đề thi văn quốc gia tham khảo của cụm Núi Thành, Nhuệ, Cbq, PBC, LQĐ, CHuyên

94 2.7K 4
đề thi văn quốc gia tham khảo của cụm Núi Thành, Nhuệ, Cbq, PBC, LQĐ, CHuyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường THPT Nguyễn Bĩnh Khiêm MỘT HƯỚNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP 12 (Năm học 2014-2015) PHẦN 1: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1.1- VĂN BẢN VĂN XUÔI 1.1.1- Vợ chồng A phủ - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.1.2- Vợ nhặt - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.1.3- Rừng xà nu - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.1.4- Những đứa con trong gia đình - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.1.5- Chiếc thuyền ngoài xa - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.1.6- Một người Hà Nội - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.1.7- Thuốc - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.1.8- Số phận con người 1 - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.1.9- Ông già và biển cả - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.1.10- Người lái đò sông Đà - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.1.11- Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.2- VĂN BẢN THƠ 1.2.1- Tây Tiến - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.2.2- Việt Bắc - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.2.3- Đất nước - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.2.4- Sóng - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.2.5- Đàn ghi ta của Lor-ca - Trình bày sơ lược về tác giả 2 - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.3- VĂN BẢN KỊCH Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.4- VĂN BẢN CHÍNH LUẬN 1.4.1- Tuyên ngôn độc lập - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.4.2- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.5- VĂN BẢN KHOA HỌC 1.5.1- Quá trình văn học và phong cách văn học 1.5.2- Giá trị văn học và tiếp nhận văn học 1.6- VĂN BẢN “NHẬT DỤNG” 1.6.1- Nhìn về vốn văn hóa dân tộc 1.6.2- Thông điệp ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 PHẦN 2: LÀM VĂN 2.1- KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN 2.1.1- KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT - Lý thuyết - Thực hành 2.1.2- KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN - Lý thuyết - Thực hành 2.1.3- MỞ BÀI TRONG VĂN NGHỊ LUẬN - Lý thuyết - Thực hành 2.1.4- KẾT BÀI TRONG VĂN NGHỊ LUẬN - Lý thuyết - Thực hành 2.1.5- DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN 3 - Lý thuyết - Thực hành 2.2- NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 2.2.1- NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ - Lý thuyết - Thực hành 2.2.2- NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC - Lý thuyết - Thực hành 2.2.3- NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI - Lý thuyết - Thực hành 2.3- NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 2.3.1- NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG – ĐẠO LÝ - Lý thuyết - Thực hành 2.3.2- NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG - Lý thuyết - Thực hành PHẦN 3: TIẾNG VIỆT 3.1- PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC - Lý thuyết - Thực hành 3.2- PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH - Lý thuyết - Thực hành 3.3- LUẬT THƠ - Lý thuyết- Thực hành 3.4- TU TỪ NGỮ ÂM - Lý thuyết - Thực hành 3.5- TU TỪ CÚ PHÁP - Lý thuyết - Thực hành 3.6- HÀM Ý - Lý thuyết - Thực hành 4 SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THI THAM KHẢO TRƯỜNG THPT CHUYÊN MÔN: NGỮ VĂN NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu I (2,0 điểm) “Nhìn lên tán cây, nó như chợt thấy lại cả một mùa xuân năm trước đang trở về. Cũng con chim én mạnh mẽ với lưng đầy nắng mới. Cũng tầng tầng lá xanh phục sinh sau một mùa đông lê thê. Cũng mẹ tôi, hấp háy cặp mắt nhìn về phía ngõ làng đang muốn rộn ràng đàn con trẻ.” (Trích Phía một mùa xuân, Lan Chi) Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn. (0,5 điểm) 2. Chỉ ra và phân loại các từ láy của đoạn. (0,5 điểm) 3. Nêu tác dụng cụ thể của một biện pháp tu từ được dùng trong đoạn văn. (1,0 điểm) Câu II (3,0 điểm) Người Pháp có câu ngạn ngữ: “Đừng thương tiếc hôm qua, đừng đợi ngày mai, đừng lảng tránh ngày hôm nay.” Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ mình về vấn đề đặt ra trong câu ngạn ngữ trên. Câu III (5,0 điểm) Về cách khắc họa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: Đó là cách khắc họa không tôn trọng sự thật vì người lính hiện lên có nhiều nét không giống với hình ảnh anh bộ đội trong cuộc đời thực. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là cách khắc họa vẫn tôn trọng sự thật, tôn trọng hiện thực. Từ cảm nhận của mình về hình tượng người lính Tây Tiến, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên. Hết TRƯỜNG THPT CHUYÊN NBK HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN NGỮ VĂN Câu Ý Nội dung Điểm I Đọc đoạn văn dẫn trên đề và thực hiện các yêu cầu 2,0 Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn xuôi để làm bài. 5 - Đề chỉ kiểm tra một vài khía cạnh liên quan đến giá trị biểu đạt của tiếng Việt. Yêu cầu cụ thể 1. Những phương thức được sử dụng trong đoạn: tự sự, miêu tả, biểu cảm. 0,5 2. - Những từ láy: mạnh mẽ, tầng tầng, lê thê, hấp háy, rộn ràng. - Phân loại: láy toàn bộ (tầng tầng), láy bộ phận (lê thê; mạnh mẽ, hấp háy, rộn ràng). 0,5 3. Điệp từ: cũng. Tác dụng: nhấn mạnh ý tưởng con người như được thấy lại những cảnh tượng, được sống lại những cảm giác thân quen và yêu thương của mùa xuân năm cũ. 1,0 II Bày tỏ suy nghĩ về vấn đề được nêu trong câu ngạn ngữ của người Pháp. “Đừng thương tiếc hôm qua, đừng đợi ngày mai, đừng lảng tránh ngày hôm nay.” 3,0 Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài. - Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Yêu cầu cụ thể 1. Giải thích ý kiến - Đừng thương tiếc hôm qua: những gì đã qua (những cái được và những cái chưa được) dẫu có lưu luyến, có nặng lòng đến đâu, có phiền muộn đến đâu thì cũng là chuyện đã qua, không thể trở lại; cũng không thể trở về với quá khứ để sống lại một lần nữa khoảnh khắc ấy, cảm giác ấy, sự việc ấy. Vậy nên, đừng quá sướt mướt và ủy mị với dĩ vãng. - Đừng đợi ngày mai: tin vào ngày mai nhưng đứng quá trông đợi mong chờ vào ngày mai. Xét cho cùng, ngày mai là một ngày chưa đến, chưa ai biết chắc rằng trong ngày mai ấy sẽ diễn ra chính xác những gì và những gì sẽ không diễn ra. - Đừng lảng tránh hôm nay: hôm nay bao gồm những hiện thực đang hiển hiện trong cuộc sống thực mỗi người. Ta có muốn tránh né hay chối bỏ nó cũng chẳng được. Hãy mạnh mẽ và cứng cỏi đón nhận và đối mặt với nó. 0,5 2. Bàn luận - “Đừng thương tiếc hôm qua” không có nghĩa là không nặng lòng, không tôn trọng quá khứ - nhất là những quá khứ đẹp đẽ, hào hùng của một con người, một dân tộc. - Ý tưởng “Đừng đợi ngày mai” không bao hàm lời khuyên con người không trông mong vào tương lai. “Đừng đợi ngày mai” cũng còn có thể hiểu thêm là nếu đợi đến ngày mai, biết đâu mọi việc sẽ trở nên muộn màng. - “Đừng lảng tránh hôm nay” chính là thái độ biết đối mặt với hiện tại, dám bắt đầu từ hiện tại để hoạch định cho tương lai của mình. 1,5 6 3. Bày tỏ quan điểm của bản thân Từ nhận thức và trải nghiệm riêng, thí sinh bày tỏ quan điểm của mình về câu ngạn ngữ, vận dụng ý tưởng của câu ngạn ngữ vào hoàn cảnh người viết để khẳng định sự quan trọng và quý giá của hiện tại. 1,0 III Cảm nhận về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và bình luận các ý kiến. Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương để làm bài - Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm. Yêu cầu cụ thể 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm 0,5 - Quang Dũng góp vào thi đàn Việt Nam một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và hào hoa. Thơ Quang Dũng đặc biệt ấn tượng khi viết về người lính. - Bài thơ Tây Tiến khá tiêu biểu cho hồn thơ Quang Dũng, được viết ở phù Lưu Chanh năm 1948, in trong tập Mây đầu ô. 2. Giải thích các ý kiến 0,5 - Ý kiến thứ nhất: cho rằng cách khắc họa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến là cách khắc họa không tôn trọng sự thật vì người lính hiện lên có nhiều nét không giống với hình ảnh anh bộ đội trong cuộc đời thực. Ý kiến này không phải là không có cơ sở vì hình ảnh anh bộ đội Tây Tiến hiện lên khá lạ lẫm khác với hình ảnh chung nhất của anh bộ đội chống Pháp ngoài đời và cả trong thơ ca ngày ấy (thường là một ảnh hình giản dị, chân chất, thân thiện, dễ gần; đa số xuất thân từ nông dân nên tâm hồn gắn với bờ tre, ruộng lúa quê nhà; gạt tất cả tình riêng để tập trung vào mục đích đánh giặc, ). - Ý kiến thứ hai: khẳng định đó là cách khắc họa vẫn tôn trọng sự thật, tôn trọng hiện thực. Ý kiến này có lẽ đã nhìn tác phẩm, nhìn hình tượng một cách toàn diện từ nghệ thuật khắc họa (bút pháp lãng mạn), từ nét đặc trưng của người lính Tây Tiến ở ngoài đời, từ phong cách tác giả, từ góc độ vừa khốc liệt vừa lãng mạn của bước đường hành quân và từ bản chất của hình tượng nhân vật. 3. Cảm nhận về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến 3,0 Thí sinh có thể có những cảm nhận khác nhau nhưng vẫn cần nhận ra những nét chính yếu của hình tượng: - Về phẩm chất: hào hùng và hào hoa. - Về nghệ thuật: bút pháp lãng mạn và cảm hứng bi tráng. 4. Bình luận các ý kiến 1,0 - Cả hai ý kiến đều có cơ sở, đều có điểm chấp nhận được nhưng ý kiến thứ nhất nhìn nhân vật thiên về hiện tượng, về biểu hiện của hình tượng trong tác phẩm và thiên về góc độ phản ánh hiện thực theo kiểu xã hội học trong nhìn 7 nhận. Ý kiến thứ hai vẫn có cơ sở từ biểu hiện và hành động nhân vật nhưng đã có sự quan tâm đến bút pháp khắc họa, hồn thơ và quan niệm của tác giả về người lính và chiến cuộc. - Cách nhìn nhận một hình tượng hoặc hiện tượng văn học còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và tâm thế của giai đoạn, thời đại. Lưu ý chung 1.Đáp án xây dựng theo hướng mở, thang điểm không quy định điểm chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của cả phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2.Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN MÔN: NGỮ VĂN NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Phần 1. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu: “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.” (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn Phạm Lữ Ân) Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn. (0,5 điểm) Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích. (0,25 điểm) Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu. (0,25 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu: Em trở về đúng nghĩa trái tim em Biết khao khát những điều anh mơ ước Biết xúc động qua nhiều nhận thức Biết yêu anh và biết được anh yêu Mùa thu nay sao bão mưa nhiều Những cửa sổ con tàu chẳng đóng Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm 8 Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh (Trích Tự hát - Xuân Quỳnh) Câu 5. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm) Câu 6. Nêu ý nghĩa của câu thơ Biết khao khát những điều anh mơ ước. (0,5 điểm) Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật “em”? (0,25 điểm) Câu 8. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu. (0,25 điểm) Phần 2. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Phải biết nói lời xin lỗi. Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Trình bày chủ kiến của anh/chị qua một bài văn ngắn (khoảng 600 từ). Câu 2. (4,0 điểm) Về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá của mình. Từ cảm nhận của mình về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên. Hết TRƯỜNG THPT CHUYÊN NBK HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM QUẢNG NAM KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Phần 1 Câ u Nội dung Điểm Đọc 2 đoạn trích dẫn trên đề và thực hiện các yêu cầu 3,0 Yêu cầu chung Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn xuôi để làm bài. Yêu cầu cụ thể 1. Phương thức nghị luận. 0,5 2. Câu: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó. 0,5 3. Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai. 0,25 9 4. Câu này có đáp án mở, tùy thuộc cách trả lời và nhận định của người chấm. 0,25 5. Biện pháp điệp từ và ẩn dụ (có thể: câu hỏi tu từ) 0,5 6. Ý nghĩa: xuất phát từ tình yêu và sự tôn trọng đối với người mình yêu, nhân vật “em” đồng cảm và sống hết mình với ước mơ của người minh yêu. 0,5 7. Những từ: khao khát, xúc động, yêu. Học sinh chỉ cần nêu được hai từ. 0,25 8. Có thể là: niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm thấy mình nhỏ bé và cô đơn; 0,25 Phần 2 Câ u 1 Bày tỏ thái độ và chủ kiến của mình về ý kiến: Phải biết nói lời xin lỗi. 3,0 Yêu cầu chung -Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài. -Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Yêu cầu cụ thể 1. Giải thích ý kiến 0,5 - Cách hiểu về lời xin lỗi: lời xin lỗi là lời xin được nhận lỗi về phần mình khi cảm thấy mình có lỗi và cũng là lời xin được bỏ qua lỗi lầm đó. 10 [...]... HƯỚNG ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 PHẦN I: HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC- KĨ NĂNG THEO PHÂN MÔN A ĐỌC VĂN I Lí luận văn học: củng cố, hệ thống những kiến thức cơ bản về lí luận văn học: 1 Tiêu chí và cấu trúc của văn bản văn học 2 Nội dung và hình thức văn bản văn học 3 Đặc điểm các thể loại văn học (thơ, truyện, kịch, văn nghị luận) 4 Các mặt giá trị của văn học và tiếp nhận văn học 6 Quá trình văn học và... vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn... tạo của từng phép tu từ + Đánh giá đúng hiệu quả thẩm mĩ (tác dụng /ý nghĩa tu từ) của từng phép tu từ 5 Văn bản 5.1 Đặc điểm của văn bản - Có tính thống nhất về đề tài, về tư tưởng, tình cảm và mục đích - Có tính hoàn chỉnh về hình thức - Có tác giả 5.2 Phân loại văn bản 5.2.1 Phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt - Văn bản miêu tả - Văn bản tự sự 35 - Văn bản biểu cảm - Văn bản thuyết minh - Văn. .. bản điều hành - Văn bản nghị luận 5.2.2 Phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ - Văn bản sinh hoạt - Văn bản nghệ thuật - Văn bản báo chí - Văn bản chính luận - Văn bản khoa học - Văn bản hành chính → Kiến thức, kĩ năng cần đạt: + Xác định được đặc điểm (từ ngữ, câu văn, cách thức trình bày) của từng loại văn bản + Nhận diện chính xác từng thể loại văn bản → Xây dựng văn bản có bố cục... động của văn bản nghị luận đến đời sống văn học và xã hội 2 Các văn bản thơ a Nội dung: Xác định đúng đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật, ý nghĩa văn bản b Nghệ thuật: Đánh giá xác đáng các yếu tố nghệ thuật - cấu tứ, từ ngữ, hěnh ảnh (hěnh tượng), vần, nhịp, giọng thơ, bút pháp, các biện pháp tu từ c Ý nghĩa: Đánh giá được tác động của văn bản đến đời sống văn học và xã hội 3 .Văn bản văn. .. tư tưởng “Đất nước của nhân dân” ? Chứng minh vẻ đẹp của tư tưởng ấy qua phần II của đoạn trích “Đất Nước” (Trường ca mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm) Liên hệ ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay với quê hương, Tổ quốc của mình - HẾT -TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm) Câu 1 Ý chính của văn bản: Tác giả ca... Quá trình văn học và phong cách văn học II Văn học sử 1 Hệ thống kiến thức về 3 thời kì phát triển của văn học Việt Nam - Quá trình phát triển (các giai đoạn) - Đặc điểm chung (nội dung, nghệ thuật) của các thời kì văn học - Thành tựu văn học nổi bật của các thời kì văn học 2 Kiến thức về tác giả - Con người và cuộc đời - Đặc điểm sáng tác (phong cách tác giả) III Văn bản văn học Vận dụng kiến thức về... từ, đặt câu TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC CÂU 1 (2.0 điểm) Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc... thuật và ý nghĩa của từng văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn 12 1 Các văn bản nghị luận a Nội dung: Xác định đúng đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật, ý nghĩa văn bản (thông qua việc hệ thống, phân tích các luận điểm, luận cứ) b Nghệ thuật: Đánh giá xác đáng các yếu tố nghệ thuật - kết cấu (bố cục), lập luận, từ ngữ, câu văn, các thủ pháp nghệ thuật, biện pháp tu từ, giọng văn c Ý nghĩa:... tu từ, hình ảnh… (đối với thơ) - Bước 2: Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật: Hình tượng trong văn bản văn học hàm chứa nhiều ý nghĩa - Bước 3: Đọc - hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học: Phải phát hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn ẩn chứa trong văn bản II KIẾN THỨC CẦN CÓ ĐỂ DỌC- HIỂU VĂN BẢN 16 1 Các kiến thức về từ: từ đơn; từ ghép; từ láy 1.1 Các lớp từ a Từ xét về cấu tạo: . Thực hành 4 SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ THI THAM KHẢO TRƯỜNG THPT CHUYÊN MÔN: NGỮ VĂN NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu I (2,0 điểm) “Nhìn lên tán cây,. phục. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN MÔN: NGỮ VĂN NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Phần 1. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc. trong văn bản văn học hàm chứa nhiều ý nghĩa. - Bước 3: Đọc - hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học: Phải phát hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn ẩn chứa trong văn

Ngày đăng: 28/07/2015, 11:43

Mục lục

  • ĐỀ THI THAM KHẢO

  • QUẢNG NAM KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan