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Đó là luôn chú ý giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác. + Khẳng định vấn đề: Con người sống cần phải có lòng tự trọng vì: - Tự trọng là cơ sở của nhân cách, giúp con người luôn tuân theo lẽ phải và hành xử đúng mực. Lòng tự trọng trong cuộc đời giống như chiếc la bàn đối với người thuyền trưởng trên con tàu viễn dương. 2.0 - Thiếu lòng tự trọng con người dễ có những hành động nông nỗi, vi phạm đạo đức x] hội vì những lợi ích của bản thân. Người thiếu lòng tự trọng dễ lao vào những việc làm phi đạo đức để trục lợi như sống lươn lẹo, nịnh hót, dối trá, lừa gạt… Họ luôn là gánh nặng trong x] hội . + Bình luận mở rộng: Biểu hiện của lòng tự trọng: - Lòng tự trọng cũng thể hiện rõ ở những người sống theo phương châm “nghèo cho sạch, rách cho thơm”. Người có nhân cách biết tự trọng và sống bằng sức lao động của mình. Người có lòng tự trọng nói năng, úng xử có văn hóa trong giao tiếp, không dùng những lời lẽ thô tục - Người có lòng tự trọng sẽ biết xấu hổ và tự nhận trách nhiệm khi không hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình - Kết thúc vấn đề: khẳng định ý nghĩa của câu chuyện 0,5 CÂU 3 (4 điểm) Theo chương trình cơ bản 4,0 a. Yêu cầu chung về kĩ năng - Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ). Đặc biệt, thí sinh phải nắm vững thao tác phân tích một nhân vật trong tác phẩm tự sự và phân tích tác phẩm tự sự. - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng. b. Yêu cầu về nội dung 4,0 - Giới thiệu tác phẩm “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi - Giới thiệu hình ảnh nhân vật Việt 0,5 - Thân bài: + Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng + Là cậu bé mới lớn vô tư, hồn nhiên đáng yêu 1,0 + Gắn bó yêu thương gia đình 1,0 + Căm thù giặc sâu sắc, là người chiến sĩ gan góc, dũng c]m + Ý nghĩa của hình tượng nhân vật 1,0 - Khái quát, đánh giá được những vấn đề đ] bàn luận. 0,5 Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Thầy cô đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh. . ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP (Số 2) TRƯỜNG THPT BÌNH DƯƠNG NĂM HỌC: 20 13 – 20 14 MÔN NGỮ VĂN . LỚP 12 ( BAN CƠ BẢN) Thời gian làm bài 120 phút ( không kể thời gian phát đề) I. MỤC. ngắn. Số câu Số điểm, tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 4 Số câu: 1 Số điểm=40% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP (số 2) TRƯỜNG THPT BÌNH DƯƠNG NĂM HỌC: 20 13. bản Sữa lại văn bản cho chuẩn xác; Nêu tác dụng các biện pháp tu từ sử dụng trong văn bản. Số câu Số điểm, tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm: 1 Số câu: 2 Số điểm: 1 Số câu: 2 Số điểm: 1 Số câu: 6 Số điểm=

Ngày đăng: 28/07/2015, 11:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan